Kiểm tra cuối học kì 2 môn: Toán

Kiểm tra cuối học kì 2 môn: Toán

Hãy khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng:

1. Phân số bằng phân số nào dưới đây? (0,5đ)

 a. b. c. d.

2. Phân số chỉ phần tô đậm là: (0,5đ)

a. b. c. d.

3. Chữ số 4 trong số 784.931 chỉ: (0,5đ)

a. 40.000 b. 4.000 c. 400 d. 40

4. Phân số nào trong các phân số dưới đây lớn hơn 1? (0,5đ)

a. b. c. d.

5. Điền dấu thích hợp: (<,>, =) vào ô trống: (2đ)

a. giờ 30 phút b. 5kg3g 5035g

c. c. 5dm7cm 57cm

 

doc 15 trang Người đăng minhanh10 Lượt xem 587Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kiểm tra cuối học kì 2 môn: Toán", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường TH Hoàng Diệu
Họ Và Tên: 
Lớp: Bốn/
	KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2
	MÔN: TOÁN
Ngày: //
ĐIỂM	NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN
Hãy khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng: 
1. Phân số bằng phân số nào dưới đây? (0,5đ) 
 a. 	b. 	c. 	d. 
2. Phân số chỉ phần tô đậm là: (0,5đ)
a. 	b. 	c. 	d. 
3. Chữ số 4 trong số 784.931 chỉ: (0,5đ)
a. 40.000	b. 4.000	c. 400	d. 40
4. Phân số nào trong các phân số dưới đây lớn hơn 1? (0,5đ)
a. 	b. 	c. 	d. 
5. Điền dấu thích hợp: (, =) vào ô trống: (2đ)
a. giờ  30 phút	b. 5kg3g  5035g
c.  	c. 5dm7cm  57cm
6. Đặt tính rồi tính: (2đ)
a. 36075 + 24596	b. 9832 – 7106
c. 536 x 47 	d. 28512 : 216
7. Tính: (1đ)
a. +	b. x
8. Tìm x: (1đ)
a. x - =	b. x : =
9. Một mảnh vườn hình chữ nhật có chiều dài hơn chiều rộng 16m và chiều rộng bằng chiều dài. (2đ)
a. Tính chiều dài, chiều rộng của mảnh vườn?
b. Tính diện tích của mảnh vườn?
ĐÁP ÁN MÔN: TOÁN
KHỐI 4
Hãy khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng: 
1. Khoanh vào d. 
2. Khoanh vào c. 
3. Khoanh vào b. 4.000
4. Khoang vào a. 
5.
a. giờ = 30 phút	b. 5kg3g < 5035g
c. > 	c. 5dm7cm = 57cm
6. Đặt tính rồi tính:
a. 60671	b. 2726
c. 25192	d. 132
7.
a. 	b. 
8.
a. x = 	b. x = 
9. 
Bài giải
Hiệu số phần bằng nhau là:
5 – 3 = 2 (phần).
Chiều rộng mảnh vườn hình chữ nhật là:
16 : 2 x 3 = 24 (m)
Chiều dài mảnh vườn hình chữ nhật là:
16 + 24 = 40 (m)
Diện tích mảnh vườn hình chữ nhật là:
24 x 40 = 960 (m)
 Đáp số: Chiều rộng: 24 m
Chiều dài: 40 m
 Diện tích: 960 m
Trường TH Hoàng Diệu
Họ Và Tên: 
Lớp: Bốn/
	KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2
	MÔN: TIẾNG VIỆT
Ngày: //
ĐIỂM	NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN
A. KIỂM TRA ĐỌC:
I. Đọc thành tiếng và trả lời câu hỏi 
 Đọc một đoạn và trả lời câu hỏi, một trong ba bài sau: Ăng-co-vát, con chuồn chuồn nước, Đường đi SaPa.
B. ĐỌC HIỂU VÀ LÀM BÀI TẬP:
 Đọc thầm bài văn sau và khoanh vào câu trả lời đúng nhất:
 TIẾNG CƯỜI LÀ ĐIỀU THUỐC BỔ
Một nhà văn đã từng nói: “Con người là động vật duy nhất biết cười”.
Theo một thống kê khoa học, mỗi ngày trung bình người lớn cười 6 phút, mỗi lần cười độ 6 giây. Một đứa trẻ trung bình mỗi ngày cười 400 lần.
Tiếng cười là liều thuốc bổ. Bởi vì khi cười, tốc độ thở của con người lên đến 100 kí-lô-mét một giờ, các cơ mặt được thư giãn thoải mái và não tiết ra một chất làm người ta có cảm giác sảng khoái, thoả mãn. Ngược lại, khi người ta ở trong trạng thái nổi giận hoặc căm thù, cơ thể sẽ tiết ra một chất làm hẹp mạch máu.
Ở một số nước, người ta đã dùng biện pháp gây cười để điều trị bệnh nhân. Mục đích của việc làm này là rút ngắn thời gian chữa bệnh và tiết kiệm tiền cho nhà nước.
Bởi vậy, có thể nói: Ai có tính hài hước, người đó chắc chắn sẽ sống lâu hơn.
Theo Báo GIÁO DỤC VÀ THỜI ĐẠI
* Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng cho mỗi câu sau:
1. Vì sao nói tiếng cười là liều thuốc bổ? (0.5 đ)
a. Vì con người cảm thấy vui vẻ, yêu đời lạc quan.
b. Vì sao con người cảm thấy thoải mái dễ chịu.
c. Vì khi cười người ta có cảm giác được thư giản, sảng khoái các cơ trong cơ thể con người được giản ra.
d. Vì khi cười, tốc độ thở của con người tăng lên các cơ mặt được thư giãn, não tiết ra một chất làm con người có cảm giác sảng khoái, thư giãn.
2. Người ta tìm cách tạo ra tiếng cười cho bệnh nhân để làm gì?( 0.5 đ)
a. Để bệnh nhân không bị căng thẳng.
b. Để rút ngắn thời gian điều trị và tiết kiệm tiền.
c. Để bệnh nhân tin tưởng là bệnh của mình sẽ chóng khỏi.
d. Để bệnh nhân chóng khỏi ngay.
3. Em rút ra được điều gì qua bài này?(0.5 đ)
a. Cần phải biết sống một cách vui vẻ.
b. Cần phải cười thật nhiều. 
c. Nên cười đùa thoải mái trong bệnh viện.
d. Nên cười đùa ở mọi nơi nếu có thể.
4. Dòng nào dưới đây có những cụm từ chứa tiếng “vui” chỉ cảm giác?( 0.5 đ)
a. Vui thích, vui mừng, vui sướng, vui long, vui vui.
b. Vui thích, vui chơi, góp vui, vui sướng, vui vui.
c. Vui tính, vui nhộn, vui tươi, vui sướng, vui lòng.
d. Mua vui, góp vui, vui sướng, vui lòng, vui mừng.
5. Thế nào là một người vui tính?(0.5 đ)
a. Lúc nào cũng cười ha hả.
b. Lúc nào cũng vui chơi, du lịch.
c. Lúc nào cũng cười cởi mở, có óc hài hước, nói năng dí dỏm gặp gì khó khăn hoặc không bằng lòng ít khi cáu kỉnh, bực dọc..
d. Lúc nào cũng trò chuyện với người xung quanh.
6. Sáng nay, lúc bảy giờ, dưới bóng cây râm mát, tôi đi học bằng xe đạp. Câu văn trên có mấy trạng ngữ?(0.5 đ)
a. Một trạng ngữ. ()
b. Hai trạng ngữ. ()
c. Ba trạng ngữ. ()
d. Bốn trạng ngữ. ()
7. Dòng nào dưới đây thể hiện những đức tính cần thiết của người tham gia du lịch – thám hiểm? (1đ)
a. Hiếu kì, ham hiểu biết, nhanh nhẹn, sáng tạo, sợ nguy hiểm.
b. Không ngại khó, không thích khám phá, không ưa sáng tạo, tò mò.
c. Kiên trì, dũng cảm, táo bạo, tò mò, hiếu kì, sợ sệt, sợ hãi.
d. Dũng cảm, can đảm, táo bạo, thông minh, thích khám phá, không ngại khó.
8. Câu cảm sau đây bộc lộ cảm xúc gì? “Ồ, bạn Nam thông minh quá!” (1đ)
a. Bộc lộ cảm xúc mừng rỡ.
b. Bộc lộ cảm xúc ngạc nhiên.
c. Bộc lộ cảm xúc thán phục.
d. Bộc lộ cảm xúc kinh hãi.
II. Kiểm tra viết: (10đ)
1. Chính tả: (5đ) Nghe viết. (Con chuồn chuồn nước – từ “Ôi chao  mặt hồ”)
2. Tập làm văn: (5đ)
- Tả con vật mà em yêu thích
HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ VÀ CHO ĐIỂM
I. Đọc:
Câu 1: khoanh vào d 	Câu 5: khoanh vào c
Câu 2: khoanh vào b	Câu 6: khoanh vào c
Câu 3: khoanh vào a	Câu 7: khoanh vào d
Câu 4: khoanh vào a	Câu 8: khoanh vào c
II. Kiểm tra viết: (10đ)
1. Chính tả: (5đ) Nghe viết. (Con chuồn chuồn nước – từ “Ôi chao  mặt hồ”)
Ôi chao! Chú chuồn chuồn nước mới đẹp làm sao! Màu vàng trên lưng chú lấp lánh. Bốn cái cánh mỏng như giấy bóng. Cái đầu tròn và hai con mắt long lanh như thuỷ tinh. Thân chú nhỏ và thon vàng như màu vàng của nắng mùa thu. Chú đậu trên một cành lộc vừng ngả dài trên mặt hồ. Bốn cánh khẽ rung rung như đang còn phân vân.
Rồi đột nhiên, chú chuồn chuồn nước tung cánh bay vọt lên. Cái bóng chú nhỏ xíu lướt nhanh trên mặt hồ.
Trường TH Hoàng Diệu
Họ Và Tên: 
Lớp: Bốn/
	KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2
	MÔN: KHOA HỌC
Ngày: //
ĐIỂM	NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN
TRẮC NGHIỆM: 
Khoanh tròn vào ý đúng nhất trước mỗi câu trả lời sau: (4,5đ)
Câu 1: Bộ phận nào của cây chủ yếu thực hiện quá trình quang hợp: (0,5đ)
Hoa
Thân
Rể
Lá
Câu 2: Quá trình hô hấp diễn ra khi nào? (0,5đ)
a. Buổi sáng
b. Buổi chiều
Suốt ngày đêm
Buổi trưa
Câu 3: Thành phần trong không khí quan trọng nhất đối với hoạt động hô hấp của con người là? (0,5đ)
 Khí ô-xi
 Khí các-bô-níc
 Hơi nước
 Khí nitơ
Câu 4: Bộ phận nào của cây có chức năng hấp thụ nước có trong đất? (0,5đ)
a. Lá
b. Rể.
c. Hoa.
d. Thân
Câu 5: Không khí gồm những thành phần chính nào? (0,5đ)
 Ô-xi, khí các-bô-níc
 Ô-xi, nitơ
 Ô-xi, nitơ, bụi
 Khí các-bô-níc, nitơ
Câu 6: Những việc nên làm để bảo vệ bầu không khí trong lành là? (1đ)
Thải khí thải từ các nhà máy vào môi trường
Đổ rác ra đường
Sử dụng phân hoá học, thuốc trừ sâu
Trồng cây xanh, dùng bếp đun cải tiến để đỡ khói, sử dụng các phương tiện giao thông công cộng.
Câu 7: Để sống và phát triển bình thường, động vật cần gì? (1ñ)
a. Có đủ nước, ánh sáng và không khí.
b. Có đủ nước, ánh sáng, thức ăn và không khí.
c. Có đủ nước, thức ăn và không khí..
d. Có đủ không khí.
Câu 8: Điền 3 tên con vật vào trong bảng sao cho phù hợp: (1,5đ)
Nhóm động vật ăn động vật khác
Nhóm động vật ăn thực vật
Nhóm động vật ăn tạp
1.
1.
1.
2.
2.
2.
3.
3.
3.
Câu 9: Điền các từ: Gà, Lúa, Diều hâu vào ô trống để chỉ ra mối quan hệ thức ăn trong sơ đồ sau: (1đ)
Câu 10: Viết tên các chất còn thiếu vào chỗ trống để hoàn thành “Sơ đồ trao đổi thức ăn ở thực vật” dưới đây: (2đ)
Thực vật
Câu 11: Không khí có vai trò như thế nào đối với thực vật? (1ñ)
HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ VÀ CHO ĐIỂM
Câu 1: khoanh vào d 	Câu 5: khoanh vào b
Câu 2: khoanh vào c	Câu 6: khoanh vào d
Câu 3: khoanh vào a	Câu 7: khoanh vào b
Câu 4: khoanh vào c
Câu 8:
Nhóm động vật ăn động vật khác
Nhóm động vật ăn thực vật
Nhóm động vật ăn tạp
Sư tử
Trâu
Heo
Beo
Nai
Mèo
hổ
Bò
Gà
Câu 9:
Diều hâu
Gà
Lúa
Câu 10:
Khí ôxi
	Khí Co
Hơi nước
Thực vật
Nước
Các chất khoáng khác
Các chất khoáng
Câu 11: 
- Không khí giúp cho thực vật quang hợp và hô hấp.
Trường TH Hoàng Diệu
Họ Và Tên: 
Lớp: Bốn/
	KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2
	MÔN: LỊCH SỬ – ĐỊA LÍ
Ngày: //
ĐIỂM	NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN
I. LỊCH SỬ: (5đ)
A. Hãy khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng: (3đ)
 1. Nhà Hậu Lê đã làm gì để quản lý nhà nước? (0,5đ)
a. Vẽ bản đồ đất nước.
b. Quản lý đất nước không cần định ra pháp luật.
c. Cho soạn bộ luật Hồng Đức.
d. Bộ luật bảo vệ quyền lợi cho nhà Vua.
2. Cố Đô Huế được UNESCO công nhận di sản văn hoá thế giới vào ngày tháng năm nào? (0,5đ)
a. Ngày 12 – 11 – 1993.
b. Ngày 5 – 11 – 1999.
c. Ngày 11 – 12 – 1993.
d. Ngày 7 – 12 – 1995.
3. Các Vua Nhà Nguyễn thường quan tâm đến việc xây dựng đến các công trình gì? (0,5đ)
a. Lăng tẩm.
b. Trường học.
c. Chùa chiền.
d. Đê điều.
4. Thời Hậu Lê, văn học được viết bằng chữ nào chiếm ưu thế? (0,5đ)
a. Chữ Nôm
b. Chữ Quốc ngữ
c. Chữ La tinh
d. Chữ Hán
5. Mục đích của quân Tây Sơn tiến ra Thăng Long là? (0,5đ)
a. Mở rộng căn cứ của quân Tây Sơn.
b. Lật đổ chính quyền họ Trịnh, thống nhất giang sơn.
c. Chiếm vàng bạc, châu báu ở Đàng Ngoài.
d. Tranh giành đất đai.
6. Nhà Nguyễn chọn kinh đô là? (0,5đ)
a. Thăng Long.
b. Cổ Loa.
c. Hoa Lư.
d. Huế.
7. Nhà Hậu Lê đã làm gì để quản lí đất nước? (1đ)
8. Chọn vào điền các từ ngữ cho sẵn sau đây vào chỗ chấm () của đoạn văn cho phù hợp: Kiến trúc, nghệ thuật, di sản văn hoá, quần thể. (1đ)
	Kinh thành Huế là một  các công trình .. và  tuyệt đẹp.
	Đây là một  chứng tỏ sự hài hoà sáng tạo của nhân dân ta.
II. ĐỊA LÝ: (5đ)
A. Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng: (3đ)
 1. Ở đồng bằng duyên hải miền Trung? (0,5đ)
a. Dân cư thưa thớt, chủ yếu là người kinh, người chăm.
b. Dân cư thưa thớt chủ yếu là dân tộc ít người.
c. Dân cư tập trung đông đúc chủ yếu là người kinh.
d. Dân cư tập trung khá đông đúc chủ yếu là người kinh, người chăm.
 2. Ở nước ta, đồng bằng còn nhiễm đất chua, đất mặn là? (0,5đ)
a. Đồng bằng Bắc Bộ.
b. Đồng bằng duyên hải miền Trung.
c. Đồng bằng Nam Bộ.
d. Đồng bằng Sông Hồng.
 3. Đồng bằng duyên hải niềm Trung nhỏ hẹp vì? (0,5đ)
a. Đồng bằng nằm ven biển
b. Đồng bằng có nhiều cồn cát
c. Đồng bằng có nhiều đầm phá
d. Vì núi lan ra sát biển
4. Đồng bằng Nam Bộ do các con sông bồi đắp nên là? (0,5đ)
a. Sông Tiền, Sông Hậu
b. Sông Sài Gòn, Sông Đồng Nai
c. Sông Mê Công, Sông Đồng Nai
d. Sông Tiền, Sông Mê Công
5. Thành phố Đà Nẵng nằm ở phía nào của đèo Hải Vân? (0,5đ)
a. Phía nam của đèo Hải Vân
b. Phía tây của đèo Hải Vân
c. Phía đông của đèo Hải Vân
d. Phía bắc của đèo Hải Vân
6. Ở nước ta, tài nguyên khoáng sản quan trọng nhất của thiềm lục địa là? (0,5đ)
a. Đồng, sắt
b. Dầu mỏ và khí đốt
c. Nhôm, dầu mỏ
d. Đồng và khí đốt
7. Hãy nêu vai trò của Biển Đông đối với nước ta? (1đ)
8. Điền các từ ngữ vào chỗ trống cho phù hợp. (Các từ cần điền: thiên nhiên, lao động, sản xuất và xuất khẩu) (1đ)
Nhờ có .. ưu đãi, người dân cần cù , đồng bàng Nam Bộ đã trở thành vùng  lúa gao, trái cây, thuỷ sản lớn nhất cả nước. Các sản phẩm đó được đưa đi tiêu thụ ở nhiều nơi trong nước và 
HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ VÀ CHO ĐIỂM
I. LỊCH SỬ
A. Hãy khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng: (3đ)
Câu 1: khoanh vào c 	Câu 4: khoanh vào d
Câu 2: khoanh vào c 	Câu 5: khoanh vào b
Câu 3: khoanh vào a 	Câu 6: khoanh vào d
Câu 7: 
* Vẽ bản đồ đất nước, gọi là bản đồ Hồng Đức.
* Bộ luật Hồng Đức
Câu 8: 1 điểm, mỗi từ đúng 0,25đ
Kinh thành Huế là một quần thể các công trình kiến trúc và nghệ thuật tuyệt đẹp.
	Đây là một di sản văn hoá chứng tỏ sự hài hoà sáng tạo của nhân dân ta.
II. ĐỊA LÝ
A. Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng: (3đ)
Câu 1: khoanh vào d	Câu 4: khoanh vào c
Câu 2: khoanh vào c 	Câu 5: khoanh vào a
Câu 3: khoanh vào d 	Câu6: khoanh vào b
Câu 7: 
- Biển đông có vai trò điều hoà khí hậu.
- Biển đông là kho muối vô tận.
- Biển đông có nhiều khoáng sản, hải sản quý.
- Biển đông có nhiều bãi biển đẹp, nhiều vũng, vịnh thuận lợi cho việc phát triển du lịch và xây dựng các cảng biển.	
Câu 8: 1 điểm, mỗi từ đúng 0,25đ
Nhờ có thiên nhiên ưu đãi, người dân cần cù lao động, đồng bàng Nam Bộ đã trở thành vùng sản xuất lúa gao, trái cây, thuỷ sản lớn nhất cả nước. Các sản phẩm đó được đưa đi tiêu thụ ở nhiều nơi trong nước và xuất khẩu.

Tài liệu đính kèm:

  • docKIEM TRA KHOI 4 CUOI HK 2.doc