Kế hoạch thực hiện công tác phòng, chống tham nhũng và thục hành tiết kiệm, chống lãng phí

Kế hoạch thực hiện công tác phòng, chống tham nhũng và thục hành tiết kiệm, chống lãng phí

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG

VÀ THỤC HÀNH TIẾT KIỆM, CHỐNG LÃNG PHÍ

Năm học 2013 - 2014

 Căn cứ Luật Phòng, chống tham nhũng số 55/2005/QH11 của Quốc hội ngày 29/11/2005;

Căn cứ Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí số 48/2005/QH 11 của Quốc hội ngày 29/11/2005;

Căn cứ Nghị định số 68/2006/NĐ-CP ngày 18 tháng 7 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí;

Căn cứ kế hoạch số 16a/KH – PGD&ĐT ngày 25/9/2013 của PGD&ĐT huyện Phú Lương về việc xây dựng kế hoạch thực hiện chương trình công tác phòng, chống tham nhũng năm học 2013 – 2014; Trường Tiểu học Phấn Mễ 1 xây dựng kế hoạch thực hiện công tác phòng, chống tham nhũng và thực hành tiết kiệm năm học 2013 – 2014 cụ thể như sau:

 

doc 6 trang Người đăng haiphuong68 Lượt xem 536Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch thực hiện công tác phòng, chống tham nhũng và thục hành tiết kiệm, chống lãng phí", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD&ĐT PHÚ LƯƠNG
TRƯỜNG TIỂU HỌC PHẤN MỄ 1
Số: 13/KH-TrTH 
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Phấn Mễ, ngày 15 tháng 10 năm 2013
KẾ HOẠCH
THỰC HIỆN CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG 
VÀ THỤC HÀNH TIẾT KIỆM, CHỐNG LÃNG PHÍ
Năm học 2013 - 2014
              Căn cứ Luật Phòng, chống tham nhũng số 55/2005/QH11 của Quốc hội ngày 29/11/2005;
Căn cứ Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí số 48/2005/QH 11 của Quốc hội ngày 29/11/2005;
Căn cứ Nghị định số 68/2006/NĐ-CP ngày 18 tháng 7 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí;
Căn cứ kế hoạch số 16a/KH – PGD&ĐT ngày 25/9/2013 của PGD&ĐT huyện Phú Lương về việc xây dựng kế hoạch thực hiện chương trình công tác phòng, chống tham nhũng năm học 2013 – 2014; Trường Tiểu học Phấn Mễ 1 xây dựng kế hoạch thực hiện công tác phòng, chống tham nhũng và thực hành tiết kiệm năm học 2013 – 2014 cụ thể như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích 
- Nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên trong nhà trường về việc tích cực ngăn chặn, đấu tranh phòng chống tham nhũng, tiêu cực trong lĩnh vực giáo dục, góp phần xây dựng nhà trường trong sạch, vững mạnh. 
- Thực hiện đồng bộ các giải pháp phòng ngừa, phát hiện và xử lí tham nhũng; củng cố lòng tin của cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh và nhân dân trong các hoạt động của nhà trường. 
- Tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện các nhiệm vụ giáo dục, ngăn ngừa việc lợi dụng chức vụ, quyền hạn để vụ lợi. Từng bước nâng cao hiệu quả của công tác phòng, chống tham nhũng và thực hành tiết kiệm. Ngăn chặn và sử lý kịp thời các hành vi tham nhũng, lãng phí.
- Duy trì công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí, một cách thường xuyên, liên tục; có biện pháp chặt chẽ, không để sơ hở trong công tác quản lý, điều hành và thực thi nhiệm vụ.
2. Yêu cầu
- Tuyên truyền, phổ biến, quán triệt chiến lược, chính sách, pháp luật, tài liệu về phòng chống tham nhũng nhằm tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, tích cực, thống nhất, có hiệu quả từ nhận thức đến hành động của cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên trong việc phòng, chống tham nhũng.
- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc tổ chức thực hiện. Nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm và quyết tâm phòng chống tham nhũng của cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên trong nhà trường. Kịp thời ngăn chặn, đẩy lùi các hoạt động gây lãng phí, thất thoát kinh phí và tài sản trong cơ quan và nhà trường, xử lý nghiêm những hành vi tham nhũng, làm cho mọi hoạt động trong cơ quan và nhà trường được minh bạch, nâng cao tính mô phạm, mẫu mực của nhà giáo.
   	II. NỘI DUNG VÀ NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM
1. Chỉ đạo và thực hiện đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, quán triệt nội dung kế hoạch, các chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước về phòng, chống tham nhũng, lãng phí đối với cán bộ, giáo viên, nhân viên trong nhà trường. 
- Nhà trường kiện toàn BCĐ phòng, chống tham nhũng và thực hành tiết kiệm, xây dựng và triển khai kế hoạch thực hiện trong năm học tới toàn thể CBGV- NV trong nhà trường.
- Phổ biến các Nghị quyết của Đảng, văn bản pháp luật của Nhà nước và của ngành, trong đó có văn bản phòng, chống tham nhũng như:
- Luật Phòng, chống tham nhũng số 55/2005/QH11 của Quốc hội ngày 29/11/2005.
- Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí số 48/2005/QH 11 của Quốc hội ngày 29/11/2005.
- Nghị định số 68/2006/NĐ-CP ngày 18 tháng 7 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
- Nghị định số 107/2006/NĐ- CP ngày 22/9/2006 của Chính phủ quy định xử lý trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị khi để xảy ra tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị do mình quản lý, phụ trách...
2. Tăng cường tính công khai minh bạch trong việc thực hiện các nhiệm vụ về giáo dục theo quy định của pháp luật
- Thực hiện nghiêm túc Thông tư số 09/2009/TT-BGD&ĐT ngày 07/5/2009 về quy chế thực hiện công khai đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân, đặc biệt làm tốt Ba công khai (Công khai chất lượng đào tạo; công khai các điều kiện về cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên; công khai thu, chi tài chính) và Bốn kiểm tra (Kiểm tra việc phân bổ và sử dụng ngân sách giáo dục, đào tạo; kiểm tra việc thu và sử dụng học phí trong các nhà trường; kiểm tra việc sử dụng các khoản tự nguyện của người dân và các tổ chức cho nhà trường; kiểm tra việc thực hiện chương trình kiên cố hóa trường, lớp học và xây dựng nhà công vụ cho giáo viên). Thực hiện nghiêm túc quy chế chi tiêu nội bộ. Công khai, minh bạch các hoạt động mua sắm tài sản công, tài chính, công tác quy hoạch cán bộ, phân công công tác...
3. Trong lĩnh vực xây dựng cơ bản, sửa chữa cơ sở vật chất trường học, mua sắm tài sản đồ dùng thiết bị dạy học
- Công bố công khai đầu tư xây dựng cơ bản theo quy trình, quy chế quản lý đầu tư, từ khâu lập dự án, phê duyệt, các thủ tục đấu thầu; công khai, bình đẳng, minh bạch trong lựa chọn nhà thầu theo quy định về đấu thầu, chỉ định thầu của Nhà nước trong lĩnh vực xây dựng cơ bản và sửa chữa cơ sở vật chất trường học, mua sắm tài sản, đồ dùng, thiết bị dạy học.
 - Quản lý, giám sát, tổ chức nghiệm thu chất lượng công trình xây dựng cơ bản và sửa chữa cơ sở vật chất trường học, mua sắm tài sản, đồ dùng, thiết bị dạy học theo đúng thiết kế, đúng quy định đã được phê duyệt. 
- Minh bạch trong việc mua sắm tài sản, đồ dùng, thiết bị dạy học; tuân thủ quy định của Nhà nước về thanh, quyết toán vốn đầu tư. 
        4. Trong công tác quản lý tài chính, ngân sách
- Quản lý và sử dụng ngân sách nhà nước, ngân sách khác (bao gồm cả thu, chi ngân sách, quản lý sử dụng nguồn vốn của các dự án, chương trình mục tiêu và các nguồn vốn, quỹ do nhân dân đóng góp, kinh phí cho các công trình, đề án); mua sắm tài sản công, định giá, đấu giá, thanh lý tài sản nhà nước.
- Thực hiện tốt việc minh bạch, công khai về định mức chi, các dự toán kinh phí trước khi cấp kinh phí cho các trường; thanh toán, quyết toán các nguồn vốn; quản lý, sử dụng, bảo quản tài sản, trang thiết bị kỹ thuật, đồ dùng, sách thư viện và sách giáo khoa dùng chung; thực hành tiết kiệm chống lãng phí trong chi tiêu hành chính công, trong sử dụng tài sản, điện nước, điện thoại công, chế độ công tác phí. Chấn chỉnh các khoản thu không đúng quy định ở đơn vị.
- Xây dựng Quy chế chi tiêu nội bộ và thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả các quy định của Quy chế chi tiêu nội bộ.
  5. Thực hiện quy tắc ứng xử của CBCC-VC
	- Thực hiện tốt nội quy cơ quan, quy chế thực hiện quy tắc ứng xử, quy định văn hóa công sở... nhằm thực hiện tốt những chuuẩn mực đạo đức, lối sống tinh thần, thái độ phục vụ 
6. Việc kê khai, minh bạch tài sản, thu nhập. Trong công tác tổ chức cán bộ
- Thực hiện nghiêm túc việc kê khai tài sản, thu nhập cá nhân theo quy định của Luật Phòng, chống tham nhũng.
- Công bố công khai quy hoạch, bổ nhiệm, miễn nhiệm cán bộ, cử cán bộ nhà giáo đi học nâng cao trình độ, hợp đồng lao động, thi tuyển, xét tuyển công chức, viên chức; tiếp nhận, thuyên chuyển, điều động cán bộ, công chức, viên chức, chế độ chính sách, nâng bậc lương, đánh giá xếp loại thi đua của tập thể và cá nhân cán bộ, viên chức; sàng lọc, chuyển làm việc khác, cho thôi việc cán bộ, công chức, viên chức.
- Xử lý trách nhiệm người đứng đầu nhà trường nếu để xảy ra tham nhũng, lãng phí, tiêu cực; xử lí kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức vi phạm kỷ luật, tham nhũng, lãng phí, tiêu cực. 
7. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát, xác minh trong phát hiện xử lí tham nhũng, lãng phí
- Công bố công khai kết luận kiểm tra, thanh tra và kết quả kiểm tra, thanh tra có liên quan đến tham nhũng, lãng phí, tiêu cực của cán bộ, công chức, viên chức; báo cáo cơ quan có thẩm quyền giải quyết; tập trung vào các lĩnh vực quản lý sử dụng ngân sách xây dựng cơ bản, sửa chữa cơ sở vật chất, chương trình mục tiêu, mua sắm trang thiết bị, đồ dùng, sách thư viện; xử lý nghiêm khắc người đứng đầu cơ quan có hành vi tham nhũng, lãng phí, tiêu cực hoặc để đơn vị do mình quản lí có tham nhũng, lãng phí tiêu cực; cán bộ, công chức, viên chức có hành vi tham nhũng, lãng phí tiêu cực và sai phạm về chuyên môn.
- Kết hợp việc thanh tra, kiểm tra, đánh giá hoạt động chuyên môn, công tác quản lý sử dụng tài chính, cơ sở vật chất, công tác cán bộ, giải quyết khiếu nại tố cáo của công dân với việc thực hiện cuộc vận động “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục” và các cuộc vận động khác. 
8. Nâng cao nhận thức và phát huy vai trò của các đoàn thể quần chúng trong nhà trường trong phòng, chống tham nhũng, lãng phí. 
- Các nhà trường và các đoàn thể quần chúng ở nhà trường có trách nhiệm xem xét, giải quyết, làm rõ và trả lời kịp thời khi nhận được yêu cầu, đề nghị của các cơ quan, tổ chức có trách nhiệm khi có thông tin về tham nhũng, liên quan đến trách nhiệm, lĩnh vực quản lý của mình. 
 - Chủ động phối hợp với các cơ quan, tổ chức có trách nhiệm trong việc giải quyết các khiếu nại, tố cáo; phát hiện kịp thời và xử lý nghiêm minh mọi hành vi tham nhũng; phát huy vai trò của quần chúng nhân dân trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng. 
  - Hiệu trưởng nhà trường chịu trách nhiệm tổ chức tuyên truyền, quán triệt, tăng cường thanh tra, kiểm tra về công tác phòng, chống tham nhũng; chỉ đạo triển khai thực hiện Luật phòng chống tham nhũng; cung cấp các văn bản có liên quan để làm tài liệu học tập cho cán bộ, công chức, nhà giáo, viên chức của đơn vị mình. Chú trọng kiểm tra những lĩnh vực dễ phát sinh tiêu cực, tham nhũng . Có trách nhiệm bảo vệ người khiếu nại, tố cáo, đấu tranh với các hành vi tham nhũng. Khen thưởng người có công chống tham nhũng. Thực hiện nghiêm túc Quy chế dân chủ trong trường học, Quy chế dân chủ trong hoạt động của cơ quan nhà nước, chương trình mục tiêu, mua sắm thiết bị, đồ dùng dạy học và Quy chế chi tiêu nội bộ của nhà trường. 
   	III. Tổ chức thực hiện 
- BCĐ đơn vị căn cứ các văn bản chỉ đạo, tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; các văn bản hướng dẫn thực hiện của Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT, UBND huyện, PGD về phòng chống tham nhũng để cán bộ, công chức, viên chức trong đơn vị thực hiện, giám sát thực hiện. Thực hiện có hiệu quả kế hoạch phòng, chống tham nhũng của đơn vị mình. 
  - Ban chấp hành Công đoàn nhà trường có trách nhiệm chỉ đạo Ban Thanh tra nhân dân của đơn vị, phối hợp với các cơ quan có liên quan, thực hiện tốt kế hoạch thực hiện phòng, chống tham nhũng của Phòng Giáo dục & Đào tạo và đơn vị mình. Thực hiện nghiêm túc chế độ thông tin báo cáo định kỳ và báo cáo đột xuất khi có vụ việc tham nhũng, lãng phí, tiêu cực ở đơn vị mình với cấp trên.
- Tổng hợp báo cáo kết quả định thực hiện Kế hoạch thực hiện phòng, chống tham nhũng về phòng Giáo dục và Đào tạo huyện theo đúng thời gian quy định.
 HIỆU TRƯỞNG 
 Nguyễn Thị Lương

Tài liệu đính kèm:

  • docKe hoach phong chong tham nhung 20132014.doc