I. ĐẶT VẤN ĐỀ:
Là người giáo viên trực tiếp dạy lớp 4 hoặc lớp 5 ai cũng nhận thức được rằng chương trình dạy ngữ pháp lớp 4 - 5 có mối liên quan chặt chẽ với nhau. Vì vậy, giáo viên cần tìm hiểu kỹ nội dung, chương trình ngữ pháp lớp 4 - 5 để thấy rõ tính hệ thống, đồng thời thấy được mức độ yêu cầu, vị trí của bài dạy cụ thể ở mỗi lớp nắm vững và xác định đúng kiến thức trọng tâm của bài dạy. Dạy ngữ pháp trong chương trình cải cách giáo dục ở cấp tiểu học là dạy ngữ pháp tiếng mẹ đẻ, dạy ngữ pháp tiếng Việt cho người Việt. Do đó việc dạy và học ngữ pháp ở các lớp 4-5 phải được thực hiện theo quan điểm giao tiếp. Giờ dạy học ngữ pháp chỉ thành công khi đảm bảo được yêu cầu thực hành luyện tập ở mức cao. Trong giờ ngữ pháp, học sinh phải được nghe đọc, nói, viết, ở mức độ cao nhất để từ đó các em nắm được tri thức cơ bản của ngữ pháp tiếng Việt. Đồng thời bằng những hoạt động ngôn ngữ mà chất lượng tiếng Việt của các em được nâng lên từ nói đúng, viết đúng, đọc đúng đến nói hay, viết hay, đọc hay tiếng mẹ đẻ của mình.
Một số suy nghĩ về việc soạn giảng các tiết ngữ pháp lớp 4 "Hai bộ phận chính của câu: Chủ ngữ - Vị ngữ" "Các bộ phận phụ: Trạng ngữ - Định ngữ - Bổ ngữ". ---------------------------------------------------------------------------- I. Đặt vấn đề: Là người giáo viên trực tiếp dạy lớp 4 hoặc lớp 5 ai cũng nhận thức được rằng chương trình dạy ngữ pháp lớp 4 - 5 có mối liên quan chặt chẽ với nhau. Vì vậy, giáo viên cần tìm hiểu kỹ nội dung, chương trình ngữ pháp lớp 4 - 5 để thấy rõ tính hệ thống, đồng thời thấy được mức độ yêu cầu, vị trí của bài dạy cụ thể ở mỗi lớp nắm vững và xác định đúng kiến thức trọng tâm của bài dạy. Dạy ngữ pháp trong chương trình cải cách giáo dục ở cấp tiểu học là dạy ngữ pháp tiếng mẹ đẻ, dạy ngữ pháp tiếng Việt cho người Việt. Do đó việc dạy và học ngữ pháp ở các lớp 4-5 phải được thực hiện theo quan điểm giao tiếp. Giờ dạy học ngữ pháp chỉ thành công khi đảm bảo được yêu cầu thực hành luyện tập ở mức cao. Trong giờ ngữ pháp, học sinh phải được nghe đọc, nói, viết, ở mức độ cao nhất để từ đó các em nắm được tri thức cơ bản của ngữ pháp tiếng Việt. Đồng thời bằng những hoạt động ngôn ngữ mà chất lượng tiếng Việt của các em được nâng lên từ nói đúng, viết đúng, đọc đúng đến nói hay, viết hay, đọc hay tiếng mẹ đẻ của mình. II. Nội dung. 1. Thực trạng vấn đề. Thực trạng hiện nay có nhiều em học sinh, học xong chương trình ngữ pháp lớp 5 mà chưa xác định đúng thành phần chính, thành phần phụ của câu, viết câu sai ngữ pháp, câu văn khô khan thiếu hình ảnh Đó là do có một số em học sinh cho rằng ngữ pháp là một môn khó học, phức tạp nên dẫn đến các em còn lười học mà chỉ ham mê học toán và các môn học khác. Hơn thế nữa, trước đây dạy ngữ pháp chúng ta còn nặng dạy lý thuyết hơn dạy thực hành nhất là khi dạy các tiết ngữ pháp cung cấp khái niệm. Trong quá trình giảng dạy giáo viên chỉ dựa vào SGK và sách hướng dẫn giảng dạy, ít suy nghĩ tìm tòi phương pháp thích hợp sát với đối tượng cho học sinh mà mình đang dạy, để giúp học sinh tiếp thu kiến thức một cách dễ hiểu, dễ nhớ nên các em ít tập trung nghe giảng vì vậy kết quả học tập còn thấp. Trước đây khi dạy một bài ngữ pháp về hai bộ phận chính của câu hoặc tìm các bộ phận phụ "trạng ngữ, định ngữ, bổ ngữ" tôi thường tiến hành giờ dạy theo tiến trình của SGK và sách hướng dẫn giảng dạy với ba phần. 1. Tìm hiểu bài. 2. Bài học. 3. Luyện tập Tiến trình này thể hiện đặc trưng bộ môn là luyện tập thực hành. Tuy nhiên trong thực tiễn giảng dạy ngữ pháp ở lớp 4 theo tiến trình này tôi thấy kết quả học chưa cao, học sinh thiếu hứng thú học tập. Nhất là khi thực hiện "Bài học", nguyên nhân của hiện tượng này là do mục "Tìm hiểu bài" và mục "bài học" có đôi chỗ còn trùng lặp. Cho nên giáo viên chú trọng nhiều về phần giảng lý thuyết và ít cho học sinh quan sát, phân tích, so sánh để nhận biết các hiện tượng ngữ pháp trong một văn cảnh cụ thể. Cho nên kiến thức ngữ pháp mà giáo viên cần cung cấp cho học sinh trong một giờ học mờ nhạt dẫn đến phần luyện tập học sinh làm bài thường sai sót. Sau giờ dạy, khi chấm bài thấy học sinh làm bài còn yếu chỉ có khoảng 50% các em làm được bài, còn lại xác định sai nội dung, yêu cầu của bài tập cụ thể. - Xác định sai chủ ngữ - Xác định sai vị ngữ - Xác định sai thành phần phụ của câu như: Trạng ngữ, bổ ngữ, định ngữ, Biện pháp giải quyết Rõ ràng hiệu quả của một bài giảng nói chung, của một bài dạy ngữ pháp nói riêng chịu tác động ảnh hưởng của nhiều nhân tố, có nhân tố chủ quan và có nhân tố khách quan. Toàn bộ quá trình dạy học tập trung lại có hai phần việc cơ bản cần thiết nhất và quan trọng nhất luôn luôn thôi thúc người giáo viên phải suy nghĩ là: Dạy cái gì và dạy như thế nào? Hai việc này có liên quan mật thiết, quy định lẫn nhau. Nội dung kiến thức chi phối cho việc lựa chọn phương pháp giảng dạy thích hợp và nếu có phương pháp giảng dạy tốt sẽ bảo đảm cho việc thực hiện nội dung, mục đích, yêu cầu đặt ra cho bài giảng. Trước yêu cầu đó, tôi luôn băn khoăn suy nghĩ làm thế nào để nâng cao hiệu suất và kết quả học tập của học sinh trong giờ ngữ pháp. Cũng chính lúc đó tôi được tiếp thu những điều chỉnh về nội dung kiến thức, cấu trúc bài họcqua chuyên đề bồi dưỡng thường xuyên của Sở, của Ban giáo dục được triển khai tại đơn vị mà mình công tác thêm vào đó là những cái mới, cái hay mà tôi học tập được qua giờ dạy thể hiện chuyên đề dạy thao giảng giáo viên giảng dạy giỏi của các bạn đồng nghiệp, trên cơ sở đó, tôi lựa chọn cho mình phương pháp sát hợp với trình độ học sinh mà tôi trực tiếp giảng dạy. Vì vậy, trong năm học này khi dạy bài ngữ pháp "Hai bộ phận chính của câu: Chủ ngữ, vị ngữ" (tiết 16 lớp 4) tôi tiến hành soạn giảng theo phương pháp sau: I. Yêu cầu. - Ôn tập và nâng cao kiến thức về hai bộ phận chủ ngữ và vị ngữ đã học ở lớp 2 và lớp 3. - Giúp học sinh xác định hai bộ phận chính của câu (bằng cách đặt câu hỏi) và biết đặt câu có hai bộ phận chính. II. Bài dạy (lên lớp) 1. Giới thiệu bài: Chúng ta đã tìm hiểu về các kiểu câu kể, câu hỏi, câu cầu khiến, câu cảm. Tức là tìm hiểu về mặt mục đích diễn đạt ý, thể hiện nội dung. Bắt đầu từ hôm nay chúng ta tìm hiểu cách tổ chức câu. Tức là tìm hiểu về cấu tạo các bộ phận của câu. Cô ghi đề bài lên bảng 2. Hình thành kiến thức. a) Cô nêu ngữ liệu. - Cô giáo em là giáo viên giỏi của Huyện. - Trường tiểu học của chúng em vừa xây xong. - Bầy thiên nga trắng muốt chen nhau bơi lội. b) Hướng dẫn học sinh phân tích ngữ liệu. Cô nêu câu hỏi cho học sinh trả lời đồng thời khi học sinh trả lời đúng cô kẻ bảng hệ thống cho các bộ phận chính của câu, ghi các ý đúng mà học sinh đã trả lời. - Các câu trên nói đến đối tượng nào? + Câu 1 nói đến người đây là cô giáo em + Câu 2 nói đến vật đây là trường tiểu học của chúng em + Câu 3 nói đến con vật, ở đây là bầy thiên nga trắng muốt - Các câu trên cho biết đối tượng đó như thế nào? + Cô giáo em là ai? (là giáo viên dạy giỏi của Huyện) + Trường tiểu học của chúng em như thế nào (Vừa xây xong) + Bầy thiên nga trắng muốt làm gì? Các câu hỏi trên có mấy bộ phận chính? là những bộ phận nào? thiếu vắng một bộ phận có được không? vì sao? (câu nào cũng có hai bộ phận: Bộ phận chính thứ nhất nêu đối tượng được nói trong câu là chủ ngữ. Bộ phận chính thứ hai nêu nội dung sự vật trong câu là vị ngữ. Nếu thiếu vắng một trong hai bộ phận chính trên thì không thành câu, không nêu được ý đầy đủ) c) Bài học: - Từ sự phân tích trên, các em thấy khi nói hay viết người ta có thể dùng kiểu câu có hai bộ phận chính. - Trong câu có hai bộ phận chính, bộ phận đứng trước là bộ phận thứ mấy? Làm thế nào để biết đó là bộ phận chủ ngữ. (là bộ phận thứ nhất nêu trước hay sự vật làm chủ chủ sự việc trong câu; có thể dùng trả lời câu hỏi: Ai? cái gì? con gì? việc gì?) - Bộ phận đứng sau trong câu là bộ phận thứ mấy? Làm thế nào để biết đó là bộ phận vị ngữ (là bộ phận thứ hai nêu hoạt động, trạng thái, tính chất, bản chất, đặc điểm của người, vật, việc nêu ở chủ ngữ. Có thể dùng trả lời câu hỏi: Làm gì? như thế nào? là gì?) Sau khi học sinh phân tích để xác định chủ ngữ, vị ngữ của câu giáo viên cũng hoàn thành xong bảng hệ thống các bộ phận chính trong câu Tên gọi Vai trò trong câu Vị trí trong câu Cấu tạo Từ thường dùng Câu hỏi để tìm Số lượng Chủ ngữ Nêu người, con vật, sự vật được nói đến Thường đứng trước vị ngữ của câu Là một từ, một cụm từ, một cụm chủ vị Danh từ, động từ, tính từ Ai, con gì? cái gì? được nói đến Có thể có một hay nhiều chủ ngữ, Vị ngữ Nêu hoạt động trạng thái, tính chất của chủ ngữ Thường đứng sau chủ ngữ của câu Là một từ hoặc do nhiều từ tạo thành động từ, tính từ Làm gì? như thế nào? Có thể nói có một hay nhiều vị ngữ - Cô kết luận, và cho nhiều học sinh nêu nhắc lại nội dung trên. Gọi 2-3 em đọc "ghi nhớ" ở SGK. 3. Luyện tập. - Cho học sinh mở vở bài tập: Cô phân công theo nhóm cho các em làm bài tập, sau đó gọi đại diện từng nhóm lên làm bài của nhóm mình. Cả lớp nhận xét chữa bài. Cô chấm bài cho học sinh. 4. Củng cố, tổng kết. - Cho học sinh nhắc lại ghi nhớ. - Nhận xét tiết học. - Dặn học sinh làm bài tập ở nhà. Cuối tiết học sau khi chấm và chữa bài cho học sinh tôi nhận thấy kết quả như sau: - 85% học sinh trong lớp nắm được một cách vững chắc về nội dung, kiến thức trong giờ ngữ pháp vừa học, các em làm bài tốt. - 15% học sinh còn lại xác định sai, một trong hai bộ phận chính của câu nên đặt câu què, cụt. Đây chính là điều mà tôi cần hướng dẫn phụ đạo thêm để các em làm bài tốt hơn bài tập xác định bộ phận chính của câu. Và từ đó tôi soạn giảng các bài ngữ pháp về các bộ phận phụ: Trạng ngữ- định ngữ- bổ ngữ của câu theo phương pháp trên. Nên sau khi học sinh học xong các bộ phận chính, bộ phận phụ của câu, học sinh đã xác định đúng và biết cách so sánh sự giống và khác nhau của từng thành phần chính, phụ trong câu. Cuối phần này tôi lại giúp các em hình thành bảng hệ thống các bộ phận phụ trong câu. Tên gọi Loại bộ phận phụ Vai trò trong câu Vị trí trong câu Số lượng Trạng ngữ phụ của câu - Chỉ thời gian - Chỉ nơi chốn - Chỉ nguyên nhân - Chỉ mục đích Thường đứng đầu câu Có thể có một hay nhiều trạng ngữ Định ngữ Phụ của danh từ Làm rõ nghĩa cho danh từ Thường đứng trước, đứng sau, hoặc cả trước lẫn sau danh từ mà nó làm rõ nghĩa Có thể có một hay nhiều định ngữ Bổ ngữ Phụ của động từ hay tính từ Làm rõ nghĩa cho động từ hoặc tính từ Thường đứng trước hoặc đứng sau, hoặc đứng cả trước hoặc sau động từ hay tinh từ mà nó làm rõ nghĩa Có thể có một hay nhiều bổ ngữ Đối với những tiết dạy mang tính hệ thống hoá ôn tập, kiến thức về câu, các bộ phận chính, bộ phận phụ trong câu giáo viên có thể hệ thống hóa kiến thức vừa ôn tập bằng sơ đồ sau: Câu Bộ phận phụ của cả câu Bộ phận chính của câu Trạng ngữ Chủ ngữ Vị ngữ Bộ phận phụ của từ trong câu Định ngữ Danh từ Định ngữ Bổ ngữ Động từ hoặc tính tư Bổ ngữ Với cách dạy này, tôi đã giúp học sinh có được những kết luận với nội dung kiến thức ngữ pháp (Bài học) trong một thời gian ngắn hơn. Do đó thời gian dành cho luyện tập thực hành được nhiều hơn, học sinh được luyện tập ở các hình thức đọc, nghe, nói viết nhiều hơn với số lượng và kiểu bài tập phong phú hơn, lớp học sôi nổi sinh động và đạt kết quả cao hơn. 5. Bài học kinh nghiệm. Từ đó tôi có suy nghĩ rằng để giờ dạy ngữ pháp lớp 4 đạt chất lượng tốt hơn, nhất là các giờ dạy về các bộ phận của câu đơn: bộ phân chính (chủ ngữ, vị ngữ) bộ phận phụ (trạng ngữ, định ngữ, ... người giáo viên cần: 1. Xác định đúng mục đích yêu cầu của tiết dạy đó. 2. Suy nghĩ, tìm tòi, lựa chọn phương pháp lên lớp sao cho sát hợp với trình độ học sinh mình đang trực tiếp giảng dạy. 3. Nghiên cứu sách giáo khoa, sách hướng dẫn giảng dạy để soạn bài, cụ thể hoá thành lời giảng trong giáo án phù hợp với nhận thức với đặc điểm học sinh của trường mình, lớp mình. 4. Kết hợp một cách linh hoạt phương pháp quy nạp, phương pháp luyện tập thực hành ... trong các bước lên lớp. 5. Coi trọng vai trò chủ thể của học sinh trong quá trình học tập. 6. Kiến thức cơ bản trong giờ học nên hệ thống thành bảng tóm tắt hoặc sơ đồ để học sinh dễ nhớ, dễ hiểu, giúp học sinh khắc sâu kiến thức ngữ pháp mà mình đã học. III - Kết luận. Trên đây là một vài suy nghĩ của bản thân tôi trong việc soạn, giảng một tiết ngữ pháp trong chương trình ngữ pháp lớp 4 ... với phương pháp soạn, giảng này tôi tin chắc rằng học sinh sau khi học xong chương trình ngữ pháp lớp 4 ở cấp tiểu học, học sinh sẽ nắm chắc được kiến thức ngữ pháp đã được học một cách có hệ thống. Đây cũng là nền móng cơ bản để học sinh học tốt môn tiếng Việt, văn học cũng như các môn học khác ở các lớp trên. Và chắc chắn rằng trong những năm tới tôi tiếp tục tìm tòi học hỏi để tự rút ta cho mình phương pháp dạy tốt để học sinh yêu thích, say mê học giờ ngữ pháp. Từ lòng say mê đó sẽ bồi dưỡng cho các em biết quý trọng, giữ gìn, trau dồi tiếng Việt bồi dưỡng cho các em trở thành con người phát triển toàn diện, là chủ nhân tương lai của đất nước ./. phòng giáo dục và đào tạo nghi lộc ------------------ sáng kiến kinh nghiệm một số suy nghĩ về việc soạn giảng các tiết ngữ pháp lớp 4 "Hai bộ phận chính của câu: Chủ ngữ- vị ngữ" "Các bộ phận phụ: trạng ngữ, bổ ngữ, định ngữ" Người thực hiện: Nguyễn Thị Thuỷ Đơn vị công tác: Trường tiểu học nghi thịnh Nghi lộc – Nghệ An Tháng 5- 2004
Tài liệu đính kèm: