Một số biện pháp làm tốt công tác chủ nhiệm lớp 4 bán trú nhằm nâng cao chất lượng học tập

Một số biện pháp làm tốt công tác chủ nhiệm lớp 4 bán trú nhằm nâng cao chất lượng học tập

MỘT SỐ BIỆN PHÁP

LÀM TỐT CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP 4 BÁN TRÚ

NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HỌC TẬP

I. Đặt vấn đề:

 Như chúng ta đã biết, loại hình lớp dạy học 2 buổi/ ngày hiện nay đã trở thành lớp dạy học phổ biến trong các trường học. Tham gia vào loại hình lớp học này, học sinh phải thực hiện tất cả các hoạt động học tập, rèn luyện thêm, tìm hiểu bài mới ở trên lớp dưới sự hướng dẫn của GVCN. Chính vì thế mà trách nhiệm của GVCN ở các lớp dạy học 2 buổi/ngày là rất quan trọng: một mặt giáo viên phải lo chuẩn bị và giảng dạy tốt các tiết học chính khóa, một mặt giáo viên phải có những biện pháp thích ứng để hướng dẫn cho học sinh hoạt động để đa số các em đạt hiệu quả mà không phải học ở nhà sau khi ở trường về.

 

doc 9 trang Người đăng minhduong20 Lượt xem 816Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Một số biện pháp làm tốt công tác chủ nhiệm lớp 4 bán trú nhằm nâng cao chất lượng học tập", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Đề tài:
MỘT SỐ BIỆN PHÁP 
LÀM TỐT CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP 4 BÁN TRÚ 
NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HỌC TẬP
I. Đặt vấn đề:
 Như chúng ta đã biết, loại hình lớp dạy học 2 buổi/ ngày hiện nay đã trở thành lớp dạy học phổ biến trong các trường học. Tham gia vào loại hình lớp học này, học sinh phải thực hiện tất cả các hoạt động học tập, rèn luyện thêm, tìm hiểu bài mới ở trên lớp dưới sự hướng dẫn của GVCN. Chính vì thế mà trách nhiệm của GVCN ở các lớp dạy học 2 buổi/ngày là rất quan trọng: một mặt giáo viên phải lo chuẩn bị và giảng dạy tốt các tiết học chính khóa, một mặt giáo viên phải có những biện pháp thích ứng để hướng dẫn cho học sinh hoạt động để đa số các em đạt hiệu quả mà không phải học ở nhà sau khi ở trường về. 
 Qua tình hình thực tế khảo sát chất lượng đầu năm 2 môn Toán - Tiếng Việt của lớp tôi như sau:
MÔN
KHẢO SÁT
Giỏi
Khá
TB
Yếu
SL
TL
SL
TL
SL
TL
SL
TL
TIẾNG VIỆT
3
10%
2
6,7%
11
36,7%
14
46,6%
TOÁN
6
20%
1
3,3%
15
50%
8
26,7%
 Và kết hợp với những điều tra, tìm hiểu khác, tôi nhận thấy hạn chế trên là do nhiều nguyên nhân đem đến, nhưng chủ yếu là:
 - Học sinh học lớp dạy học 2 buổi/ngày chỉ quen làm hết bài tập ở lớp dưới sự hướng dẫn của GVCN.
 - Một số học sinh yếu mất lòng tin vào khả năng của mình và ngừng việc học tập nói chung
 - Một số phụ huynh ít quan tâm đến việc học của con em và đa số không kiểm tra kết quả học tập của con em mình (tỷ lệ 10/31 phụ huynh)
 Vì thế, để nâng cao chất lượng học tập ở lớp dạy học 2 buổi/ ngày, tôi đã thực hiện các biện pháp sau:
 II. Giải quyết vấn đề:
 1/ Kết hợp chặt chẽ với phụ huynh học sinh bằng phiếu liên lạc tự thiết kế:
 Muốn chất lượng học tập của lớp đạt kết quả cao thông qua các biện pháp chủ nhiệm thì cần phải có sự phối hợp chặt chẽ với PHHS. PHHS là một nhân tố 
quan trọng phối hợp với nhà trường trong việc quản lí giáo dục học sinh. Một phương tiện dùng để trao đổi, ghi nhận những nội dung cần thiết giữa nhà trường và gia đình nhằm mục đích phối hợp chặt chẽ các môi trường giáo dục 
học sinh là phiếu liên lạc. Nhưng qua thực tiễn của những năm học trước, tôi nhận thấy rằng, nếu sử dụng phiếu liên lạc in sẵn như hiện nay thì sẽ không đảm bảo được hết những nội dung mà tôi cần trao đổi với phụ huynh theo suốt quá trình 9 tháng học tập của các em. Vì vậy, tôi đã mạnh dạn thiết kế một mẫu sổ liên lạc riêng cho lớp tôi (như mẫu đính kèm) và yêu cầu phụ huynh điền đầy đủ các thông tin về lý lịch học sinh, những quy định về sự liên hệ giữa GVCN và phụ huynh, chỉ tiêu đăng ký thi đua về học tập, đạo đức ở HKI, HKII và cả năm của học sinh để cho tôi tiện trao đổi, liên lạc với phụ huynh.
 2/ Tổ chức hoạt động trao đổi với học sinh về việc học và rèn luyện:
 Đối với học sinh, đặc biệt là học sinh tiểu học, việc để cho các em tự do, thoải mái trao đổi với GVCN về những việc các em cần làm hoặc là đề xuất những biện pháp nhằm giúp hoạt động học - rèn luyện của mình và các bạn trong cùng một nhóm, một tổ tiến bộ là rất quan trọng. Thực hiện được cuộc trao đổi này sẽ giúp GVCN có những biện pháp tích cực để giải quyết vấn đề, bởi vì các em sẽ hăng hái thực hiện một cách đầy trách nhiệm những biện pháp do chính các em đề ra.
 Chính vì lẽ đó mà trong buổi SHCN lớp ở tuần học thứ 3- khi các em đã đi vào thực tế kiểm tra đánh giá các bạn trong tổ về việc học tập và rèn luyện- tôi đã thực hiện cuộc trao đổi giữa các tổ và yêu cầu các em đề xuất những biện pháp để giúp đỡ các bạn trong tổ của mình học tập tiến bộ. Và những biện pháp mà các em đưa ra thật bất ngờ và lí thú:
 * Tổ 1: Ngoài tổ trưởng và tổ phó, cần thêm 2 bạn học sinh nữa trong tổ để kiểm tra việc học bài và soạn bài của các bạn trong 15 phút truy bài để đảm bảo thời gian kiểm tra, không phải bỏ sót một bạn nào trong tổ.
 * Tổ 2: Phân công bạn giỏi, khá kèm cặp bạn trung bình, yếu trong tổ để cùng nhau tiến bộ và đề nghị cô giáo sắp xếp các bạn này ngồi gần nhau.
 * Tổ 3: Giờ ra chơi buổi chiều của ngày thứ tư hằng tuần, sau khi tập thể dục giữa giờ, các bạn trong tổ tập trung lại kiểm tra bộ vở xem bạn nào chưa hoàn thành bài tập để nhắc nhỡ và giúp đỡ bạn kịp thời.
 * Tổ 4: Trong giờ tự học yêu cầu bạn cán sự môn Toán và môn Tiếng Việt giải đáp thắc mắc và giảng lại cho các bạn những kiến thức bạn chưa theo kịp hoặc gợi ý cho các bạn chuẩn bị bài mới.
 Với những biện pháp và đề xuất trên của các em, tôi đã mạnh dạn cho các tổ thực hiện theo kế hoạch đề ra và bước đầu đã thấy hoạt động của lớp đi vào nề nếp với kết quả tương đối cao.
 3/ Thành lập “ đôi bạn học tập” và tổ chức “ góc học tập” trong giờ tự học:
 Những học sinh học yếu thường tiếp thu bài chậm, ngại tiếp xúc, hỏi bài cô giáo mỗi khi các em chưa hiểu kịp dẫn tới việc mất căn bản, mất lòng tin vào khả năng của mình và ngừng việc học tập nói chung. Nhưng đối với bạn bè cùng lứa tuổi, chung lớp, chung bàn thì các em sẽ mạnh dạn hơn trong việc trao đổi bài với bạn. Dựa vào đặc điểm tâm lý lứa tuổi này, tôi đề xuất với các tổ còn lại 
và yêu cầu các em phân công bạn giỏi, khá kèm cặp bạn trung bình, yếu trong tổ mình giống như biện pháp tổ 2 đã đưa ra. Dựa vào đó, tôi sắp xếp lại chỗ ngồi để các em thuận tiện trao đổi việc học tập.
 Ví dụ: Em Trần Thị Na Vi (học sinh giỏi) được xếp ngồi cạnh em Hồ Yến Nhi (học sinh trung bình mới chuyển về từ Buôn Mê Thuộc)
 Em Võ Thị Khánh Vy (học sinh giỏi, lớp phó kỷ luật) ngồi cạnh em Trần Quang Lâm (học sinh yếu, hay nói chuyện trong lớp, ít chú tâm nghe giảng bài).
 Đối với học sinh học 2 buổi/ ngày, giờ tự học của các em cũng chính là giờ tự học ở nhà đối với các lớp khác. Do đó, để tạo không khí thoải mái và khoa học, tôi tự thiết kế góc học tập trong lớp bằng cách chia lớp học thành 2 dãy: 1 dãy là góc học tập Toán, 1 dãy là góc học tập Tiếng Việt. Và thể theo yêu cầu của tổ 4, cứ đến giờ tự học, các em sẽ tự động chọn góc học tập cho riêng mình để tự học dưới sự điều khiển và gợi ý của cán sự từng bộ môn.
	* HÌNH ẢNH MINH HỌA.
	 4/Rèn kỹ năng tự đánh giá cho học sinh:
 Tại sao cần rèn luyện cho học sinh Tiểu học kỹ năng tự đánh giá? Bởi vì, nếu học sinh đạt được 3 điều sau:
 - Biết cách tự kiểm tra việc học.
 - Nhận thức rõ những gì mà gia đình và nhà trường mong đợi ở mình.
 - Tự tin để đánh giá bản thân mình.
thì các em có thể:
 - Kiểm soát được việc học tập của bản thân các em.
 - Lên kế hoạch học tập để cải thiện việc học của bản thân.
 - Cảm thấy thoải mái về những gì các em có thể làm được.
 - Dần dần hình thành nề nếp và phương pháp học riêng cho bản thân.
 Chính vì lẽ đó mà tôi đã tác động đến ý thức tự đánh giá bản thân và phát triển kỹ năng tự đánh giá trong học sinh theo một kế hoạch tổng thể:
 a/ Đặt câu hỏi giúp học sinh suy nghĩ về việc học của mình (thực hiện ở tuần 4, 8, 12, 16, 20, 24, 28, 32)
 Ví dụ: Trong môn Toán, em nghĩ em giỏi phần nào?
	b/ Hình thành những mẫu phiếu để giúp học sinh dễ dàng thể hiện các nhận xét tự đánh giá (thực hiện ở tuần 9, 18, 26, 30, 34)
 Ví dụ:
 Tên:Lớp:..Ngày:
 BẢN TỰ ĐÁNH GIÁ
 Ở trường em giỏi về:..................................................................
	.....
 Em nghĩ em cần được giúp đỡ về:.
 Môn học em thích là:. Bởi vì:.
 	 .
 c/ Phối hợp với gia đình tạo cơ hội cho học sinh kể lại và nhận xét quá trình và kết quả học tập của mình với cha mẹ:
 Cứ mỗi tuần cuối của tháng, tôi phát phiếu liên lạc cho học sinh và yêu cầu các em về nhà kể lại và nhận xét về kết quả học tập của mình với cha mẹ. Khi nghe các em báo cáo kết quả học tập, phụ huynh sẽ ghi kết quả của các em và những đề nghị của mình vào phần “Đánh giá kết quả học tập hàng tháng của học sinh và đề nghị của PH”. Khi các em nộp lại sổ liên lạc, giáo viên sẽ kiểm tra tính xác thực của việc báo cáo kết quả học tập của học sinh và tiếp thu những đề xuất của phụ huynh. 
Ví dụ: 
 * Phiếu liên lạc của em Ngô Xuân Lộc cuối tháng 9, phụ huynh ghi:
Hạnh kiểm: Đến lớp học đúng giờ, nghỉ học có xin phép, tác phong gọn gàng.
Học lực: Còn yếu ở 2 môn Toán và Tiếng Việt.
	* Ý kiến của PHHS: Cháu mới chuyển trường còn lạ bạn, lạ cô, còn rụt rè. Mong cô giáo giúp đỡ thêm cho cháu. 
	*Phiếu liên lạc của em Võ Thị Khánh Vy cuối tháng 10, phụ huynh ghi: 
Hạnh kiểm: Đi học chuyên cần, tác phong đúng quy định, biết tôn trọng thầy cô giáo và có quan hệ tốt với bạn bè.
Học tập : Có thái độ học tập tích cực, học tốt ở môn Toán nhưng còn hạn chế ở môn Tiếng Việt.
 *Ý kiến của PHHS: Ở nhà cháu ngoan, biết thương yêu cha mẹ và biết giúp đỡ ông bà. Đề nghị cô giáo rèn luyện thêm cho cháu ở môn Tập làm văn.
	 5/ Phát động thi đua và hướng dẫn đánh giá thi đua:
 Đối với học sinh, nhất là học sinh Tiểu học, mỗi khi đến tiết SHCN là các em cảm thấy chán nản vì phải nghe những lời chỉ trích, phê bình của thầy, cô giáo về những điều các em đã vi phạm ở trong tuần. Các em chỉ ham thích thi đua với nhau và rất phấn khởi mỗi khi được thầy, cô giáo khen thưởng. Chính vì 
vậy, tôi đã cố gắng cải thiện hình thức các giờ SHCN để tạo hứng thú học tập và thúc đẩy các em rèn luyện bằng cách phát động thi đua trong từng học sinh và giữa các tổ ở mỗi tuần, mỗi tháng.
 a/ Hướng dẫn tổ trưởng lập bảng điểm và chấm điểm:
 - Đầu tiên, mỗi tuần cô giáo sẽ cho mỗi học sinh 20 điểm.
 - Trong tuần đó, nếu bạn nào đạt mỗi điểm 9, 10 thì sẽ được cộng 2 điểm; đạt điểm 7, 8 sẽ được cộng 1 điểm; đạt điểm 5, 6 không được cộng; đạt điểm 3, 4 bị trừ 1 điểm và đạt điểm 1, 2 sẽ bị trừ 2 điểm.
 - Bạn nào không mặc đồng phục, không có bảng tên, không đeo khăn quàng; mỗi vi phạm sẽ bị trừ 1 điểm/ 1 lần.
	- Bạn nào tham gia tốt việc đọc báo Thiếu niên, Nhi đồng và góp quỹ Tình thương cũng được tổ trưởng theo dõi để ghi lại vào sổ nhưng không cộng điểm trong tuần mà dựa vào đó để chọn ra bạn xuất sắc nhất nếu có nhiều bạn bằng điểm nhau.
 b/ Đánh giá kết quả:
 - Cuối tuần, dựa vào điểm tổng kết, tổ trưởng sẽ bầu ra bạn đạt danh hiệu “Khăn quàng danh dự” là bạn nhiều điểm nhất tổ. Còn bạn ít điểm nhất sẽ được tổ giúp đỡ tiến bộ trong các tuần tới.
 - Cuối tháng, vào tiết sinh hoạt của tuần thứ tư, ngoài việc tổng kết số điểm của tuần đó, Ban cán sự lớp sẽ cộng tổng điểm của các bạn trong tổ rồi chia bình quân. Tổ nào có số điểm bình quân cao nhất sẽ được Ban phân hội phụ huynh của lớp trao phần thưởng (viết, vở, bút chìkinh phí lấy từ quỹ lớp đã vận động phụ huynh)
 Ngoài ra, trong tiết SHCN tuần thứ 2 của mỗi tháng tôi kết hợp cho các em tổ chức “Mừng sinh nhật bạn” để thay đổi không khí sinh hoạt. Những bạn có cùng tháng sinh sẽ được lớp tổ chức sinh nhật trong tuần đó và được các bạn chúc mừng bằng các bài hát hay hoặc là những đóa hoa tươi thắm. Hoạt động này nhằm mục đích tạo dựng cho các em tinh thần đoàn kết, quan tâm lẫn nhau, xem các bạn trong lớp của mình như những thành viên trong cùng một mái ấm gia đình, từ đó thúc đẩy các em hăng hái hoạt động.
Ví dụ: *Trong tiết SHCN tuần thứ 2 của tháng 9/2006, lớp tổ chức mừng sinh nhật các bạn có cùng tháng sinh:
Bạn Nguyễn Thị Bảo Châu.
Bạn Trương Tiến Nhựt.
Bạn Trịnh Công Thắng.
*Trong tiết SHCN tuần thứ 2 của tháng 1/2007, lớp tổ chức sinh nhật cho các bạn sau:
- Bạn Nguyễn Công Trường Đông.
Bạn Phan Văn Quan.
Bạn Huỳnh Thịnh.
Bạn Phan Nhật Trường.
	 6/ Tổ chức các hoạt động phong phú và hấp dẫn trong các tiết hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp:
 Học sinh đến trường không chỉ học tập các môn học mà còn được tham gia hoạt động tập thể nói chung. Hoạt động học tập và hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là hai mặt quan hệ chặt chẽ hữu cơ với nhau, thúc đẩy lẫn nhau cùng phát triển trong toàn bộ quá trình phát triển chung của trẻ. Tổ chức hiệu quả nhiệm vụ học tập- dạy học và kế hoạch hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là điều kiện cần và đủ để hoàn thành tốt mục tiêu giáo dục trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay. Nội dung hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp và các loại hình hoạt động của nó là đa dạng. Dựa theo tình hình thực tế của địa phương và ở trường, tôi cho các em hoạt động dưới 3 hình thức sau:
 - Hoạt động mang tính xã hội.
 - Hoạt động của Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh.
 - Hoạt động “Hội vui học tập”.
 a/ Hoạt động mang tính xã hội:
 Ngày truyền thống Quân đội Nhân dân Việt Nam 22-12, tôi tổ chức cho các em thăm Bà mẹ Việt Nam Anh hùng Lê Thị Xí ở địa bàn phường An Sơn (ngay cạnh trường tôi) để giáo dục các em tình yêu quê hương, đất nước, niềm tự hào dân tộc và giáo dục các em có tinh thần trách nhiệm, có nghĩa vụ đối với cộng đồng.
 b/ Hoạt động của Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh:
	 Triển khai các chuyên hiệu “Rèn luyện Đội viên”, các động tác Nghi thức Đội, giáo dục những ngày truyền thống, giới thiệu những tấm gương anh hùng và phát động thi đua giúp các em rèn luyện tốt và có những hiểu biết cơ bản về lịch sử Việt Nam.
 c/ Hoạt động “Hội vui học tập”:
 Hoạt động này được tôi sử dụng thường xuyên trước mỗi kỳ thi kiểm tra định kỳ nhằm phục vụ thiết thực cho mục đích rèn luyện để các em thi kiểm tra giữa kỳ, cuối kỳ đạt kết quả cao.
 * Khi tổ chức hoạt động “Hội vui học tập”, tôi đã thực hiện theo những bước sau:
 a/ Chuẩn bị nội dung:
 Nội dung của “Hội vui học tập” thường bao gồm những kiến thức cơ bản, cần thiết mà học sinh đã được học, được thực hiện qua các môn học ở trên lớp. Và thay vì cho học sinh kiểm tra trên giấy để ôn luyện trước khi thi, tôi trích câu hỏi từ những bài thi kiểm tra định kỳ của những năm học trước và thêm vào đó những kiến thức cần thiết khác để làm hệ thống câu hỏi.
	 b/ Mời thành phần tham dự:
 Ngoài GVCN và học sinh trong lớp, khi tổ chức “Hội vui học tập”, tôi còn mời thêm đại biểu nhà trường, đại diện Ban phân hội phụ huynh của lớp tham dự. Mục đích để thông qua đó, Ban phân hội có thể nắm bắt được tình hình học 
tập của con em mình đồng thời động viên khích lệ các em bằng những phần thưởng đầy ý nghĩa (trích từ quỹ lớp).
 c/ Thời gian tổ chức “Hội vui học tập”:
 Trong chương trình học của lớp tôi có 2 tiết hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp vào chiều thứ 3 và chiều thứ 5. Dựa theo thời gian kiểm tra định kỳ, tôi cùng với Ban cán sự lớp chọn thời gian thích hợp để tổ chức “Hội vui học tập” (vào chiều thứ 3 hoặc chiều thứ 5). Khi đã chọn được thời gian hợp lý, tôi sẽ linh hoạt sắp xếp giảng dạy giữa các tiết học và dành lại 2 tiết hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp để tổ chức.
 d/ Tiến hành “Hội vui học tập”:
 “Hội vui học tập” được tiến hành dưới nhiều hình thức. Tùy quy mô mà lựa chọn các hình thức phù hợp. Ở quy mô lớp, tôi thường sử dụng hình thức chơi giống như hình thức chương trình “Rung chuông vàng” trên kênh VTV3 Đài Truyền hình Việt Nam. Xen kẽ giữa chương trình có phần góp vui văn nghệ của các tổ để thay đổi không khí. 
 e/ Đánh giá kết quả:
	Sau mỗi lần tổ chức “Hội vui học tập”, tôi cho các tổ tự nhận xét về sự tham gia của các bạn trong tổ mình và tổ khác. Đồng thời tham mưu với đại biểu nhà trường rút kinh nghiệm về nội dung, cách thức tổ chức”Hội vui học tập”.
 * Các hình thức “Hội vui học tập” mà tôi đã thực hiện từ đầu năm đến nay:
 	 - Ai thông minh hơn	 : giữa kỳ I.
 	 - Ai là thủ khoa 	 : cuối kỳ I. 
	 - Rung chuông bạc 	 : giữa kỳ II.
* HÌNH ẢNH MINH HỌA.
	 III. Kết luận:
 Trong suốt thời gian qua, tôi đã kiên trì thực hiện các biện pháp trên. Qua nhiều lần kiểm tra, đặc biệt là lần kiểm tra giữa kỳ II vừa qua, tôi thấy chất lượng học tập của lớp tôi rất khả quan. Cụ thể là:
MÔN
Giỏi
Khá
TB
Yếu
SL
TL
SL
TL
SL
TL
SL
TL
TIẾNG VIỆT
13
41,9%
11
35,5%
5
16,1%
2
6,5%
TOÁN
18
58,1%
8
25,8%
4
12,9%
1
3,2%
 So với chất lượng kiểm tra giữa kỳ II của lớp 4/3 là lớp học 8 buổi/tuần như sau:
MÔN
Giỏi
Khá
TB
Yếu
SL
TL
SL
TL
SL
TL
SL
TL
TIẾNG VIỆT
7
22,5%
12
38,7%
6
19,4%
6
19,4%
TOÁN
9
29%
14
45,2%
4
12,9%
4
12,9%
 Từ đó, cho thấy chất lượng học tập của lớp dạy học 2 buổi/ngày tất nhiên cao hơn do GVCN đã thực hiện các biện pháp trên.
 Tuy nhiên, vẫn còn một số ít các em chất lượng học tập chưa đạt yêu cầu vì nguyên nhân: quá yếu, mất căn bản, lại sống trong gia đình phụ huynh ít quan tâm đến việc học tập của các em.
 Tôi đã trao đổi kinh nghiệm về việc thực hiện các biện pháp trên với tổ bán trú và được các bạn đồng nghiệp hỗ trợ cùng thực hiện đạt kết quả khả quan về chất lượng học tập ở các lớp dạy học 2 buổi/ngày. Từ các biện pháp và kết quả trên, tôi đã rút ra bài học kinh nghiệm sau:
 IV. Bài học kinh nghiệm:
 * Muốn thực hiện tốt các biện pháp trên cần:
 - GVCN phải thực sự có tâm huyết và dành nhiều thời gian đầu tư chuẩn bị.
 - Kết hợp chặt chẽ giữa hoạt động trên lớp và hoạt động ngoài giờ.
 - Thường xuyên tổ chức trao đổi, khai thác triệt để những tâm tư nguyện vọng và ý kiến đề xuất của học sinh để dựa vào đó hình thành phương án tổ chức hoạt động.
 - Kết hợp chặt chẽ giữa gia đình và nhà trường, đặc biệt quan tâm nhiều đến học sinh yếu kém.
 - Gần gũi với học sinh, tạo không khí thoải mái, vui tươi, làm cho các em cảm thấy như được sống trong không khí của một mái ấm gia đình mà ở đó cô giáo là mẹ và học sinh là các con. 
 	 Tam Kỳ, ngày 8 tháng 4 năm 2007
 	 Người thực hiện
 	 Nguyễn Thị Minh Trâm.

Tài liệu đính kèm:

  • docSKKN MOT VAI BIEN PHAP LAM TOT CONG TAC CHU NHIEM NHAM NANG CAO CHAT LUONG.doc