Kế hoạch giảng dạy lớp 4 - Tuần 17

Kế hoạch giảng dạy lớp 4 - Tuần 17

I/ MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:

- Tổng kết đánh giá các hoạt động học tập, lao động, vệ sinh của tuần 16.

- Đề ra các phương hướng hoạt động cho tuần 17: Tuần học tốt, tháng học tốt, Các hoạt động văn nghệ chào mừng ngày thành lập quân đội nhân dân VN.

II/ CHUẨN BỊ:

- Bảng thống kê các mặt của tuần 16.

- Phương hướng hoạt động tuần 17

III/ NỘI DUNG SINH HOẠT :

1. Lớp chào cờ, hát quốc ca.

2. Lớp sinh hoạt:

- Lớp trưởng đọc bản tổng kết các mặt học tập, vệ sinh của từng tổ.

- HS thảo luận bình chọn tổ, cá nhân có nhiều thành tích trong mọi phong trào.

- GV nhận xét, tuyên dương, nhắc nhở.

 

doc 12 trang Người đăng hungtcl Lượt xem 845Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch giảng dạy lớp 4 - Tuần 17", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tuần 17
 Thứ hai ngày 10 tháng 12 năm 2012 
Hoạt động tập thể
sinh hoạt lớp
I/ Mục đích, yêu cầu:
- Tổng kết đánh giá các hoạt động học tập, lao động, vệ sinh của tuần 16.
- Đề ra các phương hướng hoạt động cho tuần 17: Tuần học tốt, tháng học tốt, Các hoạt động văn nghệ chào mừng ngày thành lập quân đội nhân dân VN..
II/ chuẩn bị:
- Bảng thống kê các mặt của tuần 16.
- Phương hướng hoạt động tuần 17
III/ Nội dung sinh hoạt :
1. Lớp chào cờ, hát quốc ca.
2. Lớp sinh hoạt:
- Lớp trưởng đọc bản tổng kết các mặt học tập, vệ sinh của từng tổ.
- HS thảo luận bình chọn tổ, cá nhân có nhiều thành tích trong mọi phong trào.
- GV nhận xét, tuyên dương, nhắc nhở.
+ Tuyên dương: ..........................................................................................
+ Phê bình:...................................................................................................
3. Cán sự lớp đọc phương hường hoạt động cho tuần 17.
- Các tổ thảo luận cho ý kiến.
- Cán sự lớp chốt ý kiến.
4. GV nhấn mạnh yêu cầu của tuần sau.
5. Lớp văn nghệ và củng cố giờ học.
_______________________________________
Tập đọc
Rất nhiều mặt trăng.
I- Mục đích yêu cầu:
- Đọc trôi chảy, lưu loát toàn bài. Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng nhẹ nhàng chậm rãi, đọc phân biệt lời người dẫn truyện với lời các nhân vật: chú hề, nàng công chúa nhỏ.
- Hiểu từ ngữ trong bài
- Hiểu nội dung bài: Cách nghĩ của trẻ em về thế giới, về mặt trăng rất ngộ nghĩnh, rất khác với người lớn.
II- Đồ dùng dạy học: Tranh SGK.
III- Các hoạt động dạy học:
1- Kiểm tra: (2-3’) 
- HS đọc Trong quán ăn Ba cá bống theo cách phân vai.
- Nêu nội dung của bài?
2- Dạy bài mới.
a- Giới thiệu bài: (1-2’) Câu chuyện Rất nhiều mặt trăng là câu chuyện cho các em thấy cách hiểu về thế giới của trẻ em khác với người lớn như thế nào ... G ghi tên bài.
b- Luyện đọc đúng: (10-12’)
* 1 HS khá đọc cả lớp đọc thầm theo và xác định đoạn.
- Gọi một HS chia đoạn (3 đoạn)
* Cho HS đọc nối đoạn.
* Rèn đọc đoạn 
+ Đoạn 1: Tám dòng đầu.
- Đọc đúng " nọ" (n) , " lo lắng"(l) -> HS đọc
- Cả đoạn đọc trôi chảy ngắt nghỉ đúng ở dấu chấm dấu phẩy.- HS đọc theo dãy 
+ Đoạn 2: Tiếp đến Tất nhiên là bằng vàng rồi.
- Đọc đúng câu dài" Nhưng ai nấy đều...được/...xa/...nhà vua// . Đọc đúng lời nhân vật chú hề và công chúa.
- Giải nghĩa từ : " vời"/ SGK
- Hướng dẫn đọc cả đoạn : Ngắt nghỉ đúng ,-> Một dãy đọc 
+ Đoạn 3: Còn lại.
- Đọc đúng : iường bệnh / SGK 
- Cả đoạn đọc trôi chảy, ngắt nghỉ hơi đúng ở dấu chấm dấu phẩy.- > Một dãy đọc 
* HS đọc theo nhóm đôi
* GV hướng dẫn đọc cả bài: Đọc trôi chảy rõ ràng, chú ý lời các nhân vật. - > HS đọc (1-2 em )
- GV đọc mẫu.
c- Hướng dẫn tìm hiểu bài:(10-12’)
+ HS đọc thầm đoạn 1và câu hỏi 1 , 2
- Cô công chúa nhỏ có nguyện vọng gì?
- Trước yêu cầu của công chúa, nhà vua đã làm gì?
- Các vị đại thần và các nhà khoa học nói với nhà vua như thế nào về đòi hỏi của công chúa?
- Tại sao họ cho rằng đó là đòi hỏi không thể thực hiện được?
-> Chuyển ý: Vậy làm thế nào để ước mơ của công chúa có thực hiện được các em sẽ cùng tìm hiểu qua đoạn 2. 
+ Đoạn 2: HS đọc thầm đoạn 2 và câu hỏi 3 , 4 
- Cách nghĩ của chú hề có gì khác với các vị đại thần?
- Tìm những chi tiết cho thấy cách nghĩ của công chúa nhỏ về mặt trăng rất khác với cách nghĩ của người lớn?
-> Chú hề đã hiểu trẻ em cần cảm nhận đúng...
+ Đoạn 3: HS đọc thầm đoạn 3.
- Khi đã biết rõ ý muốn của công chúa chú hề đã làm gì và thái độ của công chúa như thế nào khi nhận món quà?
- Câu chuyện giúp em hiểu điều gì?
- > Nội dung bài.
d- Hướng dẫn đọc diễn cảm.(10-12’)
- Đọc diễn cảm đoạn 1 : Đọc nhẹ nhàng , chậm rãi -> HS đọc
- Đọc diễn cảm đoạn 2 : Lời chú hề vui ,điềm đạm - > HS đọc
- Đọc diễn cảm đoạn 3 : Đọc với giọng vui nhanh hơn - > HS đọc
- Đọc diễn cảm bài văn với giọng nhẹ nhàng, chậm rãi ở đoạn đầu chú ý nhấn giọng những từ thể hiện sự bất lực của các vị đại thần trong triều, sự buồn bực
của nhà vua...
- GV đọc mẫu.
- HS đọc đoạn mình thích 
- HS đọc cả bài 
3- Củng cố dặn dò (2-3’)
- Nêu nội dung bài ?
- Về đọc bài tốt và chuẩn bị bài sau
Rút kinh nghiệm sau giờ dạy
.................................................................................................................................... 
..........................................................................................................................................................................................................................................................................
______________________________
Thứ ba ngày 11 tháng 12 năm 2012
 Chính tả ( nghe - viết)
Mùa đông trên rẻo cao.
I- Mục đích yêu cầu:
- HS nghe - viết đúng chính tả, trình bày đúng bài văn miêu tả Mùa đông trên rẻo cao.
- Tìm và viết đúng những tiếng có âm, vần dễ lẫn( l/n; ât/âc). 
II- Đồ dùng dạy học:
 - Bảng phụ.
III- Các hoạt động dạy học:
1- Kiểm tra: (2-3’)
- Viết bảng con : khuyến khích, hò reo, Hữu Trấp
2- Dạy bài mới:
a- Giới thiệu bài: (1-2’) ...Hôm nay cô hướng dẫn các em viết bài Mùa đông trên rẻo cao.
b- Hướng dẫn chính tả. (10-12’)
- GV đọc mẫu.
- GV hỏi: Nhwngx sự vật nào được miêu tả trong bài?
- GV hướng dẫn các từ khó: trườn xuống (tr ), chít bạc (ch), khua lao xao (kh ), vàng hoe (oe ), già nua (n ), quanh co (qu), sót lại (s) 
 + Gọi HS đọc phân tích từng tiếng khó; 1 H đọc lại 1 lượt
- GV đọc tiếng khó cho HS viết bảng con.
c- Viết vở (12-14’)
- Hướng dẫn tư thế ngồi viết.
- GV đọc bài HS viết bài : cần chú ý tốc độ đọc , số lần đọc
d- Hướng dẫn chấm chữa. (3-5’)
- GV đọc HS soát lỗi 1 lần; H ghi tổng số lỗ ra lề
- H đổi vở soát lỗi; chữa lỗi
- GV chấm 8-10 bài.
đ- Hướng dẫn HS luyện tập ( 8 - 10’)
* Bài 2/ 165.
\ Cho HS làm vở phần a.
 - Gọi H chữa trên bảng phụ.
 \ Phần b: H làm miệng.
* Bài 3/165.
- Cho HS làm VBT ; chữa miệng
3- Củng cố, dặn dò (2-3’)
- Nhận xét tiết học .
- G khen H viết đẹp, tiến bộ .
Rút kinh nghiệm sau giờ dạy
.................................................................................................................................... 
..........................................................................................................................................................................................................................................................................
_______________________________________
 Luyện từ và câu
Câu kể Ai làm gì?
I-Mục đích, yêu cầu
- Nắm được cấu tạo cơ bản của câu kể Ai làm gì?
- Nhận ra hai bộ phận CN, VN của câu kể Ai làm gì?, từ đó biết vận dụng kiểu câu kể Ai làm gì? vào bài viết. 
II- Đồ dùng dạy học : Bảng phụ, 
III- Các hoạt động dạy học:
1- Kiểm tra: (2-3’)
- Thế nào là câu kể?
- Đặt một câu kể? Câu đó được dùng để làm gì?
2- Dạy bài mới:
a- Giới thiệu bài ( 1-2’): G nêu MĐ, YC tiết học
b- Hình thành kiến thức (12-15’) 	
** Nhận xét:
* Bài 1/147
- HS đọc đoạn văn.
- GV giới thiệu nội dung đoạn văn.
- Đoạn văn trên có mấy câu ? - Các câu đó là kiểu câu gì?
* Bài 2/147
- HS đọc yêu cầu - HS đọc mẫu
- HS làm VBT - HS trình bày.
- GV treo bảng phụ chốt các từ đúng trong từng câu.
* Chốt : Các từ chỉ người, vật hoạt động là : Người lớn, các cụ già, trẻ em, lũ chó
Các từ chỉ hoạt động của người, vật là : đánh trâu, nhặt cỏ, đốt lá. Bắc bếp, thởi cơm, tra ngô ngủ khì, sủa om.
* Bài 3/137
- HS đọc yêu cầu.
- GV hướng dẫn HS làm mẫu câu thứ hai:HS đọc mẫu. 
+ Người lớn / đánh trâu đi cày.
 CN VN
- HS làm VBT các câu còn lại. - > GV nhận xét.
- Các câu kể mà các em vừa phân tích là kiểu câu kể Ai làm gì?
- Câu kể Ai làm gì? thường gồm mấy bộ phận?
**- > Rút ra ghi nhớ /SGK (166)
c- Hướng dẫn HS luyện tập (17’)
* Bài 1/167 (5’) 
- HS làm VBT.
- GV nhận xét.
* Bài 2/67 (5’)
- Cho HS đọc yêu cầu.
- GV chấm VBT và nhận xét.
-> Câu kể ai làm gì có cấu tạo như thế nào?
+ Bộ phận chính thứ nhất trả lời cho câu hỏi gì?
+ Bộ phận chính thứ hai trả lời câu hỏi gì?
* Bài 3/67 (3’)
- Cho HS đọc đề.- Đề bài yêu cầu gì? 
- Đoạn văn có nội dung gì?
- Trong đoạn văn các em sử dụng câu gì?
3 - Củng cố dặn dò (2-3’) 
- Câu kể Ai làm gì? có cấu tạo như thế nào?
Rút kinh nghiệm sau giờ dạy
.................................................................................................................................... 
..........................................................................................................................................................................................................................................................................
_____________________________________________________________
Thứ tư ngày 12 tháng 12 năm 2012
 Kể chuyện
Một phát minh nho nhỏ.
I- Mục đích yêu cầu:
- Rèn kĩ năng nói :
- Dựa vào lời kể của GV và tranh minh hoạ, HS kể lại được câu chuyện Một phát minh nho nhỏ, có thể phối hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt một cách tự nhiên.
- Hiểu nội dung câu chuyện.Biết trao đổi với các bạn về ý nghĩa câu chuyện 
- Rèn kĩ năng nghe: Chăm chú nghe bạn kể chuyện, nhận xét đúng lời kể của bạn.
 II- Đồ dùng dạy học.
- Bảng phụ.
 III- Các hoạt động dạy học:
1- Kiểm tra: (2-3’)
- Kể một câu chuyện liên quan đến đồ chơi của em hoặc của các bạn?
2- Dạy bài mới:
a- Giới thiệu bài: (1-2’) ... Ghi tên bài 
b- GV kể chuyện (6-8’)
* GV kể lần 1:
* GV kể lần 2: Kể bằng tranh.
- HS quan sát tranh SGK
 c- HS tập kể (22-24’)
- HS đọc yêu cầu.
- HS kể theo nhóm đôi.
- HS kể trước lớp theo đoạn.
- HS nhận xét bạn kể.
- GV hướng dẫn HS nhận xét bạn kể.
 d- Tìm hiểu ý nghĩa truyện. (3-5’)
- HS đọc yêu cầu.
- HS trao đổi theo nhóm đôi.
- HS trình bày ý nghĩa câu chuyện.
3- Củng cố, dặn dò (2-3’)
- Chuẩn bị bài sau
	Rút kinh nghiệm sau giờ dạy
.................................................................................................................................... 
..........................................................................................................................................................................................................................................................................
 Tập đọc
Rất nhiều mặt trăng (tiếp)
I- Mục đích yêu cầu:
- Đọc trôi chảy, rõ ràng toàn bài. Biết đọc diễn cảm truyện gi ... cả bài trôi chảy lưu loát., ngắt nghỉ đúng ở dấu chấm, dấu phẩy.- > 1 , 2 HS đọc
- GV đọc mẫu.
c- Hướng dẫn tìm hiểu bài (10-12’)
+ Đọc thầm đoạn 1 và câu hỏi 1
- Nhà vua lo lắng về điều gì?
- Vì sao các vị đại thần và các nhà khoa học không giúp được nhà vua?
-> Vì vẫn nghĩ theo cách của người lớn lên các vị đại thần và các nhà khoa học không giúp được nhà vua.
+ Đọc thầm đoạn 2 , 3 và câu hỏi 3,4 
- Chú hề đặt câu hỏi về hai mặt trăng để làm gì?
- Công chúa trả lời như thế nào?
- Cách giải thích của công chúa nói lên điều gì?
-> Giảng tranh: 
- Câu chuyện giúp em hiểu thêm điều gì?
-> Nội dung bài.
d- Hướng dẫn đọc diễn cảm (10-12’)
- Đọc diễn cảm đoạn 1 : Đọc giọng căng thẳng các quan đại thần , nhà khoa học ,lo lắng của nhà vua -> HS đọc
- Đọc diễn cảm đoạn 2 : nhẹ nhàng - > HS đọc 
- Đọc diễn cảm đoạn 3 : Lời công chúa hồn nhiên , tự tin , thông minh - > HS đọc
- Đọc diễn cảm bài giọng căng thẳng ở phần đầu nhẹ nhàng ở phần sau...
- GV đọc mẫu.
- HS đọc đoạn mình thích 
- HS đọc cả bài 
3- Củng cố dặn dò (2-3’)
- Nêu nội dung bài?	
- Về đọc kĩ bài và chuẩn bị bài sau.
Rút kinh nghiệm sau giờ dạy
.................................................................................................................................... 
..........................................................................................................................................................................................................................................................................
_______________
 Đạo đức
Bài 8: Yêu lao động (tiếp)
I.Mục tiêu: 
Học xong bài này HS có khả năng:
Bước đầu biết được giá trị của lao động.
Tích cực tham gia các công việc lao động ở lớp, ở trường, ở nhà phù hợp với khả năng của bản thân.
Biết phê phán những biểu hiện chây lười lao động.
II. Đồ dùng dạy- học:
Sách Đạo đức lớp 4.
Một số đồ dùng phục vụ trò chơi đóng vai.
III.Các hoạt động dạy- học chủ yếu:
* Kiểm tra (3’):
	 - Nêu những biểu hiện yêu lao động; lười lao động?
 - Tại sao phải yêu lao động? 
*Hoạt động 1: Làm việc theo nhóm đôi (10-12’).
 ++Bài tập 5 (SGK):
 - Nêu YC bài tập.
 - GV chia nhóm giao nhiệm vụ.
 - Các nhóm thảo luận.
 -Đại diện nhóm trình bày; các nhóm khác chất vấn, bổ sung ý kiến.
 -GV phỏng vấn HS đóng vai cháu về cách ứng xử; nhận xét
=> Kết luận: Phải cố gắng học tập, rèn luyện để có thể thực hiện được ước mơ nghề nghiệp tương lai của mình.
*Hoạt động 2: HS trình bày, giới thiệu về các bài viết, tranh vẽ(14-16’)
 ++Bài tập 3,4,6(SGK):
 - GV nêu YC.
 - HS trình bày các bài viết, tranh vẽ về một công việc mà em yêu thích và các tư liệu sưu tầm được.
 - Cả lớp thảo luận nhận xét.
=>GV : Nhận xét, khen những bài viết, tranh vẽ tốt.
 =>Kết luận chung: 
 - Lao động là vinh quang. Mọi người cần phải lao động vì bản thân, gia đình và xã hội.
-Trẻ em cũng cần tham gia các công việc ở nhà, ở trường và ngoài xã hội phù hợp với khả năng của bản thân
* Hoạt động nối tiếp: Củng cố-dặn dò (3-5’)
- G nhận xét giờ học 
- Nhắc H: thực hiện nội dung thực hành trong SGK.
________________________
Thứ năm ngày 13 tháng 12 năm 2012
 Tập làm văn
Đoạn văn trong bài văn miêu tả đồ vật.
I- Mục đích yêu cầu:
- Hiểu được cấu tạo cơ bản của đoạn văn trong bai văn miêu tả đồ vât, hi nhf thức thể hiện giúp nhận biết mỗi đoạn văn.
- Luyện tập xây dựng một đoạn văn trong bài văn miêu tả đồ vật.
II- Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ, VBT của HS.
III- Các hoạt động dạy học:
1- Kiểm tra: (2-3’)
- Nêu dàn ý bài văn miêu tả đồ vật?
- Khi miêu tả đồ vật các em cần chú ý gì?
2- Dạy bài mới:
a- Giới thiệu bài: (1-2’) Trong bài văn miêu tả đồ vật, mỗi đặc điểm của sự vật được miêu tả trong một đoạn văn. Hôm nay cô sẽ hướng dẫn các em tìm hiểu kĩ hơn về cấu tạo của đoạn văn trong bài văn miêu tả đồ vật.
b- Hình thành kiến thức. (15’)
** Nhận xét
* Bài 1/169.
- HS đọc yêu cầu.
- HS đọc thầm toàn bài Cái cối tân
* Bài 2/169
- HS đọc yêu cầu.
- HS đánh dấu các đoạn văn.
- HS nêu các đoạn văn: có 4 đoạn
- Dấu chấm xuống dòng ở mỗi đoạn văn
 Nêu các dấu hiệu nhận biết các đoạn văn?
* Bài 3/161
- HS đọc yêu cầu.
- HS trao đổi nhóm đôi.
- Từng nhóm trả lời: 
+ Đ1: Giới thiệu về cái cối được tả trong bài
+ Đ2: Tả hình dáng bên ngoài của cái cối.- Đoạn văn nào là mở bài, đoạn văn nào là phần thân bài, đoạn văn nào là phần kết bài?
? Em có nhận xét gì về nội dung miêu tả của mỗi đoạn văn trên. Cách trình bày mỗi đoạn văn trong bài văn trên như thế nào?
-> GV chốt rút ra ghi nhớ/170
 c- Hướng dẫn HS luyện tập (17’)
* Bài1/170
- HS đọc toàn baif và nêu yêu cầu của bài tập
? Bài có mấy yêu cầu
? Yêu cầu hai phải trả lời mấy câu hỏi
- Thực hiện các câu hỏi của bài.
- HS trả lời theo dãy kết quả.
- GV nhận xét.
* Bài 2/170
- Bài 2 yêu cầu gì?
- Đề bài yêu cầu tả đặc điểm gì của cái bút?
- Em hiểu tả bao quát là tả những chi tiết nào của cái bút?
- GV hướng dẫn: Các em cần quan sát kĩ chiếc bút về hình dáng, màu sắc, chất liệu, cấu tạo.Chú ý cách diễn đạt và bộc lộ cảm xúc.
- GV chấm một số bài, HS trình bày bài.
- Chốt kết quả bảng phụ
- GV nhận xét.
 -> Chốt: Mỗi đoạn văn miêu tả một nội dung nhất định. Trong một đoạn văn thường có câu mở đoạn và câu kết đoạn. 
3 - Củng cố, dặn dò (2-3’)
- Nhận xét tiết học.
- Về viết lại đoạn văn tả bao quát chiếc bút của em.
Rút kinh nghiệm sau giờ dạy
..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... 
__________________________________________________________________Thứ sáu ngày 14 tháng 12 năm 2012
Luyện từ và câu
Vị ngữ trong câu kể Ai làm gì?.
I-Mục đích yêu cầu
 HS hiểu :
- Trong câu kể Ai làm gì, vị ngữ nêu lên hoạt động của người hay vật
- VN trong câu kể Ai làm gì? thường do ĐT và cụm ĐT đảm nhiệm.
II- Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ.
III- Các hoạt động dạy học:
1- Kiểm tra: (2-3’)
- Câu kể Ai làm gì có cấu tạo như thế nào?
- Đặt một câu kể Ai làm gì? chỉ ra đâu là chủ ngữ đâu là vị ngữ?
 2- Dạy bài mới:
a- Giới thiệu bài... (1-2’) ghi tên bài 
b- Hình thành kiến thức. (15’)
* Nhận xét
- HS đọc yêu cầu.
- Một HS đọc to đoạn văn.
- HS lần lượt trả lời từng ý.
a) Ba câu đầu là câu kể Ai làm gì?
b) Các vị ngữ là:đang tiến về bãi, kéo về nườm nượp, khua chiêng rộn ràng.
c) ý nghĩa của vị ngữ: nêu hoạt động của người, của vật trong câu.
d) ý b đúng.
- GV nhận xét chốt ý đúng của HS.
-> Chốt: +Vị ngữ trong câu kể có tác dụng gì?
+ Vị ngữ trong câu kể là những từ ngữ như thế nào?
-> Rút ra ghi nhớ/ 171
c- Hướng dẫn HS luyện tập (17’)
* Bài1/171
- Tìm các câu kể Ai làm gì trong đoạn văn?
- Xác định vị ngữ trong các câu vừa tìm được?
- GV nhận xét.
* Bài 2/ 172
-> Khi kết hợp các vị ngữ để thành câu hoàn chỉnh các em cần chú ý lựa chọn hợp lý cho phù hợp với hoạt động của đối tượng được nói đến.
* Bài 2/172
- GV hướng dẫn HS quan sát tranh và đặt câu.
- GV nhận xét.
3 - Củng cố dặn dò: (2-3’)
- HS đọc lại mục ghi nhớ.
- Chuẩn bị bài sau
 rút kinh nghiệm sau giờ dạy
..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... 
_______________________________________________
Tập làm văn
 Luyện tập xây dựng đoạn văn miêu tả đồ vật.
I- Mục đích yêu cầu:
- HS tiếp tục tìm hiểu về đoạn văn: biết xác định mỗi đoạn văn thuộc phần nào trong bài văn miêu tả, nội dung miêu tả của từng đoạn, dấu hiệu mở đầu đoạn văn.
- Biết viết các đoạn văn trong một bài văn miêu tả đồvật.
II- Đồ dùng dạy học: Một số kiểu cặp sách .
III- Các hoạt động dạy học:
1- Kiểm tra: (2-3’)
- Hôm trước em học bài gì? - Đọc cho cô phần ghi nhớ?
2- Dạy bài mới:
a- Giới thiệu bài: (1-2’) Các em đã nắm rất chắc về đoạn văn miêu tả hôm nay cô cùng các em học bài “ Luyện tập xây dựng đoạn văn miêu tả đồ vật “
b- Hướng dẫn HS luyện tập (32-34’)
* Bài 1/172 (8’)
- HS đọc yêu cầu - Các em hãy đọc thầm bài văn.
- Bài văn trên có mấy đoạn văn?
+ Các đoạn văn trên thuộc phần nào trong bài văn miêu tả?
- Vì sao em biết các đoạn văn trên thuộc phần thân bài?
- Các em hãy đọc yêu cầu 2,3. Đoạn 1 miêu tả nội dung gì?
- Những từ ngữ nào ở câu mở đoạn báo hiệu nội dung đó?
- Tương tự như thế các em làm các phần còn lại vào VBT.
- GV nhận xét 
-> Các từ ngữ trong câu mở đoạn cho ta biết nội dung cần miêu tả của đoạn.
-> Chuyển ý Qua bài 1 các em thấy mỗi đoạn văn miêu tả 1 đặc điểm của đồ vật.
* Bài 2/ 173 (8’)
- HS đọc yêu cầu
- Đề bài thuộc kiểu bài văn gì ? từ nào cho em biết?
- Đề bài yêu cầu tả gì ? - Chiếc cặp đó là của ai?
- GV gạch chân các từ quan trọng. đọc phần gợi ý.
- GV nhắc nhở HS khi làm bài: Hôm trước cô đã yêu cầu các em về quan sát thật kĩ chiếc cặp của mình giờ các em nhớ lại những gì mình quan sát được về hình dáng bên ngoài của chiếc cặp đó để viết thành đoạn văn.
- Khi viết các em cần chú ý chọn tả những đặc điểm bên ngoài của chiếc cặp để tả khi tả cần chú ý viết câu.... 
- GV hướng dẫn HS nhận xét: các em hãy nhận xét bài của bạn về nội dung, câu văn, cách dùng từ, cách diễn đạt.
 * Bài 3/173 (15’)
- HS đọc yêu cầu.- HS đọc gợi ý.
- HS làm vở. - GV thu vở chấm, nhận xét.
3 - Củng cố- dặn dò. (2-3’)
- GV nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài sau: Ôn tập.
Rút kinh nghiệm sau giờ dạy
..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... 
_________________________________________

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 17.doc