Kế hoạch bài dạy Lớp 5 - Tuần 5 - Năm học 2022-2023

Kế hoạch bài dạy Lớp 5 - Tuần 5 - Năm học 2022-2023

Tiết 2: Tập đọc

MỘT CHUYÊN GIA MÁY XÚC

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực

- Đọc đúng các tiếng, từ ngữ khó hoặc dễ lẫn: nhạt loãng, A-lếch-xây.Đọc lưu loát toàn bài. Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng nhẹ nhàng, đằm thắm thể hiện cảm xúc về tình bạn, tình hữu nghị của người kể chuyện. Đọc các lời đối thoại thể hiện đúng giọng của từng nhân vật.

- Hiểu diễn biến của câu chuyện và ý nghĩa của bài: tình cảm chân thành của một chuyên gia nước bạn với công nhân Việt Nam, qua đó thể hiện vẻ đẹp của tình hữu nghị giữa các dân tộc.

- Rèn năng lực ngôn ngữ, năng lực văn học, giao tiếp và hợp tác.

2. Phẩm chất

- Giáo dục HS có tình cảm thân thiện với những người ngoại quốc.

II. ĐỒ DÙNG

TBDH thông minh có sẵn hình ảnh sau:

- Tranh minh họa bài đọc/ SGK, câu văn, đoạn văn cần luyện đọc.

- Sách giáo khoa, vở viết.

 

doc 61 trang Người đăng Đào Lam Sơn Ngày đăng 19/06/2023 Lượt xem 130Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Kế hoạch bài dạy Lớp 5 - Tuần 5 - Năm học 2022-2023", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH BÀI DẠY TUẦN 5
Thứ hai ngày 3 tháng 10 năm 2022
Tiết 1: SHDC
	TẬP TRUNG
Tiết 2: Tập đọc
MỘT CHUYÊN GIA MÁY XÚC
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực
- Đọc đúng các tiếng, từ ngữ khó hoặc dễ lẫn: nhạt loãng, A-lếch-xây.Đọc lưu loát toàn bài. Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng nhẹ nhàng, đằm thắm thể hiện cảm xúc về tình bạn, tình hữu nghị của người kể chuyện. Đọc các lời đối thoại thể hiện đúng giọng của từng nhân vật.
- Hiểu diễn biến của câu chuyện và ý nghĩa của bài: tình cảm chân thành của một chuyên gia nước bạn với công nhân Việt Nam, qua đó thể hiện vẻ đẹp của tình hữu nghị giữa các dân tộc.
- Rèn năng lực ngôn ngữ, năng lực văn học, giao tiếp và hợp tác.
2. Phẩm chất
- Giáo dục HS có tình cảm thân thiện với những người ngoại quốc.
II. ĐỒ DÙNG
TBDH thông minh có sẵn hình ảnh sau:
- Tranh minh họa bài đọc/ SGK, câu văn, đoạn văn cần luyện đọc.
- Sách giáo khoa, vở viết.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
A. Ổn định lớp: 
B. Các hoạt động:
Hoạt động của - Giáo viên 
Hoạt động của học sinh 
1. Hoạt động khởi động:
- Cho học sinh tổ chức thi đọc thuộc lòng bài thơ “Bài ca về trái đất” và trả lời câu hỏi:
+ Hai câu thơ cuối của khôt thơ 2 nói lên điều gì?
+ Chúng ta phải làm gì để giữ bình yên cho trái đất?
+ Bài thơ muốn nói với chúng ta điều gì?
- GV nhận xét
- Cho HS quan sát tranh ảnh về những công trình xây dựng lớn của nước ta có sự giúp đỡ của nước bạn.
- GV giới thiệu bài, GV ghi bảng.
- HS thi đọc bài và TLCH
- HS nghe
- HS quan sát tranh, nêu nội dung tranh.
- HS ghi vở
2. Khám phá: 
 Hoạt động 1 
- GV gọi 1 HS đọc khá đọc toàn bài
- Cả lớp đọc thầm, chia đoạn bài văn
- Tổ chức cho HS nối tiếp đọc theo đoạn.
+ Lần 1: Đọc sửa phát âm.
+ Lần 2: Đọc giải nghĩa từ.
+ Lần 3: Đọc đánh giá.
- GV tổ chức cho HS luyện đọc theo cặp.
- GV đọc mẫu: toàn bài đọc với giọng nhẹ nhàng, đằm thắm thể hiện cảm xúc về tình bạn, tình hữu nghị của người kể chuyện. Đoạn đối thoại với giọng thân mật, hồ hởi.
a. Luyện đọc: 
- 1 HS bài
- Chia đoạn:
+ Đoạn 1: Đó là... sắc êm dịu 
+ Đoạn 2 : Chiếc máy xúc...giản dị.
+ Đoạn 3 : Đoàn xe tải... chuyên gia máy xúc !
+ Đoạn 4: A - lếch- xây ...tôi và A - lếch- xây. 
- Từ khó: nhạt loãng, A-lếch-xây, nắm lấy bàn tay.
- HS đọc chú giải
- Chú ý cách ngắt câu dài: Thế là/ A - lếch- xây đưa bàn tay vừa to /vừa chắc ra/ nắm lấy bàn tay đầy dàu mỡ của tôi lắc mạnh và nói.
- HS đọc theo cặp.
- HS cả lớp lắng nghe.
 Hoạt động 2 
- GV giao nhiệm vụ: Đọc nội dung đoạn 1,2 rồi trả lời các câu hỏi :
+ Anh Thuỷ gặp A - lếch- xây ở đâu?
+ Dáng vẻ của A - lếch - xây có gì đặc biệt khiến anh Thủy chú ý ?
- Yêu cầu HS đọc nội dung đoạn 2,3,4 rồi trả lời các câu hỏi :
+ Dáng vẻ của A - lếch- xây gợi cho tác giả cảm nghĩ như thế nào ?
+ Chi tiết nào trong bài làm em nhớ nhất? Vì sao?
Kết luận: Chuyên gia máy xúc A - lếch- xây cùng với nhân dân Liên Xô luôn kề vai sát cánh với nhân dân Việt Nam, giúp đỡ nhân dân ta trong công cuộc xây dựng đất nước...
+ Nội dung bài học nói lên điều gì?
b. Tìm hiểu bài 
- HS nghe và thực hiện nhiệm vụ
- Ý 1. Khung cảnh công trường, dáng vẻ giản dị của A- lếch – xây.
+ Anh Thuỷ gặp A - lếch- xây ở công trường xây dựng.
+ Anh A - lếch- xây vóc người cao lớn, mái tóc vàng óng ửng lên như một mảng nắng, thân hình chắc và khoẻ trong bộ quần áo xanh công nhân, khuôn mặt to, chất phác.
- HS nêu nội dung ý 1
- Ý 2: Cuộc gặp gỡ thân mật giữa 2 người bạn đồng nghiệp trên công trường. 
- Cuộc gặp gỡ giữa hai người bạn đồng nghiệp rất cởi mở và thân thiện, họ nhìn nhau bằng ánh mắt đầy thân thiện, họ nắm tay nhau bằng bàn tay đầy dầu mỡ. Gợi lên cảm giác giản dị, thân mật.
- Chi tiết tả cuộc gặp gỡ giữa anh Thuỷ và A - lếch - xây . Họ rất hiểu nhau về công việc. Họ nói chuyện rất cởi mở, thân mật.
- HS nêu nội dung chính của bài.
- Kể về tình cảm chân thành của một chuyên gia nước bạn với công nhân Việt Nam, qua đó thể hiện vẻ đẹp của tình hữu nghị giữa các dân tộc.
- 2 HS đọc lại ND bài.
3. Luyện tập
Hoạt động 3
- Gọi 4 HS nối tiếp đọc từng đoạn của bài và nêu giọng đọc chung của bài và từng đoạn.
- GV hướng dẫn HS đọc đoạn 4.
- Gọi 1 HS đọc mẫu đoạn 4, yêu cầu hs nghe và nêu cách đọc cụ thể.
- Gọi HS nhận xét, thống nhất cách đọc
- Gọi 1 HS đọc thể hiện.
- GV yêu cầu HS luyện đọc theo nhóm đôi.
+ GV tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm
- GV nhận xét, tuyên dương
c. Luyện đọc diễn cảm 
- 4 HS nối tiếp đọc bài nêu giọng đọc của bài.
- HS nghe và nêu cách đọc cụ thể
+ Toàn bài đọc với giọng nhẹ nhàng, đằm thắm thể hiện cảm xúc về tình bạn, tình hữu nghị của người kể chuyện.
+ Lời A – lếch – xây thể hiện sự thân mật, cởi mở.
- HS luyện đọc nhóm đôi. 
- 5 HS thi đọc.
- Cả lớp theo dõi và bình chọn bạn đọc hay nhất. 
4. Vận dụng:
- Câu chuyện giữa anh Thuỷ và A-lếch- xây gợi cho em điều gì?
- Hằng ngày các em vẫn gặp khách nước ngoài trên đường phố, chúng ta nên thể hiện tình cảm và thái độ ra sao?
- HS tiếp nối giới thiệu. 
5. Củng cố, dặn dò: 
- Nêu 3 điều em tâm đắc nhất qua bài học hôm nay?
- GV nhận xét giờ học.
- GV đề nghị HS đọc lại bài và chuẩn bị bài sau.
- HS nêu ý kiến 
- HS nghe và thực hiện
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY.
***************************************
Tiết 3: Mĩ thuật: GVBM
Tiết 4: Toán
ÔN TẬP: BẢNG ĐƠN VỊ ĐO ĐỘ DÀI
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực
- Giúp học sinh củng cố lại các đơn vị đo độ dài, mối quan hệ giữa các đơn vị đo độ dài, bảng đơn vị đo độ dài, chuyển đổi các đơn vị đo độ dài.
- Rèn kĩ năng chuyển đổi các đơn vị đo độ dài và giải các bài toán có liên quan. 
- Rèn năng lực tư duy và lập luận toán học. Năng lực giải quyết vấn đề toán học.
2. Phẩm chất
- GD học sinh chăm học, tích cực trao đổi nội dung học tập, hoạt động giáo dục với bạn và cô giáo.
II. ĐỒ DÙNG
- Sách giáo khoa, vở viết.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
A. Ổn định lớp: 
B. Các hoạt động:
Hoạt động của - Giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động khởi động:(5 phút)
- Ổn định tổ chức
- Giới thiệu bài - ghi bảng
- Hát
- HS nghe
2. Luyện tập:
Hoạt động 1 
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
- Nêu những đơn vị đo độ dài?
- Những đơn vị nào lớn hơn mét? nhỏ hơn mét?
- Yêu cầu HS thảo luận cặp đôi, điền đầy đủ vào bảng đơn vị đo độ dài.
- Gọi HS báo cáo kết quả thảo luận.
- Nêu mối quan hệ giữa hai đơn vị đo độ dài liền kề nhau?
Hoạt động 2 
- Gọi HS đọc đề bài.
- GV gọi Hai HS lên bảng, cả lớp làm bài vào vở
- Gọi HS chữa bài.
- GV chốt kết quả đúng.
- Qua bài tập em được củng cố kiến thức nào?
Kết luận: Dựa vào mối quan hệ giữa các đơn vị chúng ta có thể chuyển đổi các đơn vị đo độ dài.
Hoạt động 3
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
- GV yêu cầu hai HS lên bảng làm bài tập.
- Chữa bài, nhận xét đúng sai, HS giải thích cách làm.
- Em có nhận xét gì về hai phép tính đầu với 2 phép tính cuối?
- Nêu cách đổi 2 đv đo thành một đơn vị đo và ngược lại?
GV:Mỗi đơn vị đo độ dài tương ứng với một chữ số. 
Kết luận: Cách chuyển đơn vị đo độ dài.
Bài 1: Hoàn thành bảng đơn vị đo độ dài
Nhận xét:
- HS đọc yêu cầu đề bài.
- Thảo luận cặp, hoàn thiện bảng đơn vị đo độ dài.
- HS báo cáo kết quả, lớp theo dõi, nhận xét.
- 2HS nêu, lớp nhận xét
- Hai đơn vị đo liền kề nhau: Đơn vị lớn gấp 10 lần đơn vị bé, đơn vị bé bằng đơn vị lớn.
Bài 2: Viết số hoặc p/s thích hợp vào chỗ chấm
- HS đọc đề bài.
- Hai HS lên bảng, cả lớp làm bài vào vở
- Đổi chéo vở kiểm tra, chữa bài.
- Nhận xét đúng sai.
135m = 1350m 1mm =cm
342dm = 3420cm 1cm = m
8300m = 830dam 15cm = 150mm
4000cm = m 1m =km
2500m = 2km
Bài 3: Viết số thích hợp vào chỗ chấm
- HS đọc yêu cầu bài tập.
- Hai HS lên bảng làm bài tập, cả lớp làm vào vở.
- Chữa bài, nhận xét đúng sai, HS giải thích cách làm.
- Hai phép tính đầu đổi 2 đv thành 1 đv, hai phép tính sau ngược lại
4km37m = 4037m
8m12cm = 812cm
354dm = 35m 4dm
3040m = 3km 40m
4. Vận dụng:
Hoạt động 4
- Goi HS đọc bài toán.
- Bài toán cho biết gì? Yêu cầu gì? GV tóm tắt bằng sơ đồ.
- GV phân tích bài toán.
- Yêu cầu HS thảo luận tìm cách giải bài toán.
- Gọi một HS lên bảng chữa bài.
*Chữa bài: 
+ Muốn tính độ dài quãng đường từ HN đến TPHCM ta làm thế nào?
+ Vậy ta cần tính quãng đường nào trước?
+ Để tính được độ dài quãng đường từ ĐN đến TPHCM em làm thế nào?
- Gọi 1 HS đọc bài làm của mình. Yêu càu hs dưới lớp nhận xét đúng sai.
GV: Khi giải toán các em cần chú ý điền câu lời giải cho thích hợp.
Chốt: Giải toán có lời văn với các đơn vị đo độ dài.
Bài 4:
- HS đọc bài toán.
- HS thảo luận tìm cách giải bài toán.
- HS lên bảng chữa bài.
HN ĐN TPHCM
a) Quãng đường từ ĐN đến TPHCM dài là: 
791 + 144 = 935 (km)
b) Quãng đường từ HN đến TPHCM dài là:
791 + 935 = 1726 (km)
Đáp số: 1726 km.
5. Củng cố, dặn dò: (1 phút) 
- GV tổng kết giờ học.
- Dặn học sinh chuẩn bị trước bài sau.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY.
...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
****************************************
BUỔI CHIỀU
Tiết 1: Tin học: GVBM
Tiết 2,3: Tiếng Anh: GVBM
****************************************************************
	Thứ ba ngày 4 tháng 10 năm 2022
Tiết 1: Toán 
ÔN TẬP: BẢNG ĐƠN VỊ ĐO KHỐI LƯỢNG
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực
- Củng cố các đơn vị đo khối lượng, bảng đơn vị đo khối lượng. Chuyển đổi các đơn vị đo khối lượng. Giải các bài toán có liên quan đến đơn vị đo khối lượng.
- Rèn kĩ năng chuyển đổi đơn vị đo khối lượng, giải bài toán có liên quan đến đơn vị đo khối lượng một cách chính xác và thành thạo.
- Rèn năng lực giao tiếp và hợp tác, tư duy và lập luận toán học. 
2. Phẩm chất
- Giáo dục HS ý thức cẩn thận khi làm bài và vận dụng vào thực tế.
II. ĐỒ DÙNG
- Bảng đơn vị đo khối lượng.
Lớn hơn kg
Ki lô gam
Nhỏ hơn kg
Tấn
Tạ
Yến
kg
hg
dag
g
1 tấn
=10 tạ
1 tạ
= 10 yến
= tấn
1 yến
= 10 kg
=tạ
1 kg
= 10 hg
=yến
1 hg
= 10 dag
=kg
1 dag
= 10 g
= hg
1g
=dag
- Sách giáo khoa, vở viết.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
A. Ổn định lớp: 
B. Các hoạt động:
Hoạt động của - Giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động khởi động:(5 phút) ... n năng lựcGiao tiếp, năng lực tự học và giải quyết vấn đề và sáng tạo . 
2. Phẩm chất
- GDHS chăm học, tích cực trao đổi nội dung học tập, hoạt động giáo dục. Mạnh dạn tình bày ý kiến cá nhân.
II. ĐỒ DÙNG	
- SGK, vở viết
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Hoạt động khởi động: (3 phút)
- Ổn định tổ chức 
- Cho HS nhắc lại các đơn vị đo diện tích đã học
- GV nhận xét
- Giới thiệu bài - ghi bảng
- Hát 
- HS nêu
- Học sinh lắng nghe
- HS ghi vở
2. Khám phá: 
Hoạt động 1
- GV gọi HS nêu tên các đơn vị diện tích đã học?
-Trong thực tế hay trong khoa học nhiều khi chúng ta cần đo diện tích rất bé mà dùng các đơn vị đo diện tích đã học chưa thuận tiện. Vì vậy, người ta dùng đơn vị đo nhỏ hơn là mm2
- GV treo hình vẽ SGK. Hình vuông cạnh 1mm
* Giới thiệu đơn vị đo diện tích mm2
a. Hình thành biểu tượng về mm2
- cm2; dm2 ; m2; dam2; hm2 ; km2
- Học sinh lắng nghe
- Diện tích hình vuông đó là bao nhiêu ?
- Tương tự như các đơn vị trước, mm2 là gì?
- Ký hiệu mi-li-mét vuông là như thế nào?
- HS quan sát hình vẽ. Tính diện tích hình vuông có cạnh 1cm?
- Diện tích hình vuông 1cm gấp bao nhiêu lần diện tích hình vuông có cạnh dài 1mm
Vậy 1cm2 = ? mm2
1mm2 = ? cm2	
- GV treo bảng phụ kẻ sẵn phần bảng.
- Gọi học sinh nêu tên các đơn vị đo diện tích bé đến lớn (GV viết bảng kẻ sẵn tên đơn vị đo diện tích)
Gv ghi vào cột m2
1m2 = ? dm2
1m2 = dam2
- Tương tự học sinh làm các cột còn lại
- GV kiểm tra bảng đơn vị đo diện tích của học sinh trên bảng
- Hai đơn vị đo diện tích liên kề nhau hơn kém nhau bao nhiêu lần ?
* Kết luận:
- Diện tích hình đó là: 
 1mm x 1mm = 1mm2
- Diện tích một hình vuông có cạnh 1mm. 
- 1mm2.
- Diện tích hình vuông:
 1cm x 1cm = 1cm2.
- Gấp 100 lần.
1cm2 = 100mm2
1mm2 = cm2
Học sinh nhắc lại
b. Bảng đo đơn vị diện tích
- Lớp theo dõi, nhận xét, bổ sung
- Học sinh làm vở, 1 HS làm bảng
- Hơn kém nhau 100 lần.
3. Luyện tập
Hoạt động 1
- GV gọi HS đọc yêu cầu
a) GV viết các số đo diện tích yêu cầu học sinh đọc.
b) GV đọc các số đo diện tích yêu cầu học sinh viết các số đo đó
- GV nhận xét chữa bài
*Kết luận: Cách đọc, viết số đo diện tích mm2
Bài 1
a. Đọc các số đo diện tích:
- 29mm2: Hai mươi chín mi li mét vuông.
- 305mm2: Ba trăm linh năm mi li mét vuông.
- 1200mm2: Một nghìn hai trăm mi li mét vuông.
b. Viết các số đo diện tích:
- 168 mm2.
- 2310 mm2. 
Hoạt động 2
- GV gọi HS đọc yêu cầu
- GV Hướng dẫn học sinh thực hành 2 phép đổi.
 + Đổi từ đơn vị lớn ra đơn vị bé :
 7 hm2 = ...m2
- Biết mỗi đơn vị diện tích ứng với 2 chữ số trong số đo diện tích. Khi đổi từ hm2 ra m2 , ta lần lượt đọc tên các đơn vị đo diện tích từ hm2 đến m2, mỗi lần đọc viết thêm 2 chữ số 0 vào sau số đo đã cho. Ta có : 7hm2 = 7 00 00 
 hm2 dam2 m2
 Vậy 7hm2 = 70000 m2
+ Đổi từ đơn vị bé ra đơn vị lớn:
 90000m2 = ... hm2
Tương tự như trên ta có :
 9 00 00 = ...hm2
hm2 dam2 m2
Vậy 90000m2 = 9 hm2
- Yêu cầu HS trao đổi làm tiếp phần còn lại
- GV, nhận xét, chữa bài cho hs và chốt kết quả đúng
*Kết luận: Mối quan hệ giữa các đơn vị đo diện tích
Bài 2: Viết số thích hợp vào chỗ chấm
- HS đọc
- Học sinh theo dõi, thực hiện lại hướng dẫn của giáo viên
- HS làm bài theo nhóm bàn và lên bảng
a. 5cm2 = 500 mm2; 12 km2 = 1200 hm2.
1 hm2 = 10000 m2; 7 hm2 = 70000 m2.
1m2 = 10000 cm2 ; 5m2 = 50000 cm2.
12 m2 9 dm2=1209 dm2; 
37dam2 24m2 =3 724 m2.
b. 800 mm2 = 8 cm2; 
12000 hm2 = 120 km2.
150 cm2 = 1dm2 50cm2; 
3400dm2 = 34m2
90 000 m2 = 9 hm2; 
 2010 m2 = 20dam210m2.
3. Vận dụng dụng: (3 phút)
- Cho HS vận dụng kiến thức làm các bài tập 4:
GV cho HS thảo luận nhóm 4 làm bài
Gọi 2 nhóm lên bảng thi tiếp sức
Gọi HS nhóm khác nhận xét bài làm của 2 nhóm
GV nhận xét và tuyên dương hs
*Kết luận: 2 đơn vị đo diện tích liền kề. Đơn vị bé bằng 1/100 đơn vị lớn hơn liền kề.
Bài 4: Viết phân sô thích hợp vào chỗ chấm
- HS trao đổi làm bài
- 2 nhóm(mỗi nhóm 6 HS lên bảng thi tiếp sức
1mm2 = cm2
8mm2 = cm2
29mm2 = cm2
1dm2 = m2
7 dm2 = m2
34 dm2 = m2
HS nghe và nhắc lại
5. Củng cố, dặn dò( 2 phút)
- GV gọi HS nhắc lại nội dung giờ học, mqh giữa các đơn vị đo diện tích
- GV nhận xét giờ học, tuyên dương HS
HS lắng nghe
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY.
..................................................................................................................................................................................................................................................................
************************************
Tiết 2: Tập làm văn
TRẢ BÀI VĂN TẢ CẢNH
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực
- Hiểu được cấu tạo bài văn tả cảnh. Biết sửa lỗi dùng từ, ngữ pháp, diễn đạt, bố cục bài làm của mình và của bạn.
- Rèn kĩ năng phát hiện và sửa lỗi dùng từ, đặt câu, diễn đạt.
2. Phẩm chất
- Có tinh thần học hỏi những câu văn đoạn văn hay để viết lại đoạn văn cho hay hơn.
II. ĐỒ DÙNG
- SGK, vở viết
- HS chuẩn bị kĩ 1 dàn ý bài văn tả cảnh để viết.
SGK, vở TLV.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC
A. Ổn định lớp: 
B. Các hoạt động:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Hoạt động khởi động:(5 phút)
- HS nêu cấu tạo của bài văn tả cảnh.
- GV nhận xét
- Giới thiệu bài - Ghi bảng
HS trình bày 
- HS lắng nghe.
- HS ghi vở 
2. Luyện tập:
Hoạt động 1: 
- GV nêu ưu điểm và nhược điểm bài làm của học sinh về ý, bố cục, dùng từ, đặt câu,:
+ HS hiểu đề và viết được bài văn tả cơn mưa theo đúng yêu cầu của đề bài.
+ Trình bày đúng bố cục rõ ràng, mở bài, thân bài, kết bài.
+Một số bài diễn đạt khá trôi chảy, viết câu đúng ngữ pháp, xếp ý hợp lôgíc, tương đối hay, bài viết có hình ảnh.
+ Một số bài viết có sáng tạo biết sử dụng một số biện pháp nghệ thuật so sánh, dùng từ gợi tả âm thanh, hình ảnh để miêu tả
+ Đa số các bài trình bày đều sạch sẽ, chữ viết khá rõ ràng, đẹp, trình bày khá khoa học..
+ Một số bài còn mắc nhiều lỗi về dung từ và đặt câu, sai lỗi chính tả - chủ yếu là các phụ âm l/n, ch/tr.
+ Một số bài viết dùng từ còn chưa chính xác
+Trình bày chưa khoa học
+Một vài em còn mắc nhiều lỗi chính tả. Chữ viết xấu, cẩu thả.
- GV chiếu lên Thiết bị phòng học thông minh các lỗi của học sinh, 
- GV trả bài cho học sinh.
a. Nhận xét chung bài làm của học sinh:
- Học sinh lắng nghe.
- Học sinh xem lại bài làm của mình.
Hoạt động 2: 
- GV yêu cầu HS thảo luận phát hiện lỗi và tìm cách sửa (Lỗi dùng từ, lỗi đặt câu, lỗi chính tả)
- GV hướng dẫn HS chữa lỗi.
b. Hướng dẫn HS chữa bài: 
- HS trao đổi theo cặp chữa các lỗi đã mắc.
- HS chữa lỗi theo sự hướng dẫn của giáo viên.
Hoạt động 3: 
- GV cho HS đọc đoạn văn hay trước lớp (Vũ Linh, Tiến Đạt, Bùi Linh)
- HS tìm ra cái hay trong bài của bạn.
c. Học tập những đoạn văn hay, đoạn văn tốt
HS đọc.
HS lắng nghe.
Hoạt động 4: 
- GV hướng dẫn HS viết lại
đoạn văn chưa đạt 
- GV mời HS đọc lại đoạn văn đã viết 
d. Hướng dẫn viết lại đoạn văn
- HS viết lại đoạn chưa đạt. 
- HS đọc 
4. Vận dụng:
- GV hỏi: 
+Em viết mở bài theo kiểu nào ? Kết bài theo kiểu nào ?
+ Em quan sát bằng những giác quan nào?
+ Em đã quan sát những sự vật nào của cảnh vật.
+ Em sử dụng những biện pháp nghệ thuật nào ?
- HS trả lời
- Thị giác, thính giác, xúc giác, 
- mây, cây cối, gió...
5. Củng cố, dặn dò: (1 phút)
- Bài văn tả cảnh gồm có mấy phần?
Khi quan sát cần lưu ý gì? 
- GV nhận xét giờ học.
- Yêu cầu học sinh về nhà tiếp tục hoàn thành đoạn văn tả cơn mưa và quan sát trường học và ghi lại những điều đã quan sát được.
Bài văn tả cảnh gồm 3 phần. Khi quan sát cần sử dụng các giác quan và sử dụng các biện pháp nghệ thuật.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY.
...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
************************************
Tiết 3: TC( Toán
Tiết 4: Thể dục: GVBM
Tiết 5
SINH HOẠT TẬP THỂ
YÊU CẦU CẦN ĐẠT
Giúp HS:
- Nắm được ưu - khuyết điểm trong tuần.
- Phát huy ưu điểm, khắc phục nhược điểm. 
- Biết được phương hướng tuần tới.
- GD HS có tinh thần đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau. 
- Biết được truyền thống nhà trường.
- Thực hiện an toàn giao thông khi đi ra đường.
II. CHUẨN BỊ:
- GV: Nắm được Ưu – khuyết điểm của HS trong tuần
- HS: Các mảng chuẩn bị nội dung.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG CHÍNH:
1. Lớp hát đồng ca
2. Lớp báo cáo hoạt động trong tuần:
- 3 dãy trưởng lên nhận xét hoạt động của dãy trong tuần qua. Tổ viên đóng góp ý kiến.
- Lớp trưởng lên nhận xét chung, xếp loại thi đua các dãy. Đề nghị danh sách tuyên dương, phê bình thành viên của lớp.
- GV nhận xét chung:
 + Nề nếp:.....................................................................................................
.........................................................................................................................
..........................................................................................................................
 + Học tập: ....................................................................................................
..........................................................................................................................
..............................................................................................................................
- Tiếp tục thi đua: Học tập tốt, thực hiện tốt nề nếp, vâng lời thầy cô, nói lời hay làm việc tốt.
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
4. Tuyên dương – Nhắc nhở:
 - Tuyên dương:.......................................................................................................
 - Phê bình :.............................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docke_hoach_bai_day_lop_5_tuan_5_nam_hoc_2022_2023.doc