Nâng cao chất lượng sinh hoạt chuyên môn, sinh hoạt Chuyên đề trong trường tiểu học

Nâng cao chất lượng sinh hoạt chuyên môn, sinh hoạt Chuyên đề trong trường tiểu học

Nâng cao chất lượng sinh hoạt chuyên môn,

sinh hoạt chuyên đề trong trường tiểu học

Lời dẫn

 Sinh hoạt tổ chuyên môn là một hoạt động nhằm bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, năng lực sư phạm cho giáo viên, góp phần tháo gỡ những khó khăn trong quá trình giảng dạy và thực hiện nhiệm vụ. Nội dung sinh hoạt tổ chuyên môn là những vấn đề về thực hiện nhiệm vụ giảng dạy và giáo dục học sinh, thực hiện các văn bản chỉ đạo, thực thi nhiệm vụ năm học và các yêu cầu mang tính thức tiễn được mang ra thảo luận, phân tích dưới nhiều góc độ và rút ra những kết luận sư phạm, những biện pháp khả thi có thể vận dụng vào thực tiễn, từ đó nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của giáo viên. Sinh hoạt tổ chuyên môn nhằm góp phần bồi dưỡng giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp giáo viên Tiểu học. Vậy thực chất của việc sinh hoạt chuyên môn là gì? Đó chính là những vấn đề xoay quanh câu hỏi “Làm thế nào để nâng cao hiệu quả giờ dạy, chất lượng học tập của học sinh?”.

 

doc 8 trang Người đăng minhduong20 Lượt xem 917Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Nâng cao chất lượng sinh hoạt chuyên môn, sinh hoạt Chuyên đề trong trường tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO HUYỆN TÂN PHÚ
Tài liệu tập huấn CB-GV hè 2012
Nâng cao chất lượng sinh hoạt chuyên môn, 
sinh hoạt chuyên đề trong trường tiểu học 
Lời dẫn
	Sinh hoạt tổ chuyên môn là một hoạt động nhằm bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, năng lực sư phạm cho giáo viên, góp phần tháo gỡ những khó khăn trong quá trình giảng dạy và thực hiện nhiệm vụ. Nội dung sinh hoạt tổ chuyên môn là những vấn đề về thực hiện nhiệm vụ giảng dạy và giáo dục học sinh, thực hiện các văn bản chỉ đạo, thực thi nhiệm vụ năm học và các yêu cầu mang tính thức tiễn được mang ra thảo luận, phân tích dưới nhiều góc độ và rút ra những kết luận sư phạm, những biện pháp khả thi có thể vận dụng vào thực tiễn, từ đó nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của giáo viên. Sinh hoạt tổ chuyên môn nhằm góp phần bồi dưỡng giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp giáo viên Tiểu học. Vậy thực chất của việc sinh hoạt chuyên môn là gì? Đó chính là những vấn đề xoay quanh câu hỏi “Làm thế nào để nâng cao hiệu quả giờ dạy, chất lượng học tập của học sinh?”.
1- Hoạt động 1: Tìm hiểu về thực trạng việc SHCM/SHCĐ tại đơn vị của mình, những khó khăn trong việc sinh hoạt chuyên môn hiện nay.
Cách thực hiện: 
- Cá nhân giáo viên tự suy nghĩ, ghi ra (giấy A4), sau đó thảo luận theo nhóm (giấy A4) và trình bày trước lớp.
- Chia lớp thành 6-9 nhóm (tùy theo số lượng)
+ Các nhóm: 1,2 (hoặc 1,2,3): thảo luận câu số 1 và 2.
+ Các nhóm: 3,4 (hoặc 4,5,6): thảo luận câu số 3.
+ Các nhóm: 5,6 (hoặc 7,8,9): thảo luận câu số 5 và 6.
	- Các nhóm trình bày và trao đổi.
Các câu hỏi thảo luận: 
1- Thầy (cô) hãy nêu thực trạng việc sinh hoạt chuyên môn/sinh hoạt chuyên đề tại đơn vị của mình, hãy nêu những khó khăn trong việc sinh hoạt chuyên môn hiện nay.
2- Thầy (cô) hãy nêu vai trò và tác dụng của sinh hoạt chuyên môn/sinh hoạt chuyên đề là gì? Hiện nay, sinh hoạt chuyên môn/sinh hoạt chuyên đề có đảm bảo vai trò và tác dụng ấy không? Vì sao?
3- Thầy (cô) hãy nêu nội dung và qui trình sinh hoạt chuyên môn/ sinh hoạt chuyên đề của đơn vị mình và của bạn đồng nghiệp có những điểm giống và khác nhau? Thầy (cô) hãy phân tích mặt mạnh, mặt yếu của các điểm giống và khác nhau ấy?
4- Thầy (cô) có mong muốn gì về chất lượng sinh hoạt chuyên môn/ sinh hoạt chuyên đề (nội dung, cách thức, bầu không không khí )
5- Theo Thầy (Cô), ai trong đơn vị mình sẽ có thể thay đổi chất lượng sinh hoạt chuyên môn/ sinh hoạt chuyên đề như mong muốn? Vì sao?
Câu 1: Thầy (cô) hãy nêu thực trạng việc sinh hoạt chuyên môn/sinh hoạt chuyên đề tại đơn vị của mình, hãy nêu những khó khăn trong việc sinh hoạt chuyên môn hiện nay.
* Thực trạng:
	- Không thực hiện đầy đủ, cắt xén thời gian, không đảm bảo thời lượng dẫn đến nội dung sinh hoạt không đảm bảo, giáo viên khi gặp khó khăn không được giúp đỡ kịp thời; 
- Các văn bản chỉ đạo không được tìm hiểu kĩ càng dẫn đến thực hiện không tốt, ảnh hưởng đến hiệu quả giảng dạy của giáo viên và người phải chịu thiệt thòi chính là học sinh.
	- Ban giám hiệu đầu tư ít thời gian
	- Tổ trưởng chưa phát huy hết vai trò của mình, thường có tâm lí coi mình cũng như giáo viên bình thường khác, chỉ lo hồ sơ đầy đủ, sạch đẹp; 
- Chưa phân công nhiệm vụ cho giáo viên theo đúng yêu cầu, nhiệm vụ; đặc biệt chưa chủ động xây dựng tốt kế hoạch hoặc chưa mạnh dạn trong việc đề xuất các ý kiến để nâng cao chất lượng sinh hoạt chuyên môn.
	- Nội dung sinh hoạt tổ chuyên môn chưa phong phú, hình thức còn đơn điệu, gò bó, chưa đi sâu vào các vấn đề trọng tâm đổi mới phương pháp dạy học và tháo gỡ những khó khăn cho giáo viên trong tổ. 
- Trong các buổi sinh hoạt, không khí thường trầm lắng, giáo viên ít phát biểu ý kiến; những vấn đề mới và khó ít được mang ra bàn bạc, thảo luận; giáo viên chưa thực sự cởi mở, việc học hỏi giữa các giáo viên còn hạn chế. 
* Những khó khăn:
+ Nhiều nội dung về bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn cho GV rất mới (ứng dụng CNTT vào giảng dạy  hoặc nhiều vấn đề buộc phải đi vào thực chất (viết và thực hiện SKKN) khiến một số ít GV ngán ngại chờ đợi
+ Chất lượng tự học, tự bồi dưỡng của các thành viên trong tổ không đồng đều làm cho việc nhân điển hình tiên tiến chưa rộng khắp (không nhân rộng được việc dạy bằng GA ĐT do nhiều nguyên nhân).
+ Nhiều nội dung giáo dục mới được đưa vào chương trình chỉ sau một lần tập huấn đơn giản trong thời gian ngắn gây lúng túng cho GV khi triển khai vào thực tế trường học.
2- Hoạt động 2: Tìm hiểu về Vai trò và tác dụng của sinh hoạt chuyên môn, chuyên đề trong trường tiểu học.
Câu 2- Thầy (cô) hãy nêu vai trò và tác dụng của sinh hoạt chuyên môn/sinh hoạt chuyên đề là gì? Hiện nay, sinh hoạt chuyên môn/sinh hoạt chuyên đề có đảm bảo vai trò và tác dụng ấy không? Vì sao?
VAI TRÒ/CHỨC NĂNG CỦA SINH HOẠT CHUYÊN MÔN
	1. Quản lý cấp tổ khối về hành chính, công vụ:
Trực tiếp triển khai các hoạt động giáo dục và dạy học; là nơi tập hợp, đoàn kết các giáo viên trong tổ, kịp thời động viên, giúp đỡ giáo viên trong tổ hoàn thành tốt nhiệm vụ; Tổ chuyên môn là đầu mối mà Hiệu trưởng dựa vào đó để quản lý nhà trường trên nhiều phương diện, nhưng cơ bản nhất là hoạt động giáo dục, dạy học và các hoạt động sư phạm của giáo viên.
	2. Quản lý, hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ sát với nhóm giáo viên:
	- Duy trì sự thống nhất ý chí và biện pháp điều hành của hệ thống quản lý.
Là nơi triển khai các hoạt động dạy học trong nhà trường, có quan hệ hợp tác phối hợp với các bộ phận và đoàn thể khác trong nhà trường
	- Tạo điều kiện cho đội ngũ học tập, chia sẻ kiến thức, kỹ năng; nâng cao năng lực nghiệp vụ sư phạm (PPDH, công tác chủ nhiệm)
Thực hiện bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, kiểm tra, đánh giá chất lượng, hiệu quả giảng dạy, giáo dục và quản lí sử dụng sách, thiết bị của các thành viên trong tổ theo kế hoạch của nhà trường.
Diễn giải thêm:
Hoạt động chuyên môn trong trường tiểu học chiếm vị trí đặc biệt quan trọng, trong đó tổ chuyên môn là một tổ chức đảm nhận chức năng thực thi nhiệm vụ chuyên môn. Thế nên vai trò của tổ trưởng chuyên môn là người trục tiếp quản lí nhiều mặt hoạt động của giáo viên và cả khối lớp, là người chịu trách nhiệm trước hiệu trưởng và chất lượng giảng dạy của giáo viên và kết quả học tập của học sinh trong tổ của mình; Điều quan trọng là người tổ trưởng phải có uy tín, được tập thể tín nhiệm. Biết điều hành các hoạt động của tổ khối một cách khoa học, hiệu quả. Muốn chỉ đạo tốt hoạt động của tổ, giáo viên có năng lực quản lý được chọn tổ trưởng phải đảm bảo:
- Phải là người có tâm với nghề, nhiệt tình trong công tác, chấp hành tốt các quy định của ngành, có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc.
- Người tích cực đi đầu, xung phong gương mẫu trong mọi hoạt động, có kiến thức vững vàng, có nhiều kinh nghiệm trong công tác giảng dạy, làm việc luôn có kế hoạch.
- Người nhiệt tình, kiên quyết, dám quyết định, am hiểu công việc, chịu trách nhiệm với công việc đồng thời có nhiều đóng góp trong việc xây dựng tập thể vững mạnh.
- Người bạn đồng hành, đồng chí chân thành, sẵn sàng giúp đỡ đồng nghiệp về tinh thần lẫn vật chất và điều cốt lõi là phải biết động viên tinh thần, khích lệ sự cố gắng phấn đấu của mọi thành viên trong tổ.
3- Hoạt động 3: Tìm hiểu về nội dung và qui trình sinh hoạt chuyên môn/ sinh hoạt chuyên đề .
Câu 3- Thầy (cô) hãy nêu nội dung và qui trình sinh hoạt chuyên môn/ sinh hoạt chuyên đề của đơn vị mình và của bạn đồng nghiệp có những điểm giống và khác nhau? Thầy (cô) hãy phân tích mặt mạnh, mặt yếu của các điểm giống và khác nhau ấy?
QUI TRÌNH SHCM/SHCĐ
	- Giống nhau: Nội dung
	- Khác nhau: qui trình tiến hành
Nội dung:
	SHCM: Tổng kết hoạt động công tác tổ trong tháng qua một cách cụ thể rút ra được những mặt mạnh, những nhược điểm, có bài học kinh nghiệm cần khắc phục, những công tác thường xuyên, đột xuất. Sau đó đề ra dự thảo kế hoạch hoạt động của tháng này dựa trên kế hoạch hoạt động tháng của nhà trường, chuyên môn và đoàn thể vừa đề ra.
	SHCĐ: Chuyên đề là vấn đề chuyên môn được nghiên cứu sâu cả về lí luận và thực tiễn, được xem xét toàn diện và thực hiện trong một thời gian tương đối dài, các biện pháp đưa ra phải được kiểm chứng trước khi báo cáo và áp dụng. Chuyên đề thường xuất phát từ yêu cầu thực tiễn công tác như dạy học theo chuẩn kiến thức kĩ năng, bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu, dạy học theo nhóm đối tượng học sinh Chuyên đề phải có báo cáo bằng văn bản, có thể được dạy minh hoạn tùy theo nội dung. Các chuyên đề dự định làm trong năm học phải được xây dựng, dự kiến từ đầu năm học, phân công người thực hiện.
4- Hoạt động 4: Tìm hiểu về mong muốn gì về chất lượng sinh hoạt chuyên môn/ sinh hoạt chuyên đề
Câu 4- Thầy (cô) có mong muốn gì về chất lượng sinh hoạt chuyên môn/ sinh hoạt chuyên đề (nội dung, cách thức, bầu không không khí )
Mong muốn: 
- Công tác quản lí chuyên môn trong nhà trường, đòi hỏi phải có sự quản lí chặt chẽ về mặt thời gian, về nội dung. 
- Nội dung sinh hoạt phải thiết thực, gắn bó chặt chẽ với nhiệm vụ của giáo viên, tích lũy từ kinh nghiệm thiết thực của giáo viên và áp dụng hiệu quả làm cho giáo viên thấy cần phải tham gia sinh hoạt chuyên môn và có nhu cầu sinh hoạt chuyên môn. Giáo viên chân thành, cởi mở, tính khoa học
Để được như vậy nên:
Chuẩn bị: Để chuẩn bị cho cuộc họp chuyên môn đạt kết quả tốt, trước cuộc họp người chủ trì có nhiệm vụ tổng kết hoạt động công tác tổ trong tháng qua một cách cụ thể rút ra được những mặt mạnh, những nhược điểm, có bài học kinh nghiệm cần khắc phục, những công tác thường xuyên, đột xuất. Sau đó đề ra dự thảo kế hoạch hoạt động của tháng này dựa trên kế hoạch hoạt động tháng của nhà trường, chuyên môn và đoàn thể.
Phát biểu của giáo viên: Khi người chủ trì trình bày, tổ viên chú ý lắng nghe, ghi chép vào sổ hội họp của mình. Khi trình bày xong thì người chủ trì yêu cầu từng giáo viên phát biểu ý kiến. 
+ Thông thường trong cuộc họp có một số giáo viên ít chú ý lắng nghe, ít ghi chép, ít phát biểu, khi đồng nghiệp phát biểu thì nói chuyện riêng hoặc nói chen vào, phát biểu hùa vào, có giáo viên thì lại không hề phát biểu nhất ì nhì làm thinh, như nhất trí 100% rất thông suốt nhưng khi làm thì hiệu quả thấp.
Quy định của tổ: Giáo viên tham gia hội họp thì phải trật tự, ghi chép nội dung, phải lắng nghe ý kiến phát biểu của đồng nghiệp và đặc biệt phải suy nghĩ, phát biểu ít nhất 1 ý kiến, hiến mưu hiến kế cùng tổ để có thêm những ý kiến hay bổ sung vào kế hoạch, có như vậy công tác mới trôi chảy, thực hiện dân chủ hóa trong hội họp, công tác. Nếu giáo viên nào không làm được thì tự mình trừ điểm thi đua khi tham gia xếp loại..
Vai trò của người chủ trì: Sau khi các thành viên góp ý, người chủ trì tóm tắt lại, lấy ý kiến thống nhất bổ sung vào biên bản tổ và đó là nghị quyết, mọi thành viên trong tổ phải có nhiệm vụ thực hiện. 
+ Tránh tình trạng họp, người chủ trì đưa ra ý kiến buộc mọi thành viên phải thực hiện, quát nạt các giáo viên vi phạm, khen chê ai hợp với mình, không tôn trọng nguyên tắc tập trung dân chủ. Tuy nhiên còn có một vài vấn đề cần phải áp đặt nhưng thật khéo leo (thống nhất ý chí)
Để thực hiện tốt vai trò đầu tàu của mình, người tổ trưởng phải:
- Là người công minh, cầm cân, nảy mực, là tấm gương cho tổ viên, đầu tàu trong mọi hoạt động cho các thành viên trong tổ noi theo.
- Khi đồng nghiệp trong tổ vi phạm tổ trưởng phải là người cương quyết, nhưng nhẹ nhàng, phân tích chính xác cho đồng nghiệp hiểu rõ đúng, sai để giáo viên đó tự nhận thấy và quyết tâm sữa chữa.
- Khi phân công công viêc tổ trưởng phải công bằng, hợp lí, tương đối phù hợp với điều kiện hoàn cảnh, năng lực, sở trường, biết khơi dậy lòng nhiệt tình, sở thích và mặt mạnh của từng thành viên, biết khuyến khích kịp thời các đóng góp của họ để họ đưa hết sức lực trí tuệ ra làm việc
- Ngoài ra để cho tổ chuyên môn hoạt động có hiệu quả trước hết tổ trưởng phải làm được vai trò trung tâm, xây dựng tốt mối đoàn kết, thương yêu, tôn trọng lẫn nhau, sẵn sàng chia xẻ, giúp đỡ, làm chổ dựa tinh thần, chuyên môn, biết lắng nghe chia xẻ niềm vui nổi buồn, khó khăn của đồng nghiệp trong tổ, không than phiền, khi có khuyết điểm góp ý thẳng thắn, quyết liệt, nhưng nhẹ nhàng, không để bụng, nhìn thấy sự tiến bộ đi lên biết khen, chê đúng lúc, biết động viên kịp thời, biết chia xẻ những niềm vui, nỗi buồn khi đồng nghiệp gặp phải, biết khuyết điểm đồng nghiệp mắc phải ở trong hoàn cảnh nào để phê bình hay chia xẻ thì mới có hiệu quả.
TRÌNH TỰ MỘT BUỔI SINH HOẠT TỔ CHUYÊN MÔN
Phần 1. Đánh giá công tác cũ và triển khai công tác mới 
- Thông qua nội dung họp tổ.
- Đánh giá, phản ánh công tác (ưu, khuyết điểm và nguyên nhân).
- Triển khai công tác mới. 
Phần 2. Đưa giải pháp về các vấn đề đưa ra
- Người chủ trì điều hành để các giáo viên đưa ra các giải pháp nhằm thực hiện được nhiệm vụ đã đề ra (nêu rõ những khó khăn, vướng mắc và đề xuất các kiến nghị)
- Sau khi các thành viên trong tổ góp ý, người chủ trì tóm tắt lại, lấy ý kiến thống nhất bổ sung vào biên bản và đó là nghị quyết, mọi thành viên phải có nhiệm vụ thực hiện.
Tổ trưởng thông báo nội dung khác (nếu có).
- Mời tổ viên có ý kiến.
è 	- Chọn lựa tổ khối trưởng cực kỳ nhạy cảm
	- BGH phải tạo điều kiện cho tổ khối trưởng làm việc bằng con đường chính đạo
5- Hoạt động 5: Tìm hiểu về người sẽ thay đổi chất lượng sinh hoạt chuyên môn/ sinh hoạt chuyên đề.
Câu 5- Theo Thầy (Cô), ai trong đơn vị mình sẽ có thể thay đổi chất lượng sinh hoạt chuyên môn/ sinh hoạt chuyên đề như mong muốn? Vì sao?
NGƯỜI NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG SHCM/SHCĐ
Ban giám hiệu è Giáo viên
	- Ý chí cấp trên ó nguyện vọng cấp dưới
	- Lĩnh hội chỉ đão cấp trên è hiện thực hóa hoạt động của đơn vị.
	- Nội dung trao đổi chuyên môn chiếm ¾ thời lượng 
	+ Kế hoạch của trường phải được thông qua tổ khối (chiếm ¼-1/3 thời lượng)
	+ Trao đổi chuyên môn (chiến 2/3-3/4 thời lượng)
	- Phân công, hợp tác (Thủ trưởng è giáo viên)
	- SHCM là xuyên suốt, bền chặt. Chuyên đề là đỉnh cao và riêng biệt của chuyên môn. (vấn đề chuyên biệt, cụ thể è tìm giải pháp đối với vấn đề đó: PPDH, Kĩ thuật dạy học )
SINH HOẠT CHUYÊN ĐỀ
- Xác định vấn đề chuyên môn RẤT CẦN THIẾT phải tập trung giải quyết.
- Tổ chức dự giờ, nghiên cứu (tình hình thực tế tại đơn vị và tài liệu hướng dẫn)
- Chọn và giới thiệu giáo viên có phương án tiếp cận vấn đề tốt nhất
- Tổ chức dự giờ, quan sát HĐDH/HĐGD và thảo luận về phương án giới thiệu.
SINH HOẠT CHUYÊN ĐỀ
- Tổ chức cho giáo viên thử nghiệm (vòng 1)
- Thảo luận, chia sẻ kinh nghiệm
- Triển khai thực hiện chuyên đề
- Tổ chức dự giờ, kiểm tra thực hiện
- Sơ kết, đúc kết chuyên đề
- Vòng 2 (nếu cần thiết)
Chuyên đề là vấn đề chuyên môn được nghiên cứu sâu cả về lí luận và thực tiễn, được xem xét toàn diện và thực hiện trong một thời gian tương đối dài, các biện pháp đưa ra phải được kiểm chứng trước khi báo cáo và áp dụng. Chuyên đề thường xuất phát từ yêu cầu thực tiễn công tác như dạy học theo chuẩn kiến thức kĩ năng, bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu, dạy học theo nhóm đối tượng học sinh Chuyên đề phải có báo cáo bằng văn bản, có thể được dạy minh hoạn tùy theo nội dung. Các chuyên đề dự định làm trong năm học phải được xây dựng, dự kiến từ đầu năm học, phân công người thực hiện. 
Cách tiến hành buổi sinh hoạt chuyên đề:
	- Tổ trưởng tập trung các thành viên tham dự, nêu mục đích, nội dung buổi sinh hoạt.
	- Báo cáo viên trình bày nội dung chuyên đề bằng văn bản.
	- Dự giờ dạy minh họa
	- Tổ chức rút kinh nghiệm cho báo cáo và giờ dạy minh họa. Thống nhất những nội dung áp dụng vào công tác giảng dạy.
LƯU Ý:
- Thực hiện không quá 3 chuyên đề/năm học.
- Nội dung trao đổi sinh hoạt chuyên đề ghi chép chung trong sổ biên bản sinh hoạt chuyên môn
- Lưu trữ riêng phiếu dự giờ, tài liệu (trích dẫn) đã sử dụng trong chuyên đề và NỘI DUNG ĐÚC KẾT CHUYÊN ĐỀ (do HT, PHT và KT thực hiện)
DỰ KIẾN THỰC HIỆN CHUYÊN ĐỀ NĂM HỌC 2012- 2013
(sẽ có văn bản cụ thể sau)
1- Đối với cấp trường và tổ khối: thực hiện 2 chuyên đề/năm học (1 chuyên đề/HK)
 Nội dung nên tập trung vào phương pháp dạy học
2- Đối với cấp Cụm trường: thực hiện 4 chuyên đề/năm học (2 chuyên đề/HK)
	1- Xây dựng và phản biện đề kiêm tra môn Lịch sử (lớp 4 hoặc 5)- Cụm Phù Đổng và do trường TH Nguyễn Du thực hiện.
	2- Cách thức tổ chức sinh họat chuyên môn (chuyên đề) tổ khối- Cụm Phù Đổng và do trường TH Phù Đổng thực hiện.
	3- Hướng dẫn tổ chức đánh giá học sinh theo Thông tư 32/2009/TT-BGDĐT ngày 27-10-2009 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT ban hành quy định đánh giá và xếp loại học sinh tiểu học- Cụm Nguyễn Trung Trực thực hiện
4- Hướng dẫn thực hiện công tác chủ nhiệm lớp- Cụm Nam cát Tiên thực hiện
3- Đối với cấp Huyện: thực hiện 2 chuyên đề/năm học (1 chuyên đề/HK)
	1- Ứng dụng phương pháp dạy học Bàn tay nặn bột vào giảng dạy môn Khoa học lớp 4 hoặc 5- Cụm Phù Đổng (trường TH Phù Đổng thực hiện)
	2- Vận dụng sơ đồ tư duy vào giảng dạy môn Địa lí lớp 4 hoặc 5- Cụm Phú Thanh (trường TH Trần Quốc Tỏan)

Tài liệu đính kèm:

  • doctai lieu boi duong GV tieu hoc nam 20132014.doc