Kế hoạch giảng dạy khối 4 tuần 6

Kế hoạch giảng dạy khối 4 tuần 6

Tập đọc

NỖI DẰN VẶT CỦA AN - ĐRÂY-CA

I .MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:

-Biết đọc với giọng kể chậm rãi, tình cảm, bước đầu biết phân biệt lời nhân vật với lời người kể chuyện .

- Hiểu nội dung: Nỗi dằn vặt của An- đrây- ca thể hiện trong tình yêu thương , ý thức trách nhiệm với người thân, lòng trung thực, sự nghiêm khắc với lỗi lầm của bản thân.( trả lời được các CH trong SGK)

- GD HS ứng xử lịch sự trong giao tiếp.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

 - GV:Tranh minh hoạ SGK, bảng phụ

III . CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

1. Kiểm tra bài cũ:

- Gọi 2 HS đọc thuộc lòng bài Gà Trống và Cáo và trả câu hỏi sau:Câu chuyện khuyên chúng ta điều gì?

 - GV nhận xét, cho điểm.

 

doc 21 trang Người đăng minhanh10 Lượt xem 507Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Kế hoạch giảng dạy khối 4 tuần 6", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH GIẢNG DẠY KHỐI 4 
 TUẦN 6
 ( Từ ngày 30/ 09/2013 đến ngày 04/10/ 2013) 
Thứ Ngày
Môn học
Tiết
Tên bài dạy
Hai
30/09/2013
Chào cờ
Toỏn
Tập đọc
Lịch sử
Đạo đức
26
11
6
6
Luyện tập
Nỗi dằn vặt của An-đrây- ca
Khởi nghĩa Hai Bà Trưng
Biết bày tỏ ý kiến ( tiết 2)
Ba
01/10/2013
Thể dục
Toán
Âm nhạc
LTVC
Chính tả
11
27
6
11
 6
Tập hợp hàng ngang ,hàng dọc..
LuyÖn tËp chung
Giíi thiÖu mét vµi nh¹c cô d©n ..
Danh tõ chung vµ danh tõ riªng
TuÇn 6
Tư
02/10/2013
Thể dục
Tập đäc
To¸n
KÓ chuyÖn
Khoa häc
12
12
28
6
11
Tập hợp hàng ngang ,hàng dọc
ChÞ em t«i
LuyÖn tËp chung
KÓ chuyÖn ®· nghe ®· ®äc
Mét sè c¸ch b¶o qu¶n thøc ¨n
Năm
03/10/2013
Tập làm văn
Toỏn
LTVC
Địa lý
Mỹ Thuật
11
29
13
6
 6
Trả bài văn viết thư
Phép cộng
MRVT: Trung thực -Tự trọng
Tây Nguyên
Vẽ theo mẫu
Sáu
04/10/2013
Tập làm văn
Toán
Kĩ thuật
Khoa học
SH
12
30
6
12
Luyện tập XD đoạn văn kể .....
Phép trừ
Khõu ghộp hai mảnh vải..
Phòng một số bệnh do thiếu chất ....
 BGH phª duyÖt Tæ tr­ëng
 Đỗ Thị Thanh
Thứ hai ngày 30 tháng 09 năm 2013
Tập đọc
NỖI DẰN VẶT CỦA AN - ĐRÂY-CA
I .MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:
-Biết đọc với giọng kể chậm rãi, tình cảm, bước đầu biết phân biệt lời nhân vật với lời người kể chuyện .
- Hiểu nội dung: Nỗi dằn vặt của An- đrây- ca thể hiện trong tình yêu thương , ý thức trách nhiệm với người thân, lòng trung thực, sự nghiêm khắc với lỗi lầm của bản thân.( trả lời được các CH trong SGK)
- GD HS ứng xử lịch sự trong giao tiếp.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 - GV:Tranh minh hoạ SGK, bảng phụ
III . CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
1. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 2 HS đọc thuộc lòng bài Gà Trống và Cáo và trả câu hỏi sau:Câu chuyện khuyên chúng ta điều gì?
 - GV nhận xét, cho điểm.
2. Dạy học bài mới: 
2.1. Giới thiệu bài: 
- GV giới thiệu bài thông qua tranh minh họa.
2.2.Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài
a.Luyện đọc:
- GV gọi 1HS khá đọc toàn bài.
- HS chia đoạn: 2 đoạn
 +Đoạn 1: An- đrây- ca....đến mang về nhà.
 +Đoạn 2: Bước vào phòng...đế ít năm nữa.
- HS tiếp nối đọc từng đoạn (2 lượt) .
+ Lượt1: GV sửa lỗi phát âm, cách ngắt nghỉ câu dài.
+ Lượt2: GV giúp HS hiểu nghĩa từ mới. HS khá đặt câu với từ:dằn vặt
- HS đọc theo nhóm GV theo dõi và giúp đỡ nhóm yếu.
- Gọi 1 HS đọc toàn bài trước lớp.
- GV đọc mẫu
b.Tìm hiểu bài
*Đoạn 1:
- G V gọi 1HS đọc đoạn 1, cả lớp nhìn SGK đọc thầm theo bạn và trả lời các câu hỏi 1 trongSGK.
- GV ghi bảng: nhập cuộc, chơi, chạy một mạch.
- HS trả lời lần lượt các câu hỏi, GV chỉnh sửa và cho HS tìm ý 1
+Ý1: An- đrây- ca mải chơi quên lời mẹ dặn
- GV gọi 2 HS nhắc lại
*Đoạn 2:
- GV gọi 1 HS đọc đoạn 2, cả lớp đọc thầm và trả lời các câu hỏi 2,3,4 trongSGK:
- GVkết hợp ghi bảng: Ông đã qua đời, òa khóc, cả đêm nức nở,
- GV yêu cầu HS tìm ý 2, GV cùng HS nhận xét và chốt ý đúng.
+Ý 2: Nỗi dằn vặt của An- đrây-ca khi ông mất.
- GV gọi 3 HS nhắc lại.
- GV yêu cầu1 HS đọc cả bài, cả lớp đọc thầm và tìm nội dung chính của bài.
- GV cho HS nhận xét và chỉnh sửa, GV chốt:
 	?Nỗi dằn vặt của An- Đrây- ca thể hiện phẩm chất đáng quý, tình yêu thương và ý thức trách nhiệm với người thân, lòng trung thực, sự nghiêm khắc với lỗi lầm của bản thân.
- 3 HS nhắc lại.
c.Đọc diễn cảm:
- Gọi 2 HS đọc tiếp nối, cả lớp theo dõi để tìm ra giọng đọc hay.
- GV treo bảng phụ và hướng dẫn luyện đọc đoạn 2 
- GV tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm.
- HS luyện đọc theo vai.
- Thi đọc đoạn 2 và toàn bài.
- GV nhận xét, cho điểm
3. Củng cố, dặn dò:
 	- Hỏi: Nếu đặt tên khác cho truyện em sẽ đặt tên câu chuyện này là gì? (Chú bé trung thực, chú bé An- Đrây- ca
-Nhắc HS biết cảm thông với người khác 
 	- Nhận xét tiết học, dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài “Chị em tôi”.
Toán
LUYỆN TẬP
I . MỤC TIÊU:
- Có kĩ năng đọc được một số thông tin trên biểu đồ.
- Cả lớp làm BT 1,2.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 - HS:Phiếu tập toán .
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
1. Kiểm tra bài cũ:
 - GV gọi 1HS đứng lên chữa bài tập 2 trang 32 trong SGK, HS cả lớp chú ý nhận xét, bổ sung.
 - GV nhận xét, ghi điểm.
2.Bài mới :
2.1- Giới thiệu bài:
 GV nêu mục tiêu tiết học 
2.2- Dạy học bài mới:
Hướng dẫn luyện tập: Làm bài trong SGK
 Bài 1: GV cho HS nêu yêu cầu bài tập
 - HS tự làm bài vào vở bài tập, sau đó gọi 1HS lên bảng chữa bài, HS cả lớp chú ý quan sát nhận xét bổ sung.GV chốt kết quả đúng:
a. Tuần1: 200m vải hoa
b. Tuần3: 100m vải hoa
c. Cả 4 tuần: 700m vải hoa
d. Cả 4 tuần: 1200m vải
e. Tuần3 bán nhiều hơn tuần1: 200m vải trắng
 Bài 2: Xử lý số liệu trong biểu đồ cột
- Yêu cầu 1HS đọc đầu bài, quan sát bảng số liệu: Số ngày mưa có trong 3 tháng năm 2004
- HS làm bài vào vở .Gọi 1 số HS trình bày kết quả miệng, HS khác nhận xét. GV nhận xét chung, chốt kết quả đúng:
 a.18 ngày b. 12 ngày c. 12 ngày
3. Củng cố- dặn dò:
- Nhận xét tiết học,dặn HS về nhà làm bài tập trong VBT.
Lịch sử
KHỞI NGHĨA HAI BÀ TRƯNG (NĂM 40)
 I.MỤC TIÊU:
- Kể ngắn gọn cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng( chú ý nguyên nhân khởi nghĩa, người lãnh đạo, diễn biến, ý nghĩa)
- Sử dụng lược đồ để kể lại nét chính về diễn biến cuộc khởi nghĩa
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 - GV: Hình trong SGK, lược đồ khởi nghĩa hai Bà Trưng.
 - HS : Vở bài tập lịch sử.
 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
1. Kiểm tra bài cũ: 
- GV gọi 2 HS trả lời: Khi nước ta bị các triều đại phong kiến phương Bắc đô hộ thì về văn hóa, kinh tế đất nước ta như thế nào?
2. Bài mới: 
2.1.Hoạt động1: Tìm hiểu nguyên nhân cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng:
- GV chia nhóm 4.
- Giáo viên đưa ra vấn đề cho học sinh thảo luận theo nhóm 4.
 +Tìm hiểu nguyên nhân của cuộc khởi nghĩa Hai bà Trưng có 2 ýkiến :
- Do nhân dân ta căm thù giặc , đặc biệt là Thái thú Tô Định.
- Do Thi Sách chồng của bà Trưng Trắc bị giết hại.
 	+Theo em ý kiến nào đúng vì sao?
- Đại diện học sinh trình bày. 
- Học sinh và giáo viên nhận xét bổ sung.
* GV chốt lại: Do nhân dân ta căm thù giặc, đặc biệt là Thái thú Tô Định.
2.2.Hoạt động2: Diễn biến của cuộc khởi nghĩa
 - Giáo viên giải thích cho học sinh cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng diễn ra trên phạm vi rất rộng.
- HS dựa vào lược đồ trình bày lại diễn biến cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng.
- GV yêu cầu học sinh khá, giỏi trình bày lại diễn biến cuộc khởi nghĩa trước lớp dựa vào lược đồ.GV cho các HS khác nhận xét và đánh giá.
2.3.Hoạt động 3: Ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa
- GV nêu câu hỏi: Khởi nghĩa Hai Bà Trưng thắng lợi có ý nghĩa gì?
- GV có thể gợi ý cho học sinh trả lời.
- Học sinh khác nhận xét.
- Giáo viên bổ sung kết luận:Đây là cuộc khởi nghĩa giành độc lập đầu tiên của nhân dân ta sau 200 năm bị phong kiến đô hộ. Khẳng định truyền thống bất khuất của nhân dân ta. 
3.. Củng cố, dặn dò
 - Nhận xét tiết học, dặn HS về nhà làm tiếp các bài tập trong vở bài tập, 
 Đạo đức
BIẾT BÀY TỎ Ý KIẾN ( tiết 2)
I.MỤC TIÊU:
 - Biết được: Trẻ em cần phải được bày tỏ ý kiến về những vấn đề có liên quan đến trẻ em.
 - Bước đầu biết bày tỏ ý kiến của bản thân và lắng nghe, tôn trọng ý kiến của người khác. 
 + HS K- G biết: Trẻ em có quyền được bày tỏ ý kiến về những vấn đề có liên quan đến trẻ em.
 + Mạnh dạn bày tỏ ý kiến của bản thân,biết lắng nghe và tôn trọng ý kiến của người khác. 
 - Trẻ em có quyền bày tỏ ý kiến về vấn đề môi trường có liên quan đến trẻ em 
 - HS cần bày tỏ ý kiến của mình với cha mẹ, với thầy cô giáo với chính quyền địa phương về môi trường sống của em trong gia đình,về môi trường lớp học, về môi trường ở cộng đồng địa phương.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 	- HS:Vở bài tập đạo đức.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
1. Kiểm tra bài cũ:
- GV gọi 2 HS nêu ghi nhớ tiết 1.
2. Dạy học bài mới:
2.1 Hoạt động 1:Tiểu phẩm Một buỏi tối trong gia đình bạn Hoa
- GV nêu nội dung tiểu phẩm (như trong SGV).
- HS đóng vai theo tiểu phẩm gồm 3 vai: Hoa, bố Hoa, mẹ Hoa. Cả lớp theo dõi.
- HS thảo luận theo câu hỏi của GV.
- HS trả lời từng câu hỏi
- GVnhận xét bổ sung và kết luận: Mỗi gia đình có những vấn đề, khó khăn riêng. Là con cái, các em nên cùng bố, mẹ tìm cách giải quyết, tháo gỡ, nhất là các vấn đề có liên quan đến các em. Khi bày tỏ ý kiến cần rõ ràng, lễ độ
2.2. Hoạt động2: Trò chơi Phóng viên
- GV hướng dẫn HS cách chơi trò chơi phóng viên và phỏng vấn các bạn trong lớp theo các câu hỏi trong bài tập 3.
 Ví dụ:
+ Người mà bạn yêu quý nhất là ai?
+ Điều bạn quan tâm nhất hiện nay là gì? (GV dành cho HS khá giỏi hỏi)
- Học sinh thực hiện trò chơi phóng viên phỏng vấn bạn về quyền được bày tỏ ý kiến và có suy nghĩ riêng của mình.
- Giáo viên nhận xét bổ sung sau mỗi lần chơi trò chơi và rút ra kết luận.
- GV kết luận chung: Mỗi người đều có quyền có những suy nghĩ riêng và có quyền bày tỏ ý kiến của mình. 
2.3.Hoạt động3: Học sinh trình bày bài viết (Bài tập 4)
- GV cho HS đọc yêu cầu bài tập. Yêu cầu các em làm bài, GV theo dõi nhắc nhở HS còn yếu.
- HS trình bày.
- HS khác theo dõi và nhận xét. 
- Giáo viên nhận xét đánh giá chung.
3. Củng cố, dặn dò:
 - HS cần bày tỏ ý kiến của mình với cha mẹ, với thầy cô giáo với chính quyền địa phương về môi trường sống của em trong gia đình,về môi trường lớp học, về môi trường ở cộng đồng địa phương.
- Nhận xét tiết học, dặn về nhà học bài và chuẩn bị bài “Tiết kiệm tiền của”.
Thứ ba ngày 01 tháng 10 năm 2013 	
Toán
LUYỆN TẬP CHUNG
I .MỤC TIÊU:
 - Viết, đọc, so sánh được các số tự nhiên; nêu được giá trị của chữ số trong một số.
- Đọc được thông tin trên biểu đồ cột.
- Xác định được một năm thuộc thế kỉ nào.
- Cả lớp làm BT 1,( a,c),3( a,b,c),4( a,b).Bài 5 dành cho HS K- G.Bỏ BT 2.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1.Kiểm tra bài cũ:
 - Gọi 1 HS lên bảng chữa bài tập 3 trang 34 trong SGK
 - GV nhận xét,ghi điểm
2.Bài mới :
2.1. Giới thiệu bài:
 	- GV liên hệ từ bài cũ.
2.2.Hướng dẫn luyện tập:
 Bài 1: Viết số tự nhiên liền sau
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu bài tập.
- HS làm bài cá nhân vào vở nháp. HS lên bảng chữa bài. GV có thể hỏi ---- HS về cách tìm số liền trước, số liền sau.
- HS cả lớp chú ý và nhận xét,
- GV chốt kết quả: a. 2 835 918
 b. 2 835 916
c. 2 000 000 ; 200 000 ; 200
 Bài 3( a,b,c) Dựa vào biểu đồ, viết tiếp vào chỗ chấm 
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu bài toán quan sát vào biểu đồ trong SGK. 
- HS làm bài vào vở ô li. Một số HS đọc kết quả trước lớp. HS cả lớp chú ý nhận xét kết quả. GV chốt kết quả đúng.
Chẳng hạn: Khối lớp 3 có 3 ...  lại bài hoàn chỉnh trước lớp.
Bài 2: Chọn từ ứng với nghĩa thích hợp 
- GV treo bảng phụ đã viết nội dung bài tập 2
- GV cho HS thực hiện theo nhóm đôi.GV cho HS nhóm 2 đưa ra từ, HS nhóm 2 tìm nghĩa của từ. Sau đó giáo viên đổi lại.
- Cả lớp nhận xét.
- GV nhận xét, chốt kết quả đúng.
Bài3: Xếp các từ theo nghĩa cuả tiếng
- Gọi 1HS đọc yêu cầu
- HS làm bài vào VBT. HS nêu miệng kết quả.
- GV kết luận lời giải đúng: 
 a.Trung có nghĩa là “ở giữa”: trung thu, trung bình, trung tâm .
 b.Trung có nghĩa là “một lòng một dạ”: trung thành, trung nghĩa, trung thực, trung hậu, trung kiên
- GV gọi 1 HS đọc lại 2 nhóm từ trên.
Bài 4: Đặt câu với một từ đã cho ở bài tập 3:
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu
- HS suy nghĩ đặt câu và đọc kết quả cho cả lớp nghe nhận xét. GV kết luận những câu đúng, tuyên dương những HS đặt câu hay.
3.Củng cố, dặn dò:
 - Nhận xét tiết học.
 - Dặn HS về nhà hoàn tập và chuẩn bị bài sau.
Địa lí
TÂY NGUYÊN
I . MỤC TIÊU :
- Nêu được một số đặc điểm tiêu biểu về địa hình ,khí hậu của Tây Nguyên 
- Chỉ được các cao nguyên ở Tây Nguyên trên bản đồ (lược đồ )tự nhiên Việt Nam: Kon Tum,Plây Ku, ĐắK LắK, Lâm Viên ,Di Linh. 
- HS Khá Giỏi nêu đặc điểm mùa mưa và mùa khô ở Tây Nguyên
- GD HS biết tài nguyên thiên nhiên và việc khai thác tài nguyên thiên nhiên.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 	- GV: Bản đồ tự nhiên Việt Nam, tranh ảnh và tư liệu về các cao nguyên.
- HS: Vở bài tập địa lí
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ: 
Hãy mô tả sơ lược vùng trung du Bắc Bộ. Nêu quy trình chế biến chè?
2. Bài mới:
2. 1. Giới thiệu bài: 
- GV giới thiệu trực tiếp
 2. 2.Hướng dẫn thảo luận
 Hoạt động1:Tây Nguyên –sứ sở của các cao nguyên xếp tầng.
- GV treo bản đồ địa lí tự nhiên lên bảng và chỉ vị trí của Tây Nguyện giới thiệu: Tây Nguyên là vùng đất cao, rộng gồm các cao nguyên xếp tầng cao thấp khác nhau.
- HS chỉ vị trí các cao nguyên trên hình 1 trong SGK và đọc tên các cao nguyên đó theo hướng từ Bắc vào Nam.
- HS lên bảng chỉ vị trí các cao nguyên trên bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam và đọc tên các cao nguyên đó theo hướng từ Bắc vào Nam.
- HS dựa vào bảng số liệu xếp các cao nguyên theo thứ tự từ thấp đến cao.
- HS đọc bảng số liệu nêu miệng kết quả: Đắc Lắc,Kon Tum, Di Linh, Lâm Viên.
Hoạt động2.Tây Nguyên có 2 mùa rõ rệt.
- Dựa vào mục 2 và bảng số liệu trong SGK, GV yêu cầu từng học sinh trả lời các câu hỏi sau:
+ Khí hậu ở Tây Nguyên có mấy mùa? Là những mùa nào? (mùa mưa và mùa khô)
- HS Khá Giỏi nêu đặc điểm mùa mưa và mùa khô ở Tây Nguyên
- Học sinh trả lời trước lớp. 
- Học sinh và giáo viên nhận xét bổ sung. 
3. Củng cố, dặn dò:
 	- Nhận xét tiết học. 
 	- Dặn HS về nhà làm hoàn thành bài tập trong vở bài tập.
 Thứ sáu ngày 04 tháng 10 năm 2013
 Tập làm văn
LUYỆN TẬP XÂY DỰNG ĐOẠN VĂN KỂ CHUYỆN
I . MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:
- Dựa vào 6 tranh minh hoạ truyện Ba lưỡi rìu và lời dẫn giải dưới tranhđể kể lại cốt truyện (BT1).
- Biết phát triển ý nêu dưới 2,3 tranh để tạo thành 2,3 đoạn văn kể chuyện (BT2) 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 - GV: Tranh minh hoạ trang 64, SGK
 - HS: Vở bài tập Tiếng Việt.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1.Kiểm tra bài cũ 
 - Gọi 2 HS kể câu chuyện Hai mẹ con và bà tiên
 - GV nhận xét, đánh giá.
2.Dạy học bài mới
2.1.Giới thiệu bài 
- GV nêu mục tiêu của tiết học.
2.2.Hướng dẫn làm bài tập
Bài1:Kể chuyện theo tranh
- GV yêu cầu HS đọc đề bài
- GV dán 6 tranh theo đúng thứ tự như SGK, GV yêu cầu HS quan sát, đọc thầm phần lời dưới mỗi bức tranh và trả lời câu hỏi:
+ Truyện có những nhân vật nào? (2 nhân vật)
+ Câu chuyện kể lại chuyện gì?
+ Truyện có ý nghĩa gì?
- HS trả lời câu hỏi.
- HS đọc lại nội dung dưới 6 bức tranh.
- GV yêu cầu HS dựa vào tranh minh hoạ kể lại cốt truyện Ba lưỡi rìu.
- 3 HS kể lại.
- GV nhận xét tuyên dương.
Bài2: Phát triển ý nêu dưới mỗi tranh thánh 1 đoạn văn kể chuyện.
- HS đọc nội dung bài tập.
- GV hướng dẫn làm mẫu theo tranh1.
- GV yêu cầu HS quan sát tranh1, đọc thầm ý dưới bức tranh và trả lời câu hỏi để dựng đoạn truyện 1.
Ví dụ: Anh chàng tiều phu làm gì? Khi đó chàng chai nói gì?...
- Gọi 2 HS kể đoạn truyện 1, HS cả lớp nhận xét
- GV yêu cầu HS xây dựng nội dung của 5 tranh còn lại theo cặp.
- GV dán lên bảng các phiếu về nội dung chính của từng đoạn văn.
- Tổ chức cho HS thi kể từng đoạn, HS cả lớp nghe, nhận xét.
-Tổ chức cho HS thi kể toàn truyện, HS cả lớp nghe, nhận xét. GV nhận xét cho điểm.
3. Củng cố, dặn dò:
- Câu chuyện nói lên điều gì? HS trả lời.
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà viết câu chuyện vào Vở bài tập Tiếng Việt. 
Toán
PHÉP TRỪ
I. MỤC TIÊU:
 	- Biết đặt tính và biết thực hiện phép trừ các số có đến 6 chữ số không nhớ hoặc có nhớ không quá 3 lượt và không liên tiếp.
- Cả lớp làm BT 1,2( dòng1),3. Bài 4:Dành cho HS khá giỏi
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 A.Kiểm tra bài cũ:
 - Gọi 2HS lên bảng chữa các bài tập trong vở bài tập.
 - GV nhận xét chung, cho điểm HS
 B.Bài mới:
 1. Giới thiệu bài:
 	- GV giới thiệu trực tiếp bằng lời
 2. Củng cố kĩ năng thực hiện tính trừ 
 	 - GV viết lên bảng 2 phép tính trừ:
865279 – 450237 = ? và 647253 – 285749 = ?
 - Gọi 2 HS lên bảng thực hiện phép tính, dưới lớp làm vào giấy nháp.
 - GV giúp đỡ HS yếu chưa làm được.
 	 - HS nhận xét, nhận xét về cách đặt tính và kết quả.
 - Gọi 1 HS trên bảng nêu lại cách đặt tính và cách tính.
 - GV kết luận: Muốn thực hiện phép trừ ta làm như sau:
+ Đặt tính:Viết số trừ dưới số bị trừ sao cho các chữ số ở cùng một hàng thẳng cột với nhau, viết dấu “-” và kẻ vạch ngang.
+ Tính: Trừ theo thứ tự từ phải sang trái.
 3. Luyện tập
Bài 1: Đặt tính rồi tính: 
 	- Gọi 1HS đọc yêu cầu bài tập, HS cả lớp tự làm bài vào vở ô li (HS trung bình và yếu chỉ cần làm từ 2 phép tính).
- HS nêu kết quả. Lớp đổi vở kiểm tra chéo. 
- GV chốt kết quả đúng:
 Bài 2: Tính:
- Gọi 1HS đọc yêu cầu bài tập.HS làm vào vở. GV gọi 2 HS lên bảng chữa bài.
- GV nhận xét, kết luận
Bài 3: Giải toán
- Gọi 1HS đọc yêu cầu bài tập. GV giúp HS nắm vững yêu cầu bài tập
- HS tự làm bài tập vào vở ôli. GV giúp HS yếu hoàn thành yêu cầu bài tập.
- Gọi 1HS lên chữa bài, HS cả lớp chú ý nhận xét. 
 Bài giải:
Độ dài quãng đường xe lửa từ Nha Trang đến Thành phố Hồ Chí Minh là:
 1730 - 1315 = 415 (km)
 Đáp số: 415 km
	-HS K-G: làm thêm bài tập 4	
	- HS tự làm bài – GV quan sát, giúp đỡ.
 Đáp số: 349 000 cây
3. Củng cố, dặn dò
- Nhận xét tiết học, dặn HS về nhà làm các bài tập trong VBT
Kĩ thuật
KHÂU GHÉP HAI MÉP VẢI BẰNG MŨI KHÂU THƯỜNG ( TIẾT 1)
I.MỤC TIÊU : 
- Biết cách khâu ghép hai mép vải bằng mũi khâu thường .
- Khâu ghép được hai mép vải bằng mũi khâu thường. Các mũi khâu có thể chưa đều nhau. Đường khâu có thể bị dúm.
- Với HS khéo tay : Khâu ghép được hai mép vải bằng mũi khâu thường. Các mũi khâu tương đối đều nhau. Đường khâu ít bị dúm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 - GV: Bài mẫu, 2 mảnh vải hoa giống nhau có kích thước 20-30 cm, len, chỉ khâu, kim, kéo ,thước, phấn vạch.
 - HS cũng chuẩn bị các vật liệu như trên.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
1. Kiểm tra bài cũ:
2. Bài mới :
 Hoạt đông1: Quan sát nhận xét.
- Giáo viên đưa mẫu khâu ghép hai mép vải bằng mũi khâu thường cho học sinh quan sát và đưa ra nhận xét:
+ Đường khâu có đặc điểm gì?
+ Mặt nào của vải úp vào nhau?
- Giáo viên giới thiệu một số đường khâu ghép hai mép vải bằng mũi khâu thường.
 Hoạt động2: Hướng dẫn thao tác kĩ thuật.
- GV hướng dẫn HS quan sát hình 1, 2, 3 để nêu các bước khâu ghép hai mép vải bằng mũi khâu thường.
- Để vạch dấu đường khâu ghép hai mép vải ta làm như thế nào?
- HS quan sát hình 2, 3 để nêu cách khâu lược và khâu ghép hai mép vải bằng mũi khâu thường và trả lờicác câu hỏi trong SGK.
- Gọi 2 học sinh lên thực hiện các thao tác giáo viên vừa hướng dẫn.
- Học sinh khác nhận xét, giáo viên bổ sung và chỉ ra những thao tác chưa đúng.
- Gọi học sinh đọc phần ghi nhớ cuối bài.
- Cho học sinh xâu kim , vê nút chỉ và tập khâu ghép hai mép vải bằng mũi khâu thường.
3.Tổng kết, dặn dò:
- Nhận xét giờ học. Dặn chuẩn bị đồ dùng tiết sau.
Khoa học
PHÒNG MỘT SỐ BỆNH DO THIẾU CHẤT DINH DƯỠNG
I. MỤC TIÊU :
	- Nêu cách phòng tránh một số bệnh do ăn thiếu chất dinh dưỡng:
	+ Thường xuyên theo dõi cân nặng của em bé.
	+ Cung cấp đủ chất dinh dưỡng và năng lượng.
	- Đưa trẻ đi khám để chữa trị kịp thời. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
 	- Gv,hs : tranh ảnh sgk trang 26,27
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
1. Bài cũ :
1 hs lên bảng trả lời: 
 	+Nêu các cách bảo quản thức ăn.
 	+Trước khi bảo quản và sử dụng thức ăn cần lưu ý những gì?
2. Bài mới: Giới thiệu bài 
2.1.HĐ1 : Quan sát phát hiện bệnh
Mục tiêu: Mô tả dặc điểm bên ngoài của trẻ bị bệnh còi xương, suy dinh dưỡng, người bị bệnh bướu cổ.
 CTH : Gv yc học sinh quan sát hình minh hoạ trang 26 sgk và trả lời:
 	+Người trong hình bị bệnh gì? Những dấu hiệu nào cho em biết bệnh mà người đó mắc phải?
 	- Hs lần lượt trả lời.
KL: Trẻ em nếu không ăn đủ lượng, đủ chất, đặc biệt thiếu chất đạm sẽ bị suy dinh dưỡng. Nếu thiếu vi-ta- nin D sẽ bị còi xương. Nếu thiếu I-ốt cơ thể phát triển chậm kém thông minh và dễ bị bướu cổ.
2.2.HĐ2: Nguyên nhân và cách phòng bệnh do ăn thiếu chất dinh dưỡng
Mục tiêu: HS nêu được nguyên nhân và cách phònh bệnh do ăn thiếu chất dinh dưỡng
CTH: Hs thảo luận nhóm 2 và trả lời câu hỏi:
 	+Ngoài những bệnh còi xương, suy dinh dưỡng, bướu cổ em còn biết những bệnh nào do thiếu dinh dưỡng không?
 	+Nêu cách phát hiện và đề phòng bệnh do thiếu dinh dưỡng.
 	- Đại diện nhóm phát biểu, nhóm khác bổ sung.
KL: Một số bệnh do thiếu dinh dưỡng như: quáng gà, khô mắt do thiếu vi-ta-min A, bướu cổ. Để phòng bệnh cần ăn đủ chất và theo dõi cân nặng thường xuyên, đa trẻ đấn khám bệnh và điều trị.
2.3 .HĐ3: Trò chơi : Em tập làm bác sĩ.
Mục tiêu: Sử dụng các kiến thức vừa học để phát hiện bệnh và phòng bệnh.
CTH:Hs làm việc theo nhóm 3(1hs đóng vai người bệnh, 1hs đóng vai bác sĩ, 1hs đóng vai người nhà bệnh nhân)
 	-Yc: hs đóng vai bệnh nhân và người nhà bệnh nhân nói về dấu hiệu của bệnh.Hs đóng vai bác sĩ nói về cách điều trị bệnh, nguyên nhân và cách phòng bệnh.
 	- 1nhóm lên chơi thử. 
 	- Lần lượt các nhón lên chơi .
 	- Gv nhận xét cho điểm nhóm kể tên bệnh chính xác và nêu cách điều trị đúng.
3. Củng cố - dặn dò
 	- Nhận xét chung tiết học.
 	- Hs đọc phần ghi nhớ sgk

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 6 LOP 4(1).doc