TẬP ĐỌC: (Tiết 1): Dế Mèn bênh vực kẻ yếu
( TÔ HOÀI)
I. MỤC TIÊU:
- Đọc đúng các từ khó trong bài, ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ. Giọng đọc phù hợp với nội dung bài, nhấn giọng những từ ngữ gợi tả, gợi cảm.
- Hiểu nội dung câu chuyện: Ca ngợi tấm lòng hào hiệp, thương yêu người khác, sẵn sàng bênh vực kẻ yếu của Dế Mèn.
II - ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC- Tranh minh hoạ bài đọc trang 4 trong SGK.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
Tập Đọc: (Tiết 1): Dế Mèn bênh vực kẻ yếu ( Tô Hoài) I. Mục tiêu: - Đọc đúng các từ khó trong bài, ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ. Giọng đọc phù hợp với nội dung bài, nhấn giọng những từ ngữ gợi tả, gợi cảm. - Hiểu nội dung câu chuyện: Ca ngợi tấm lòng hào hiệp, thương yêu người khác, sẵn sàng bênh vực kẻ yếu của Dế Mèn. II - đồ dùng dạy – học- Tranh minh hoạ bài đọc trang 4 trong SGK. IIi. hoạt động dạy- học: nội dung kiến thức hoạt động dạy học HĐ1: Giói thiệu nọi dung chương trình Sgk Hs mơ mục lục xem c âc chũ điểm trong hoc 1 HĐ2: ( 13 phút) Luyện đọc đúng: C hùn chin cỏ xước ,cánh bướm +Ngắt nhịp câu văn dài. Toàn bài đọc với giọng trầm buồn thể hiện sự chia sẻ chân thành... HĐ3: ( 8 phút) Tìm hiểu bài: Đoạn 1: Từ đầu đến bay được xa - ý 1 : Hoàn cảnh Dế Mèn găp chị nhà Trò . Đoạn 2 tôI dến gần ăn thit em - ý 2: Tình cảnh đáng thương của Nha Trò khi bị bọn nhện ức hiếp. Đoạn 3: Phần còn lại - ý 3: Tấm lòng nghãI hiệp của Dế Mèn . * Đại ý: (Phần ND) HĐ4: ( 12phút) Luyện đọc diễn cảm. - Đoạn 1: Giọng buồn. Đoạn 2 đọc với giọng buồn nhng thấp giọng. Đoạn 3 giọng cảm thông chia sẻ. - Nhấn giọng những từ gợi tả gợi cảm. HĐ5: ( 5 phút) Củng cố - Dặn dò: - GV giới thiệu - HS chú ý lắng nghe. - Yêu cầu HS mở SGK trang 4,5 sau đó gọi HS đọc tên của các chủ đề, chủ điểm. - 3 HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn của bài (2 - 3 lượt). GV chú ý sửa lỗi phát âm, ngắt giọng cho từng HS. - Gọi HS đọc phần chú giải. 1 HS đọc bài. - GV đọc toàn bài chú ý cách đọc. - HS đọc đoạn 1 , 2 - Trả lời câu hỏi 1,2 SGK (Câu 1: Thân hình bé nhỏ, người bự n hững phấn, cánh mỏng như cánh bướm, ngắn chùn chùn...) - GV định hướng HS nêu ý 1 ; 2. - GV tiến hành tương tự đoạn 1 ( HS đọc đoạn 3 trả lời câu hỏi 3 , 4 SGK ( Câu 3: Dế Mèn xoè hai càng nói với chị Nhà Trò em đừng sợ, hãy trở về với tôi đây.. Câu 4: Dế Mèn xoè hai càng động viên Nhà Trò.) - GV định hướng HS nêu ý 3. - 1 HS đọc toàn bài. Lớp suy nghĩ nêu đại ý của bài. GV ghi bảng. - Gọi 3 HS đọc nối tiếp từng đoạn, HS cả lớp theo dõi tìm cách đọc hay. - Tổ chức cho HS đọc diễn cảm đoạn 2 ,3. - Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp. - Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm. - Lớp bình chọn bạn đọc hay nhất. - Nhận xét cho điểm từng HS. Thứ ba, ngày 24 tháng 8 năm 2010 Chính tả: (Tiết 1): Dế Mèn bênh vực kẻ yếu I. Mục tiêu: Giúp HS: - Nghe – viết đúng chính tả , trình bày sạch đẹp bài Dế Mèn bênh vực kẻ yếu - Viết đúng, đẹp tên riêng trong bài. Làm đúng bài tập chính tả phân biệt ang / an II. Đồ dùng dạy học: - Bài tập 2a, 2b viết sẵn bảng lớp. III. hoạt động dạy học : nội dung kiến thức hoạt động dạy học HĐ1: ( 3 phút) Giới thiệu bài: HĐ2: (20 phút) Hướng dẫn viết chính tả. 1. Tìm hiểu nội dung đoạn bài: - Hình dáng yếu ớt đáng thương của chị Nhà Trò 2. Hướng dẫn viết từ khó. - Cỏ xước, chùn chùn, Nhà Trò, chỗ chấm điểm, vàng khè ... 3. Viết chính tả. - Đoạn 2 của bài Dế Mèn bênh vực kẻ yếu. 4. Đọc và soát lỗi 5. Thu và chấm bài. HĐ3: (12 phút) Hướng dẫn làm bài tập chính tả. Bài 2: Giúp HS điền đúng vần ang / an trong bài: - Mấy chú ngan con dàn hàng ngang lạch bạch đi kiếm mồi. - Lá bàng đang đỏ ngọn cây Sếu giang mang lạnh đang bay ngang trời Bài 3: Giúp HS biết giải đáp câu đố bằng cách tìm tên một loài hoa chứa tiếng có vần ang / an. - Hoa ban. HĐ4: ( 5 phút) Củng cố - Dặn dò: - GV giới thiệu bài - HS chú ý lắng nghe. - HS đọc đoạn văn. GV hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung đoạn văn: ? Đoạn trích cho em biết về điều gì? - HS trả lời - HS khác nhận xét bổ sung. - Yêu cầu HS nêu các từ ngữ khó, dễ lẫn khi viết chính tả. - 2 HS lên bảng viết - Dưới viết vào nháp. - HS nghe viết bài theo quy định. - HS đổi vở cho nhau để soát lỗi. - Thu vở chấm bài. - Nhận xét bài viết của HS. - HS thảo luận theo nhóm đôi. - Đại diện nhóm đọc nội dung thảo luận (Yêu cầu bài tập 2). - HS trao đổi trong nhóm. - Đại diện các nhóm báo cáo kết quả thảo luận trước lớp. - GV kết luận bài làm đúng. - HS làm bài cá nhân. - Đại diện HS báo cáo kết quả. - 2 - 3 HS đọc lại câu đố vui và giải đáp. - GV nhận xét kết luận bài đúng. - GV nhận xét giờ học , chữ viết của HS. - Nhắc nhở HS luyện viết thêm ở nhà. - GVnhận xét tiết học, giao bài tập về nhà. Luyện từ và câu: ( Tiết 1): Cấu tạo của tiếng I. Mục tiêu: Giúp HS: - Biết được cấu tạo của tiếng gồm ba bộ phận: âm đầu, vần, thanh. - Biết nhận diện các bộ phận của tiếng. Biết tiếng nào cũng phải có vần, thanh. Biết được bộ phận vần của các tiếng bắt vần với nhau trong thơ. II. Đồ dùng dạy học - Bảng phụ kẻ sẵn mô hình cấu tạo của tiếng III. hoạt động dạy - học : nội dung kiến thức hoạt động dạy học HĐ1: ( 3 phút) Giới thiệu bài HĐ2: ( 14 phút) Tìm hiểu ví dụ - Nhận xét: Bầu ơi thương lấy bí cùng Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn 1) Gồm 14 tiếng 2) Tiếng Âm đầu Vần Thanh Bầu B âu huyền 3) Tiếng bầu gồm âm đầu, vần, thanh. 4) - Tiếng đủ ba bộ phận : Thương - Tiếng không đủ ba bộ phận: ơi HĐ3: ( 5 phút) Ghi nhớ: ( SGK). HĐ4: (15 phút) Hướng dẫn HS làm bài tập. Bài 1: Củng cố kiến thức về cấu tạo của tiếng trong câu ca dao: Nhiễu điều phủ lấy giá gương Người trong1 nước phải thương nhau cùng Tiếng Âm đầu Vần Thanh Nhiễu nh iêu ngã Điều đ iêu huyền Phủ ph ấy sắc Bài 2: Giúp HS giải đáp đúng câu đố - Để nguyên lấp lánh trên trời là tiếng "sao" - Bới đầu là bớt âm "s" thành chỗ cá bơi là chữ " ao" HĐ5: ( 3 phút) Củng cố - Dặn dò: - GV giới thiệu nội dung chương trình môn học. - HS chú ý lắng nghe. - HS đọc thầm ví dụ SGK và đếm số tiếng có trong ví dụ. - HS thảo luận cặp đôi các câu hỏi 1 , 2 , 3 , 4 trong phần nhận xét. - Đại diện từng cặp trả lời câu hỏi. - Các HS khác nhận xét bổ sung, GV kết luận bài làm đúng. - HS nối tiếp nhau lên phân tích cấu tạo của tiếng theo mô hình cấu tạo tiếng. - Yêu cầu HS rút ra ghi nhớ trong SGK. - HS lấy ví dụ minh hoạ. - HS trao đổi nhóm đôi. - Đại diện nhóm đọc nội dung thảo luận (Yêu cầu bài tập 1). HS trao đổi trong nhóm. - Đại diện nhóm báo cáo kết quả. GVNX. - HS trao đổi nhóm bàn đọc yêu cầu bài tập ( Bài tập 2). - Đại diện HS trình bày kết quả câu đố. - Các nhóm khác nhận xét bổ sung và giải thích rõ ràng nội dung câu đó. - GVKL. - HS nêu cấu tạo của tiếng. Lấy ví dụ minh hoạ - GV nhận xét giờ học. - Dặn HS chuẩn bị bài sau. Kể chuyện: (Tiết 1) : Sự tích hồ Ba Bể. I. Mục tiêu: Giúp HS: 1. Rèn kĩ năng nói: - Dựa vào lời kể của GV và tranh minh hoạ, kể lại được từng đoạn và toàn bộ câu chuyện Sự tích hồ Ba Bể. - Thể hiện lời kể tự nhiên, phối hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt, cử chỉ - Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Giải thích sự hình thành hồ Ba Bể. Qua đó ca ngợi những con người giàu lòng nhân ái và khẳng định những người giàu lòng nhân ái sẽ được đền đáp xứng đáng. 2.Rèn kỹ năng nghe: - Nghe thầy (cô) kể chuyện, nhớ câu chuyện. - Nghe bạn kể chuyện (KC), nhận xét đúng lời kể của bạn. II. Đồ dùng dạy học: - Các hình ảnh phóng to tranh minh hoạ SGK . III. hoạt động dạy - học chủ yếu nội dung kiến thức hoạt động dạy học HĐ1: ( 5 phút) Giới thiệu bài: HĐ2: ( 10 phút) GV kể chuyện Sự tích hồ Ba Bể - Giọng kể của GV thong thả, rõ ràng, nhanh hơn về đoạn kể tai hoạ trong đêm hội, nhấn giọng những từ ngữ gợi tả - GV giúp HS hiểu các từ : cầu phúc, giao long, bà goá, làm việc thiện HĐ3: (20 phút) Hướng dẫn HS kể chuyện , trao đổi về ý nghĩa câu chuyện: - Bước 1: HS kể chuyện: + Kể từng đoạn ( 2 - 3 tranh). + Kể toàn bộ câu chuyện. + Kể trong nhóm + Kể trước lớp - Bước 2: Trao đổi về ý nghĩa câu chuyện: - Ngoài giải thích sự hình thành hồ Ba Bẻ, câu chuyện còn ca ngợi những con người có lòng nhân ái, sẵn sàng giúp đỡ người khác sẽ gặp nhiều điều tốt lành. HĐ4: ( 5 phút) Củng cố - Dặn dò: - GV giới thiệu nội dung, chương trình phân môn kể chuyện lớp 4. - HS chăm chú lắng nghe. - GV kể lần 1, HS chú ý lắng nghe - GV kể lần 2,- vừa kể vừa chỉ vào tranh minh hoạ phim phóng to trên bảng yêu cầu HS nghe, theo dõi. - GV kể lần 3(nếu cần). - Một HS đọc thành tiếng các yêu cầu của giờ KC. - HS thảo luận nhóm bàn kể cho nhau nghe câu chuyện. - Đại diện HS kể chuyện. - Các nhóm HS khác nhận xét bổ sung. - HS dưới lớp trao đổi với bạn kể về ý nghĩa câu chuyện. - GV ghi bảng ý nghiã câu chuyện. - Nhiều HS nhắc lại. - GV tiểu kết nhắc nhở HS trong cuộc sống cần phải có lòng nhân ái, biết giúp đỡ người khác khi họ gặp hoạn nạn. - Cả lớp và GV nhận xét, bình chọn nhóm, các nhân KC hấp dẫn nhất, hiểu đúng nhất điều câu chuyện muốn nói. - GV nhận xét tiết học. HS về kể lại câu chuyện cho người thân nghe. Tập Đọc: (Tiết 2): Mẹ ốm (Trần đăng khoa) I. Mục tiêu: - Đọc đúng các từ khó trong bài, đọc trôi chảy toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng nhịp thơ, nhấn giọng những từ ngữ gợi tả, gợi cảm. Giọng đọc nhẹ nhàng. - Hiểu từ ngữ : Khô giữa cơi trầu, Truyện Kiều, lặn trong đời mẹ - Hiểu nội dung bài thơ: Tình cảm yêu thương sâu sắc, sự hiếu thảo, lòng biết ơn của bạn nhỏ đối với người mẹ. II - đồ dùng dạy – học - Tranh minh hoạ bài đọc trang 9 SGK. Tập thơ Góc sân và khoảng trời iII. Các hoạt động dạy- học: nội dung kiến thức hoạt động dạy học HĐ1: ( 5 phút) Củng cố kỹ năng đọc đúng, đọc hiểu. - Bài: Dế Mèn bênh vực kẻ yếu HĐ2: ( 15 phút) Luyện đọc đúng: - Lá trầu, nóng ran, cho trứng, diễn kịch, trời đổ mưa - Nhịp chủ yếu 2/ 2. Lưu ý một số câu thơ: - Lá trầu/ khô giữa cơi trầu Truyện Kiều/ gấp lại trên. - Cánh màn/ khép lỏng cả ngày Ruộng vườn/ vắng mẹ HĐ3: (10 phút) Tìm hiểu bài: Khổ thơ 1 - 2: ý1: Cảnh vật buồn khi mẹ ốm. + Lá trầu khô, cánh màn khép lỏng Khổ thơ 3: ý 2: Sự quan tâm, săn sóc của xóm làng đối với mẹ bạn nhỏ. Khổ thơ 4 - 5 - 6 - 7: ý 3: Tình thương yêu sâu sắc của bạn nhỏ đối với mẹ. * Đại ý : (Phần ND) HĐ4: ( 7 phút) Luyện đọc diễn cảm: - Toàn bài đọc giọng nhẹ nhàng. Chú ý: +Khổ 1 - 2 giọng trầm buồn + Khổ 3 giọng lo lắng + Khổ 4 - 5 giọng vui + Khổ 6 - 7 giọng thiết tha. HĐ5: ( 3 phút) Củng cố - Dặn dò: - Gọi HS đọc bài - Trả lời câu hỏi SGK. - GV nhận xét cho điểm HS. - 3 HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn của bài (2 - 3 lượt). GV chú ý sửa lỗi phát âm, ngắt nhịp cho từng HS. - Gọi HS đọc phần chú giải. 1 HS đọc bài. - GV đọc toàn bài chú ý cách đọc. - HS đọc khổ thơ 1 , 2 - Trả lời câu hỏi 1 SGK (Câu 1: Mẹ chú Khoa bị ốm là trầu khô vì mẹ không ăn được, truyện Kiều gấp lại ... ện các em vừa kể. HĐ3: ( 5 phút) Củng cố - Dặn dò: - HS nhắc lại kiến thức đã học về hai kiểu mở bài đã học ở lớp 4. - GV nhận xét cho điểm từng HS. - HS đọc yêu cầu của đề bài. Các nhóm thảo luận nhóm bàn kể lại câu chuyện cho nhau nghe. - Đại diện các nhóm kể chuyện trước lớp., nêu nhân vật và các sự kiện có trong chuyện - Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - HS nối tiếp nhau đọc bài văn tả hồ Ba Bể. - Thảo luận cặp đôi chỉ ra sự khác nhau của văn kể chuyện và văn miêu tả. - Đại diện các nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - HS nêu khái niện về văn kể chuyện. 2 - 3 HS đọc ghi nhớ SGK. - HS đọc đề bài. GV hướng dẫn HS xây dựng câu chuyện. - HS làm bài cá nhân. GV theo dõi giúp dỡ những HS còn lúng túng. - Các HS nối tiếp nhau đọc bài làm. HS - GV nhận xét về bố cục câu chuyện, các nhân vật, sự việc trong chuyện - HS nêu ý nghĩa câu chuyện em vừa kể. - GV n hận xét, nhiều HS nhắc lại. - GVNX tiết học . Dặn HS chuẩn bị bài sau. Lịch sử: ( Tiết 1) Môn lịch sử và địa lý I. Mục tiêu: Học sinh biết: - Vị trí địa lý, hình dáng của đất nước ta. - Trên đất nước ta có nhiều dân tộc sinh sống và có chung một lịch sử, một Tổ quốc. - HS nắm được một số yêu cầu môn lịch sử, địa lý. II. Đồ dùng dạy họC: - Bản đồ địa lý tự nhiên Việt Nam. - Hình ảnh sinh hoạt của một số dân tộc ở một số vùng. III. hoạt động dạy học : nội dung kiến thức hoạt động dạy học HĐ1: ( 5 phút) Giới thiệu chương trình môn lịch sử lớp 4. HĐ2: (10 phút) Giới thiệu vị trí đất nước Việt Nam: *MT: Giúp HS nắm được vị trí đất nước VN và biết xác định vị trí đất nước VN trên bản đồ. - Đất nước Việt Nam cong cong hình chữ S. Phía Bắc giáp Trung Quốc, phía tây giáp Lào, phía Đông giáp biển Đông, phía Nam giáp Thái Lan. HĐ3: ( 10 phút) Tìm hiểu văn hoá dân tộc Việt Nam: *MT: Giúp HS hiểu được dân tộc VN là một dân tộc có nền văn hoá lâu đời, đậm đà bản sắc dân tộc. - Nền văn hoá Việt Nam mang đậm tính dân tộc. Mỗi dân tộc sống trên đất nước Việt Nam có nét văn hoá riêng song đều có cùng một Tổ quốc, một lịch sử VN. HĐ4: (10 phút) Những sự kiện lịch sử của ông ta cha từ xưa. *MT: Giúp HS biết được truyền thống yêu nước của ông cha ta từ xa xa. - Qua các thời kỳ dựng nước và giữ nước, dân tộc VN có truyền thống yêu nước lâu đời: Hai Bà Trưng, Lê Lợi, Nguyễn Trãi, Trần Quốc Tuấn, Quang Trung, Lý Thường Kiệt... cùng những trang sử hào hùng của dân tộc. HĐ5: ( 5 phút) Củng cố - Dặn dò: - GV giới thiệu toàn bộ chương trình môn học. - HS chăm chú lắng nghe. - GV treo bản đồ, hoạt động cả lớp. - GV giới thiệu vị trí đất nước việt Nam trên bản đồ. HS chú ý theo dõi. - HS nối tiếp nhau trình bày vị trí , giới hạn của lãnh thổ Việt Nam. - Nhiều HS lên xác định trên bản đồ treo tường. - HS thảo luận theo nhóm bàn. Mỗi nhóm quan sát tranh vẽ trong SGK và tìm hiểu, mô tả các bức tranh về sinh hoạt của một số dân tộc. - GV đi quan sát giúp đỡ những nhóm còn lúng túng. - Đại diện các nhóm trình bày. - Các nhóm khác nhận xét bổ sung. GV kết luận và chốt lại nội dung kiến thức. - Làm việc cả lớp. HS tìm hiểu truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam từ xa xưa. - HS dựa theo vốn hiểu biết và tham khảo SGK lần lượt trình bày. - Các HS khác nhận xét, bổ sung. - GV kết luận, chốt ý. - Nhiều HS nhắc lại. - GV tổng kết toàn bộ nội dung bài học. - GV nhận xét tiết học, tuyên dương những HS học tốt. Thứ sáu, ngày 2 7 tháng 8 năm 2010 Luyện từ và câu: (Tiết 2) : Luyện tập về cấu tạo của tiếng. I. Mục tiêu: Giúp HS: - Củng cố kiến thức về cấu tạo của tiếng 3 bộ phận: âm đầu, vần, thanh. - Phân tích đúng cấu tạo của tiếng trong câu. Hiểu thế nào là hai tiếng bắt vần với nhau trong thơ. II. Đồ dùng dạy học - Bảng phụ vẽ sẵn sơ đồ cấu tạo tiếng. III. hoạt động dạy - học : nội dung kiến thức hoạt động dạy học HĐ1: ( 5 phút) Củng cố kiến thức về cấu tạo tiếng. - ở hiền gặp lành và uống nước nhớ nguồn. HĐ2: ( 30 phút) Hướng dẫn HS làm bài tập: Bài 1: Rèn kỹ năng phân tích cấu tạo của tiếng trong câu: Khôn ngoan đối đáp người ngoài Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau. Ví dụ: Tiếng Âm đầu Vần Thanh Hoài h oai huyền Bài 2: HS tìm được các tiếng bắt vần với nhau trong thơ: Ngoài - hoài. Bài 3: HS hiểu được trong thơ có cặp bắt vần hoàn toàn có cặp bắt vần không hoàn toàn: Chú bé loắt choắt Cái xắc xinh xinh Cái chân thoăn thoắt Cái đầu nghênh nghênh. + Loắt choắt - thoăn thoắt + Nghênh nghênh , xinh xinh. Bài 4: HS hiểu được thế nào là hai tiếng bắt vần với nhau. - Hai tiếng bắt vần với nhau là hai tiếng có phần vần giống nhau hoàn toàn hoặc không hoàn toàn. Bài 5: HS giải đáp được câu đố: - út - ú - bút. HĐ3: ( 5 phút) Củng cố - Dặn dò. - HS nối tiếp nhau lên bảng phân tích sơ đồ cấu tạo của các tiếng trong câu thành ngữ. - HS khác nhận xét. GV cho điểm HS. - HS đọc yêu cầu nội dung bài tập 1. - HS thảo luận cặp đôi , làm bài vào vở bài tập. - Đại diện từng cặplên điền vào mô hình cấu tạo của tiếng. - Các HS khác nhận xét bổ sung, GV kết luận bài làm đúng. - HS nêu các tiếng bắt vần với nhau trong thơ. - HS nối tiếp nhau đọc yêu cầu nội dung bài tập 3. HS suy nghĩ cá nhân tìm tiếng bắt vần với nhau trong khổ thơ. - GV nhận xét và HS chỉ ra được cặp nào bắt vần hoàn toàn, cặp nào không hoàn toàn. - HS nêu thế nào là hai tiếng bắt vần với nhau. Nhiều HS nhắc lại và lấy ví dụ minh hoạ cho những cặp tiếng bắt vần. - HS trao đổi nhóm bàn đọc yêu cầu bài tập ( Bài tập 5). - Đại diện HS trình bày kết quả câu đố. - Các nhóm khác nhận xét bổ sung và giải thích rõ ràng nội dung câu đố. - GV nhận xét giờ học. Dặn HS về nhà ôn bài và làm bài tập đầy đủ. Tập làm văn: (Tiết 2): Nhân vật trong truyện I. Mục tiêu: Giúp HS. - Biết nhân vật là một đặc điểm quan tọng của văn kể chuyện. - Nhân vật trong truyện là người, đồ vật, con vật được nhân hoá. Tính cách của nhân vật bộc lộ qua lời nói, cử chỉ của nhân vật. - Biết xây dựng nhân vật trong bài kể chuyện đơn giản. II. Đồ dùng dạy học: -Tranh minh hoạ câu chuyện trang 14 - SGK. III. hoạt động dạy học : nội dung kiến thức hoạt động dạy học HĐ1: ( 5 phút) Củng cố kiến thức về thể loại văn kể chuyện: - So sánh văn kể chuyện với văn miêu tả. HĐ2: (15 phút) Tìm hiểu ví dụ - NX: Bài 1: Giúp HS biết liệt kê những nhân vật trong câu chuỵên mới học vào nhóm thích hợp: - Nhân vật là người: - Nhân vật là vật ( đồ vật, con vật, ) Bài 2: Nhận xét về tính cách của các nhân vật: + Dế Mèn khảng khái, sẵn lòng giúp đỡ người khác, bênh vực kẻ yếu + Mẹ con bà nông dân có lòng nhân hậu, sẵn lòng giú đỡ người khác, - Nhờ hành động, lời nói của nhân vật ta hiểu được tính cách của nhân vật. * Ghi nhớ: ( SGK) HĐ3: (17 phút) Luyện tập Bài 1: Hiểu được nhân vật và tính cách của nhân vật trong câu chuyện " Ba anh em". - Ni - ki - ta: ham chơi, không nghĩ đén người khác, ăn xong chạy tót đi chơi - Gô - sa hơi láu lén hắt những mẩu bánh mì vụn xuống đất. - Chi - om - ka biết giúp bà và nghĩ đến chim bồ câu nữa. Bài 2: Rèn kỹ năng xây dựng nhân vật trong bài kể chuyện đơn giản theo tình huống cho trước. HĐ4: ( 3phút) Củng cố - Dặn dò: - HS nhắc lại kiến thức đã học về văn kể chuyện. - GV nhận xét cho điểm từng HS. - Một HS đọc nội dung BT1 - HS thảo luận cặp đôi tìm tên nhân vật có trong truyện Sự tích hồ Ba bể, Dế Mèn bênh vực kẻ yếu. - Đại diện các nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét bổ sung cho đầy đủ. - HS đọc yêu cầu của bài tập và thảo luận theo nhóm bàn, nhận xét tính cách của từng n hân vật. - Đại diện nhóm tình bày. Các nhóm khác nhận xét bổ sung. - GV kết luận bài làm đúng. - GV hướng dẫn HS rút ra ghi nhớ như SGK. - Nhiều HS nối tiếp nhau nhắc lại ghi nhớ. - HS thảo luận nhóm bàn nội dung bài tập 1. GV đi hướng dẫn những nhóm còn lúng túng. - Đại diện các nhóm trình bày. Các nhóm khác nhận xét bổ sung. - GV kết luận bài làm đúng. - HS làm bài cá nhân. HS đọc bài viết của mình. GV- HS nhận xét bố cục của chuyện, nhân vật và tính cách của nhân vật trong chuyện. - GV nhận xét tiết học. Dặn HS về nhà học thuộc ghi nhớ. Đạo đức: (Bài 1): Trung thực trong học tập I. Mục tiêu: HS nhận thức được: - Cần phải trung thực trong học tập. Giá trị của trung thực nói chung và trung thực trong học tập nói riêng. - Biết trung thực trong học tập. - Biết đồng tình ủng hộ những hàn vi trung thực, phê phán những hàng vi thiếu trung thực trong học tập. II. Đồ dùng dạy học: - Các mẩu chuyện, tấm gương về sự trung thực trong học tập. III. hoạt động dạy học : Tiết 1: nội dung kiến thức hoạt động dạy học Khởi động: ( 5 phút) HS hát tập thể bài hát Lớp chúng mình đoàn kết. HĐ1: ( 10 phút) Xử lý tình huống. *MT: HS thấy được giá trị của trung thực trong học tập: - Cách giải quyết của bạn Long: +) Mượn tranh ảnh của bạn để đưa cô giáo xem. +) Nói dối cô là sưu tầm nhưng quên không mang. +) Nhận lỗi và hứa với cô sẽ sưu tầm nộp sau. - GV kết luận: Cách giải quyết thứ ba là phù hợp thể hiện tính trung thực trong học tập. HĐ2: ( 10 phút) Làm việc cá nhân. (Bài tập 1 SGK) * MT: Giúp HS nhận thức được những việc làm nào là trung thực, những việc làm nào không trung thực. + Việc ( c) là trung thực trong học tập. + Việc ( a), ( b) , (d) là thiếu trung thực trong học tập. HĐ3: (10 phút)Thảo luận nhóm (Bài tập 2 SGK) *MT: Giúp HS biết bày tỏ ý kiến của mình trước các việc làm. + ý kiến ( b), (c) là đúng. + ý kiến (a) là sai. HĐ4: ( 3 phút) Hoạt động tiếp nối. - Sưu tầm các mẩu chuyện, tấm gương về tính trung thực trong học tập. - Tổ chức cho HS hát. - HS quan sát tranh trong SGK trang 3 và đọc nội dung tình huống. - HS liệt kê các cách giải quyết có thể có của bạn Long trong tình huống. - GV tóm tắt các cách giải quyết chính. - HS đa ra cách giải quyết của mình nếu em là Long và giải thích. - Các nhóm thảo luận về cách giải quyết của bạn đã đưa ra. - Đại diện nhóm trình bày. GV kết luận. - GV nêu yêu cầu bài tập 1. - HS làm việc cá nhân. - HS trình bày ý kiến, trao đổi chất vấn lẫn nhau. - GV kết luận. - GV nêu từng ý trong bài tập 2. - Các nhóm cùng thảo luận lựa chọn đáp án và giải thích lí do. - Lớp trao đổi bổ sung. - GV kết luận. * 1 - 2 HS đọc phần ghi nhớ trong SGK. - HS sưu tầm các mẩu chuyện, tấm gương về tính trung thực trong học tập. - HS tự liên hệ bản thân theo bài tập 6 SGK. - Các nhóm chuẩn bị tiểu phẩm theo chủ đề bài học ( bài tập 5 SGK)
Tài liệu đính kèm: