Ôn tập hè Toán và Tiếng Việt Lớp 4 lên Lớp 5

Ôn tập hè Toán và Tiếng Việt Lớp 4 lên Lớp 5

Bài 6 :

Chép lại đoạn thơ sau rồi gạch 1 gạch dưới các từ phức:

Em mơ làm mây trắng

Bay khắp nẻo trời cao

Nhìn non sông gấm vóc

Quê mình đẹp biết bao.

Bài7 :

Chỉ ra từng từ đơn, từ phức trong đoạn thơ sau:

Ơi quyển vở mới tinh

Em viết cho thật đẹp

Chữ đẹp là tính nết

Của những người trò ngoan.

Bài 8 :

Dùng gạch ( / ) tách từng từ và tìm từ phức trong các câu sau:

 Bốn cái cánh mỏng như giấy bóng , cái đầu tròn và 2 con mắt long lanh như thuỷ tinh .Bốn cánh chú khẽ rung rung như còn đang phân vân.

 

doc 74 trang Người đăng thanhthao14 Ngày đăng 08/06/2024 Lượt xem 10Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Ôn tập hè Toán và Tiếng Việt Lớp 4 lên Lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ÔN TẬP HÈ TOÁN – TIẾNG VIỆT LỚP 4 LÊN 5
Toán
ÔN TẬP VỀ SỐ TỰ NHIÊN 
Bài 1.Viết các số tự nhiên sau:
Ba trăm mười sáu nghìn bốn trăm lẻ hai:..
Một triệu sáu trăm lẻ năm nghìn chín trăm tám mươi:..
a nghìn b chục :.
Bài 2 Đọc các số tự nhiên sau:
200321	
1002405	
20020	
Bài 3: Phân tích số tự nhiên sau: 1234; 56827; 262056; 98345 thành:
a. Các nghìn, trăm, chục, đơn vị: 	
b. Các trăm và đơn vị	
c. Các chục và đơn vị	
Bài 4: Số tự nhiên X gồm mấy chữ số
X có chữ số hàng cao nhất thuộc hàng nghìn:	
X có chữ số hàng cao nhất thuộc lớp nghìn: 	
X đứng liền sau một số có ba chữ số: 	
X đứng liền trước một số có ba chữ số: 	
Bài 5: Tìm X là số bé nhất thỏa mãn: 
X ở giữa 5 và 15: 	
X lớn hơn 193: 	
X bé hơn 126: 	
Bài 6: Cho 3 chữ số 3, 5, 6. Hãy lập tất cả các số có hai chữ số từ ba chữ số trên.
Bài 7: Cho 4 chữ số 2, 5, 0, 6 . Hãy lập tất cả các số có ba chữ số khác nhau từ ba chữ số trên.
Bài 8:Tìm chữ số a biết:
a. < 45671: 	
b. > 278569: 	
Bài 9: Cho số 1960. Số này sẽ thay đổi như thế nào? Hãy giải thích?
a) Xoá bỏ chữ số 0: 	 
b) Viết thêm chữ số 1 vào sau số đó: 	
c) Đổi chỗ hai chữ số 9 và 6 cho nhau: 	
Bài 10 : Tìm một số có hai chữ số, biết rằng khi viết thêm chữ số 4 vào bên trái số đó ta được số mới gấp 9 lần số phải tìm. (Giải bằng hai cách)
Bài 11:Tìm số có 4 chữ số, biết rằng nếu ta xóa đi chữ số tận cùng bên trái của số đó thì ta được số mới bằng số phải tìm. Cho biết chữ số bị xóa là chữ số 2.
Bài 12 :Tìm các số tròn chục X biết
a.X < 50: 	
b.33 < X < 77: 	
Bài 13 : Tìm số tự nhiên X biết
 a. X < 10 : 	
 b. X là số có 2 chữ số và X > 95: 
Thứ ba ngày . tháng . năm ..
Tiếng Việt
ÔN TẬP: CẤU TẠO CỦA TIẾNG; TỪ ĐƠN, TỪ PHỨC 
Bài 1: Ghi kết quả phân tích cấu tạo của từng tiếng của câu tục ngữ sau;
	Một cây làm chẳng nên non
	 Ba cây chụm lại nên hòn núi cao.
Vào bảng sau:
Tiếng
Âm đầu
Vần
Thanh

































Bài 2:Khoanh tròn số thứ tự những dòng phân tích đúng các bộ phận cấu tạo của tiếng.
TT
Tiếng
Âm đầu
Vần
Thanh
1
Oan

oan
Ngang
2
Uống
u
ông
Sắc
3
Yến
y
ấn
Sắc
4
Oanh
o
Anh
Ngang
5
ương

ương
ngang

Các tiếng này có gì đặc biệt?
Bài 3: Những tiếng nào trong các câu thơ dưới đây không đủ 3 bộ phận: âm đầu, vần, thanh?
	Mờ mờ ông bụt ngồi nghiêm
	Nghĩ gì ông vẫn ngồi yên lưng đền
	 ...Bỗng đâu vang tiếng sấm rền
	Tỉnh ra em thấy trong đền đỏ hương.
Bài 4:
Tìm từ có 2 tiếng trong các câu sau:
Nụ hoa xanh màu ngọc bích.
Đồng lúa rộng mênh mông.
Tổ quốc ta vô cùng tươi đẹp.
Bài 5 :
Tìm các từ phức trong các kết hợp được in đậm dưới đây:
 Vườn nhà em có rất nhiều loài hoa: hoa hồng, hoa cúc, hoa nhài,...Màu sắc của hoa cũng thật phong phú: hoa hồng, hoa vàng, hoa trắng ,...
Bài 6 :
Chép lại đoạn thơ sau rồi gạch 1 gạch dưới các từ phức:
Em mơ làm mây trắng
Bay khắp nẻo trời cao
Nhìn non sông gấm vóc
Quê mình đẹp biết bao.
Bài7 :
Chỉ ra từng từ đơn, từ phức trong đoạn thơ sau:
Ơi quyển vở mới tinh
Em viết cho thật đẹp
Chữ đẹp là tính nết
Của những người trò ngoan.
Bài 8 : 
Dùng gạch ( / ) tách từng từ và tìm từ phức trong các câu sau:
 Bốn cái cánh mỏng như giấy bóng , cái đầu tròn và 2 con mắt long lanh như thuỷ tinh ...Bốn cánh chú khẽ rung rung như còn đang phân vân.
Bài 9 :
Gạch 1 gạch dọc giữa 2 từ đứng cạnh nhau và tìm các từ phức trong đoạn văn sau:
Trời nắng chang chang. Hoa ngô xơ xác như cỏ may. Lá ngô quắt lại, rủ xuống. Những bắp ngô đã mập và chắc chỉ chờ tay người đến bẻ mang về.
Bài 10 :
Gạch 1 gạch dưới những từ 2 tiếng trong đoạn văn sau :
Trên quảng trường Ba Đình lịch sử, lăng Bác uy nghi và gần gũi. Cây và hoa khắp miền đất nước về đây tụ hội, đâm chồi, phô sắc và toả ngát hương thơm.
Bài 11
Dùng ( / ) tách các từ và tìm từ phức trong đoạn văn sau :
Giữa vườn lá xum xuê, xanh mướt, còn ướt đẫm sương đêm, có một bông hoa rập rờn trước gió. Màu hoa đỏ thắm, cánh hoa mịn màng, khum khum úp sát voà nhau như còn chưa muốn nở hết. Đoá hoa toả hương thơm ngát.
Bài 12: Dùng dấu gạch chéo để phân cách các từ trong đoạn thơ sau. Ghi lại các từ đơn, từ phức trong đoạn thơ sau.
Chỉ còn chuyện cổ thiết tha
Cho tôi nhận mặt ông cha can mình
Rất công bằng, rất thông minh
Vừa độ lượng, lại đa tình da mang.
Bài 13: Tìm từ đơn, từ phức trong câu nói dưới đây của Bác Hồ:
 Tôi chỉ có một ham muốn, ham muốn tột bậc là làm sao cho nước ta được đọc lập tự do, đồng bào ta ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành.
Chính tả
Phân biệt : r/d/gi vần ân/ âng
Viết chính tả
1. 	Đồng vàng vương chút heo may
Mầm cây tỉnh giấc, vườn đầy tiếng chim
Hạt mưa mải miết trốn tìm
Cây đào trước cửa lim dim măt cười
Quêt gom từng giọt nắng rơi
Làm thành quả-trăm mặt trời vàng mơ.
Tháng giêng đến tự bao giờ
Đất trời viết tiếp bài thơ ngọt ngào.
 Đỗ Quang Huỳnh
2.
Gió còn ngủ tận thung xa
Để con chim ngủ la đà ngọn cây
Núi cao ngủ giữa tầng mây
Quả sim béo mọng ngủ ngay vệ đường
Bắp ngô vàng ngủ trên nương
Mệt rồi, tiếng sáo ngủ vườn trúc xinh
Chỉ còn dòng suối lượn quanh
Thức nâng nhịp cối thậm thình suốt đêm.
 Quang Huy
Bài tập 1: Điền gi/ d/ r : 
dạy ỗ, .ìu ắt, .áo dưỡng, .ung .inh, .òn .ã, dóng ả, ực rỡ, ảng giải, .óc rách, .an ối, òng .ã.
Bài tập 2: Điền d/ r/ gi : 
.ây mơ rễ má. 	 - út ây động ừng.
.ấy trắng mực đen. 	 	- .ương đông kích tây.
.eo gió gặt bão. - .ãi .ó .ầm mưa.
.ối .ít tít mù. - .ốt đặc cán mai.
.anh lam thắng cảnh.
Bài tập 3: Tìm những từ ngữ có chứa tiếng rong, dong, giong để phân biệt sự khác nhau giữa chúng. 
Bài tập 4: Tìm 3-5 từ có chứa tiếng: gia, da, rả, giả, dã, rã, dán, gián, dang, giang, danh, giành, rành, dành, giao, dò, dương, giương, rương.
Thứ  ngày  tháng  năm 20
Toán
Ôn tập về các phép tính với số tự nhiên
Bài 1: Đặt tính rồi tính.
14672 + 35189 + 43267	345 + 543 + 708 + 647	 815 + 666 + 185
Bài2: Tính giá trị của biểu thức
a.2407 x 3 + 12045 b. 30168 x 4 – 4782
c. 326871 +117205 x 6 d. 2578396 – 100407 x 5
Bài 3: Tính nhẩm
a.12 x 10 b.270 : 10
c. 34 x 100 d. 4300 : 100
e.560 x 1000 	 g.670000 : 1000
Bài 4: Tính bằng cách thuận tiện nhất.
a.4257+ 3268 + 743 b.6521 + 3205 + 743
c.789 + 464 + 211 + 536 c.3268 + 1743 – 268 +257
e.4273 – 2465 – 1535 g. 5021- 4658 + 658
h.25 x7 x4 x9 i.47 x2 x10 x50
n.9 x20 x6 x5 m.1677 + 1969 + 1323 + 1031
Bài 5: Tính bằng hai cách
a.123 x 5 x 2 b.2 x 3 x 4 x 5
c.2 x 34 x 5 d.20 x 6 x 5 x 7
e.28 x ( 7- 2 ) g.79 x 5 – 79 x 3
h.135 x ( 10 – 1 ) i. 564 x 10 – 564 x 8
Bài 6: tính bằng cách thuận tiện nhất
a.49 x 8 + 49 x 2 b.123 x 45 + 123 x 55
c.72 x 2 + 72 x 3 + 72 x 5 d.56 x 4 +56 x 3 + 56 x 2 + 56
e.(42 x 54 + 17 x 42) : 71 g.(123 x 154 – 65 x 123) : 89
h.789 x 101 – 789 i.(324 x 6 + 4 x 324) : (162 x 2)
Bài 7: Tìm x
a.X : 17 + 28= 432 b.435 – 72 : X =426
c. X x 12 + 95 = 229 d.X x 32 = 45 x X
Bài 8. Một cửa hàng lương thực nhập vào 75000 kg gạo. Trong 13 ngày đầu mỗi ngày bán được 1485 kg, 24 ngày sau mỗi ngày bán được 1672 kg. Hỏi sau 37 ngày bán cửa hàng còn lại bao nhiêu kg gạo?
Bài giải
Bài 9. Bác Ba đem ra chợ bán 7 con gà và 6 con vịt, đồng thời bán giúp bác Tư 7 con gà và 4 con vịt. Bác Ba bán tất cả được 399000 đồng và đưa lại cho bác Tư 185500 đồng. Tìm giá bán 1 con gà. Tìm giá bán một con vịt.
Bài giải
Thứ ngày  tháng  năm 20
TiếngViệt
Ôn tập văn kể chuyện 
A.Ôn lại văn kể chuyện
1) Nội dung – Yêu cầu:
* Kể chuyện là kể lại một chuỗi sự việc có đầu có cuối, liên quan một hay một số nhân vật.
Mỗi câu chuyện cần nói lên được một điều có ý nghĩa.
Khi viết bài văn kể chuyện, ta phải xác định được cốt chuyện, xem chúng gồm những sự việc gì, diễn biến và kết thúc ra sao. Các nhân vật trong chuyện có hành động, lời nói, ý nghĩ, tình cảm như thế nào,...
Một bài văn kể chuỵen hay phải bộc lộ được một cách rõ ràng chủ ý của người kể, có cốt chuyện rõ ràng, có nhân vật xác định với những đặc điểm tính cách rõ nét, lời kể sinh động, có cảm xúc.
* Có nhiều cách kể chuyện, song chủ yếu là 3 cách sau:
+Cách 1: Kể lại một câu chuyện mà em đã được đọc, được nghe hoặc trực tiếp tham gia.
+Cách 2: Loài vật, đồ vật, cây cối,...tự kể chuyện của mình (tự thuật). Muốn làm đúng thể loại này, chúng ta phải biến sự vật thành con người (nhân hoá) và cần vận dụng nhiều về trí tưởng tượng.
+Cách 3: Kể chuyện theo trí tưởng tượng.
* Khi viết văn kể chuyện, cần lưu ý mấy điểm sau:
+ Nội dung câu chuyện phải có ý nghĩa nhất định. Để xác định được ý nghĩa của câu chuyện, cần tự giải đáp các câu hỏi: Những điều ta sắp kể nhằm chứng minh hoặc khẳng định điều gì? Nó gợi cho người đọc những suy nghĩ và tình cảm như thế nào?
+ Nắm được cốt chuyện và những chi tiết chính. Cốt chuyện ấy có thể lấy nguyên từ thực tế, cũng có thể tự nghĩ ra (những cái tự nghĩ ra phải có sự hợp lí y như thậtô). Cốt chuyện chính là sự nối tiếp nhau của một chuỗi các chi tiết lớn, sau đó sẽ được bổ sung các chi tiết nhỏ hơn (tình tiết) để câu chuyện thêm sinh động.
+ Xây dựng được một dàn bài linh hoạt và hợp lí, nhằm dẫn dắt câu chuyện phát triển theo chiều hướng hấp dẫn, lôi cuốn. Muốn vậy phải biết xây dựng nhân vật, chọn lọc các chi tiết có ý nghĩa nhất, sắp xếp các sự việc một cách tự nhiên...
+ Tìm một giọng kể phù hợp với nội dung câu chuyện. (Ngôn ngữ dân gian nếu câu chuyện có tính khôi hài, ngôn ngữ trữ tình đằm thắm nếu câu chuyện cảm động,...). Giọng kể góp phần tạo nên cái duyện cho bài viết.
2) Phương pháp làm bài:
*Bước 1: Đọc (tái hiện) lại nội dung câu chuyện cần kể. Chú ý nhớ kĩ những sự việc chính, những chi tiết quan trọng để có thể kể lại đúng và đủ theo thứ tự nội dung cốt chuyện.
(Cốt chuyện là một chuỗi sự việc làm nòng cốt cho diễn biến của chuyện. Cốt chuyện thường có 3 phần: Mở đầu, diễn biến, kết thúc).
*Bước 2: Tóm tắt nội dung chuyện theo ý lớn của từng đoạn (trong 5-7 câu).
*Bước 3: Ghi vào vở nháp dàn ý vắn tắt của chuyện (các nhân vật chính, các tình tiết chính trong phần mở đầu, diễn biến và kết thúc câu chuyện).
*Bước 4: Dựa vào dàn ý vắn tắt, dùng lời văn của mình kể lại từ đầu đến cuối câu chuyện một cách rõ ràng, rành mạch và đầy đủ.
3) Dàn bài chung:
*Mở bài: Giới thiệu hoàn cảnh và nhân vật (chuyện xảy ra ở đâu? Bao giờ? Có những nhân vật nào?...).
*Thân bài: Kể lại toàn bộ diễn biến của câu chuyện theo cốt chuyện đã thấy hoặc đã nghe hoặc do mình tưởng tượng ra.
(Cần chọn từ, đặt câu, chọn chi tiết,...và có thể sử dụngcả văn đối thoại ... ông còn mùa đông”
 “Nếu chúng mình có phép lạ”
 -Đinh Hải
	Đoạn thơ thể hiện những điều gì đẹp đẽ. Em có những cảm nhận gì khi đọc đoạn thơ trên.
	Gợi ý : + Nghệ thuật liên tưởng
Biểu tượng “Ông mặt trời” gợi một thế giới ấm no hạnh phúc, đầy ánh sáng. Biểu tượng “Mùa đông” gợi sự lạnh lẽo, đói rét, nghèo khổ.
	+ Cách dùng các động tự “hái” “đúc” thể hiện khát vọng của tuổi thơ muốn chinh phục vũ trụ bao la và các hành tinh xa xôi. 
	+ Đoạn thơ thể hiện sinh động ước mơ cao đẹp đầy tính nhân văn của tuổi thơ không còn đói rét nghèo khổ và bất công. Các em ước mơ một thế giới tốt đẹp đầy ánh sáng văn minh, ấm no và hạnh phúc.
Bài 6 : Đoạn văn: ôTuổi thơ của tôi được nâng lên từ những cánh diều. Chiều chiều, trên bãi thả, bọn trẻ mục đồng chúng tôi hò hét thi nhau thả diều. Cánh diều mềm mại như cánh bướm, chúng tôi vui sướng đến phát dại khi nhìn lên trời. Tiếng sáo diều vi vu trầm bổng. Sáo đơn, sáo kép, sáo bè như gọi thấp xuống những vì sao.
ôCánh diều tuổi thơô Tạ Duy Anh.
	Trình bày cảm nhận của em khi đọc đoạn thơ trên ?
Gợi ý : Nghệ thuật : so sánh, dùng hình ảnh gợi tả : “Cánh diều mềm mại như cánh bướm”, “vui sướng đến phát dại”, “vi vu, trầm bổng”.
+ Nhân hoá : “nâng” , “gọi”|.
+ Nội dung ca ngợi vẻ đẹp độc đáo của cánh diều và niềm vui ngộ nghĩnh đáng yêu của trẻ thơ.
+ Cảm xúc bản thân : Gợi nhớ kỷ niệm
Bài 7 :	 Tuổi con là tuổi Ngựa
Nhưng mẹ ơi đừng buồn
Dẫu cách núi cách rừng
Dẫu cách sông cách bể
Còn tìm về với mẹ 
Ngựa con vẫn nhớ đườngô
 (« Tuổi Ngựa » Xuân Quỳnh)
	Tác giả muốn nói điều gì qua đoạn thơ trên ?
	Nêu cảm nghĩ của em !
	Gợi ý:: Đoạn thơ là lời nhắn nhủ dễ thương, chứa chan bao tình cảm thân thương mà người con dành cho mẹ. Nhà thơ Xuân Quỳnh đã có cách diễn tả thật độc đáo. Người con “Tuổi Ngựa” dù đã khôn lớn, trưởng thành, đã bay đi muôn phương nhưng vẫn luôn nhớ về mẹ, hướng về mẹ, vẫn tìm về cố hương gặp mẹ dù xa cách muôn trùng núi, rừng, sông, biển.
“Dẫu cách núi
nhớ đường”
	Cụm từ “vẫn nhớ” khẳng định một niềm tin, một tình nghĩa thuỷ chung son sắt. Đoạn thơ đậm đà, gợi cảm giúp ta cảm nhận được tình cảm của Xuân Quỳnh dành cho “Mẹ thật sâu nặng và đẹp đẽ”.
	+ Cảm xúc của bản thân
Bài 8: Đoạn thơ : “Dải mây trắng đỏ dần trên đỉnh núi
Sương hồng lam ôm ấp nóc nhà gianh
Trên con đường viền trắng mép đồi xanh
 Người các ấp tưng bừng ra chợ tết”
“Chợ Tết” - Đoàn Văn Cừ
	Đoạn thơ trên miêu tả cảnh gì ? Nêu cảm nhận của em khi đọc đoạn thơ trên.
	Gợi ý: Đoạn thơ là một bức tranh ngôn từ đầy màu sắc về khung cảnh tươi đẹp tráng lệ của một vùng quê vào buổi ôbình minhô. Trong ánh bình rực rỡ dải mây trắng ở đỉnh núi ôđỏ dầnô lên, những giọt sương mai long lanh như những viấn ngọc ôhồng lamô đang ôôm ấpô những nóc nhà giành nơi thôn ấp rồi con đường uốn lượn ôviấn trắngô nhưng mép đồi xanh. Đỉnh núi, nóc nhà, con đường Tât cả đều mang màu sắc tinh khôi rực rỡ. Với óc quan sát tinh tế và cách sử dụng từ ngữ chính xác biểu cảm của nhà thơ, cảnh vật gần gũi quen thuộc của quê hương trở nên đẹp đẽ, sống động lung linh sắc màu. Qua đó ta cảm nhận tình cảm tha thiết của nhà thơ với quê hương.
Bài 9 : Đoạn văn : “Chao ôi ! Chú chuồn chuồn nước mới đẹp làm sao! Màu vàng trên lưng chú lấp lánh. Bên cái cánh mỏng như giấy bóng. Cái đầu tròn và hai con mắt long lanh như thuỷ tinh. Thân chú nhỏ và thon vàng như màu vàng của nắng mùa thu. Chú đậu trên một canh lộc vừng ngả dài trên mặt hồ”. 
 “Chú chuồn chuồn nước” Nguyễn Thế Hội
	Nghệ thuật nào được sử dụng trong đoạn thơ trên ? Nêu tác dụng của biện pháp nghệ thuật đó.
	Gợi ý : Nghệ thuật so sánh
“Cánh mỏng như giấy bóng”
« Mắt như thuỷ tinh » 
“Vàng như màu vàng của nắng mùa thu” 
	+ Nghệ thuật dùng hình ảnh gợi tả “lấp lánh” “long linh” 
	+ Cách dùng từ bộc lộ cảm xúc mạnh ôchao ôi!” .
	+ Tác dụng : Cách so sánh vừa cụ thể vừa sinh động làm nổi bật hình dáng, màu sắc, vẻ đẹp hấp dẫn của chú chuồn chuồn nước.
+”Chao ôi  làm sao ! Bộc lộ” cảm giác thích thú của tác giả trước vẻ đẹp của chú chuồn chuồn ® tình yêu cảnh vật quê hương của tác giả
Tuần 6
Thứ  ngày tháng  năm 20
Toán
Giải toán có lời văn (tiếp)
Bài 1- Trên một đoạn đường dài 780, người ta trồng cây hai bên đường, cứ cách 30m thì trồng một cây. Hỏi người ta đã trồng tất cả bao nhiêu cây ? (Biết rằng hai đầu đường đều có trồng cây) 
 Bài 2- Người ta cưa một cây gỗ dài 6m thành những đoạn dài bằng nhau, mỗi đoạn dài 4 dm, mỗi lần cưa mất 2 phút. Hỏi phải cưa bao nhiêu lâu mới xong?
Bài 3 - Một cuộn dây thép dài 56m. Người ta định chặt để làm đinh, mỗi cái đinh dài 7cm . Hỏi thời gian chặt là bao nhiêu, biết rằng mỗi nhát chặt hết 2 giây.
Bài 4- Một người thợ mộc cưa một cây gỗ dài 12m thành những đoạn dài 15dm. Mỗi lần cưa hết 6 phút. thời gian nghỉ tay giữa hai lần cưa là 2 phút. Hỏi người ấy cưa xong cây gỗ hết bao nhiêu lâu? ( 54 phút )
Bài 5 - Có một miếng đất hình chữ nhật có chiều rộng 15m, chiều dài 24m. Người ta dựng cọc để làm hàng rào, hai cọc liên tiếp cách nhau 3m. Hỏi để rào hết miếng đất thì cần phải có bao nhiêu cọc ?
Baì 6- Hùng mua 16 quyển vở, Dũng mua 9 quyển vở cùng loại và trả ít hơn Hùng 22400 đồng. Hỏi mỗi bạn đã trả hết bao nhiêu tiền mua vở ?
Bài 7 - Hiện nay bà 60 tuổi, bố 28 tuổi, mẹ 24 tuổi và con 2 tuổi. Hỏi sau bao nhiêu năm nữa thì tổng số tuổi của bố, mẹ và con bàng tuổi của bà ?
 Bài 8- Hồ thứ nhất chứa 1600 lít nước, hồ thứ hai chứa 1600 lít nước. Người ta tháo ra cùng một lúc ở hồ thứ nhất mỗi phút 30 lít nước và ở hồ thứ hai mỗi phút 10 lít. Hỏi sau bao lâu thì só nước còn lại trong hai hồ bằng nhau ?
Bài 9: Một giá sách có hai ngăn, số sách ở ngăn dưới bằng số sách ở ngăn trên. Nếu ngăn dưới bớt đi 11 quyển thì số sách ngăn dưới bằng số sách ở ngăn trên. Hỏi trên giá có bao nhiêu quyển sách?
Bài 10: Lớp 5A có số học sinh nữ bằng số học sinh của lớp. Nếu lớp 5A bớt đi 2 bạn nữ thì số học sinh nữ bằng số học sinh cả lớp. Hỏi lớp 5A có bao nhiêu học sinh?
Bài 11: Lớp 5A có số học sinh nữ bằng số học sinh nam. Nếu hai bạn nữ chuyển đi và thay vào đó là hai bạn nam thì số học sinh nữ bằng số học sinh nam. Tìm số học sinh lớp 5A.
Bài 12: Có 8 sọt đựng tất cả 1120 quả vừa cam vừa quýt. Một sọt cam đựng được 75 quả, một sọt quýt đựng được 179 quả. Hỏi mỗi loại có bao nhiêu quả?
Bài 13: Có 8 sọt đựng tất cả 1120 quả vừa cam vừa quýt. Một sọt cam đựng được 75 quả, một sọt quýt đựng được 179 quả. Hỏi mỗi loại có bao nhiêu quả?
Bài 14: Tìm một số biết rằng số đó lần lượt cộng với 1 rồi nhân với 2 được bao nhiêu đem chia cho 3 rồi trừ đi 4 thì được 5.
Bài 15: Các lớp 4A, 4B, 4C chuyển ghế từ sân trường vào các phòng học. Cô giáo yêu cầu mỗi lớp phải chuyển số ghế. Lớp 4A đến sớm nhất và chuyển đúng số ghế. Lớp 4B đến sau tưởng chưa có lớp nào chuyển ghế nên chỉ chuyển đúng số ghế còn lại. Lớp 4C đến sau cũng tưởng chưa có lớp nào chuyển ghế nên chỉ chuyển đúng số ghế là 20 ghế. Hỏi lúc đầu trên sân trường có bao nhiêu ghế?
Thứ ngày  tháng năm 20.
Tiếng Việt: Ôn tập Trạng ngữ của câu 
A - Nêu khái niệm về trạng ngữ
 Là bộ phận phụ của câu, có tác dụng thêm nghĩa cho câu. Trạng ngữ bổ sung tình huống cho câu (chỉ thời gian, địa điểm, mục đích, nguyên nhân, phương tiện,...). Câu có thể có hoặc không có trạng ngữ. Trạng ngữ thường đứng ở đầu câu và ngăn cách với CN, VN bằng dấu phẩy. Câu có thể có một hoặc nhiều trạng ngữ. Các trạng ngữ có thể cùng một ý nghĩa hoặc có nhiều ý nghĩa khác nhau
B - Bài tập.
Bài 1 : Tìm CN, VN và TN của những câu văn sau : 
 a) Vào một đêm cuối xuân 1947, khoảng 2 giờ sáng, trên đường đi công tác, Bác Hồ đến nghỉ chân ở một nhà ven đường .
 b) Ngoài suối , trên mấy cành cây cao, tiếng chim, tiếng ve cất lên inh ỏi, râm ran.
Bài 2 : Tìm CN, VN, TN của những câu sau : 
 a) Trên những ruộng lúa chín vàng, bóng áo chàm và nón trắng nhấp nhô, tiếng nói, tiếng cười rộn ràng,vui vẻ.
 b) Hoa lá, quả chín, những vạt nấm ẩm ướt và con suối chảy thầm dưới chân đua nhau toả hương.
 c) Ngay thềm lăng, mười tám cây vạn tuế tượng trưng cho một đoàn quân danh dự đứng trang nghiêm
Bài 3 : Đặt câu theo cấu trúc sau :
TN, TN, CN - VN.
TN, CN, CN – VN.
TN, CN- VN, VN.
TN, TN, TN, CN – VN.
TN, TN, CN, CN, - VN, VN.
Bài 4: Thêm trạng ngữ chỉ nguyên nhân cho từng câu dưới đây:
a.... , Lan đã được nhà trường tặng giấy khen.
b. ... , anh ấy bị các chú công an tạm giữ xe máy.
c. ... , mấy tên lâm tặc chuyên phá rừng đã bị bắt.
d. ... , Lan không đi dự buổi sinh hoạt văn nghệ của trường được
Thứ ngày  tháng  năm 20.
Toán 
Luyện tập tổng hợp
ĐỀ KIỂM TRA
Thời gian làm bài 60 phút
Bài 1: (2điểm)
Viết phân số dưới dạng tổng của các phân số có tử số bằng 1, mẫu số khác nhau.
So sánh các phân số (không quy đồng mẫu số hoặc tử số)
Bài 2: (2 điểm) a) Tìm y là số tự nhiên biết:
 123 + y 25 = 1123 
b) Tính nhanh:
 12 + 14 + 26 + 40 + 66 + 106 + 172 + 278 + 450
Bài 3: (2 điểm)
Cho số có 4 chữ số, nếu xóa chữ số 0 ở bên phải chữ số đó ta được số mới kém số đã cho là 1809 đơn vị. tìm số đã cho.
Mốt phép chia có thương bằng 9; số dư bằng 10. Tìm số bị chia, biết tổng của số bị chia, số chia và số dư bằng 130.
Bài 4: một hình chữ nhật có chu vi 2010cm.Tính diện tích hình chữ nhật đó, biết rằng chiều dài thì bằng chiều rộng.
 Bài 5. (3đ) Một hình chữ nhật có chiều dài gấp 5 lần chiều rộng. Nếu bớt ở chiều dài 5cm và thêm vào chiều rộng 115 cm thì được một hình vuông. Tính chu vi và diện tích của hình chữ nhật
ĐỀ KIỂM TRA
Thời gian làm bài 90 phút
Bài 1(2 điểm)
Phân số thứ nhất , phân số thứ hai là . Hãy tính tổng, hiệu, tích,thương của phân số thứ nhất và phân số thứ hai.
Không tính giá trị của biểu thức. Hãy viết biểu thức sau đây thành tích của một số với 9.
 2 + 10 + 19 + 28 + 37 + 46 + 55 + 64
Bài 2:(2 điểm)
 Cửa hàng rau quả có một số trái cây gồm: cam, quýt, chanh. Biết rằng số cam cộng với số quýt có 452 quả; số quýt cộng với số chanh có 609 quả; số cam cộng với số chanh có 367 quả. Hỏi tìm số quả mỗi loại trái cây có trong cửa hàng.
Bài 3:(2 điểm)
Tìm giá trị của biểu thức sau:
 x x x x 
b.Không quy đồng mẫu số, hãy so sánh hai phân số:
 ; 
Bài 4:(2 điểm)
 Lớp 4A có 35 học sinh.Biết rằng tổng của số bạn nam và số bạn nữ là 15 bạn. Tính số bạn nam và số bạn nữ của lớp 4A.
Bài 5:(2 điểm)
 Một sân trường hình chữ nhật có chu vi 150m. Nếu thêm chiều rộng 5m và bớt chiều dài 5m thì diện tích sân trường vẫn không thay đổi. Tính diện tích sân trường?

Tài liệu đính kèm:

  • docon_tap_he_toan_va_tieng_viet_lop_4_len_lop_5.doc