Kế hoạch bộ môn lớp 4 - Trường Tiểu học số 2 Bình Nghi

Kế hoạch bộ môn lớp 4 - Trường Tiểu học số 2 Bình Nghi

 I. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CHỦ YẾU CỦA MÔN TOÁN Ở LỚP 4 :

1.Toán 4 mở đầu cho giai đoạn mới của dạy học toán ở tiểu học :

Qúa trình dạy học toán trong CTTH được chia thành hai giai đoạn : giai đoạn các lớp1, 2, 3 và giai đoạn các lớp 4, 5.

- Giai đoạn các lớp 1, 2, 3 có thể coi là giai đoạn học tập cơ bản vì ở giai đoạn này HS được chuẩn bị những kiến thức, những kỷ năng cơ bản nhất về đếm, đọc, viết số sánh, sắp thứ tự các số tự nhiên và bốn phép tính về số tư nhiên ( trong phạm vi các số đến 100000 ); về đo lường các đơn vị đo và dụng cụ đo thông dụng nhất; về nhận biết, vẽ các hình học đơn giản, thường gặp; về phát hiện và giải quyết các tình huống có vấn đề trong học tập và trong đời sống, chủ yếu thông qua giải và trình bày bài giải các bài toán có lời văn, Đặc biệt ở giai đoạn này, HS được chuẩn bị về phương pháp tự học toán dựa vào các hoạt động học tập tích cực, chủ đông sáng tạo. Nhờ sự hổ trợ của các đồ dùng học toán đơn giản , dễ làm như: que tính, hạt tính và hình vẽ, mô hình, của SGK, HS được tập dợt tự phát hiện, tự giải quyết vấn đề, tự chiếm lĩnh kiến thức mới, kết hợp học cá nhân với hợp tác trong nhóm, trong trường; thực hiện học gắn với thực hành, vận dụng một cách linh hoạt, dưới sự tổ chức, hướng dẫn của GV. Với cách chuẩn bị phương pháp tự học toán như trên, HS không chỉ biết cách tự học mà còn phát triển ngôn ngữ ( nói, viết ) để diễn đạt chính xác, ngắn gọn và đầy đủ các thông tin, để giao tiếp khi cần thiết; không chỉ bước đầu phát triển các năng lực tư duy ( phân tích, tổng hợp, trừu tượng hóa, khái quát hóa đúng mức ) mà còn từng bước hình thành tư duy phê phán, biết lựa chọn và tìm cách giải quyết vấn đề một cách hợp lý.

 

doc 38 trang Người đăng haiphuong68 Lượt xem 544Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Kế hoạch bộ môn lớp 4 - Trường Tiểu học số 2 Bình Nghi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 I. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CHỦ YẾU CỦA MÔN TOÁN Ở LỚP 4 :
1.Toán 4 mở đầu cho giai đoạn mới của dạy học toán ở tiểu học :
Qúa trình dạy học toán trong CTTH được chia thành hai giai đoạn : giai đoạn các lớp1, 2, 3 và giai đoạn các lớp 4, 5.
- Giai đoạn các lớp 1, 2, 3 có thể coi là giai đoạn học tập cơ bản vì ở giai đoạn này HS được chuẩn bị những kiến thức, những kỷ năng cơ bản nhất về đếm, đọc, viết số sánh, sắp thứ tự các số tự nhiên và bốn phép tính về số tư nhiên ( trong phạm vi các số đến 100000 ); về đo lường các đơn vị đo và dụng cụ đo thông dụng nhất; về nhận biết, vẽ các hình học đơn giản, thường gặp; về phát hiện và giải quyết các tình huống có vấn đề trong học tập và trong đời sống, chủ yếu thông qua giải và trình bày bài giải các bài toán có lời văn, Đặc biệt ở giai đoạn này, HS được chuẩn bị về phương pháp tự học toán dựa vào các hoạt động học tập tích cực, chủ đôïng sáng tạo. Nhờ sự hổ trợ của các đồ dùng học toán đơn giản , dễ làm như: que tính, hạt tính và hình vẽ, mô hình, của SGK, HS được tập dợt tự phát hiện, tự giải quyết vấn đề, tự chiếm lĩnh kiến thức mới, kết hợp học cá nhân với hợp tác trong nhóm, trong trường; thực hiện học gắn với thực hành, vận dụng một cách linh hoạt, dưới sự tổ chức, hướng dẫn của GV. Với cách chuẩn bị phương pháp tự học toán như trên, HS không chỉ biết cách tự học mà còn phát triển ngôn ngữ ( nói, viết ) để diễn đạt chính xác, ngắn gọn và đầy đủ các thông tin, để giao tiếp khi cần thiết; không chỉ bước đầu phát triển các năng lực tư duy ( phân tích, tổng hợp, trừu tượng hóa, khái quát hóa đúng mức ) mà còn từng bước hình thành tư duy phê phán, biết lựa chọn và tìm cách giải quyết vấn đề một cách hợp lý.
 - Giai đoạn các lớp 4, 5 có thể coi là giai đoạn học tập sâu ( so với giai đoạn trước ). Ở các lớp 1, 2, 3, HS chủ yếu chỉ nhận biết các khái niệm ban đầu, đơn giản qua các ví dụ cụ thể với sự hổ trợ của các vật thực hoặc mô hình, tranh ảnh,do đó chủ yếu chỉ nhận biết “ cái toàn thể ”, “ cái riêng lẻ”, chưa làm rõ các mối quan hệ, các tính chất của sự vật, hiện tượng. Giai đoạn các lớp 4, 5, HS vẫn học tập các kiến thức và kỷ năng cơ bản của môn Toán nhưng ở mức sâu hơn, tường minh hơn. Nhiều nội dung toán học có thể coi là trừu tượng, khái quát đối với HS ở giai đoạn các lớp 1, 2, 3 thì đến các lớp 4, 5 lại trở nên cụ thể, trực quan và được làm chỗ dựa ( cơ sở ) đểû học các nội dung mới. Do đó, tính trừu tượng, khái quat của nội dung môn toán ở các lớp 4, 5 được nâng lên một bậc ( so với các lớp 1, 2, 3 ).HS có thể nhận biết và vận dụng mộât số tính chất của số, phép tính, hình hình học ở dạng khái quát hơn. Một trong những đổi mới trong dạy học toán ở giai đoạn các l lớp 4, 5 của CTTH là không quá nhấn mạnh lý thuyết và tính hàn lâm như trước mà cố gắng tạo điều kiện để tinh giản nội dung, tăng hoạt động thực hành- vận dụng, tăng chất liệu thực tế trong nội dung, đặc biệt, tiếp tục phát huy dạy học dựa vào hoạt động của HS để phát triển năng lực làm việc bằng trí tuệ cá nhân và hợp tác trong nhóm với sự hổ trợ có mức độ của thiết bị học tập.
2. Toán 4 bổ sung, tổng kết quá trình dạy học số tự nhiên và chính thức dạy học phân số:
 -Trong chương trình môn Toán ở tiểu học, số học là nội dung trọng tâm, là hạt nhân của toàn bộ quá trình dạy học toán từ lớp 1 đến lớp 5. Các nội dung về đo lường, yếu tố hình học, yếu tố thống kê, giải bài toán có lời văn được tích hợp với nội dung số học, tức là chúng được dạy học dựa vào nội dung số học và tạo ra sự hổ trợ lẫn nhau giữa các nội dung của môn Toán tạo thành môn Toán thống nhất trong nhà trường tiểu học.
 - Ở học kỳ I của lùớp 4, môn Toán chủ yếu tập trung vào bổ sung, hoàn thiện, tổngkết, hệ thông hóa, khái quát hóa ( dù còn rất đơn giản, ban đầu ) về số tự nhiên và dãy số tự nhiên, hệ đếm thập phân, bốn phép tính (cộng, trừ, nhân, chia ) và một số tính chất của chúng. Từ các nội dung này có thể làm nổi rõ dần một số đặc điểm của tập hợp số tự nhiên.
 - Gắn bó với quá trình tổng kết số tự nhiên và hệ đếm thập phân là sự bổ sung và tổng kết thành bảng đơn vị đo khối lượng( tương tự như bảng đo độ dài ở lớp 3 ), giới thiệu tương đối hoàn chỉnh về các đơn vị đo thời gian và tiếp tục giới thiệu một số đơn vị đo diện tích.
 - Nhờ khái quát hóa các công thức chữ ( hoặc khái quát hóa bằng lời ) trong số học mà HS có điều kiện tự lập công thức tính chu vi, tính diện tích của một số hình đã và đang học. Một số quan hệ toán học và ứng dụng của chúng trong thực tế cũng được giới thiệu gắn với dạy về biểu đồ, giải toán liên quan đến tìm số trung bình cộng của nhiều số.
 - Có thể nói, trong CTTH mới, việc dạy học số tự nhiên được thực hiện liên tục từ đầu lớp 1 đến cuối học kỳ I của lớp 4, theo các mức độ từ đơn giản và cụ thể đến khái quát và trừu tượng hơn. Việc dạy học và thực hành, vận dụng số tự nhiên luôn gắn bó với các đại lượng thường gặp trong đời sống như: độ dài, khối lượng , thời gian ( khoảng thời gian và thời điểm ), diện tích,,với các mối quan hệ trong so sánh hoặc tính toán thực hiện trên các số, trong quá trình giải quyết các vấn đề gần gũi với đời sống của HS tiểu học. 
 - Ở học kỳ II của lớp 4, môn toán chủ yếu tập trung vào dạy học phân số . Trong CTTH mới, từ học kỳ II của lớp 2 HS đã được làm quen dần với các phân số dạng đơn giản nhất:, , ,, . Tuy chưa gọi là“phân số” nhưng các nội dung này đã góp phần giúp HS sớm có biểu tượng về phân số và sử dụng những hiểu biết này trong quá trình giải các bài toán liên quan đến tìm một trong các phần bằng nhau của một số .
 - Nhờ có bốn học kỳ làm quuen và sử dụng những hiểu biết đơn giản về “phân số” dạng ( với n là các số từ 2 đến 9 ) mà việc dạy học chính thức và có hệ thống về phân số được thực hiện chủ yếu và tập trung trong học kỳ II của lớp 4. Đây là sự đổi mới trong cấu trúc và nội dung dạy học toán ở lớp 4 và lớp 5 so với chương trình cải cách giáo dục ( 1981 ) và điều chỉnh chương trình toán tiểu học (1994) ( Trong CTTH mới, ở tiểu học chỉ dạy học các phân số dạng đơn giản , mẫu số thường là số có đến hai chữ số và phân số lớn hơn hoặc bằng 0. Đến lớp 6 của bậc Trung học cơ sở, HS được học tiếp về phân số nhưng mở rộng hơn và có tầm khái quát hơn).
 - Để chuẩn bị dạy học phân số, ngoài việc sớm cho HS làm quen với “ một trong các phần bằng nhau của một số ” như :, , ,, ; đầu học kỳ II của lớp 4, HS còn được học về dấu hiệu chia hết cho 2, 3, 5, 9. Loại kiến thức này cần thiết cho việc học rút gọn các phân số, qui đồng mẫu số hai phân số ,
3. Toán 4 kế thừa và phát huy các kêt quả của đổi mới PPDH toán và đổi mới cách đánh giá kết quả học tập toán ở các lớp 1, 2, 3:
 Cụ thể là:
-GV phải lập kế hoạch dạy học; tổ chức, hướng dẫn và hợp tác với HS triển khai các hoạt động học tập để thực hiện kế hoạch dạy học ( cả năm học, từng tuần lễ , từng bài học ).
 - HS phải tích cực tham gia vào các hoạt động học tập, có trách nhiệm và có hứng thú đối với học tập môn Toán .
 - Cả GV và HS đều phải chủ động, linh hoạt và sáng tạo trong dạy và học; phatù triển năng lực học tập toán theo từng đối tượng HS; tạo ra môi trường học tập thân thiện và hợp tác giữa GV và HS; sử dụng hợp lý các thiết bị dạy và học theo đặc điểm của giai đoạn các lớp 4 và 5.
 - Phối hợp giữa kiểm tra thường xuyên và định kỳ, giữa các hình thức kiểm tra (miệng, viết, tự luận và trắc nghiệm khách quan ,..).
 - Thực hiện day học và kiểm tra theo chuẩn chương trình ( tức là chuẩn kiến thức và kỷ năng ); đảm bảo công bằng, trung thực, khách quan, phân loại tích cực trong kiểm tra.
 II. MỤC TIÊU DẠY HỌC TOÁN 4:
Dạy học toán 4 nhằm giúp HS;
1. Về số và phép tính:
 A. SỐ TỰ NHIÊN
- Nhận biết một số đặc điểm chủ yếu của dãy số tự nhiên
- Biết đọc, viết, so sánh, sắp thứ tự các số tự nhiên .
- Biết cộng, trừ các số tự nhiên; nhân số tự nhiên với các số tự nhiên có đến ba chữ số ( tích có không quá sáu chữ số); chia số tự nhiên có đến sáu chữ số cho số tự nhiên có đến ba chữ số ( chủ yếu chia cho số có đến hai chữ số )
 - Biết tìm một thành phần chưa biết của phép tính khi biết kết quả tính và thành phần kia .
 - Biết tính giá trị của biểu thức số có đến ba dấu phép tính ( có hoặc không có dấungoặc) và biểu thức có chứa một, hai, ba chữ dạng đơn giản .
- Biết vận dụng tính chất giao hoán và kết hợp của phép cộng và phép nhân, tính chất nhân một tổng với một số để tính bằng cách thuận tiện nhất.
- Biết tính nhẩm trong phạm vi các bảng tính, nhân với 10; 100; 100;; chia hết cho 10; 100;;nhân số có hai chữ số với 11.
- Nhận biết dấu hiệu chia hết cho 2, 3, 5, 9.
 B. PHÂN SỐ:
 - Bước đầu nhận biết về phân số ( qua hình ảnh trực quan )
 - Biết đọc, viết phân số; tính chất cơ bản của phân số ; biết rút gọn, qui đồng mẫu số các phân số; so sánh hai phân số .
 	 - Biết cộng, trừ, nhân, chia hai phân số dạng đơn giản (mẫu số không vượt quá 100)
2.Về đo lường:
 	 - Biết mố ... ûn chất của phương pháp dạy – học mới.
- Nội dung và phương pháp dạy- học bao giờ cũng gắn bó với nhau. Mỗi nội dung đòi hỏi một phương pháp thích hợp. Các kỷ năng giao tiếp không thể được hình thành và phát triển bằng con đường truyền giảng thụ động. Muốn phát triển những kỹ năng này, HS phải được hoạt động trong môi trường giao tiếp dưới sự hướng dẫn của cô giáo ( thầy giáo ). Các kiến thức về ngôn ngữ, văn học, văn hoá, tự nhiên và xã hội có thể được tiếp thu qua lời giảng, nhưng HS chỉ làm chủ được những kiến thức này khi các em chiếm lĩnh chúng bằng chính hoạt động có ý thức của mình. Cũng như vậy, những tư tưởng, tình cảm và nhân cách tốt đẹp chỉ có thể hình thành chắc chắn thông qua sự rèn luyện trong thực tế. Đó là những lý do lý giải cho sự ra đời của phương pháp dạy học mới- phương pháp tích cực hoá hoạt độngcủa người học.
 -Tích cực hoá hoạt đông của người học được hiểu là phương pháp dạy- học lấy người học làm trung tâm, trong đó cô giáo (thầy giáo ) đóng vai trò người tổ chức hoạt động của HS, mỗi HS đều được hoạt động ,mỗi HS đều được bộc lộ mình và được phát triển .
 2. Hoạt động của HS trong giờ học môn Tiếng Việt theo phương pháp dạy- học mới
 Trong giờ học môn Tiếng Việt, hoạt độâng của HS có thể là:
 - Hoạt đông giao tiếp ( đặc thù của môn Tiéng Việt ) 
 - Hoạt đông phân tích, tổng hợp, thực hành lý thuyết (như ở các môn học khác )
 Cả hai loại hoạt động trên có thể được tổ chức theo nhiều hình thức khác nhau :
 	+ Làm việc độc lập.
 	+ Làm việc theo nhóm.
 	+ Làm việc theo lớp.
 Trong phần lớn các trường hợp, nhất là trong trường hợp câu hỏi, bài tập đề ra rất cụ thể, HS được tổ chức làm việc độc lập.Trường hợp câu hỏi, bài tập tương đối trừu tượng hoặc đòi hỏi một sự khái quát nhất định, và nếu làm việc chung theo đơn vị lớp sẽ có ít HS được hoạt động thì làm việc theo nhóm là giải pháp tốt nhất. Hình thức làm việc chung theo đơn vị lớp được áp dụng chủ yếu khi GV thực hiện các khâu giới thiệu bài, củng cố bài, nêu những câu hỏi không yêu cầu phải suy nghĩ lâu hoặc để HS trình bày kết quả làm việc.
 3 Hoạt đông của GV trong giờ học theo phương pháp dạy – học mới:
 Về phần GV, các hoạt động chủ yếu là:
 a.Giao việc cho HS:
- Cho HS trình bày yêu cầu của câu hỏi.
- Cho HS làm mẫu một phần .
-Tóm tắt nhiệm vụ, dặn HS
 b. Kiểm tra HS:
- Xem HS có làm việc không .
- Xem HS có làm việc phải làm không .
- Trả lời thắc mắc của HS.
c. Tổ chức báo cáo kết quả làm việc:
 	Các hình thức báo cáo:
 	 	+ Báo cáo trực tiếp với GV
 	+ Báo cáo trong nhóm.
 	+ Báo cáo trước lớp.
d.Các biện pháp báo cáo:
+ Bằng miệng/ bằng bảng con/ bằng bảng lớp/ bằng phiếu học tập/bằng giấy.
+ Thi đua giữa các nhóm/ trình bày cá nhân.
4. Tổ chức đánh giá:
 a.Các hình thức đánh giá:
 	 + Tự đánh giá.
 	 + Đánh giá trong nhóm.
 	 + Đánh giá trước lớp.
 b. Các biện pháp đánh giá:
 	 + Khen, chê (định tính )
 	 + Cho điểm (định lượng )
 V. TÀI LIỆU THAM KHẢO
-SGK Tiếng Việt 4:
-SGV Tiếng Việt 4:
VI. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
-Bộ đồ dùng thiết bị dạy học tiếng việt 4
-Hình vẽ, bảng phụ
VII. KẾ HOẠCH CHƯƠNG :
Mỗi tuần 2 tiết x 35
Cả năm 70 tiết
HK I: 18 x 2 = 36 tiết
HKII: 17 x 2 = 34 tiết
Chủ
đề
Tuần
Tiết
Tên bài dạy
Phương pháp
Đồ dùng dạy học
Học kỳ I ( 18 tuần ): 36 tiết
1
1
2
-Thế nào là kể chuyện ?
-Nhân vật trong truyện.
2
3
4
-Kể lại hành động của nhân vật
-Tả ngoại hình của nhân vật trong bài văn kể chuyện
.
3
5
6
-Kể lại lời nói, ý nghĩa của nhân vật.
-Viết thư.
 4
7
8
-Cốt truyện.
- Luyện tập xây dựng cốt truyện.
5
9
10
-Viết thư ( Kiểm tra viết )
-Đoạn văn trong bài văn kể chuyện
6
11
12
- Trả bài viết thư
- Luyện tập xây dựng đoạn văn kể chuyệ
n
7
13
14
-Luyện tập xây dựng đoạn văn kể chuyện 
-Luyện tâïp phát triển câu chuyện
8
15
16
-Luyện tập phát triển câu chuyện 
-Luyện tập phát triển câu chuyện 
9
17
18
-Luyện tập phát triển câu chuyện
-Luyện tập trao đổi ý kiến với người thân
10
19
20
-Ôn tập giữa học kỳ I
-Kiểm tra đọc - viết
11
21
22
-Luyện tập trao đổi ý kiến với người thân
-Mở bài trong bài văn kể chuyện
.
12
23
24
-Kết bài trong bài văn kể chuyện 
-Kể chuyện ( kiểm tra viết )
13
25
26
-Trả bài văn kể chuyện 
-Ôn tập văn kể chuyện
14
27
28
-Thế nào là văn miêu tả
-Cấu tạo bài văn miêu tả đồ vật
15
29
30
-Luyện tập miêu tả đồ vật.
-Quan sát đồ vật.
16
31
32
-Luyện tập giới thiệu địa phương.
-Luyện tập miêu tả đồ vật
.
17
33
34
-Đoạn văn trong bài văn miêu tả đồø vật.
-Luyện tập xây dựng đoạn văn miêu tả đồ vật
18
35
36
-Ôn tập cuối học kỳ I
-Kiểm tra: đọc –viết.
Học kỳ II ( 17 tuần ) :34 tiết
19
37
38
- Luyện tập xây dựng mở bài trong bài văn miêu tả đồ vật.
-Luyện tập xây dựng kết bài trong bài văn miêu tả đồ vật.
 20
39
40
-Miêu tả đồ vật ( kiểm tra viết )
-Luyện tập giới thiệu địa phương.
 21
41
42
-Trả bài văn miêu tả đồ vật.
-Cấu tạo bài văn miêu tả cây cối.
 22
43
44
-Luyện tập quan sát cây cối.
-Luyện tập miêu tả các bộ phận của cây cối.
23
45
46
-Luyện tập tả các bộ phận của cây cối
-Đoạn văn trong bài văn miêu tả cây cối
24
47
48
-Luyện tập xây dựng đoạn văn miêu tả cây cối
- Tóm tắt tin tức
 25
49
50
-Luyện tập tóm tắt tin tức
- Luyện tập xây dựng mở bài trong bài văn miêu tả
26
51
52
-Luyện tập xây dựng kết bài trong bài văn miêu tả cây cối
-Luyện tập miêu tả cây cối.
27
53
54
-Miêu tả cây cối ( Kiểm tra viết )
-Trả bài văn miêu tả cây cối
28
55
56
-Ôn tập giữa học kỳ II
-Kiểm tra đọc- viết
.
 29
57
58
-Luyện tập tóm tắt tin tức.
-Cấu tạo của bài văn miêu tả con vật.
30
59
60
-Luyện tập quan sát con vật 
-Điền vào giấy tờ in sẵn
31
61
62
-Luyện tập miêu tả các bộ phận của con vật.
-Luyện tập xây dựng đoạn văn miêu tả con vật
 32
63
64
-Luyện tập xây dựng đoạn văn miêu tả con vật
-Luyện tập xây dựng mở bài,kết bài trong bài văn miêu tả con vật.
 33
65
66
-Miêu tả con vật ( kiểm tra viết )
-Điền vào giấy tờ in sẵn
 34
67
68
-Trả bài văn miêu tả con vật.
-Điền vào giấy tờ in sẵn
 35
69
70
-Ôn tập cuối học kỳ II
-Kiểm tra đọc- viết
.
SỐ LIỆU ĐIỀU TRA CƠ BẢN
TS
HS
NỮ
L. Lớp
thẳng
LB
GHI 
CHÚ
Con
LS
Con
TB
GĐ
KK
Con
MC
Con
CBK
1997
(10)
1996
(11)
1995
(12)
1994
(13)
 CHẤT LƯỢNG ĐẦU NĂM
 (Bài kiểm tra 2 môn Tiếng Việt + Toán)
MÔN
TS HS
 GIỎI
 KHÁ
 T BÌNH
 YẾU
SL
TL
SL
TL
SL
TL
SL
TL
T.VIỆT
TOÁN
B. THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN :
 1. Thuận lợi .
- Các em ngoan, các em lễ phép, các em chăm học.
-Dụng cụ học tập các em đầy đủ.
-Biết đoàn kết giúp đỡ bạn trong học tập.
-Bàn ghế học tập đầy đủ.
-Hầu hết học sinh đều cố gắng thi đua học tập và rèn luyện.
2. Khó khăn:
- Học sinh ở nông thôn và nhà ở rất xa nên việc đi lại rất khó khăn.
- Cha mẹ ít có thời gian quan tâm đến việc học của con cái nên việc học của các em còn bị hạn chế rất nhiều.
- Trình độ học sinh không đều.
- Học sinh yếu nhiều, viết chữ xấu, kỹ năng đọc còn yếu, tiếp thu bài chậm.
- Ngoài buổi học ở trường học sinh còn phải làm việc nhà nên việc học ở nhà còn hạn chế. Một số cha mẹ đi làm xa, học sinh ở nhà với anh chị, điều kiện học tập hết sức khó khăn.
C. BIỆN PHÁP TỔ CHỨC VÀ DẠY HỌC:
1.Tổ chức họp PHHS bàn biện pháp giáo dụcHS ở trường cũng như ở nhà.
- GV và PH cần có mối liên lạc chặt chẽ để kịp thời uốn nắn những lệch lạc về hành vi đạo đức của HS như đánh lộn, chửi thề , bỏ học, hút hítv.v
- GV thường xuyên kiểm tra bài trên lớp bằng nhiều hình thức và kịp thời thông báo những biểu hiện lười học của HS cho PH, đòng thời PH cũng thường xuyên kiểm tra, nhắc nhở việc học của con em mình và báo cho GV nắm. Trên cơ sở đó, giữa GV và PH có biện pháp tốt nhất để giáo dục HS.
 2 . Phân loại trình độ của HS( về văn hoá trong lớp để có kế hoạch bồi dưỡng, phụ đạo thêm cho các em)
- Tổ chức kiểm tra chất lượng HS để phân loại trình độ văn hoá cho HS
- Phân công tổ, nhóm học tập đôi bạn học tập để giúp nhau cùng tiến bộ .
- Lưu ý bồi dưỡng thêm cho HS giỏi; phụ đạo thêm cho HS yếu kém, giúp đỡ HS cá biệt , HS có hoàn cảnh khó khăn.
 ĐỐI TƯỢNG CẦN LƯU Ý
 1.MÔN TIẾNG VIỆT
HS GIỎI
...
.
.
..
....
..
..
..
.
.
...
HS YẾU
....
..
....
..
..
..
...
...
 II. MÔN TOÁN
 HS GIỎI
.
..
..
...
.
.
...
..
HS YẾU
..
..
..
..
 PHÂN CÔNG TỔ HỌC TẬP
 TỔ I
TỔ II
TỔ III
 ..
....
...
...
...
...
..
..
.
.
..
.
.
..
...
.
...
..
...
..
.
..
..
..
..
..
....
....
.
...
..
.
....
.
 CHỈ TIÊU PHẤN ĐẤU
MÔN TOÁN:
GIAI ĐOẠN
TSHS
GIỎI
KHÁ
T.BÌNH
YẾU
SL
TL
SL
TL
SL
TL
SL
TL
HKI
HKII
CẢ NĂM
MÔN TIẾNG VIỆT:
GIAI ĐOẠN
TSHS
GIỎI
KHÁ
T.BÌNH
YẾU
SL
TL
SL
TL
SL
TL
SL
TL
HKI
HKII
CẢ NĂM
 KẾT QUẢ TỪNG GIAI ĐOẠN
MÔN TOÁN:
GIAI ĐOẠN
TSHS
GIỎI
KHÁ
T. BÌNH
YẾU
SL
TL
SL
TL
SL
TL
SL
TL
GIỮA HKI
HKI
GIỮA HKII
HKII
CẢ NĂM
MÔN TIẾNG VIỆT
GIAI ĐOẠN
TSHS
GIỎI
KHÁ
T. BÌNH
YẾU
SL
TL
SL
TL
SL
TL
SL
TL
GIỮA HKI
HKI
GIỮA HKII
HKII
CẢ NĂM
.

Tài liệu đính kèm:

  • docke hoach bo mon lop 4.doc