Luyện từ và câu
LUYỆN TẬP: DẤU GẠCH NGANG
I. MỤC TIÊU
- Học sinh tiếp tục luyện tập và hiểu chắc chắn về cách sử dụng dấu gạch ngang trong viết văn.
- Giúp học sinh làm tốt các bài tập khi sử dụng dấu gạch ngang.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Luyện tập
* Bài 1:
- Giáo viên nêu yêu cầu đầu bài: “ Ghi dấu (+) vào ô trống trước câu nêu ý đúng, dấu (–) vào ô trống trước câu nêu ý sai.
- Học sinh làm bài vào vở.
- Một vài em lên bảng làm.
- Lớp nhận xét. Giáo viên chốt ý đúng: ( ý 2, ý3)
Tuần 23 Thứ sáu ngày 5 tháng 2 năm 2010 Luyện từ và câu Luyện tập: Dấu gạch ngang I. Mục tiêu - Học sinh tiếp tục luyện tập và hiểu chắc chắn về cách sử dụng dấu gạch ngang trong viết văn. - Giúp học sinh làm tốt các bài tập khi sử dụng dấu gạch ngang. II. Các hoạt động dạy học 1. Luyện tập * Bài 1: - Giáo viên nêu yêu cầu đầu bài: “ Ghi dấu (+) vào ô trống trước câu nêu ý đúng, dấu (–) vào ô trống trước câu nêu ý sai. - Học sinh làm bài vào vở. - Một vài em lên bảng làm. - Lớp nhận xét. Giáo viên chốt ý đúng: ( ý 2, ý3) * Bài 2: - Một học sinh nêu yêu cầu: “ Tìm và chép lại những câu văn có dấu gạch ngang và nêu rõ, trong câu văn , dấu gạch ngang có tác dụng gì?” - Học sinh đọc thầm những đoạn văn và nêu miệng những câu văn có dấu gạch ngang và nêu tác dụng của từng dấu gạch ngang đó. - Các bạn khác nghe nhận xét, bổ sung. - Giáo viên chốt ý đúng. * Bài 3: “ Hãy viết một đoạn hội thoại giữa em và bạn em trong đó có dùng dấu gạch ngang để đánh dấu các câu đối thoại và đánh dấu phần chú thích.” - Học sinh tự làm bài vào vở. - Giáo viên gọi một số học sinh đọc đoạn hội thoại của mình - Cả lớp nghe và nhận xét, bổ sung. - Giáo viên sửa chữa sai sót cho hs. - Cả lớp chữa bài vào vở. 2. Củng cố, dặn dò. - Nhận xét giờ học. - Dặn về nhà xem lại bài và chữa bài hoàn chỉnh vào vở. ********************************************************************* Thứ bảy ngày 6 tháng 2 năm 2010 Tập làm văn Làm bài văn viết: Tả cây cối I. Mục tiêu - Học sinh thực hành viết hoàn chỉnh bài văn miêu tả cây cối. - Bài viết đúng yêu cầu của đề, có đủ 3 phần, diễn đạt câu văn trôi chảy, lời văn sinh động, tự nhiên. II. Các hoạt động dạy học. 1. Giáo viên chép đề bài lên bảng: “ Hãy tả cây bàng trên sân trường em.” 2. Nhắc nhở học sinh trước khi làm bài. - Các em cần trình bài bài văn thành 3 phần rõ ràng: Mở bài, thân bài, kết bài. - Diễn đạt câu văn lưu loát, giàu hình ảnh, sử dụng từ ngữ miêu tả, hình ảnh nghệ thuật để làm nổi bật hình ảnh cây bàng của trường em. - Trình bày bài sạch đẹp. 3. Học sinh làm bài vào vở. 4. Giáo viên quan sát, nhắc nhở học sinh yêu làm bài cho kịp tốc độ với các bạn. Thu vở hs chấm III. Cách cho điểm Điểm 9,10: Bài làm tốt, đạt được nội dung của đề bài, câu văn diễn đạt giàu hình ảnh, phong phú, sáng tạo, trình bày sạch đẹp. Điểm 7,8: Bài làm đủ ý, bố cục rõ ràng, sai một vài lỗi diễn đạt. Điểm 5,6: Bài làm đủ 3 phần nhưng nội dung diễn đạt còn sơ sài, sai nhiều lỗi diến đạt. Điểm 4 trở xuống: Bài làm không đạt yêu cầu ********************************************************************* Ban giám hiệu kí duyệt
Tài liệu đính kèm: