I. MỤC TIÊU BÀI DẠY:
Học sinh đọc đúng và nhanh bài. Ngắt nghỉ đúng dấu phẩy, dấu chấm.
Tìm được tiếng trong và ngoài bài có vần anh, ách. Đặt được câu ứng dụng.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Tranh , sách giáo khoa, máy chiếu.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Trường TH Quan Hoa Thứ hai ngày 21 tháng 3 năm 2011 Người soạn: Đặng Thị Hoa Tuần: 26 Lớp : 1B Tiết: KẾ HOẠCH DẠY HỌC TIẾNG VIỆT Phân môn: Tập đọc CÁI BỐNG MỤC TIÊU BÀI DẠY: Học sinh đọc đúng và nhanh bài. Ngắt nghỉ đúng dấu phẩy, dấu chấm. Tìm được tiếng trong và ngoài bài có vần anh, ách. Đặt được câu ứng dụng. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Tranh , sách giáo khoa, máy chiếu. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: Thời gian Nội dung các hoạt động dạy học Phương pháp hình thức tổ chức các hoạt động dạy học tương ứng Ghi chú 5’ Bài cũ: Kiểm tra đọc bài tập đọc trước: “ Mưu chú sẻ”. GV: Bài tập đọc hôm trước các con học bài gì? 3 HS đọc bài: HS 1 đọc đoạn 1, trả lời câu hỏi: “ Bàn tay mẹ làm những việc gì cho chị em Bình” GV nhận xét, cho điểm. HS 2 đọc đoạn 2, trả lời câu hỏi: “ Đọc câu văn diễn tả tình cảm của Bình với đôi bàn tay mẹ”. GV nhận xét, cho điểm. HS 3 đọc cả bài. GV nhận xét, cho điểm. GV nhận xét chung giờ kiểm tra bài cũ: Qua giờ kiểm tra bài cũ, cô thấy lớp mình về nhà đã chăm chỉ ôn bài. Cô khen cả lớp mình. 25’ Bài mới: Giới thiệu bài: Hướng dẫn HS luyện đọc: Đọc mẫu: Luyện đọc tiếng khó: khéo, gánh, ròng, ra. Luyện đọc từ khó: khéo sảy, khéo sang, gánh đỡ, nấu cơm, đường trơn, mưa ròng. Luyện đọc câu: 3 lần. Luyện đọc đoạn: NGHỈ GIỮA GIỜ GV cho HS hát 1 bài Luyện đọc cả bài: Ôn lại các vần: Bài tập 1: Tìm tiếng trong bài có chứa vần anh. Bài tập 2: Nói câu chứa tiếng có vần anh, ach GV treo tranh và hỏi tranh vẽ gì? HS nói các hình ảnh trong tranh. GV: “ Trong tranh là bạn Bống và mẹ bạn. Vậy bạn Bống đã giúp mẹ việc gì. Cô cùng các con tìm hiểu qua bài tập đọc hôm nay. GV giới thiệu và ghi lên bảng. GV đọc mẫu 1 lần: “ Cô đọc mẫu bài tập đọc, các con chú ý lắng nghe và đọc nhẩm bài tập đọc.” 1 HS đọc bài tập đọc. Các con vừa nghe cô đọc bài tập đọc, bạn nào giỏi tìm cho cô tiếng trong bài: Có vần “eo”: HS tìm đọc “ khéo”. Luyện đọc kết hợp phân tích tiếng khéo. So sánh 2 vần eo và oe (vần eo có âm e đứng trước, âm o đứng sau; vần oe có âm o đứng trước, âm e đứng sau). Đọc cá nhân- đồng thanh Có âm đầu là “g”: gánh Có âm đầu là “r”: ròng, ra đọc Các con vừa luyện đọc các tiếng khó khá tốt rồi. Để đọc tốt hơn bài tập đọc cô cùng các con cùng luyện đọc các từ khó. Các con tìm trong bài tiếng “khéo” có trong từ nào? HS trả lời từ: “ khéo sảy khéo sàng”. Tiếng gánh có trong từ nào? HS trả lời: gánh đỡ. Ngoài từ khéo sảy khéo sàng, gánh đỡ cô thấy trong bài tập đọc còn có các từ khác khó đọc như: nấu cơm, đường trơn, mưa ròng ( đọc cá nhân: A, B, C đọc từng từ, 1HS đọc tất cả các từ- đồng thanh). Giải nghĩa từ: Bạn nào cho cô biết mưa ròng là cơn mưa như thế nào? ( Mưa ròng là cơn mưa to, kéo dài lâu). Để đọc tốt bài tập đọc, lớp mình sẽ luyện đọc từng dòng thơ. 1 HS đọc dòng thơ thứ nhất, GV hỏi HS cách ngắt (ngắt sâu tiếng Bống). 1 HS đọc lại. Đồng thanh. 1 HS đọc câu 2, cách ngắt: sau tiếng sảy, sàng. Vì sao ngắt sau tiếng sảy. Cho HS đọc lại, đồng thanh. 1 HS đọc câu 3, ngắt sau tiếng nào? (Bống). Cho HS đọc lại, đồng thanh. 1 HS đọc câu 4, ngắt sau tiếng đỡ. Cho HS đọc lại, đồng thanh. HS đọc nối tiếp cả bài. Mỗi bạn đọc 1dòng thơ, các bạn khác lắng nghe bạn đọc và nhận xét. Hướng dẫn HS đọc từng câu theo hình thức đọc nối tiếp. HS nhận xét so sánh giữa các nhóm, GV nhận xét. Bài thơ thuộc thể thơ lục bát. Mỗi câu thơ gồm 1 dòng 6 tiếng và 1 dòng 8 tiếng. Lớp mình luyện đọc từng câu thơ Bạn A đọc câu thơ đầu( đọc đầu bài). Cả lớp đọc đồng thanh khổ thơ đó. Làm tương tự với câu sau. Lớp mình học đã thấy mệt chưa nhỉ? Các con cùng hát 1 bài cho đỡ mệt nhé. Bạn nào lớp mình giỏi đứng lên đọc cả bài tập đọc? 4- 5 em đọc, GV nhận xét. Cả lớp đọc đồng thanh. GV tổ chức cho HS thi đọc giữa nhóm nam và nhóm nữ. HS, GV nhận xét. GV cho điểm. HS mở sách. GV gọi HS đọc yêu cầu của bài tập 1. HS tìm và đọc các tiếng: bang, gánh, sàng GV yêu cầu HS gạch chân vào sách. Cả lớp đọc đồng thanh. HS phân tích vần anh ( gồm có âm a đứng trước, âm nh đứng sau. Giờ cô xem bạn nào đặt được nhiều câu chưa tiếng có vần anh, ach nhé. Các con quan sát tranh sau và đặt câu chứa tiếng có vần anh để tả lại bức tranh. HS quan sát tranh và đặt câu. Lớp mình đã đặt được khá nhiều câu chứa tiếng có vân anh cô có câu sau: Nước chanh mát và bổ. Lớp đọc đồng thanh. GV tổ chức cho HS nói câu có chứa tiếng có vần anh. Làm tương tự với câu chứa tiếng có vần ach. GV nhận xét, cho điểm. GV yêu cầu HS so sánh 2 vần anh ach ( cả 2 vần đều có âm a đứng trước, nhưng vần anh thì có âm nh đứng sau, vần ach thì có âm ch đứng sau) Tranh minh họa. Tô màu vần eo trong tiếng khéo. Tô màu tiếng gánh, ròng, ra. Gạch chân bằng phấn màu từ khéo sảy khéo sàng. Gạch chân từ gánh đỡ. Gạch chân các từ nấu cơm, đường trơn, mưa ròng. Giáo viên đánh dấu ngắt. Cuối mỗi câu thơ có 1 dấu gạch //. Củng cố: Cả lớp đọc đồng thanh bài tập đọc. Nhận xét chung giờ học. Khen, tuyên dương. Nhắc nhở những em đọc chưa tốt. Dặn dò: Tiết 2 luyện đọc tiếp
Tài liệu đính kèm: