Kế hoạch dạy học lớp 4 Môn: khoa học

Kế hoạch dạy học lớp 4 Môn: khoa học

Con người cần gì để sống? - Nêu được con người cần thức ăn,nước uống, không khí, ánh sáng, nhiệt độ để sống.

Trao đổi chất ở người - Nêu được một số biểu hiện về sự trao đổi chất giữa cơ thể người với môi trường như: lấy vào khí ô- xi, thức ăn, nước uống; thải ra khí các -bô- nic, phân và nước tiểu.

- Hoàn thành sơ đồ sự trao đổi chất giữa cơ thể người với môi trường.

Ví dụ:

Khí ô-xi Khí các-bô-níc

Thức ăn Phân

Nước uống Nước tiểu

Trao đổi chất ở người (tt) - Kể tên một số cơ quan trực tiếp tham gia vào quá trình trao đổi chất ở người: tiêu hoá, hô hấp, tuần hoàn, bài tiết.

- Biết được nếu một trong các cơ quan trên ngừng hoạt động, cơ thể sẽ chết.

Các chất dinh dưỡng có trong thức ăn. Vai trò của chất bột đường. - Kể tên các chất dinh dưỡng có trong thức ăn: chất bột đường, chất đạm, chất béo, vitamin, chất khoáng.

- Kể tên những thức ănchứa nhiều chất bột đường: gạo, bánhmì, khoai, ngô, sắn.

- Nêu được vai trò của chất bột đường đói với cơ thể: cung cấp năng lượng cần thiết cho mọi hoạt động và duy trì nhiệt độ cơ thể.

 

doc 28 trang Người đăng thuthuy90 Lượt xem 10045Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Kế hoạch dạy học lớp 4 Môn: khoa học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kế hoạch dạy học lớp 4b
Môn: khoa học
Tuần
Tiết
Tên bài dạy
Yêu cầu cần đạt
Ghi chú
1
1
Con người cần gì để sống?
- Nêu được con người cần thức ăn,nước uống, không khí, ánh sáng, nhiệt độ để sống.
2
Trao đổi chất ở người
- Nêu được một số biểu hiện về sự trao đổi chất giữa cơ thể người với môi trường như: lấy vào khí ô- xi, thức ăn, nước uống; thải ra khí các -bô- nic, phân và nước tiểu.
- Hoàn thành sơ đồ sự trao đổi chất giữa cơ thể người với môi trường.
Ví dụ:
thải ra
lấy vào
cơ
thể người
Khí ô-xi Khí các-bô-níc
Thức ăn Phân
Nước uống Nước tiểu
2
3
Trao đổi chất ở người (tt)
- Kể tên một số cơ quan trực tiếp tham gia vào quá trình trao đổi chất ở người: tiêu hoá, hô hấp, tuần hoàn, bài tiết.
- Biết được nếu một trong các cơ quan trên ngừng hoạt động, cơ thể sẽ chết.
4
Các chất dinh dưỡng có trong thức ăn. Vai trò của chất bột đường.
- Kể tên các chất dinh dưỡng có trong thức ăn: chất bột đường, chất đạm, chất béo, vitamin, chất khoáng.
- Kể tên những thức ănchứa nhiều chất bột đường: gạo, bánhmì, khoai, ngô, sắn...
- Nêu được vai trò của chất bột đường đói với cơ thể: cung cấp năng lượng cần thiết cho mọi hoạt động và duy trì nhiệt độ cơ thể.
3
5
Vai trò của chất đạm và chất béo
- Kể tên những thức ăn chứa nhiều chất đạm (thit, cá, trứng, tôm, cua...) và chất béo (mỡ, dầu, bơ....)
- Nêu được vai trò của chất đạm và chất béo đối với cơ thể:
 + Chất đạm giúp xây dựng và đổi mới cơ thể.
 + Chất béo giàu năng lượng và giúp cơ thể hấp thụ vitaminA, D, E, K.
6
Vai trò của vitamin, chất khoáng và chất xơ
- Kể tên những thức ăn chứa nhiều vitamin (cà rốt, lòng đỏ trứng, các loại rau...), chất khoáng (thit, cá, trứng...), và chất xơ (các loại rau)
- Nêu được vai trò của vitamin, chất khoáng và chất xơ đối với cơ thể: 
+ vitamin rất cần cho cơ thể, nếu thiếu cơ thể sẽ bị bệnh
+ Chất khoáng tham gia xây dựng cơ thể, tạo men thúc đẩy và điều khiển hoạt động sống, nếu thiếu cơ thể sẽ bị bệnh.
+ Chất xơ không có giá trị dinh dưỡng nhưng rất cần để đảm bảo hoạt động bình thường của bộ máy tiêu hoá
4
7
Tại sao cần ăn phối hợp nhiều loại thức ăn
- Biết phân loại thức ăn theo nhóm chất dinh dưỡng.
- Biết được để có sức khoẻ tốt phải ăn phối hợp nhiều loại thức ăn và thường xuyên thay đổi món.
- Chỉ vào bảng tháp dinh dưỡng cân đối và nói: cần ăn đủ nhóm thức ăn chứa nhiều chất bột đường,nhóm chứa nhiều vitamin và chất khoáng; ăn vừa phải nhóm thức ăn chứa nhiều chất đạm; ăn có mức độ nhóm chứa nhiều chất béo; ăn ít đường và hạn chế ăn muối.
8
Tại cần phối hợp đạm động vật và đạm thực vật
 - Biết được cần ăn phối hợp đạm động vật và đạm TV để cunng cấp đầy đủ chất cho cơ thể.
 - Nêu ích lợi của việc ăn cá: đạm của cá dễ tiêu hơnđạm của gia súc , gia cầm.
5
9
Sử dụng hợp lý các chất béo và muối ăn.
- Biết được cần ăn phối hợp chất béo có nguồn gốc động vật và thực vật
- Nói về lợi ích của muối iốt(giúp cơ thể phát triển thể lực và trí tuệ).. Tác hại của thói quen ăn mặn(dễ gây bệnh huyết áp cao)
10
ăn nhiều rau và quả chín. Sử dụng thực phẩm sạch và an toàn
- Biết được hàng ngày cần ăn nhiều rau và qủa chín, sử dụng thực phẩm sạch và an toàn.
- Nêu được:
+ Một số tiêu chuẩn của thực phẩm sạch và an toàn (Giữ được chất dinh dưỡng; được nuôi, trồng, bảo quản và chế biến hợp vệ sinh; không bị nhiễm khuẩn, hoá chất; không gây ngộ độc hoặc gây hại lâu dài cho sức khoẻ con người).
+Một số biện pháp thực hiện vệ sinh ATTP (chọn thức ăn tươi, sạch, có giá trị dinh dưỡng, không có màu sắc, mùi vị lạ; dùng nước sạch để rửa thực phẩm, dụng cụ để nấu ăn; nấu chín thức ăn, nấu xong nên ăn ngay; bảo quản đúng cách những thức ăn chưa dùng hết).
6
11
Một số cách bảo quản thức ăn
- Kể tên một số cách bảo quản thức ăn: làm khô, ướp lạnh, ướp mặn, đóng hộp,
- Thực hiện một số biện pháp bảo quản thức ănaơr nhà.
12
Phòng một số bệnh do thiếu chất dinh dưỡng
- Nêu cách phòng tránh 1 số bệnh do ăn thiếu chất dinh dưỡng
+ Thường xuyên theo dõi cân nặng của em bé.
+ Cung cấp đủ chất dinh dưỡng và năng lượng.
- Đưa trẻ đi khám để chữa bệnh kịp thời.
Tuỳ vùng miền mà giáo viên có thể chú trọng bệnh do thiếu hay thừa chất dinh dưỡng.
7
13
Phòng bệnh béo phì
Nêu cách phòng bệnh béo phì:
- Ăn uống hợp lí, điều độ, ăn chậm, nhai kĩ.
- Năng vận động cơ thể, đi bộ và luyện tập TDTT.
14
Phòng một số bệnh lây qua đường tiêu hoá
- Kể tên một số bệnh lây qua đường tiêu hoá: tiêu chảy, tả, lị,...
- Nêu ng/nhân gây ra 1 số bệnh lây qua đường tiêu hoá: uống nước lã, ăn uống không vệ sinh, dùng thức ăn ôi thiu.
- Nêu cách phòng tránh một số bệnh lây qua đường tiêu hoá:
+ Giữ vệ sinh ăn uống.
+ Giữ vệ sinh cá nhân.
+ Giữ vệ sinh môi trường.
- Thực hiện giữ vệ sinh ăn uống để phòng bệnh.
8
15
Bạn cảm thấy thế nào khi bị bệnh?
- Nêu được một số biểu hiện khi cơ thể bị bệnh: hắt hơi, sổ mũi, chán ăn, mệt mỏi, đau bụng, nôn, sốt,
- Biết nói với cha mẹ, người lớn khi cảm thấy trong người khó chịu, không bình thường.
- Phân biệt được lúc cơ thể khoẻ mạnh và lúc cơ thể bị bệnh.
16
Ăn uống khi bị bệnh
- Nhận biết người bệnh cần được ăn uống đủ chất, chỉ một số bệnh phải ăn kiêng theo chỉ dẫn của bác sĩ.
- Biết ăn uống hợp lí khi bị bệnh.
- Biết cách phòng chống mất nước khi bị tiêu chảy: pha được dung dịch ô-rê-dôn hoặc chuẩn bị nước cháo muối khi bản thân hoặc người thân bị tiêu chảy.
9
17
Phòng tránh tai nạn đuối nước
- Nêu được một số việc nên và không nên làm để phòng tránh tai nạn đuối nước:
+ Không chơi đùa gần hồ, ao, sông, suối; giếng, chum, vại, bể nước phải có nắp đậy.
+ Chấp hành các quy định về an toàn khi tham gia giao thông đường thuỷ.
+ Tập bơi khi có người lớn và phương tiện cứu hộ.
- Thực hiện được các quy tắc an toàn phòng tránh đuói nước.
18
Ôn tập: Con người và sức khoẻ
Ôn tập các kiến thức về:
- Sự trao đổi chất giữa cơ thể với môi trường. 
- Các chất dinh dưỡng có trong thức ăn và vai trò của chúng. - Cách phòng tránh một số bệnh do thiếu hoặc ăn thừa chất dinh dưỡng và các bệnh lây qua đường tiêu hoá.
- Dinh dưỡng hợp lý.
- Phòng tránh đuối nước
10
19
Ôn tập: Con người và sức khoẻ
20
Nước có những tính chất gì ?
- Nêu được một số t/ chất của nước: nước là chất lỏng , trong suốt,không màu, không mùi, không vị, không có hình dạng nhất định; nước chẩy từ cao xuống thấp, chảy lan ra khắp mọi phía, thấm qua một số vật và hoà tan một số chất.
- Quan sát và làm thi nghiệm để phát hiện ra một số tính chất của nước. 
- Nêu đươc ví dụ về ứng dụng một số tính chất của nước trong đời sống: làm mái nhà dốc cho nước mưa chảy xuống, làm áo mưađể mặckhông bị ướt, 
GV có thể lựa chọn một số thí nghiệm đơn giản, dễ làm, phù hợp với điều kiện thực tế của lớp học để yêu cầu HS làm thí nghiệm.
11
21
Ba thể của nước
- Nêu được nước tồn tại ỏ 3 thể: lỏng, khí , rắn.
 - Làm thí nghiệm về sự chuyển thể của nước từ thể lỏng thành thể khí và ngược lại. 
22
Mây được hình thành như thế nào? mưa từ đâu ra?
- Biết mây, mưa là sự chuyể thể của nước trong tự nhiên.
12
23
Sơ đồ vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên
- Hoàn thành sơ đồ vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên.
Mây
Mây
 Mưa Hơi nước
Nước
- Mô tả vòng tuần hoàn của nước tronng tự nhiên:chỉ vào sơ đồ và nói về sự bay hơi,ngưng tụ của nước trong tự nhiên.
24
Nước cần cho sự sống
- Nêu được vai trò của nước trong đời sống, sản xuất và sinh hoạt;
+Nước giúp cơ thể hấp thu được những chất dinh dưỡng hoà tan lấy từ thức ăn và tạo thành các chất cần cho sự sống của sinnh vật. Nước giúp thải các chất thừa,chất độc hại.
+Nước được sử dụng trong đời sống hàng ngày, trong sản xuất nông nghiệp, công nghiệp.
13
25
Nước bị ô nhiễm
- Nêu đặc điểm chính của nước sạch và nước bị ô nhiễm:
+Nước sạch : trong suốt, không màu, không mùi, không vị, không chứa các vi sinnh vật hoặc các chất hoà tan có hại cho sức khoẻ con người.
+Nước bị ô nhiễm:có màu,có chất bẩn,có mùi hôi,chứa vi sinh vật nhiều quá mức cho phép ,chứa các chất hoà tan có hại cho sức khoẻ .
26
Nguyên nhân làm nước bị ô nhiễm
- Nêu được một số nguyên nhân làm ô nhiễm nguồn nước:
+ Xả rác,phân, nước thải bừa bãi,
+ Sử dụng phân bón hoá học,thuốc trừ sâu.
+ Khói bụi và khí thải từ nhà máy,
+ Vỡ đường ống dẫn dầu,
- Nêu tác hại của việc sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm đối với sức khoẻ con người: lan truyền nhiều bệnh,80% các bệnh là do sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm.
14
27
Một số cách làm sạch nước
- Nêu được một số cách làm sạch nước: lọc, khử trùng, đun sôi, 
- Biết đun sôi nước trước khi uống.
- Biết phải diệt hết các vi khuẩnvà loại bỏ các chất độc còn tồn tại trong nước.
28
Bảo vệ nguồn nước
- Nêu được một số biện phá để bảo vệ nguồn nước:
+Phải vệ sinh xunng quanh nguồn nước.
+Làm nhà tiêu tự hoại xa nnguồn nước.
+Xử lí nước thải bảo vệ hệ thống thoát nước thải
- Thực hiện bảo vệ nguồn nước.
15
29
Tiết kiệm nước
- THực hiện tiết kiệm nước. 
30
Làm thế nào để biết có không khí ?
- Làm TN để nhận biết xung quanh mọi vật và chỗ rỗng bên trong các vật đều có không khí. 
16
31
Không khí có những tính chất gì?
- Quan sát và làm thí nghiệm để phát hiện ra một số tính chất của không khí: trong suốt, không màu, không mùi, không có hình dạng nhất định; không khí có thể bị nén lại hoặc giãn ra.
- Nêu một số ví dụ về việc ứng dụng một số T/C của không khí trong đời sống: bơm xe,
32
Không khí gồm những thành phần nào?
- Quan sát và làm thí nghiệm để phát hiện ra một số thành phần của không khí: khí ni tơ, khí ôxi, khí các-bon-níc.
- Nêu được thành phần chính của không khí gồm khí ni tơ và khí ôxi. Ngoài ra còn có khí các-bô- níc, hơi nước, bụi, vi khuẩn,...
17
33-
34
Ôn tập và
kiểm tra HK I
 Ôn tập các kiến thức về: 
- Tháp dinh dưỡng cân đối. 
- Một số tính chất của nước và không khí; thành phần chính của không khí.
- Vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên.
- Vai trò của nước và không khí trong sinh hoạt, lao động sản xuất và vui chơi giải trí.
18
35
Không khí cần cho sự cháy
- Làm thí nghiệm chứng tỏ: 
+ Càng có nhiều không khí thì càng có nhiều ô-xi để duy trì sự cháy được lâu hơn.
+ Muốn sự cháy diễn ra liên tục không khí phải được lưu thông
- Nêu ứng dụng thực tế liên quan đến vai trò của không khí đối với sự cháy: Thổi bếp lửa cho lửa cháy to hơn, dập tắt lửa khi có hoả hoạn
36
Không khí cần cho sự sống
- Nêu được con người, động vật và thực vật phải có không khí để thở  ...  nhiều thuỷ sản nhất cả nước
- Nêu một số dẫn chứng chứng minh cho đặc điểm trên và nguyên nhân của nó.
- Khai thác kiến thức từ tranh ảnh bản đồ
22
20
LS
Trường học thời hậu Lê
Học xong bài này, HS biết:
- Nhà Hậu Lê rất quan tâm tới giáo dục. Tổ chức dạy học, thi cử, nội dung dạy học thời Hậu Lê
- Tổ chức giáo dục thời Hậu Lê có quy củ, nề nếp hơn trước
- Coi trọng sự tự học
Giảm nội dung học tập để thi cử (50); sửa câu hỏi 1: Em hãy kể (Bỏ y/cầu kể về nội dung học tập (50)
21
ĐL
Hoạt động sản xuất của người dân ở đồng bằng Nam Bộ
Học xong bài này học sinh biết
- ĐBNB là nơi có SX CN phát triển mạnh nhất của đất nước
- Nêu một số dẫn chứng cho đặc điểm trên và ng/nhân của nó.
- Chợ nổi trên sông là một nét độc đáo của miền Tây Nam Bộ
- Khai thác kiến thức từ tranh ảnh, bảng thống kê, bản đồ.
Giảm câu hỏi 2,3 (126)
23
21
LS
Văn học và khoa học thời hậu Lê
Học xong bài này, HS biết:
- Các tác phẩm thơ văn, công trình khoa học của những tác giả tiêu biểu dưới thời Hậu Lê, nhất là Ng Trãi, Lê Thánh Tông. 
- Đến thời Hậu Lê, VH và KH phát triển hơn các giai đoạn trước
- Dưới thời Hậu Lê, văn học và khoa học được phát triển rực rỡ
Giảm nội dung chữ nhỏ trang 51, có thể giảm câu hỏi1, 2 (52)
22
ĐL
Thành phố Hồ Chí Minh
Học xong bài này, HS biết:
- Chỉ vị trí thành phố Hồ Chí Minh trên bản đồ Việt Nam
- Trình bày những đặc điểm tiêu biểu của thành phố HCM
- Dựa vào bản đồ, tranh ảnh, bảng số liệu tìm kiến thức
Giảm yêu cầu từ TP HCM đến các tỉnh khác đi bằng phương tiện nào (128)
24
22
LS
Ôn tập
Học song bài này học sinh biết: 
- Nội dung từ bài bài 7 đên bài 19 trình bày bốn giai đoạn: buổi đầu độc lập , nước Đại Việt thời Lý, nước Đại Việt thời Trần và nước Đại Việt buổi đầu thời Hậu Lê
- Kể tên các sự kiện lịch sử tiêu biểu của mỗi giai đoạn và trình bày tóm tắt các sự kiện đó bằng ngôn ngữ của mình
Giảm nội dung lập bảng thống kê(52)
23
ĐL
Thành phố Cần Thơ
Học xong bài này, HS biết:
- Chỉ vị trí thành phố Cần Thơ trên bản đồ Việt Nam
- Vị trí địa lý của thành phố Cần Thơ có nhiều thuận lợi cho phát triển kinh tế
- Nêu những dẫn chứng thể hiện thành phố Cần Thơ là 1 trung tâm kinh tế, văn hoá, khoa học của đồng bằng Nam Bộ
Giảm yêu cầu từ TP Cần Thơ đến các tỉnh khác đi bằng phương tiện nào (131)
25
23
LS
Trịnh Nguyễn phân tranh
Học xong bài này, HS biết:
- Từ thế kỉ XVI , triêu đình nhà Lê suy thoái. Đất nước từ đây bị chia cắt thành Nam triều và Bắc triều, tiếp đó là Đàng Trong và Đàng Ngoài
- Nhân dân bị đẩy vào những cuộc chiến tranh phi nghĩa, cuộc sống ngày càng cực khổ không bình yên.
- Tỏ thái độ không chấp nhận việc đất nước bị chia cắt.
ND chữ nhỏ chuyển thành đọc thêm (54). Giảm câu hỏi 1 (55)
24
ĐL
Ôn tập
Học xong bài này, HS biết:
- Chỉ hoặc điền đúng vị trí ĐBBB, ĐBNB, sông Hồng, sông Thái Bình, sông Tiền, sông Hậu và sông Đồng Nai trên bản đồ, lược đồ Việt Nam
- So sánh sự giống và khác nhau giữa 2 đồng bằng BB và NB
- Chỉ trên bản đồ vị trí thủ đô Hà Nội, TP HCM, thành phố Cần Thơ và nêu một vài đặc điểm tiêu biểu của các thành phố này
26
24
LS
Cuộc khẩn hoang ở đàng trong
- Từ thế kỉ XVI các chúa Nguyễn đã đẩy mạnh việc khẩn hoang - Cuộc khẩn hoang từ thế kỉ XVI đã dần dần mở rộng diện tích sản xuất ở các vùng hoang hoá.
- Nhân dân các vùng khẩn hoang sống hoà hợp với nhau
- Tôn trọng sắc thái văn hoá của các dân tộc
25
ĐL
Dải đồng bằng duyên hải Miền Trung
Học xong bài này, HS biết:	
- Dựa vào bản đồ và lược đồ, chỉ và đọc tên các ĐB ở duyên hải miền Trung
- Duyên hải miền Trung có nhiều đồng bằng nhỏ, hẹp và nối với nhau tạo thành dải đồng bằng với nhiều đồi cát ven biển 
- Nhận xét lược đồ, ảnh, bảng số liệu để biết đặc điểm nêu trên - Chia sẻ với người dân MT về những khó khăn do th/ tai gây ra
Giải thích rõ khái niệm (Theo SGV-136)
27
25
LS
Thành thị ở thế kỉ 16-17
Học xong bài này học sinh biết :
- ở thế kỉ XVI - XVII nước ta nổi lên 3 thành thị lớn: Thăng Long, Phố Hiến, Hội An.
- Sự phát triển của thành thị chứng tỏ sự phát triển của nền kinh tế đặc biệt là thương mại.
Giảm ND "Nhà nghiên cứu... huyên náo (57)
26
ĐL
Người dân và hoạt động sản xuất ở đồng bằng duyên hải Miền Trung
Học xong bài này, HS biết:
- Giải thích được: Dân cư tập trung khá đông ở duyên hải miền Trung do có điều kiện thuận lợi cho sinh hoạt, sản xuất.
- Trình bày một số nét tiêu biểu về HĐ sản xuất nông nghiệp
- Khai thác các thông tin để giải thích sự phát triển của một số ngành sản xuất nông nghiệp ở đồng bằng duyên hải miền Trung 
Thay câu hỏi 1 (40): Dân tộc nào là dân tộc chủ yếu. Giảm yêu cầu quan sát hình 1, 2 (138). Bỏ câu hỏi 3 (140)
28
26
LS
Nghĩa quân Tây Sơn tiến ra Thăng Long (1786)
Học xong bài này học sinh biết:
- Trình bày sơ lược diễn biến cuộc tiến công ra Bắc diệt chính quyền họ Trịnh của nghĩa quân Tây Sơn.
- Việc nghĩa quân Tây Sơn làm chủ được Thăng Long có nghĩa là về cơ bản đã thống nhất được đất nước. 
Giảm 2 ND chữ nhỏ (59); câu hỏi 1,2 (60)
27
ĐL
Người dân và hoạt động sản xuất ở đồng bằng duyên hải Miền Trung (tt)
Học xong bài này học sinh biết:
- Trình bày một số nét tiêu biểu về một số HĐ: KT, DL, CN
- Khai thác các thông tin để giải thích sự phát triển của một số ngành kinh tế ở đồng bằng duyên hải miền Trung
- Dùng tranh, ảnh mô tả một cách đơn giản cách làm đường mía
- Nét đẹp trong sinh hoạt của người dân nhiều tỉnh miền Trung thể hiện qua việc tổ chức lễ hội
Giảm yêu cầu: Dựa vàoxây dựng nhà máy đường (142) giảm câu hỏi 3 (144)
29
27
LS
Quang Trung đại phá quân Thanhnăm 1789
Học xong bài này học sinh biết:
- Thuật lại diễn biến trận Quang Trung đại phá quân Thanh theo lược đồ
- Quân Quang Trung rất quyết tâm và tài chí trong việc đánh bại quân xâm lược nhà Thanh
- Cảm phục tinh thần quyết chiến quyết thắng quân xâm lược của nghĩa quân Tây Sơn
Nội dung mờ sáng tiêu diệt (62) chuyển thành nội dung đọc thêm. Giảm câu hỏi 2(63)
28
ĐL
Thành phố Huế
Học xong bài này HS biết:
- Xác định vị trí Huế trên bản đồ Việt Nam
- Giải thích được vì sao Huế được gọi là cố đô và ở Huế du lịch lại phát triển
- Tự hào về thành phố Huế (được công nhận là Di sản Văn hoá thế giới từ năm 1993)
Giảm yêu cầu quan sát H1,các hình ảnh. Giảm câu hỏi 1,4 (146)
30
28
LS
Những chính sách về kinh tế và văn hoá của vua Quang Trung
Học sinh biết:
- Kể được 1 số chính sách về KT và VH của vua Quang Trung
- Tác dụng của các chính sách đó.
Giảm câu hỏi 2 (64). Hãy nhớ lại.
29
ĐL
Thành phố Đà Nẵng
Học xong bài này học sinh biết:
- Dựa vào bản đồ VN xác định và nêu được vị trí Đà Nẵng.
- Giải thích được vì sao Đà Nẵng vừa là thành phố cảng vừa là thành phố du lịch.
Giảm YC cho biết từ Đà Nẵng đến tỉnh khác đi bằng phương tiện nào (148) và YC quan sát H1. Khách DL (148)
31
29
LS
Nhà Nguyễn thành lập
Học song bài này HS biết:
- Nhà Nguyễn ra đời trong hoàn cảnh nào, kinh đô đóng ở đâu và một số ông vua đầu thời Nguyễn
- Nhà Nguyễn thiết lập một chế độ quân chủ rất hà khắc và chựt chẽ để bảo vệ quyền lợi của dòng họ mình
Giảm nội dung bộ luật Gia Long (66)
30
ĐL
Biển đảo và quần đảo
Học song bài này học sinh biết:
- Chỉ trên bản đồ VN vị trí biển Đông, vịnh Bắc Bộ, vịnh Hạ Long, vịnh Thái Lan, các đảo và quần đảo Cái Bầu, Cát Bà, Phú Quốc, Côn Đảo, Hoàng Sa, Trường Sa.
- Trình bày một số đặc điểm tiêu biểu của biển và đảo, quần đảo nước ta.
- Vai trò của biển Đông, các đảo và quần đảo đối với nước ta.
Giảm yêu cầu cho biết biển đông.Tìm trên.Bỏ câu hỏi 3 (150)
32
30
LS
Kinh thành Huế
Học sinh biết:
- Sơ lược về quá trình xây dựng : sự đồ sộ, vẻ đẹp của kinh thành và lăng tẩm ở Huế.
- Tự hào vì Huế được công nhận là một di sản văn hoá thế giới.
31
ĐL
Khai thác khoáng sản và hải sản ở vùng biển Việt Nam
- HS biết được vùng biển nước ta có nhiều hải sản, dầu khí; nước ta đang khai thác dầu khí ở thềm lục địa phía nam và khai thác cát trắng ở ven biển.
- Một số nguyên nhân làm cạn kiệt nguồn hải sản và ô nhiểm môi trường biển.
- Chỉ trên bản đồ Việt N vùng khai thác dầu khí, đánh bắt nhiều hải sản ở nước ta.
- Có ý thức giữ gìn VSMT biển khi tham quan, nghỉ mát...
Giảm câu hỏi 3 (154)
33
31
LS
Tổng kết
- Hệ thống đươc quá trình phát triển của lịch sử nước ta từ buổi đầu dựng nước đến giữa thế kỉ XIX.
- Nhớ được các sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử tiêu biểu trong quá trình dựng nước và giữ nước của dân tộc ta từ thời Hùng Vương đến buổi đầu thời Nguyễn .
-Tự hào về truyền thống dựng nước và giữ nước của dân tộc
Giảm yêu cầu lập bảng (69)
32
ĐL
Ôn tập
- Sau bài học HS có khả năng:
- Biết chỉ trên bản đồ vị trí dãy núi Hoàng Liên Sơn, đỉnh Pan – xi - Păng, ĐBBB, ĐBNB, ĐB duyên hải MT, các cao nguyên, Tây nguyên và các thành phố đã học
- So sánh và hệ thống hoá ở mức đơn giản các kiến thức về TN, con người, HĐSX của ngươuì dân ở Hoàng Liên Sơn, Trung du Bắc Bộ, Tây Nguyên,.ĐBBB, ĐBNB....
Giảm nội dung nêu 1 số đặc điểm của Hà Nội, Hải Phòng, Huế..và yêu cầu 4
34
32
LS
Ôn tập học kì 2
- Hệ thống đươc quá trình phát triển của lịch sử nước ta từ buổi đầu dựng nước đến giữa thế kỉ XIX.
- Nhớ được các sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử tiêu biểu trong quá trình dựng nước và giữ nước của dân tộc ta từ thời Hùng Vương đến buổi đầu thời Nguyễn.
-Tự hào về truyền thống dựng nước và giữ nước của dân tộc
33
ĐL
Ôn tập học kì 2
- Sau bài học HS có khả năng:
- Trình bày một số đặc điểm tiêu biểu của các thành phố đã học
- Rèn luyện củng cố kĩ năng phân tích bản đồ, lược đồ, sơ đồ
- Tôn trọng các nét đực trưng VH của ngưpời dân ở các vùng miền
35
33
LS
Kiểm tra định kì LS cuối học kì 2
- Kiểm tra để đánh giá việc nắm kiến thức của HS về phân môn lịch sử mà các em đã học trong học kì II
- HS nhớ rõ được các sự kiện lịc sử và nhân vật cũng như các ý ngiã của các sự kiện lịch sử đối với nước ta
- Giáo dục các em lòng tự hào về truyền thống của dân tộc và ý thức tự giác trong học tập
34
ĐL
Kiểm tra định kì LS cuối học kì 2
- Kiểm tra để đánh giá việc nắm kiến thức mà HS đã được học về phân môn địa lí trong học kì II vừa qua
- Rèn kĩ năng làm bài cho học sinh
- Giáo dục học sinh ý thức tự giác học bài và làm bài
Đồng Luận, ngày 3 tháng 9 năm 2008
Duyệt kế hoạch
Ban giám hiệu
Đồng Luận, ngày 3 tháng 9 năm 2008
Duyệt kế hoạch
Tổ trưởng CM
Đồng Luận, ngày 1 tháng 9 năm 2008
Người lập kế hoạch
Thạch Thị Bích Lan

Tài liệu đính kèm:

  • docGAn lop 4 tieng viet.doc