Kế hoạch dạy học các môn buổi 2/ ngày – Lớp 4 Tuần 25

Kế hoạch dạy học các môn buổi 2/ ngày – Lớp 4 Tuần 25

Toán

LUYỆN TẬP : PHÉP NHÂN PHÂN SỐ

I.MỤC TIÊU:

 - Giúp HS nắm vững cách thực hiện phép nhân hai phân số.

- Gây hứng thú học toán cho HS.

II.ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:

 Bảng phụ ghi sẵn nội dung các bài tập .

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:

1. Giới thiệu bài.

2. Hướng dẫn HS luyện tập:

Bài 1. Tính :

 a) x = b) x = c) x =

- 1 HS nêu yêu cầu bài tập.

- GV cho HS làm bài tập 1 vào vở.

- Gọi 3 HS lên bảng chữa bài.

- HS khác nhận xét, GV chữa bài.

 

doc 8 trang Người đăng haiphuong68 Lượt xem 580Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch dạy học các môn buổi 2/ ngày – Lớp 4 Tuần 25", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 25
Thứ hai ngày 1 tháng 3 năm 2010
Toán
LUYỆN TẬP : PHÉP NHÂN PHÂN SỐ
I.MỤC TIÊU:
 - Giúp HS nắm vững cách thực hiện phép nhân hai phân số.
- Gây hứng thú học toán cho HS.
II.ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
 Bảng phụ ghi sẵn nội dung các bài tập .
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Giới thiệu bài.
Hướng dẫn HS luyện tập: 
Bài 1. Tính :
 a) x = b) x = c) x = 
1 HS nêu yêu cầu bài tập.
GV cho HS làm bài tập 1 vào vở.
Gọi 3 HS lên bảng chữa bài.
HS khác nhận xét, GV chữa bài. 
 Kết quả: a) b) c) 
 Bài 2. Rút gọn rồi tính : 
 a) x = b) x = 
- GV yêu cầu HS tự làm bài vào vở. 
- GV giúp đỡ HS yếu. 
- 2 HS lên bảng chữa, HS khác nhận xét.
- GV chữa chung. 
 Kết quả : a) b) 
 Bài 3. Tính diện tích hình chữ nhật có chiều dài m và chiều rộng m. 
- Gọi HS đọc đề.
- Yêu cầu HS tự làm bài vào vở.
- HS lên bảng chữa bài và nêu cách làm.
- GV nhận xét, chữa bài. ( Đáp số : m2 )
3.Củng cố , dặn dò:
 - GV nhận xét, tuyên dương những HS có ý thức học tốt.
Nhận xét tiết học.
Dặn HS về xem lại các bài tập.
Thứ ba ngày 2 tháng 3 năm 2010
Âm nhạc
Ôn tập bài hát: CHIM SÁO
I.MỤC TIÊU:
-Học sinh thuộc lời bài hát “Chim sáo”.
-Tập biểu diễn từng nhóm trước lớp kết hợp động tác phụ họa.
- Học sinh mạnh dạn ca hát và tham gia biểu diễn trước lớp.
II.ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC:
Bảng phụ viết sẵn lời bài hát“Chim sáo” .
Một số động tác phụ họa bài hát.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
 1.Giới thiệu bài, ghi bảng.
 2.Hướng dẫn học sinh ôn tập bài hát.
Hoạt động 1.
-Giáo viên cho cả lớp hát bài “Chim sáo” và vỗ tay theo nhịp.
- Giáo viên nhận xét, sửa sai cho học sinh.
- Học sinh hát và thực hiện sửa sai.
Hoạt động 2.
-Giáo viên chia lớp thành hai nhóm, một nhóm hát, một nhóm gõ nhịp đệm theo tiết tấu lời ca.
-Học sinh hai nhóm thực hiện hát và gõ nhịp đệm . Nhóm này hát, nhóm kia gõ nhịp , sau đó đổi lại.
-Giáo viên quan sát nhắc nhở học sinh các nhóm thực hiện hát và gõ nhịp đúng theo tiết tấu lời ca.
Hoạt động 3.
Hướng dẫn học sinh hát kết hợp động tác phụ họa.
-Một số học sinh xung phong lên bảng hát và thực hiện các động tác phụ họa.
-Giáo viên nhận xét, góp ý thêm cho học sinh.
3.Củng cố, dặn dò:
Học sinh cả lớp hát bài hát “Chim sáo” và vỗ tay theo nhịp.
Giáo viên nhận xét,tuyên dương học sinh có ý thức học tập tốt.
Dặn học sinh về nhà luyện hát thuần thục bài hát và tập các động tác phụ họa cho nhuần nhuyễn.
*********************************************************************
Thứ tư ngày 3 tháng 3 năm 2010
Luyện từ và câu
CHỦ NGỮ TRONG CÂU KỂ AI LÀ GÌ?
	I. MỤC TIÊU:
- HS nắm được cấu tạo của chủ ngữ trong câu kể Ai là gì?
- Biết cách đặt câu hỏi để tìm chủ ngữ của câu kể Ai là gì?
- Thêm chủ ngữ để trở thành câu kể Ai là gì?
	II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Bảng phụ ghi nội dung bài tập 1.
	III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
	A/ Kiểm tra bài cũ:
- Câu kể Ai là gì? dùng để làm gì?
- Chủ ngữ trong câu kể Ai là gì? do những từ ngữ nào tạo thành?
 (2 HS trả lời, GV nhận xét cho điểm)
	B/ Dạy bài mới:
	1, Giới thiệu bài, ghi bảng:
	2, Hướng dẫn HS luyện tập:
 Bài 1: Tìm câu kể Ai là gì? trong các câu sau. Gạch dưới chủ ngữ của các câu tìm được.
	*Bác Hồ/ là vị cha chung
	Là sao Bắc Đẩu là vầng thái dương.
	 Ca dao
	*Bác/ là non nước trời mây
	Việt Nam có Bác mỗi ngày đẹp hơn.
	 Lê Anh Xuân
	*Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ
	Mặt trời chân lý chói qua tim
	Hồn tôi/ là một vườn hoa lá
	Rất đậm hương và rôn tiếng chim.
	 Tố Hữu
- GV nêu yêu cầu của bài tập.
- 3 HS nối tiếp nhau đọc các câu thơ.
- Cho HS thảo luận nhóm tìm các câu kể Ai là gì?
- Đại diện các nhóm báo cáo kêt quả.
- GV đánh dẫu những câu đó.
- Cho HS lên bảng xác định chủ ngữ của từng câu.
 Bài 2: Chủ ngữ trong từng câu kể Ai là gì? tìm được ở trên là danh từ hay cum danh từ?
- GV nêu câu hỏi, HS trả lời.
- GV chốt lại: (Chủ ngữ của các câu trên đều là danh từ)
 Bài 3: Điền vào chỗ trống từ làm chủ ngữ để hoàn chỉnh câu kể Ai là gì?
	a)Phạm Tuân là người Việt Nam đầu tiên bay vào vũ trụ.
	b)Hải Phòng là thành phố “Hoa phượng đỏ”.
	c)Đà Lạt là thành phố sương mù thơ mộng trên cao nguyên.
	d)Quốc Tử Giám là trường học đầu tiên của nước ta.
- GV nêu yêu cầu của bài tập.
- Tổ chức cho HS chơi tiếp sức.
- GV nhận xét, chốt lại ý đúng.
	3, Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà hoàn thành các bài tập này.
************************************************************************
Hoạt dộng ngoài giờ
Giới thiệu phòng ngừa thảm họa
BÀI 7 : CON NGƯỜI VÀ TÁC ĐỘNG CỦA HỌ ĐỐI VỚI HIỂM HỌA VÀ THẢM HỌA
I.MỤC TIÊU:
- GV giúp HS hiểu được con người đã làm tăng hiểm họa, thảm họa bằng nhiều cách khác nhau và con người có thể làm rất nhiều việc để phòng ngừa hiểm họa và giảm bớt thiệt hại do thảm họa gây ra thông qua các ví dụ cụ thể.
- Giáo dục HS ý thức bảo vệ môi trường.
II. CHUẨN BỊ:
Giáo viên và HS sưu tầm tranh ảnh, tư liệu có liên quan tới bài học
III. CÁC HOẠT ĐỘNG CHÍNH:
Giới thiệu bài.
Tổ chức hoạt động :
Hoạt động 1: Con người đã làm tăng thêm hiểm họa, thảm họa bằng nhiều cách khác nhau
- GV cho HS quan sát một số tranh ảnh đã chuẩn bị.
- GV nêu câu hỏi yêu cầu HS thảo luận nhóm 4
Đại diện nhóm phát biểu, HS nhóm khác bổ sung.
 GV nhận xét, chốt ý đúng.
 Hoạt động 2 : Con người có thể làm rất nhiều việc để phòng ngừa hiểm họa và giảm bớt thiệt hại do thảm họa gây ra
GV cho HS thảo luận nhóm đôi để nêu những việc con người có thể làm để phòng ngừa hiểm họa và giảm bớt thiệt hại do thảm họa gây ra.
Đại diện nhóm phát biểu, nhóm khác nhận xét, bổ sung.
GV ghi nhanh những ý đúng lên bảng.
 Hỏi : Các em và gia đình các em có thể làm gì để giảm bớt rủi ro của thảm họa?
- HS phát biểu, GV nhận xét, kết luận.
3. Củng cố, dặn dò :
GV tóm tắt nội dung bài.
Dặn HS về tuyên truyền cho mọi người hiểu được tác hại của thảm họa và những việc nên làm để giảm bớt thiệt hại do thảm họa gây ra.
************************************************************************
Thứ năm ngày 4 tháng 3 năm 2010
Toán
LUYỆN TẬP : TÌM PHÂN SỐ CỦA MỘT SỐ
I.MỤC TIÊU:
 - Giúp HS nắm vững cách giải bài toán dạng : Tìm phân số của một số.
- Gây hứng thú học toán cho HS.
II.ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
 Bảng phụ ghi sẵn nội dung các bài tập .
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
1/Giới thiệu bài.
2/Hướng dẫn HS luyện tập: 
Bài 1. Viết vào ô trống ( theo mẫu )
Tìm 
Thực hiện
 của 75 kg
75 x = 50 (kg)
 của 60 kg
 của 120 m
1 HS nêu yêu cầu bài tập.
GV cho HS làm bài tập 1 vào vở.
Gọi HS lên bảng chữa bài.
HS khác nhận xét, GV chữa bài. 
 Bài 2. Đàn gà có 245 con gà mái, số gà trống bằng số gà mái. Hỏi đàn gà có tất cả bao nhiêu con ?
- HS đọc đề.
- GV yêu cầu HS tự tóm tắt và làm bài vào vở. 
- GV giúp đỡ HS yếu. 
- Một HS lên bảng chữa, HS khác nhận xét.
- GV chữa chung. 
 ( Đáp số : 315 con gà ) 
 Bài 3. Một người có 125 kg gạo. Người đó đã bán đi số gạo. Hỏi người đó còn lại bao nhiêu kg gạo.
- Gọi HS đọc đề.
- Yêu cầu HS tự làm bài vào vở.
- 1 HS lên bảng giải.
- GV chấm một số bài, nhận xét, chữa : 
 Bài giải
Số kg gạo người đó đã bán là : 125 x = 50 (kg)
Số kg gạo người đó còn lại là : 125 - 50 = 75 (kg)
Đáp số : 75 kg gạo
 3/Củng cố , dặn dò:
 - GV nhận xét, tuyên dương những HS có ý thức học tốt.
Nhận xét tiết học.
Dặn HS về xem lại các bài tập.
************************************************************************
Hướng dẫn thực hành
Tập làm văn: LUYỆN TẬP TÓM TẮT TIN TỨC
I. MỤC TIÊU:
- HS biết tóm tắt tin tức, đặt tên cho bản tin.
- Biết viết một vài tin đơn giản.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Bảng phụ ghi nội dung bài tập 1.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:
	A/ Kiểm tra bài cũ:
- Muốn tóm tắt một bản tin ta làm theo mấy bước? là những bước nào?
 (HS trả lời, GV nhận xét)
	B/ Dạy bài mới:
	1, Giới thiệu bài, ghi bảng:
	2, Hướng dẫn HS luyện tập:
 Bài 1: Hãy đặt tên và viết phần tóm tắt in đậm cho mỗi bản tin sau:
	*Được sự quan tâm giúp đỡ của hội phụ huynh và hội Khuyến học huyện Nghi Lộc, Liên đội TNTP Hồ Chí Minh Trường Tiểu học Nghi Kim vừa tổ chức trao 3 suất học bổng cho các bạn học sinh nghèo học giỏi và một món quà cho bạn Tuấn Vinh lớp 1A có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Cũng trong dịp này, Liên đội đã tặng một suất học bổng trị giá 300 000đ cho các bạn ở trường Tiểu học Nghi Liên.
	*Chị Na-dơ-mi-de, người Thổ Nhĩ Kì đã được đưa tới bệnh viện vì một tai nạn hi hữu, có một không hai - bị bò rơi vào người! Số là trong khi dắt đàn bò đi ăn ở một cánh đồng gần đường ray tàu hỏa, chị đã gặp một chuyện không may. Một chú bò nhởn nhơ gặm cỏ quá gần đường tàu và bị húc tung lên trời khi đoàn tàu cao tốc chạy qua. Chú bò này không tìm chỗ khác để “hạ cánh” mà nhè đúng người chủ của nó. Kết quả là chị Na-dơ-mi-de phải vào viện với cái chân bị gãy.
- GV nêu yêu cầu của bài tập.
- 2 HS khá nối tiếp nhau đọc 2 bản tin.
- Cho HS thảo luận nhóm để tóm tắt bản tin và đặt tên.
- Đại diện các nhóm báo cáo kết quả.
-GV nhận xét: khuyến khích những nhóm tóm tắt ngắn gọn, đủ ý, đặt tên ấn tượng.
 Bài 2: Hãy viết một mẩu tin ngắn về một câu chuyện lạ em đã đọc được trên báo hoặc xem trên truyền hình và tóm tắt tin đó bằng 1- 2 câu.
- GV nêu yêu cầu của bài.
- HS suy nghĩ làm bài vào vở.
- GV thu chấm và đọc một vài bài hay trước lớp.
 3, Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn những HS chưa hoàn thành bài 2 về nhà làm cho xong.
************************************************************************
Thứ sáu ngày 5 tháng 3 năm 2010
Mĩ thuật
VẼ TRANH ĐỀ TÀI
I,MỤC TIÊU:
- HS biết tìm chọn nội dung và các hình ảnh đẹp về trường học để vẽ tranh.
- HS vẽ được bức tranh về trường mình, vẽ màu theo ý thích.
- HS thêm yêu mến trường của mình.
II.CHUẨN BỊ:
GV : Một số tranh ảnh về trường học.
HS : Giấy vẽ, chì, màu, tẩy.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Giới thiệu bài, ghi bảng.
2. Bài mới :
Hoạt động 1: Quan sát , nhận xét
GV cho HS quan sát tranh ảnh về trường học và gợi ý HS cách thể hiện đề tài nhà trường.
HS phát biểu.
GV nhận xét, kết luận.
Hoạt động 2 : Cách vẽ tranh
GV yêu cầu HS chọn nội dung để vẽ tranh về trường mình.
Gợi ý cho HS cách vẽ tranh.
+ Vẽ hình ảnh chính trước cho rõ nội dung đề tài đã chọn.
+ Vẽ thêm các hình ảnh khác cho nội dung phong phú hơn.
+ Vẽ màu theo ý thích, có đậm, có nhạt.
Hoạt động 3 : Thực hành
HS thực hành vẽ tranh.
GV quan sát chung, hướng dẫn HS còn lúng túng, nhắc HS tô màu vào bài vẽ.
 Hoạt động 4 : Nhận xét, đánh giá
GV chọn một số bài dán lên bảng.
HS cùng GV nhận xét, xếp loại các bài.
 3. Dặn dò :
 Sưu tầm tranh của thiếu nhi.
Ban giám hiệu kí duyệt
	 Ngày/ ./ 2010	

Tài liệu đính kèm:

  • docKE HOACH DAY HOC TUAN 25BUOI 2.doc