Kế hoạch dạy học các môn buổi 2/ ngày – Lớp 4 Tuần 24

Kế hoạch dạy học các môn buổi 2/ ngày – Lớp 4 Tuần 24

Toán

LUYỆN TẬP

I.MỤC TIÊU:

 - Giúp HS nắm vững cách thực hiện phép cộng hai phân số, cộng một số tự nhiên với phân số, cộng một phân số với số tự nhiên.

 - Gây hứng thú học toán cho HS.

II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:

-Bảng phụ ghi sẵn các bài tập thực hành.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:

1. Giới thiệu bài , ghi bảng.

2. Hướng dẫn học sinh luyện tập:

Bài tập 1. Tính

 a) + = b) + = c) + =

- HS nêu yêu cầu bài tập

- GV cho HS làm bài cá nhân.

- GV quan sát, giúp đỡ học sinh yếu.

- Gọi 3 HS lên bảng chữa bài.

- HS khác nhận xét, GV hỏi HS cách làm.

- Nhận xét, chữa bài.

 

doc 8 trang Người đăng haiphuong68 Lượt xem 577Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch dạy học các môn buổi 2/ ngày – Lớp 4 Tuần 24", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 24
Thứ hai ngày 22 tháng 2 năm 2010
Toán
LUYỆN TẬP 
I.MỤC TIÊU:
 - Giúp HS nắm vững cách thực hiện phép cộng hai phân số, cộng một số tự nhiên với phân số, cộng một phân số với số tự nhiên.
 - Gây hứng thú học toán cho HS.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
-Bảng phụ ghi sẵn các bài tập thực hành.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Giới thiệu bài , ghi bảng.
Hướng dẫn học sinh luyện tập:
Bài tập 1. Tính 
 a) + = b) + = c) + =
HS nêu yêu cầu bài tập 
 GV cho HS làm bài cá nhân.
GV quan sát, giúp đỡ học sinh yếu.
Gọi 3 HS lên bảng chữa bài.
HS khác nhận xét, GV hỏi HS cách làm.
Nhận xét, chữa bài. 
Bài tập 2: Tính theo mẫu
Mẫu : 2 + = + = = 
5 + = + 3 = + 2 = 
- GV treo bảng phụ ghi nội dung bài tập 2.
HS nêu yêu cầu bài tập (cả mẫu ).
GV cho HS tự làm bài vào vở.
3 HS lên bảng làm, nêu cách làm. 
Lớp nhận xét, GV chữa chung. 
Kq : ; ; 
Bài tập 3 : Một chiếc tàu thủy giờ thứ nhất chạy được quãng đường, giờ thứ hai chạy được quãng đường, giờ thứ ba chạy được quãng đường. Hỏi sau 3 giờ chiếc tàu thủy đó chạy được bao nhiêu phần quãng đường ?
Cho HS trao đổi nhóm 2 để làm bài.
Gọi HS lên bảng chữa bài.
HS nhận xét, GV chữa chung.
( Đáp số : quãng đường )
Củng cố, dặn dò: 
GV nhận xét tiết học, tuyên dương HS làm bài tốt.
Dặn HS về xem lại bài. 
**********************************************************************
Thứ ba ngày 23 tháng 2 năm 2010
Âm nhạc
Ôn tập bài hát: MÙA XUÂN VỀ
I.MỤC TIÊU:
-Học sinh thuộc lời bài hát “Mùa xuân về”.
-Tập biểu diễn từng nhóm trước lớp kết hợp động tác phụ họa.
- Học sinh mạnh dạn ca hát và tham gia biểu diễn trước lớp.
II.ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC:
Bảng phụ viết sẵn lời bài hát“Mùa xuân về” .
Một số động tác phụ họa bài hát.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
 1.Giới thiệu bài, ghi bảng.
 2.Hướng dẫn học sinh ôn tập bài hát.
Hoạt động 1.
-Giáo viên cho cả lớp hát bài “Mùa xuân về” và vỗ tay theo nhịp.
- Giáo viên nhận xét, sửa sai cho học sinh.
- Học sinh hát và thực hiện sửa sai.
Hoạt động 2.
-Giáo viên chia lớp thành hai nhóm, một nhóm hát, một nhóm gõ nhịp đệm theo tiết tấu lời ca.
-Học sinh hai nhóm thực hiện hát và gõ nhịp đệm . Nhóm này hát, nhóm kia gõ nhịp , sau đó đổi lại.
-Giáo viên quan sát nhắc nhở học sinh các nhóm thực hiện hát và gõ nhịp đúng theo tiết tấu lời ca.
Hoạt động 3.
Hướng dẫn học sinh hát kết hợp động tác phụ họa.
-Một số học sinh xung phong lên bảng hát và thực hiện các động tác phụ họa.
-Giáo viên nhận xét, góp ý thêm cho học sinh.
3.Củng cố, dặn dò:
Học sinh cả lớp hát bài hát “Mùa xuân về” và vỗ tay theo nhịp.
Giáo viên nhận xét,tuyên dương học sinh có ý thức học tập tốt.
Dặn học sinh về nhà luyện hát thuần thục bài hát và tập các động tác phụ họa cho nhuần nhuyễn.
*********************************************************************
Thứ tư ngày 24 tháng 2 năm 2010
Luyện từ và câu
CÂU KỂ AI LÀ GÌ?
I. MỤC TIÊU:
- HS nắm được đặc điểm của câu kể Ai là gì?
- Hiểu được tác dụng của kiểu câu này.
- Xác định được câu kể Ai là gì? trong văn cảnh cụ thể.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 - Bảng phụ ghi nội dung bài tập 1.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
	A/ Kiểm tra bài cũ:
- Câu kể Ai là gì? có đặc điểm gì?
- Câu kể Ai là gì? dùng để làm gì?
 (2HS trả lời, GV nhận xét cho điểm)
	B/ Dạy bài mới:
	1, Giới thiệu bài, ghi bảng:
	2, Hướng dẫn HS luyện tập:
 Bài 1: Tìm những câu kể Ai là gì? có trong đoạn văn dưới đây và nêu tác dụng của từng câu.
	a)Lý Tự Trọng là con của một gia đình cách mạng quê ở Hà Tĩnh, cư trú ở Thái Lan. Năm 1925, lúc 11 tuổi, Lý Tự Trọng là một trong bảy thiếu niên được Bác Hồ trực tiếp bồi dưỡng ở Quảng Châu (Trung Quốc). Năm 1929, anh được đưa về nước hoạt động, làm liên lạc cho xứ ủy Nam Kỳ.
	b)Kim Đồng là người dân tộc Nùng ở thôn Nà Mạ, xã Xuân Hòa, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng. Kim Đồng theo cách mạng làm giao thông liên lạc từ Đào Ngạn lên Pắc Bó, nơi Bác Hồ ở.
- GV nêu yêu cầu của bài.
- 2 HS nối tiếp nhau đọc 2 đoạn văn.
- Cho HS thảo luận nhóm để tìm những câu kể Ai là gì? có trong 2 đoạn văn.
- Đại diện nhóm báo cáo kết quả.
- GV nhận xét, chốt lại những câu đúng.
- HS lần lượt nêu tác dụng của từng câu: (Tất cả các câu trên đều dùng để giới thiệu về những anh hùng nhỏ tuổi)
 Bài 2: Đọc các dòng thơ viết về quê hương dưới đây của Đỗ Trung Quân:
	Quê hương là đường đi học
	Con về rợp bướm vàng bay
	Quê hương là con diều biếc
	Tuổi thơ con thả trên đồng.
	- Dựa vào cách viết của nhà thơ Đỗ Trung Quân, em viết tiếp 1 - 2 câu (câu kể Ai là gì?) bằng cách điền từ thích hợp vào chỗ trống:
	*Quê hương là............................................
	*Quê hương là............................................
- HS khá đọc đoạn thơ.
- GV nêu yêu cầu, có thể làm mẫu cho HS.
- HS nối tiếp nhau làm miệng.
 Bài 3: Viết một vài câu giới thiệu về bố mẹ (ông bà) với một người bạn mới quen của em, trong đó có sử dụng câu kể Ai là gì?
- GV nêu yêu cầu của bài.
- Cho HS chơi sắm vai: giới thiệu cho nhau nghe.
	VD: *Mẹ tôi là bác sĩ, làm việc tại bệnh viện tỉnh.
	 *Còn bố tôi là kĩ sư làm việc trong nhà máy gang thép.
	3, Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà làm lại những bài tập vừa làm miệng vào vở.
******************************************
Hoạt dộng ngoài giờ
GIÁO DỤC QUYỀN TRẺ EM
I.MỤC TIÊU:
- Giúp HS biết được thông tin về công ước quốc tế về quyền trẻ em và các điều khoản trong công ước có liên quan đến chương trình Đạo đức lớp 4
II. CÁC HOẠT ĐỘNG CHÍNH:
Giới thiệu bài.
Hướng dẫn HS tìm hiểu về bản Công ước và quyền trẻ em
Những mốc quan trọng:
Bản Công ước do Liên hợp quốc cùng đại diện soạn thảo trong 10 năm.(1979-1989)
Công ước có hiệu lực từ ngày 2/9/1990.
Tính đến năm 1999 đã có 191 nước kí và phê chuẩn.
Việt Nam là nước đầu tiên ở châu Á và thứ hai trên thế giới đã phê chuẩn Công ước ngày 20/2/1990.
Nội dung của Công ước :
GV giới thiệu cho HS nội dung Công ước thể hiện tập trung ở 8 nội dung cơ bản
Bốn nhóm quyền:
+ Quyền được sống còn;
+ Quyền được bảo vệ;
+ Quyền được phát triển;
+ Quyền được tham gia;
Ba nguyên tắc:
+ Trẻ em được xác định là tất cả những người dưới 18 tuổi.
+ Tất cả các quyền và nghĩa vụ được nêu trong Công ước được áp dụng cho tất cả trẻ em trên thế giới.
+ Tất cả những hoạt động được thực hiện đều cần phải tính đến các lợi ích tốt nhất của trẻ em.
Một quá trình:
+ Tất cả mọi người đều có trách nhiệm giúp Nhà nước thực hiện và theo dõi việc thực hiện Công ước.
Một số điều khoản có liên quan đến chương trình Đạo đức lớp 4:
Điều 2, 9, 12, 13, 17, 18, 23, 26, 27, 28, 30, 31, 32,
Củng cố, dặn dò :
Hỏi : Bản Công ước quốc tế về quyền của trẻ em tập trung vào mấy nội dung, đó là những nội dung nào?
GV tóm tắt bài, nhận xét chung tiết học.
********************************************************************
Thứ năm ngày 25 tháng 2 năm 2010
Toán
LUYỆN TẬP
I.MỤC TIÊU:
 - Giúp HS nắm vững cách thực hiện phép trừ hai phân số, trừ một số tự nhiên cho một phân số, trừ một phân số cho một số tự nhiên.
- Gây hứng thú học toán cho HS.
II.ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
 Bảng phụ ghi sẵn nội dung các bài tập .
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Giới thiệu bài.
Hướng dẫn HS luyện tập: 
Bài 1. Tính :
a) - = b) - = c) - = 
1 HS nêu yêu cầu bài tập.
GV cho HS làm bài tập 1 vào vở.
Gọi 3 HS lên bảng chữa bài.
HS khác nhận xét, GV chữa bài. 
 Kết quả: a) 2 b) c) 
 Bài 2. Tính : 
 a) - = b) - = 
- GV yêu cầu HS tự làm bài vào vở. 
- GV giúp đỡ HS yếu. 
- 2 HS lên bảng chữa, HS khác nhận xét.
- GV chữa chung. 
 Kết quả : a) b) 
 Bài 3. Tính theo mẫu
Mẫu : 2 - = - = = 
 a) 4 - = b) - 2 = c) 3 - = 
- HS nêu yêu cầu bài tập( cả mẫu)
- Yêu cầu HS tự làm bài vào vở.
- GV quan sát giúp đỡ HS yếu.
- HS lên bảng chữa bài và nêu cách làm.
- GV nhận xét, chữa bài.
3.Củng cố , dặn dò:
 - GV nhận xét, tuyên dương những HS có ý thức học tốt.
Nhận xét tiết học.
Dặn HS về xem lại các bài tập.
**********************************
Hướng dẫn thực hành
Tập làm văn:LUYỆN TẬP TÌM Ý TRONG BÀI VĂN MIÊU TẢ CÂY CỐI
I. MỤC TIÊU :
-Giúp HS rèn luyện kĩ năng tìm ý lập dàn bài trong bài văn miêu tả đồ vật.
- Giáo dục học sinh lòng yêu quý thiên nhiên.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Tranh ảnh cây bóng mát.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
	A/ Kiểm tra bài cũ:
- Hãy kể tên một số cây thuộc các nhóm khác nhau: cây ăn quả, cây bóng mát, cây lấy gỗ. cây lương thực...
 (HS trả lời, GV nhận xét cho điểm)
	B/ Dạy bài mới:
	1, Giới thiệu bài, ghi bảng:
Đề bài : Tả một cây bóng mát trên đường phố hoặc đầu làng nơi em ở.
	2, Hướng dẫn HS lập dàn bài :
- GV gọi HS đọc đề bài.
- Hướng dẫn HS xác định trọng tâm đề bài ( Tả cây bóng mát )
- GV cho HS quan sát tranh ảnh một số cây bóng mát
- Gợi ý HS nhớ lại đặc điểm của cây bóng mát và kết quả quan sát để lập dàn ý.
- HS làm bài, GV quan sát, giúp đỡ HS yếu.
- Một số HS nối tiếp nhau đọc dàn ý.
- Cả lớp cùng GV nhận xét.
	3, Củng cố, dặn dò: 
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà nháp bài trước để tuần sau làm bài viết.
*********************************************************************
Thứ sáu ngày 26 tháng 2 năm 2010
Mĩ thuật
VẼ TRANG TRÍ
I,MỤC TIÊU:
- HS biết cách kẻ chữ nét đều và kẻ được một dòng chữ nét đều có tô màu.
- HS quan tâm đến nội dung các khẩu hiệu ở trường học và trong cuộc sống hàng ngày.
II.CHUẨN BỊ:
GV : Bảng chữ nét thanh nét đậm và chữ nét đều.
HS : Giấy vẽ, chì, màu, tẩy.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Giới thiệu bài, ghi bảng.
2. Bài mới :
Hoạt động 1: Quan sát , nhận xét
GV cho HS quan sát 2 kiểu chữ : chữ nét thanh, nét đậm và chữ nét đều để HS phân biệt.
HS phát biểu.
GV nhận xét, kết luận.
Hoạt động 2 : Cách kẻ chữ nét đều
GV cho HS quan sát H4 trang 57 SGK để HS nhận ra cách kẻ chữ nét thẳng, H5 trang 57 cách kẻ chữ nét cong.
HS nêu cách kẻ chữ nét đều, GV nhận xét.
Hoạt động 3 : Thực hành
HS thực hành kẻ chữ THI ĐUA.
HS thực hành trên giấy.
GV quan sát chung, hướng dẫn HS còn lúng túng, nhắc HS tô màu vào bài vẽ.
 Hoạt động 4 : Nhận xét, đánh giá
GV chọn một số bài dán lên bảng.
HS cùng GV nhận xét, xếp loại các bài.
 3. Dặn dò :
 Chuẩn bị bài sau : Vẽ tranh đề tài Trường em.
Ban giám hiệu kí duyệt
	 Ngày/ ./ 2010	
.

Tài liệu đính kèm:

  • docKE HOACH DAY HOC TUAN 24BUOI 2.doc