Ở bậc tiểu học việc hình thành năng lực hoạt động ngôn ngữ cho học sinh là một việc rất quan trọng. Để dạy tập đọc có hiệu quả người giáo viên cần nắm chắc nội dung và phương pháp dạy học. Khi chúng ta phân tích ý nghĩa, nhiệm vụ và các tài liệu dạy học Tập đọc ở tiểu học, chúng ta sẽ thấy được thuận lợi và khó khăn của giáo viên và học sinh trong quá trình dạy học, từ đó có biện pháp tác động hiệu quả đến quá trình dạy Tập đọc.
Năng lực hoạt động ngôn ngữ được thể hiện trong 4 dạng hoạt động, tương ứng với chúng là 4 kỹ năng: nghe- nói- đọc- viết. Đọc là một dạng ngôn ngữ, là quá trình chuyển dạng chữ viết thành các đơn vị nghĩa không có âm thanh.Trong thực tế dạy đọc nhiều khi người ta chỉ nói đến đọc như nói đến việc sử dụng bộ mã chữ- âm, cho rằng đọc là nhìn chữ phát thành lời. Vì vậy họ đánh giá một giờ dạy Tập đọc chỉ dựa vào căn cứ duy nhất là có bao nhiêu em được đứng dậy đọc. Ngược lại, có người lại quan niệm đọc chỉ là: “Đánh vần” phát âm thành tiếng theo các kí hiệu chữ viết, cúng không phải là quá trình nhận thức để có khả năng không hiểu những gì được đọc. Đọc chính là một sự tổng hợp của hai quá trình này.
Một số kinh nghiệm nâng cao chất lượng dạy tập đọc 4 cho học sinh vùng dân tộc A. phần thứ nhất: đặt vấn đề. 1. Lý do đề xuất sáng kiến. ở bậc tiểu học việc hình thành năng lực hoạt động ngôn ngữ cho học sinh là một việc rất quan trọng. Để dạy tập đọc có hiệu quả người giáo viên cần nắm chắc nội dung và phương pháp dạy học. Khi chúng ta phân tích ý nghĩa, nhiệm vụ và các tài liệu dạy học Tập đọc ở tiểu học, chúng ta sẽ thấy được thuận lợi và khó khăn của giáo viên và học sinh trong quá trình dạy học, từ đó có biện pháp tác động hiệu quả đến quá trình dạy Tập đọc. Năng lực hoạt động ngôn ngữ được thể hiện trong 4 dạng hoạt động, tương ứng với chúng là 4 kỹ năng: nghe- nói- đọc- viết. Đọc là một dạng ngôn ngữ, là quá trình chuyển dạng chữ viết thành các đơn vị nghĩa không có âm thanh...Trong thực tế dạy đọc nhiều khi người ta chỉ nói đến đọc như nói đến việc sử dụng bộ mã chữ- âm, cho rằng đọc là nhìn chữ phát thành lời. Vì vậy họ đánh giá một giờ dạy Tập đọc chỉ dựa vào căn cứ duy nhất là có bao nhiêu em được đứng dậy đọc. Ngược lại, có người lại quan niệm đọc chỉ là: “Đánh vần” phát âm thành tiếng theo các kí hiệu chữ viết, cúng không phải là quá trình nhận thức để có khả năng không hiểu những gì được đọc. Đọc chính là một sự tổng hợp của hai quá trình này. Dạy đọc có ý nghĩa rất to lớn ở tiểu học, đọc trở thành một đòi hỏi cơ bản đầu tiên đối với người đi học, đọc rèn cho học sinh kỹ năng đọc- nghe- nói, đọc cung cấp cho học sinh những hiểu biết về thiên nhiên, xã hội, con người, cung cấp vốn từ,tăng cường khả năng diễn đạt, trang bị hiểu biết ban đầu về tác phẩm văn học và góp phần rèn luyện nhân cách cho học sinh. Đọc là công cụ để hcọ tập các môn học. Đọc là tạo ra hứng thú và động cơ học tập, không biết đọc con người sẽ không có điều kiện hưởng thụ sự giáo dục mà xã hội dành cho họ và không thể hình thành một nhân cách toàn diện. Đặc biệt trong nhân cách thời đại bùng nổ thông tin thì việc đọc ngày càng quan trọng vì nó sẽ giúp người ta sử dụng các nguồn thông tin. Đọc chính là học, đọc để tự học cả đời. Như vậy đọc có một ý nghĩa to lớn vì nó bao gồm các nhiệm vụ giáo dưỡng, giáo dục và phát triển. Vậy làm thế nào dạy học tập đọc ở tiểu học hiệu quả. Từ những lí do trên, từ thực tế giảng dạy, tôi thấy thực trạng học Tập đọc của học sinh hạn chế, đặc biệt là các em còn đọc sai, chưa đọc được diễn cảm, hơn nữa còn một số giáo viên có quan điểm dạy học chưa đúng đắn vì chưa hiểu thấu đáo ý nghĩa và nhiệm vụ của phân môn Tập đọc, nhiệm vụ dạy đọc. Sau những năm trực tiếp giảng dạy và học hỏi cách dạy của động nghiệp tôi đã chọn nghiên cứu “Một số sáng kiền nâng cao chất lượng Tập đọc Lớp 4 cho học sinh vùng dân tộc”. 2. Mục đích của sáng kiến. Hình thành và phát triển năng lực đọc cho học sinh, giáo dục lòng tham đọc sách, đọc báo, phương pháp làm việc với sách, báo cho học sinh phát triển ngôn ngữ và tư duy làm giầu kiến thức giáo dục tư tưởng tình cảm thị hiếu thẩm mỹ cho học sinh. Giúp cho giáo viên có những kiến thức kỹ năng cơ bản kinh nghiệm quý báu khi dạy tập đọc. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. Nghiên cứu đối tượng học sinh từ lớp 1 đến lớp 5 những trọng tâm nghiên cứu trực tiếp lớp 4C do tôi giảng dạy tại trường tiểu học Kỳ Phú – Nho Quan – Ninh Bình Tập trung nghiên cứu để đưa ra một số sáng kiến nâng cao chất lượng dạy tập đọc. 4. Nhiệm vụ: - Rèn kỹ năng đọc đúng, nhanh, diễn cảm cho học sinh, hình thành và phát triển một cách có hệ thống và có kế hoạch bồi dưỡng năng lực đọc cho học sinh. - Giáo dục lòng ham đọc sách, hình thành phương pháp và thói quen làm việc với sách, báo cho học sinh.Thông qua việc dạy đọc phải làm cho học sinh thấy đọc là một trong những con đường đặc biệt để tạo cho mình một cuộc sống trí tuệ đầy đủ và điều kiện phát triển tốt. 5. Phương pháp nghiên cứu. - Tập huấn chương trình thay sách từ lớp 1 đến lớp 5. - Phân tích tài liệu dạy học, xem băng đĩa có liên quan đến phân môn Tập đọc với học sinh một số trường bạn (Tiểu học Cúc Phương, Tiểu học Phú Lộc.....) để tìm tòi lựa chọn các phương pháp dạy học áp dụng linh hoạt, phù hợp với đối tượng học sinh của mình để dạy có hiệu quả. - Phương pháp thực nghiệm. - Phương pháp kiểm tra đánh giá. B. phần thứ hai: nội dung. I. Cơ sở khoa học. 1. Cơ sở lí luận. - Để tổ chức dạy học cho học sinh đặc biệt là học sinh vùng khó khăn, chúng ta cần hiểu rõ về quá trình đọc, nắm bản chất kỹ năng đọc. Nắm đặc điểm tâm sinh lý của học sinh đó là cơ sở việc dạy học. Đọc được xem như là một hoạt động có hai mặt quan hệ mật thiết với nhau. Một là: Quá trình vận động của mắt. Hai là: Sự vận động của tư tưởng tình cảm. Đọc bao gồm những yếu tố như: tiếp nhận bằng mắt hoạt động của cơ quan phát âm, cơ quan thính giác, sự tư duy và thông hiểu những gì được đọc. Nhiệm vụ cuối cùng của sự phát triển kí năng đọc là đạt đến sự tổng hợp giữa những mặt riêng lẻ này trong quá trình đọc. Các em càng có khả năng tổng hợp các mặt trên thì việc đọc càng hoàn thiện và biểu cảm bấy nhiêu. Để tổ chứa dạy đọc cho học sinh có hiệu quả, giáo viên cần hiểu rõ quá trình đọc diễn ra như thế nào? Bản chất của quá trình đọc là gì? Để có được kỹ năng đọc là một kỹ năng hết sức phức tạp đòi hỏi phải tập luyện lâu dài. Lên lớp 4- 5 đọc ngày càng được tự động hoá có nghĩa là học sinh ngày càng ít quan tâm đến quá trình đọc mà thường chú ý đến việc chiếm lĩnh văn bản. Vì vậy đòi hỏi người giáo viên phải tổ chức giờ Tập đọc sao cho việc phân tích nội dung bài phải hướng tới việc hoàn thiện kỹ năng đọc cần xem đứa trẻ đã biết đọc khi nó đọc mà hiểu được điều mình đọc. Vì thế, để gây hứng thú đọc cho học sinh, giáo viên cần cho học sinh hiểu những gì được đọc, chú trọng việc đọc thầm và đọc thành tiếng. Học sinh tiểu học không phải lúc nào cũng dễ hiểu được những điều mình đọc. Hầu như toàn bộ sự chú ý thường tập trungb vào toàn bộ việc nhận ra mặt chữ, việc vần để phát âm, việc ngắt nghỉ đúng dấu chấm phẩy. Còn việc hiểu nghĩa thì chưa đủ thì giờ và năng lực mà nhận biết. Mặt khác do vốn từ còn ít, còn có sự lẫn lộn giữa tiếng mẹ đẻ và tiếng phổ thông, khả năng liên kết thành câu còn hạn chế nên việc hiểu ra và ghi nhớ nội dung còn rất khó khăn. Đây là cơ sở để đề xuất các biện pháp hình thành năng lực đọc hiểu ở học sinh tiểu học. 2. Cơ sở ngôn ngữ. - Phương pháp dạy Tập đọc phải dựa trên những cơ sở ngôn ngữ. Nó liên quan mật thiết đến một số vấn đề của ngôn ngữ học như vấn đề âm chính, chữ viết, vấn đề nghĩa của từ, cấu tạo câu, đoạn, bài, dấu câu, kiểu câu, ngữ điệu. Phương pháp dạy Tập đọc phải dựa trên những kết quả nghiên cứu của ngôn ngữ học. - Mục đích chính của việc dạy học cần hướng tới là đọc đúng, đọc diễn cảm, hiểu nội dung đó cũng là nội dung của việc luyện đọc. Đọc đúng, đọc diễn cảm, cảm thụ nội dung chính là cái đích của quá trình đọc thành tiếng. Để luyện phát âm đúng cho học sinh trước tiên phải giải quyết vấn đề phương ngữ. Mục tiêu đặt ra là luyện cho học sinh đọc đúng, đọc diễn cảm. Toàn bộ phương tiện được sử dụng để luyện đọc diễn cảm như tốc độ, chỗ ngắt nghỉ, chỗ nhấn giọng, chỗ lên giọng, chỗ xuống giọng....của tác giả. Như vậy ngữ điệu là hoà đồng về âm hưởng của bài đọc, nó có giá trị lớn để bộc lộ cảm xúc. Vì vậy việc sử dụng ngữ điệu rất quan trọng trong việc đọc diễn cảm. Việc luyện đọc cho học sinh dực trên những hiểu biết về đặc điểm của ngôn ngữ văn học, tính trừu tượng, tính tổ chức cao và tính hàm xúc đa nghĩa của nó. Việc nghiên cứu quá trình đọc giúp ta trải đươch hoạt động học theo một chuỗi tuyến tính, nhờ đó có thể hình dung được trật tự các việc cần làm để tổ chức quá trình đọc cho học sinh và qua việc đó để nâng cao chất lượng dạy phân môn Tập đọc. II. nội dung cụ thể. Để giờ dạy Tập đọc có hiệu quả chúng ta cần hiểu biết sâu sắc về các đối tượng học sinh nhất là vốn Tập đọc, đồng thời cần phải có kỹ năng dạy học Tập đọc. Những hiểu biết về kỹ năng này sẽ giúp giáo viên tổ chức quá trình dạy Tập đọc từ các công việc cụ thể: chuẩn bịu giờ dạy, soạn bài, tổ chức các bước lên lớp. Đồ dùng cho bài dạy. Chuẩn bị bài của học sinh. Trong thực tế một số giáo viên còn chuẩn bị bài và soạn bài phụ thuộc nhiều vào SGV, chưa có sự đổi mới về cấu trúc hay về nội dung mà áp dụng phương pháp giảng dạy một cách máy móc, chưa đào sâu nghiên cứu, chưa thấy được sự cần thiết và phải thay đổi thế nào cho phù hợp với từng lớp, từng học sinh cho tới khi soạn giảng...Với tôi môn Tập đọc rất thú vị càng dạy tôi say mê càng muốn đào sâu tìm tòi cách dạy hay nhất, đạt kết quả cao nhất, phù hợp với học sinh nhất. Theo tôi giáo viên phải xác định trong mỗi bài cần dạy gì? Học sinh cần học gì? áp dụng phương pháp nào vào lúc? Kết quả cần đạt là gì? Dưới đây tôi xin trình bày “Một số sáng kiến nâng cao chất lượng dạy Tập đọc cho học sinh lớp 4 vùng dân tộc”. Công việc chuẩn bị trước giờ lên lớp. - Giáo viên phải nhắc học sinh chuẩn bị bài đó ở nhà. - Giáo viên phải tự xác định được mục tiêu dạy học, nội dung và phương pháp cho từng bài cụ thể, mục tiêu phải chú ý đến mức độ, tính vừa sức phù hợp với học sinh mình. - Giáo viên phải đọc kỹ văn bản: đọc kỹ bài Tập đọc sẽ dạy.Tự mình trả lời bằng các câu hỏi để xác định kỹ mục tiêu và nội dung mà baìu Tập đọc đó cần đạt.Giáo viên không nên đọc trước những hướng dẫn, tài liệu tham khảo, không phụ thuộc vào sách GV mà phải đọc nhuần nhuyễn văn bản vì nếu phụ thuộc vào sách giáo viên thì giáo viên sẽ mất khả năng độc lập làm việc, mất đi tính sáng tạo. Nghiên cứu nội dung hướng dẫn đọc, hệ thống câu hỏi giáo viên cần đối chiếu với cách làm của mình để xenm cần thay đổi, bổ sung nội dung nào? Có nhưvậy ta mới phát hiện hết cái hay của câu hỏi, bài tập đồng thời giáo viên phải phát hiện được những điều chưa hợp lí, chưa luyện đúng vào chỗ học sinh mình hay sai, những câu hỏi quá khái quát giáo viên cần chuyển thành câu hỏi cụ thể, những câu hỏi tóm lược sách giáo viên cần chẻ nhỏ câu hỏi. Sau đó GV mới đọc sách giáo viên để tham khảo. Xác định được đặc điểm và trình độ của học sinh. Phải biết học sinh phát âm những gì sai, từ nào khó phát âm chuẩn, cần chuyển những câu hỏi cụ thể hơn để học sinh dễ hiểu, đặt những câu hỏi gợi mở, thái độ niềm nở, nhẹ nhàng đỡ gây căng thẳng cho HS từ đó xác định được tính vừa sức, tính mức độ của nội dung và kỹ năng dạy đọc. Giáo viên cần biết rõ giọng đọc của các em, em nào diễn cảm tốt, những câu hỏi nào thì gây hứng thú tr ... ông. Giáo viên luôn hướng vào thành công của học sinh, thấy những khó khăn của các em khi học đọc để bình tĩnh trước những sai sót, tránh ca thán chê bai làm cho học sinh chán nản mà phải tìm lời khen, lời yêu cầu thích hợp. * Ví dụ: Cùng một bài tập nhưng giáo viên 1biết nêu mệnh lệnh một cách nhẹ nhàng vui vẻ và nhận xét tuyên dương kịp thời nhưng giáo viên 2 nêu yêu cầu với vẻ mặt lạnh lùng giọng nói ra lệnh rồi chê nhiều hơn khen. Như vậy giáo viên 1 thu được kết quả tốt hơn giáo viên 2, học sinh hứng thú thoải mái, tự tin hơn trong học tập. Giáo viên phải có ngôn ngữ chuẩn, dễ hiểu và truyền cảm. Với học sinh tiểu học giáo viên không nên dùng những câu phức tạp hoặc quá cô đọng mf phải dùng những câu gợi mở dần đẫnắt đến nội dung. Ví dụ một câu hỏi đặt ra mà không thấy học sinh trả lời được giáo viên phải chuyển câu hỏi về dạng dễ hiểu hơn. Giáo viên nêu câu hỏi phải rõ ràng, phải kiểm soát xem học sinh hiểu yêu cầu của câu hỏi chưa? Cần phân hoá câu hỏi cho từng đối tượng cau khó cho học sinh giỏi, câu vừa cho học sinh trung bình, câu dễ cho học sinh yếu, kém. Sau khi học sinh trả lời giáo viên phải nhận xét cụ thể, phải chỉ ra chỗ sai và giúp học sinh chuyển từ lời giải sai thành lời giải đúng. Tránh nhận xét kiểu “Em trả lời sai rồi, ngồi xuống”. Như thế học sinh không biết sai ở đâu? Như thế nào là đúng? Giáo viên lưu ý nhấn mạnh vào thành công của học sinh. V. Thực trạng nhà trường địa phương. Trường Tiểu học Kỳ Phú là một trong những trường vùng cao của Huyện Nho Quan. Trường cách xa trung tâm huyện, đại bộ phần người dân sống bằng nghề nông nên kinh tế còn chậm phát triển, gặp nhiều khó khăn. Quanh năm suốt tháng bận bịu với công việc đồng áng, lo toan cuộc sống nên không có nhiều thời gian quan tâm đến việc học tập của con em mình. Hơn nữa bản thân các emhọc sinh còn phải giúp gia đình, ngoài giờ học chính khoá các em chỉ còn chút thời gian tự học vào buổi tối. Vì thế, HS của chúng ta chưa đọc được như mong muốn, kết quả đọc của các em chưa đáp ứng yêu cầu của việc hình thành kỹ năng đọc, các em chưa nắm được công cụ hữu hiệu để lĩnh hội tri thức, tư tưởng, tình cảm của người khác chứa đựng trong văn bản được đọc.một số học sinh còn mải chơi, chưa có lòng say mê yêu thích Tập đọc. Vậy nhiệm vụ của chúng ta là giáo dục lòng ham đọc sách, giúp học sinh thích đọc và thấy được đọc chữ làcó ích lợi cho cả cuộc đời. Vai trò quyết định chất lượng dạy học chính là ở giáo viên. Trên thực tế giáo viên trường tôi phải dạy tất cả các môn học nên chưa chuyên sâu được phân môn Tập đọc, chất lượng dạy học chưa tốt chính là hạn chế của giáo viên. Một số giáo viên còn phát âm chưa thật chuẩn xác, đọc không hay, khả năng phân đoạn chưa khoa học. Giáo viên còn không làm chủ được các phương pháp, thủ pháp dạy Tập đọc ở Tiểu học. Đôi lúc giáo viên còn lúng túng: Cần đọc bài Tập đọc ntn? Chữa lỗi cho các em ra sao? Làm thế nào để các em đọc nhanh hơn, đọc diễn cảm hơn......... Giáo viên đa số soạn giảng còn bám vào SGK, SGV chưa đầu tư nghiên cứu sâu, sử dụng đồ dùng trực quan còn hạn chế. Có nội dung trong SGV chưa phù hợp với học sinh mình nhưng không giám thay đổi. * Quá trình sử lí tư liệu. Đầu năm nhận lớp tôi thấy chất lượng đọc yếu, tôi tiến hành khảo sát chất lượng, kết quả như sau: Tổng số Đọc diễn cảm Đọc lưu loát Đọc trung bình Đọc đánh vần Chưa biết đọc 13 2 4 6 1 0 VI. Dạy thực nghiệm: tập đọc Đ 39 bốn anh tài (tiếp) I. Mục tiêu. 1. Rèn đọc: - HS đọc lu loát, trôi chảy cả bài “Bốn anh tài” (T). Thuật lại sinh động cuộc chiến đấu của bốn anh tài chống yêu tinh. - Biết đọc diễn cảm bài, chuyển giọng linh hoạt phù hợp với diễn biến câu chuyện (hồi hộp ở đoạn đầu, gấp gáp ở đoạn sau) 2. Đọc- hiểu. - Hiểu nghĩa từ: núc nác, núng thế. - ND: Ca ngợi sức khoẻ, tài năng, tinh thần đoàn kết, hiệp lực chiến đấu quy phục yêu tinh, cứu dân bản của bốn anh em Cẩu Khây. II. Đồ dùng dạy- học. - Tranh minh hoạ SGK. Lựa chọn câu văn dài luyện đọc. III. Các hoạt động dạy- học. 1. ổn định. 2. Kiểm tra: 2 HS đọc thuộc lòng bài: “Chuyện cổ tích về loài ngời”. Trả lời câu hỏi => GV nhận xét, ghi điểm. 3. Bài mới: a, GTB: - GV sử dụng tranh vẽ trong SGK. b, Các hoạt động. hoạt động của thầy và trò nội dung bài * 1 HS đọc cả bài. Lớp đọc thầm. H: Bài tập đọc chia làm mấy đoạn? + Đ1: Từ đầu đến..........yêu tinh đấy. + Đ2: Còn lại - 2 HS nối tiếp đọc 2 đoạn => GV nhạn xét, sửa sai lỗi phát âm cho HS. - HS luyện đọc từ khó => GVHD giọng đọc 2 đoạn. - 2 HS đọc lại 2 đoạn, GV giảng từ khó “núc nác”, “núng thế” - HS lựa chọn câu văn dài đẻ LĐ ngắt, nghỉ hơi. - HS luyện đọc theo cặp. * GV đọc mẫu cả bài. * HS đọc lớt Đ1. H: Đến nơi yêu tinh ở, anh em Cẩu Khây gặp ai, đợc giúp đỡ ntn? - GV chốt ý Đ1 và ghi bảng. * 1 HS đọc to Đ2. H: Yêu tinh có phép gì đặc biệt? H: Thuật lại cuộc chiến đấu của bốn anh em Cẩu Khây chống yêu tinh? H: Vì sao bốn anh em thắng cuộc? - GV chốt lại ý Đ2 * 2 HS nối tiếp đọc cả bài. H: ND bài tập đọc ca ngợi gì? - HS thảo luận cặp đôi và nêu ND bài. * HDHS đọc diễn cảm Đ2. - GV đọc mẫu , lu ý với HS nhấn giọng từ gợi tả,........ - HS luyện đọc trong nhóm đôi => Các nhóm thi đọc diễn cảm. I. Luyện đọc. - lè lưỡi - núc nác -Nơi đây bản ......vắng teo,.... .....bà cụ/ được....sống sót/..... ......cho nó. - Bà đừng sợ, anh...đây/...yêu tinh đấy. II. Tìm hiểu bài. 1. Anh em Cẩu Khây gặp bà cụ. - bà cụ: cho ăn, ngủ, giục chạy trốn. 2. cuộc chiến đấu với yêu tinh. - đấm gãy hàm răng - quật túi bụi - đóng cọc, be bờ - yêu tinh núng thế * ND: Như phần I.2 4. Củng cố- dặn dò. H: Qua câu chuyện em rút ra bài học gì bổ ích? - GV nhận xét tiết học (Khen, nhắc nhở HS) - Về nhà LĐ diễn cảm cả bài. Đọc, tìm hiểu bài: Trống đồng Đông Sơn. VII. Hiệu quả sáng kiến kinh nghiệm. Qua thực tế giảng dạy, trong quá trình đúc rút kinh nghiệm vận dụng thực tế tôi thấy kết quả giảng dạy môn Tập đọc được nâng lên, cùng một bài dạy, nếu giáo viên nắm chắc: Bài này cần chuẩn bị gì? Mục đích ra sao? Đối tượng mình dạy cần sử dụng phương pháp nào cho phù hợp. Tôi tin chắc học sinh sẽ yêu thích môn học hứng thú trong học Tập đọc, giờ học sẽ đạt được mục tiêu đề ra. Qua giờ dạy thực nghiệm học sinh rất hăng hái xây dựng bài, hiểu nội dung bài, tiết học đủ thời gian nhẹ nhàng không căng thẳng, tạo được hứng thú cho học sinh. Giờ học có nhiều học sinh tham gia đọc và có thêm học sinh đọc diễn cảm. Tổng số Đọc diễn cảm Đọc lưu loát Đọc trung bình Đọc đánh vần Chưa biết đọc 13 3 6 4 0 0 VIII. Bài học rút ra. Muốn giảng dạy dạy đạt hiệu quả việc nghiên cứu đối tượng học sinh và chuẩn bị lập kế hoạch là rất quan trọng vì vậy qua giảng dạy tôi đã rút ra được một bài học không thể nào quên đó là: 1. Người GV phải tâm huyết với nghề, luôn học hỏi, trao đổi kinh nghiệm, tìm tòi nghiên cứu sáng tạo, lựa chọn phương pháp dạy học phù hợp với đối tượng học sinh. Hướng học sinh học tập tích cực. 2. GV phải chủ động, sáng tạo khéo léo trong áp dụng phương pháp phù hợp với từng phân môn cụ thể và khả năng lĩnh hội của học sinh phù hợp với điều kiện của Nhà trường và địa phương. 3. Giáo viên phải nghiên cứu chuẩn bị, lập kế hoạch, chuẩn bị đồ dùng nghiên cứu sử dụng đồ dùng, lựa chọn các phương pháp được sử dụng trong giờ học. 4. Thầy hỗ trợ trò, trò ủng hộ thầy khi giảng dạy. Khi giảng dạy GV phải nghiêm túc nhưng nhẹ nhàng. lời xưng hô phải thân thiện nhưng đạt được nội dung cần trao đổi. 5. Phân chia đối tượng học sinh để có kế hoạch cụ thể trong bồi dưỡng học sinh đọc lưu loát, đọc diễn cảm, đọc trung bình lên đọc lưu loát, đọc đánh vần lên đọc trung bình. 6. Mỗi bài giảng phải có liên hệ thực tế với cuộc sống văn hoá trong và ngoài nước giúp học sinh áp dụng thiết thực vào cuộc sống sản xuất ở địa phương. 7. Thầy phải thường xuyên kiểm tra, ôn luyện kiến thức cũ có hệ thống lôgic tạo điều kiện cho học sinh cập nhật kiến thức dễ dàng. 8. Liên hệ thường xuyên với gai đình để thông bào kết quả đồng thời giám sát việc học ở nhà của các em. Nếu giáo viên áp dụng những sáng kiến trên thì việc giảng dạy Tập đọc nói chung ở vùng khó khăn nói riêng sẽ có kết quả cao và không còn tình trạng học sinh đọc chậm. Phần thứ ba: Kết luận chung Trên đây là một số sáng kiến được đưa ra từ chính bản thân tôi trong quá trình giảng dạy. Khi vận dung vào thực tế tôi thấy kết quả học tập của các em được nâng lên rất nhiều, các em thích học môn Tập đọc, say mê và hứng thú với bài văn, bài thơ. Các em học yếu môn Tập đọc giờ đã đọc đúng yêu cầu tối thiểu, giờ học lúc nào cũng nhẹ nhàng, sôi nổi. Đối với riêng bản thân tôi, mỗi lần chuân bị bài lên lớp là mỗi lần tôi cảm thấy mình như khám phá ra một điều gì đó về chuyên môn, tôi luôn luôn muốn hiểu những khó khăn ở học sinh khi học môn này, từ đó có những yêu cầu phù hợp với từng em để giờ học nhẹ nhàng, tự nhiên, đem lại hiệu quả thiết thực. Đối với thực tế địa phương một trường ở vùng khó khăn tôi đã dùng các hình thức và biện pháp dạy Tập đọc, tập trung vào các yêu cầu tối thiểu: đọc đúng, đọc rành mạch, đọc diễn cảm.......nắm những yêu cầu cơ bản của bài học. Tôi chú ý đến hình thức đọc cá nhân để rèn cho từng học sinh, đảm bảo học sinh đọc càng nhiều càng tốt. Khi sử dụng phương pháp tôi vận dụng kết hợp chọn lọc linh hoạt để có phương pháp phù hợp với bài, tránh dập khuôn máy móc làm cho giờ học nhàm chán, trong mỗi tiết Tập đọc tôi chú ý đến từng chi tiết nhỏ, chú ý đến từng đối tượng học sinh, luôn khích lệ động viên các em chiễm lĩnh được ngôn ngữ để dùng trong giao tiếp và học tập. Đọc là công cụ để học tập các môn khác, tạo điều kiện đẻ các em có khả năng tự học tập suốt cả đời. Muốn vậy người giáo viên phải có lòng yêu nghề mến trẻ, xử lí các tình huống Sư phạm. Kỹ năng đọc của học sinh được hình thành trong một thời gain dài, không phải một sớm, một chiều vì thế giáo viên phải kiên trì dạy đọc cho học sinh một cáhc có hệ thống, có kế hoạch. Trong phạm vi nghiên cứu hẹp tôi mới chỉ đưa ra được một số sáng kiến nâng cao chất lượng dạy Tập đọc cho học sinh Lớp 4 vùng dân tộc tôi đã và đang vận dụng có hiệu quả. Tôi rất mong được sự đánh giá của hội đồng xét duyệt và của các bạn đồng nghiệp để “Sáng kiến nâng cao chất lượng dạy Tập đọc Lớp 4 vùng khó khăn” được đầy đủ và hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Kỳ Phú, ngày 8 tháng 5 năm 2008. Người viết Quách Văn Bàn
Tài liệu đính kèm: