Toán
LUYỆN TẬP
I.MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
Kiến thức - Kĩ năng: Giúp HS rèn luyện kĩ năng
- Thực hiện phép chia cho số có hai chữ số.
- Giải bài toán có lời văn .
II.CHUẨN BỊ:
SGK
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
? Khởi động:
? Bài cũ: Chia cho số có hai chữ số (tt)
- GV yêu cầu HS sửa bài làm nhà
- GV nhận xét
? Bài mới:
Hoạt động1: Giới thiệu bài mới
Hoạt động 2: Thực hành
Mục tiệu: Học sinh làm được các bài toán chia cho số có hai chữ số
Bài tập 1:
- Giúp HS tập ước lượng tìm thương trong trường hợp số có hai chữ số chia cho số có hai chữ số, số có ba chữ số chia cho số có hai chữ số.
Toán LUYỆN TẬP I.MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU: Kiến thức - Kĩ năng: Giúp HS rèn luyện kĩ năng - Thực hiện phép chia cho số có hai chữ số. - Giải bài toán có lời văn . II.CHUẨN BỊ: SGK III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU THỜI GIAN HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS ĐDDH 1 phút 5 phút 1 phút 23 phút 5 phút Khởi động: Bài cũ: Chia cho số có hai chữ số (tt) GV yêu cầu HS sửa bài làm nhà GV nhận xét Bài mới: Hoạt động1: Giới thiệu bài mới Hoạt động 2: Thực hành Mục tiệu: Học sinh làm được các bài toán chia cho số có hai chữ số Bài tập 1: Giúp HS tập ước lượng tìm thương trong trường hợp số có hai chữ số chia cho số có hai chữ số, số có ba chữ số chia cho số có hai chữ số. Bài tập 2: Bài tập 3: Yêu cầu HS nêu các bước giải : + Tính tổng số sản phẩm của đội làm trong 3 tháng . + Tính số sản phẩm trung bình mỗi người làm . Bài tập 4: Yêu cầu HS thực hiện các phép tính để tìm thương và số chia => Tìm ra chỗ sai. Củng cố - Dặn dò: Chuẩn bị bài: Thương có chữ số 0 HS sửa bài HS nhận xét HS đặt tính rồi tính Từng cặp HS sửa và thống nhất kết quả HS làm bài HS sửa HS làm bài HS sửa bài HS làm bài HS sửa bài SGK Các ghi nhận, lưu ý: Tập đọc KÉO CO Theo Toan Ánh I - Mục đích- Yêu cầu 1 - Kiến thức : - Hiểu các từ ngữ trong bài. - Hiểu tục chơi kéo co ở nhiều địa phương trên đầt nước ta rất khác nhau . Kéo co là một trò chơi thể hiện tinh thần thượng võ của dân tộc. 2 - Kĩ năng : - Đọc trơn toàn bài. - Biết đọc bài văn kể về trò chơi kéo co của dân tộc với giọng sôi nổi , hào hứng. 3 - Giáo dục : - HS yêu thích các trò chơi dân gian -> từ đó giáo dục lòng yêu quê hương dân tộc. II - Chuẩn bị - GV : + Tranh minh hoạ nội dung bài học. + Bảng phụ viết sẵn những câu , đoạn văn cần hướng dẫn HS luyện đọc. III - Các hoạt động dạy – học Thời gian Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Đồødùng dạy học 2 phút 6 phút 2 phút 6 phút 12phút 8 phút 4 phút 1 – Khởi động 2 - Kiểm tra bài cũ : Tuồi Ngựa - Yêu cầu HS đọc thuộc lòng và trả lời câu hỏi . 3 - Dạy bài mới a - Hoạt động 1 : Giới thiệu bài - Kéo co là một trò chơi vui mà người Việt Nam ta ai cũng biết . Song luật chơi kéo co ở mỗi vùng không giống nhau. Với bài học kéo co hôm nay, các em sẽ biết thêm về cách chơi kéo co ở một số địa phương trên đầt nước ta. b - Hoạt động 2 : Hướng dẫn luyện đọc MT: HS đọc đúng bài văn. - Chia đoạn, giải nghĩa thêm từ khó , hướng dẫn ngắt nghỉ hơi đúng câu : “ Hội làng Hữu Trấp bên nữ thắng .” - Đọc diễn cảm cả bài. c – Hoạt động 3 : Tìm hiểu bài MT: Giúp HS cảm thụ bài văn * Đoạn 1: 5 dòng đầu - Qua phần đầu bài văn , em hiểu cách chơi kéo co như thế nào ? * Đoạn 2 : Bốn dòng tiếp - Giới thiệu về cách chơi kéo co ở làng Hữu Tráp ? * Đoạn 3 : Phần còn lại - Cách chơi kéo co ở làng Tích Sơn có gì đặc biệt ? * Yêu cầu HS đọc cả bài văn và trả lời câu hỏi. - Vì sao trò chơi kéo co bao giờ cũng vui ? - Ngoài kéo co , em còn biết những trò chơi dân gian nào khác ? d - Hoạt động 4 : Đọc diễn cảm MT: HS đọc diễn cảm bài văn. - GV hướng dẫn HS đọc diễn cảm bài văn. - Giọng đọc vui , hào hứng. Chú ý ngắt nhịp , nhấn giọng đúng khi đọc các câu sau : Hội làng Hữu Trấp / thuộc huyện Quế Võ , tỉnh Bắc Ninh thường tổ chức thi kéo co giữa nam và nữ. // Có năm/ bên nam thắng, có năm / bên nữ thắng. 4 - Củng cố – Dặn dò - Nêu nội dung của bài ? - Nhận xét tiết học. - Chuẩn bị : Trong quán ăn “ Ba cá bống “. - HS đọc thuộc lòng, trả lời câu hỏi trong SGK. - HS đọc từng khổ thơ và cả bài. - Đọc thầm phần chú giải. * HS đọc thành tiếng – cả lớp đọc thầm - Kéo co phải có hai đội, thường thì số người hai đội phải bằng nhau, thành viên mỗi đội ôm chặt lưng nhau , hai người đứng đầu mỗi đội ngoắc tay vào nhau , thành viên hai đội cũng có thể nắm chung một sợi dây thừng dài. Kéo co phải đủ 3 keo . Mỗi đội kéo mạnh đội mình về sau vạch ranh giới ngăn cách hai đội . Đội nào kéo tuột đội kia ngã sang vùng đất của đội mình nhiều keo hơn là thắng . - Kéo co giữa nam và nữ. Có năm bên nam thắng, có năm bên nữ thắng. Nhưng dù bên nào thắng thì cuộc thi cũng rất là vui. - Đó là cuộc thi giữa trai tráng hai giáp trong làng . Số lượng người mỗi bên không hạn chế . Có giáp thua keo đầu , keo sau đàn ông trong diáp kéo đến đông hơn , thế là chuyển bại thành thắng . - Trò chơi kéo co bao giờ cũng vui vì có rất đông người tham gia ; không khí ganh đua rất sôi nổi ; vì những tiềng hò reo khích lệ của người xem. - đá cầu, đấu vật, đu bay , múa võ , thổi cơm thi. . . - Luyện đọc diễn cảm - HS nối tiếp nhau đọc. - Thi đọc diễn cảm. - HS nêu - Tìm đọc các trò chơi khác thể hiện tinh thần thượng võ của dân tộc. Treo tranh Bảng phụ Đạo đức YÊU LAO ĐỘNG I - Mục tiêu - Yêu cầu 1 - Kiến thức : - HS biết được giá trị của lao động. 2 - Kĩ năng : - Tích cực tham gia các công việc lao động ở lớp , ở trường , ở nhà phù hợp với khả năng của bản thân. .3 - Thái độ : - HS biết phê phán những biểu hiện chây lười lao động . II - Đồ dùng học tập GV : - SGK - Một số đồ dùng , đồ vật phục vụ cho trò chơi đóng vai. HS : - SGK III – Các hoạt động dạy học Thời gian Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh ĐDDH 1 phút 6 phút 2 phút 11 phút 9 phút 10 phút 3 phút 1- Khởi động : 2 – Kiểm tra bài cũ : Biết ơn thầy giáo, cô giáo - Vì sao cần kính trọng biết ơn thầy giáo, cô giáo ? - Cần thể hiện lòng kính trọng , biết ơn thầy giáo, cô giáo như thế nào ? 3 - Dạy bài mới : a - Hoạt động 1 : Giới thiệu bài - GV giới thiệu , ghi bảng. b - Hoạt động 2 : Đọc truyện Một ngày của Pê-chi-a MT: HS hiểu thế nào là yêu lao động. - GV kể chuyện. => Kết luận : cơm ăn, áo mặc , sách vở đều là sản phẩm của lao động . Lao động đem lại cho con người niềm vui và giúp cho con người sống tốt hơn . - GV rút ra phần ghi nhớ trong SGK. c - Hoạt động 3 : Thảo luận nhóm theo bài tập 1 trong SGK MT: HS phân biệt được các tình huống thể hiện tinh thần yêu lao động. - Chia nhóm và giải thích yêu cầu làm việc cho từng nhóm. -> GV kết luận : về các biểu hiện của yêu lao động , của lười lao động . d – Hoạt động 4 : Đóng vai ( bài tập 2 SGK ) MT: HS vận dụng kiến thức đã học vào việc thể hiện tinh thần yêu lao động. - Chia nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm thảo luận và đóng vai một tình huống. - Thảo luận : + Cách ứng xử trong mỗi tình huống như vậy đã phù hợp chưa ? Vì sao ? + Ai có cách ứng xử khác ? - Nhận xét và kết luận về cách ứng xử trong mỗi tình huống . 4 - Củng cố – dặn dò - Chuẩn bị trước bài tập 3,4,5,6 trong SGK . - HS kể lại. - HS thảo luận nhóm theo ba câu hỏi trong SGK. - Đại diện từng nhóm trình bày . Cả lớp trao đổi , tranh luận . - HS đọc ghi nhớ . - Các nhóm thảo luận. - Đại diện từng nhóm trình bày . Cả lớp trao đổi , tranh luận . - Các nhóm thảo luận , chuẩn bị đóng vai . - Một số nhóm đóng vai . SGK Các ghi nhận, lưu ý : Thứ ba ngày 20 tháng 12 năm 2005 Luyện từ và câu MỞ RỘNG VỐN TỪ: ĐỒ CHƠI – TRÒ CHƠI MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: Biết một số từ nói về các trò chơi rèn luyện: sức mạnh, sự khéo léo, trí tuệ của con người. Hiểu nghĩa một số câu tục ngữ, thành ngữ liên quan đến chủ điểm. Biết sử dụng những thành ngữ, tục ngữ đó trong những tình huống cụ thể. Học sinh yêu thích học môn Tiếng Việt và thích sử dụng Tiếng Việt. CHUẨN BỊ: Phiếu khổ to. Tranh về trò chơi ô ăn quan, nhảy lò co. SGK, thẻ từ. CÁC MẶT HOẠT ĐỘNG: Thời gian Hoạt động của GV Hoạt động của HS Đồ dùng dạy học 4’ 1’ 7’ 10’ 10’ 3’ A. Bài cũ: Giữ phép lịch sự khi đặt câu hỏi. - HS nêu lại nội dung cần ghi nhớ. - HS làm lại BT 1. - GV nhận xét. B. bài mới: 1) Giới thiệu bài: Đồ chơi – Trò chơi. 2) Hướng dẫn: + Hoạt động 1: Bài tập 1 MT: Cung cấp cho Hs biết thêm một số trò chơi. - GV cùng cả lớp nói cách chơi 1 số trò chơi các em có thể chưa biết. - GV cho HS xem tranh. - GV nhận xét và chốt Trò chơi rèn luyện sức mạnh là kéo co, vật. Trò chơi rèn luyện sự khéo éo: nhảy dây, lò cò, đá cầu. Trò chơi rèn luyện trí tuệ: ô ăn quan, cờ tướng, xếp hình. + Hoạt động 2: Bài tập 2 MT: Cung cấp cho HS một số thành ngữ . - HS thảo luận nhóm 4 HS làm vào phiếu. - GV nhận xét và chốt - HS đọc yêu cầu bài. - Từng cặp HS trao đổi làm bài và trình bày kết quả bằng cách HS đính thẻ từ vào ô tương ứng. - HS đọc yêu cầu bài tập suy nghĩ và đánh dấu + vào ô tương ứng. - 3, 4 nhóm trình bày - HS đọc yêu cầu bài suy nghĩ, chọn câu thành ngữ, tục ngữ thích hợp để khuyên bạn. - HS nêu ý kiến cá nhân. - HS viết vào VBT. Tranh thẻ từ Phiếu SGK Thành ngữ tục ngữ Nghĩa Chơi với lửa Ở chọn nơi chọn chọn bạn Chơi diều đứt dây Chơi dao có ngày đứt tay + Hoạt động 3: bài tập 3 MT: HS vận dụng thành ngữ vào việc đặt câu. - GV lưu ý: có tình huống có thể dùng 1, 2 thành ngữ, tục ngữ để khuyên bạn. - GV chốt Ở chọn nơi, chơi chọn bạn. Chơi với lửa, chơi dao có ngày đứt tay. 3) Củng cố – Dặn dò: - Nhận xét tiết học. - Chuẩn bị bài: câu kể. Các ghi nhận, lưu ý : Toán THƯƠNG CÓ ... có, em thích nhất con gấu bông). * 1 HS trình bày mẫu cách mở đầu bài viết của mình – cách gián tiếp (VD: Những đồ chơi làm bằng bông mềm mại, ấm áp là thứ đồ chơi mà con gái thường thích. Em có một chú gấu bông, đó là người bạn thân thiết nhất của em suốt năm nay). 1 HS đọc M trong SGK. 1 HS trình bày mẫu thân bài của mình (VD: Gấu bông của em trông rất đáng yêu. Nó không to lắm đâu. Nó là gấu ngồi nên dáng người tròn, hai tay chắp thu lu trước bụng. Bộ lông nó màu nâu sáng pha mấy mảng hồng nhạt ở tai, mõm, gan bàn chân làm nó có vẻ rất khác những con gấu khác. Hai mắt gấu đen láy, trông như mắt thật, rất nghịch và thông minh. Mũi gấu màu nâu, nhỏ, trông như một chiếc cúc áo gắn trên mõm. Trên cổ gấu thắt một chiếc nơ đỏ chói làm nó trông rất bảnh. Em đặt một bông hoa giấy màu trắng trên đôi tay chắp lại trước bụng gấu làm cho nó càng đáng yêu hơn). * 1 HS trình bày mấu cách kết bài kiểu tự nhiên. (VD: ôm chú gấu như một cụ bông lớn vào lòng, em thấy rất dễ chịu). * 1 HS trình bày mẫu cách kết bài kiểu mở rộng (VD: Em luôn mơ ước có nhiều đồ chơi yêu thích. Em cũng mong muốn cho tất cả trẻ em trên thế giới đều có đồ chơi, vì chúng em sẽ rất buồn nếu cuộc sống thiếu đồ chơi). - HS viết bài. Bảng phụ SGK BÀI: CHIA CHO SỐ CÓ BA CHỮ SỐ (tt) I.MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU: Kiến thức - Kĩ năng: Giúp HS thực hiện phép chia số có năm chữ số cho số có ba chữ số. II.CHUẨN BỊ: SGK III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU THỜI GIAN HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS ĐDDH 1 phút 5 phút 7phút 8phút 15phút 3 phút Khởi động: Bài cũ: Luyện tập GV yêu cầu HS sửa bài làm nhà GV nhận xét Bài mới: Giới thiệu: Hoạt động1: Trường hợp chia hết 41535 : 195 = ? MT: HS nắm được cách chia cho số có 3 chữ số, trường hợp chia hết. a. Đặt tính. b. Tính từ trái sang phải . - Tìm chữ số đầu tiên của thương. - Tìm chữ số thứ 2 của thương - Tìm chữ số thứ 3 của thương - GV cần giúp HS tập ước lượng tìm thương trong mỗi lần chia. Hoạt động 2: Trường hợp chia có dư 80 120 : 245 = ? MT: HS nắm được cách chia cho số có 3 chữ số, trường hợp chia có dư. Tiến hành tương tự như trên (theo đúng 4 bước: Chia, nhân, trừ, hạ) Thử lại: lấy thương nhân với số chia rồi cộng với số dư phải được số bị chia. Lưu ý HS: - Số dư phải luôn luôn nhỏ hơn số chia. - GV cần giúp HS tập ước lượng tìm thương trong mỗi lần chia. Hoạt động 3: Thực hành MT: HS vận dụng kiến thức đã học để giải toán. Bài tập 1: Lưu ý giúp HS tập ước lượng. Bài tập 2: Yêu cầu HS nhắc lại cách tìm một thừa số, tìm số chia chưa biết. Bài tập 3: Giải toán có lời văn. Củng cố - Dặn dò: Chuẩn bị bài: Luyện tập HS sửa bài HS nhận xét HS đặt tính HS làm nháp theo sự hướng dẫn của GV HS nêu cách thử. HS đặt tính HS làm nháp theo sự hướng dẫn của GV HS nêu cách thử. HS làm bài Từng cặp HS sửa và thống nhất kết quả HS làm bài HS sửa HS làm bài HS sửa bài SGK Bảng con Vở Vở Các ghi nhận, lưu ý: Địa lí THỦ ĐÔ HÀ NỘI I.MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU: 1.Kiến thức: HS biết thủ đô Hà Nội Là thành phố lớn ở trung tâm đồng bằng Bắc Bộ. Là thành phố cổ đang ngày càng phát triển. Là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá, khoa học lớn. 2.Kĩ năng: HS xác định được vị trí của thủ đô Hà Nội trên bản đồ Việt Nam. Trình bày được những đặc điểm tiêu biểu của thủ đô Hà Nội. Biết một số dấu hiệu thể hiện Hà Nội là thành phố cổ, trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá, khoa học. 3.Thái độ: Có ý thức tìm hiểu & bảo vệ thủ đô Hà Nội. II.CHUẨN BỊ: Bản đồ hành chính, giao thông, công nghiệp Việt Nam. Bản đồ Hà Nội. Tranh ảnh về Hà Nội. III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU THỜI GIAN HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS ĐDDH 1 phút 5 phút 8 phút 8 phút 8 phút 3 phút 1 phút Khởi động: Bài cũ: Hoạt động sản xuất của người dân ở đồng bằng Bắc Bộ. Kể tên một số nghề thủ công của người dân ở đồng bằng Bắc Bộ? Em hãy mô tả qui trình làm ra một sản phẩm gốm? Chợ phiên ở đồng bằng Bắc Bộ có đặc điểm gì? GV nhận xét Bài mới: Giới thiệu: Mỗi quốc gia đều có một thủ đô. Đó là nơi ở & làm việc của các nhà lãnh đạo đất nước, các cơ quan đứng đầu của cả nước. Thủ đô của nước ta có tên là gì? Ở đâu? Thủ đô của nước ta có đặc điểm gì? Chúng ta cùng tìm hiểu qua bài học ngày hôm nay. Hoạt động1: Hoạt động cả lớp GV nói: Hà Nội là thành phố lớn nhất miền Bắc. GV treo bản đồ hành chính giao thông Việt Nam. Chỉ vị trí của thủ đô Hà Nội ? Trả lời các câu hỏi của mục 1/ SGK Từ tỉnh (thành phố) em ở có thể đến Hà Nội bằng những phương tiện giao thông nào? Hoạt động 2: Hà Nội, thành phố lớn ở trung tâm đồng bằng Bắc Bộ: MT: HS chỉ được vị trí của Hà Nội trên lược đồ Thủ đô Hà Nội còn có những tên gọi nào khác? Tới nay Hà Nội được bao nhiêu tuổi? Khu phố cổ có đặc điểm gì? (Ở đâu? Tên phố có đặc điểm gì? Nhà cửa, đường phố?) Khu phố mới có đặc điểm gì? (nhà cửa, đường phố) Kể tên những danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử của Hà Nội. GV sửa chữa giúp HS hoàn thiện phần trình bày. GV kể thêm: Hà Nội đã từng có các tên: Đại La, Thăng Long, Đông Đô, Đông Quan, năm 1010 có tên là Thăng Long,về các danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử của Hà Nội (Văn miếu Quốc Tử Giám, chùa Một Cột) GV treo bản đồ Hà Nội, giới thiệu HS khu phố cổ, khu phố mới Hoạt động 3: Thành phố đang ngày càng phát triển: MT: HS hiểu được Hà Nội ngày càng phát triển. Nêu những dẫn chứng thể hiện Hà Nội là: + Trung tâm chính trị ( nơi làm việc của các nhà, cơ quan lãnh đạo cao nhất của đất nước) + Trung tâm kinh tế lớn (công nghiệp , thương mại , giao thông) + Trung tâm văn hoá, khoa học (viện nghiên cứu, trường đại học, viện bảo tàng) Kể tên một số trường đại học, viện bảo tàng của Hà Nội. GV sửa chữa giúp HS hoàn thiện phần trình bày. GV kể thêm về các sản phẩm công nghiệp, các viện bảo tàng: bảo tàng HCM, bảo tàng lịch sử, bảo tàng dân tộc học...) Củng cố GV treo bản đồ Hà Nội Dặn dò: Chuẩn bị bài: Đồng bằng Nam Bộ. HS trả lời HS nhận xét HS quan sát bản đồ hành chính giao thông VN treo tường kết hợp lược đồ SGK HS quan sát bản đồ giao thông & trả lời Các nhóm HS dựa vào vốn hiểu biết của mình, SGK và tranh ảnh thảo luận theo gợi ý của GV. Đại diện nhóm trình bày kết quả trước lớp HS xem vị trí khu phố cổ, khu phố mới. Các nhóm HS thảo luận theo gợi ý của GV. Đại diện nhóm trình bày kết quả trước lớp HS tìm vị trí một số di tích lịch sử, trường đại học, bảo tàng, chợ, khu vui chơi giải trí & gắn các ảnh đã sưu tầm được vào vị trí của chúng trên bản đồ. Bản đồ hành chính, giao thông Bản đồ Hà Nội Các ghi nhận, lưu ý: Lịch sử CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG QUÂN XÂM LƯỢC MÔNG - NGUYÊN I Mục đích - yêu cầu: 1.Kiến thức: HS biết: - Dưới thời nhà Trần, ba lần quân Mông – Nguyên sang xâm lược nước ta. - Quân dân nhà Trần nam nữ, già trẻ đều đồng lòng đánh giặc bảo vệ Tổ quốc. 2.Kĩ năng: - Nêu được một số mưu kế để giết giặc của vua tôi nhà Trần. 3.Thái độ: - Trân trọng truyền thống yêu nước và giữ nước của cha ông nói chung va quân dân nhà Trần nói chung . II Đồ dùng dạy học : - Tranh giáo khoa . - Phiếu học tập của HS . - Bài “Hịch tướng sĩ” của Trần Quốc Tuấn III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU THỜI GIAN HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS ĐDDH 1 phút 5 phút 19phút 13phút 4 phút Khởi động: Bài cũ : Nhà Trần cà việc đắp đê - Ý chí quyết tâm tiêu diệt quân xâm lược Mông – Nguyên của quân dân nhà Trần được thể hiện như thế nào ? - Khi giặc Mông - Nguyên vào Thăng Long , vua tôi nhà Trần đã dùng kế gì để đánh giặc ? Bài mới: Giới thiệu: Hoạt động1: Quyết tâm đánh giặc của quân dân ta. MT: HS thấy được tinh thần quyết tâm đánh giặc của quân dân ta. - Phát phiếu học tập cho HS : + Trần Thủ Độ khẳng khái trả lời : “Đầu thần đừng lo” + Điện Diên Hồng đã vang lên tiếng hô đồng thanh của các bô lão : “ “ + Trong bài Hịch tướng sĩ có câu : “ phơi ngoài nội cỏ , gói trong da ngựa , ta cũng cam lòng “ . + Các chiến sĩ tự mình thích vào cánh tay hai chữ “ “ - GV nhận xét và chốt ý: Từ vua đến tôi, quân dân nhà Trần đều nhất trí đánh tan quân xâm lược. Đó chính là ý chí mang tính truyền thống của nhân dân ta. Hoạt động 2: Ba lần chiến thắng quân xâm lược Mông - Nguyên Việc quân dân nhà Trần ba lần rút quân khỏi Thăng Long là đúng hay sai? Vì sao đúng? (hoặc vì sao sai?) Củng cố - Dặn dò: - Kể về tấm gương quyết tâm đánh giặc của Trần Quốc Toản . - Nguyên nhân nào dẫn tới ba lần Đại Việt thắng quân xâm lược Mông Nguyên? - Chuẩn bị bài: Nước ta cuối thời Trần . - Điền vào chỗ trống ( ) cho đúng câu nói , câu viết của một số nhân vật thời nhà Trần . => Trình bày tình thần quyết tâm đánh giặc Mông – Nguyên của quân dân nhà Trần . - Đọc đoạn : “ Cả ba lần xâm lược nước ta . “ - HS thảo luận . - Đúng vì lúc đầu thế của giặc mạnh hơn ta, ta rút để kéo dài thời gian, giặc sẽ yếu dần đi vì xa hậu phương; vũ khí và lương thực của chúng sẽ ngày càng thiếu . Phiếu Tranh ảnh SGK Các ghi nhận, lưu ý :
Tài liệu đính kèm: