Trong thời đại hiện nay, khi xã hội ngày càng tiến lên, cuộc cách mạng khoa học công nghệ đang phát triển mạnh mẽ thì nhiệm vụ đặt ra cho nhà trường nói chung và trường Tiểu học nói riêng là phải giáo dục con người phát triển một cách toàn diện, hài hoà đủ các mặt tri thức, đạo đức, thẩm mĩ, thể chất.
Tiểu học là bậc học nền tảng đặt nền móng vững chắc cho ngành giáo dục. Mỗi môn học ở Tiểu học đều góp phần vào việc hình thành và phát triển những cơ sở ban đầu rất quan trọng của nhân cách con người Việt Nam. Trong các môn học ở Tiểu học, cùng với môn Tiếng Việt, môn Toán có vai trò vô cùng quan trọng vì:
Toán học là môn học cung cấp các kiến thức cơ bản, hệ thống tri thức, kĩ năng, kĩ xảo Toán học, qua đó phát triển tư duy lô gíc, bồi dưỡng và phát triển những thao tác trí tuệ cần thiết để nhận thức thế giới khách quan về mặt số lượng và hình dạng như trừu tượng hoá, khái quát hoá, phân tích tổng hợp. nhờ đó biết cách hoạt động có hiệu quả trong cuộc sống.
Thực tế hiện nay, khoa học kỹ thuật tiến bộ mạnh mẽ, trẻ em được tiếp cận tri thức qua nhiều kênh, nhiều nguồn khác nhau như thông tin đại chúng, thông qua truyền hình. Trẻ em sớm phát triển về tư duy. Khối lượng tri thức của trẻ em ngày một gia tăng, nhận thức của các em ngày càng mở rộng. Trẻ em phát triển nhanh hơn có khả năng nhận thức tốt hơn. Vì thế dạy học không chỉ trang bị những kiến thức kỹ năng kỹ xảo xác định mà cũng cùng với việc dạy học đó cần phải tổ chức như thế nào để đảm bảo dạy học rèn tư duy cho học sinh.
Sở Giáo dục-Đào Tạo Đánh giá kết quả học tập của học sinh bằng bài kiểm tra trắc nghiệm khách quanmôn Toán 4 Môn: Toán Tên tác giả : Lê Thị hồng Bích Đánh giá của nhà trường (Nhận xét ,xếp loại ) Năm học 2005-2006 PHần I: mở đầu I - Lý do chọn Đề tài Trong thời đại hiện nay, khi xã hội ngày càng tiến lên, cuộc cách mạng khoa học công nghệ đang phát triển mạnh mẽ thì nhiệm vụ đặt ra cho nhà trường nói chung và trường Tiểu học nói riêng là phải giáo dục con người phát triển một cách toàn diện, hài hoà đủ các mặt tri thức, đạo đức, thẩm mĩ, thể chất... Tiểu học là bậc học nền tảng đặt nền móng vững chắc cho ngành giáo dục. Mỗi môn học ở Tiểu học đều góp phần vào việc hình thành và phát triển những cơ sở ban đầu rất quan trọng của nhân cách con người Việt Nam. Trong các môn học ở Tiểu học, cùng với môn Tiếng Việt, môn Toán có vai trò vô cùng quan trọng vì: Toán học là môn học cung cấp các kiến thức cơ bản, hệ thống tri thức, kĩ năng, kĩ xảo Toán học, qua đó phát triển tư duy lô gíc, bồi dưỡng và phát triển những thao tác trí tuệ cần thiết để nhận thức thế giới khách quan về mặt số lượng và hình dạng như trừu tượng hoá, khái quát hoá, phân tích tổng hợp... nhờ đó biết cách hoạt động có hiệu quả trong cuộc sống. Thực tế hiện nay, khoa học kỹ thuật tiến bộ mạnh mẽ, trẻ em được tiếp cận tri thức qua nhiều kênh, nhiều nguồn khác nhau như thông tin đại chúng, thông qua truyền hình... Trẻ em sớm phát triển về tư duy. Khối lượng tri thức của trẻ em ngày một gia tăng, nhận thức của các em ngày càng mở rộng. Trẻ em phát triển nhanh hơn có khả năng nhận thức tốt hơn. Vì thế dạy học không chỉ trang bị những kiến thức kỹ năng kỹ xảo xác định mà cũng cùng với việc dạy học đó cần phải tổ chức như thế nào để đảm bảo dạy học rèn tư duy cho học sinh. Cựu Thủ Tướng Phạm Văn Đồng đã nhiều lần nhấn mạnh: "Chương trình sách giáo khoa phải đảm bảo dạy cho học sinh những nguyên lý cơ bản, toàn diện về các mặt đức dục, trí dục, mỹ dục. Đồng thời tạo cho các em điều kiện phát triển óc thông minh, khả năng độc lập sáng tạo. Cái quan trọng của trí dục là: Rèn luyện óc thông minh và sức suy nghĩ...(Phạm Văn Đồng - Đào tạo thế hệ trẻ của dân tộc thành những chiến sỹ cách mạng dũng cảm, thông minh sáng tạo-NXBGD-1996tr137) Môn toán có vai trò lớn trong việc rèn luyện phương pháp suy nghĩ, phương pháp suy luận, phương pháp giải quyết có vấn đề có căn cứ khoa học, linh hoạt, sáng tạo. Môn Toán còn góp phần hình thành và phát triển phẩm chất của người học sinh như kiên trì, nhẫn nại, cẩn thận, ý thức vượt khó khăn làm việc một cách khoa học có hệ thống. Đồng thời nó cũng là công cụ để giúp học sinh học tập các bộ môn khác và cần thiết cho mọi hoạt động trong cuộc sống, trong thực tiễn. Xuất phát từ nhiệm vụ cơ bản của dạy học Toán trong trường phổ thông là làm cho học sinh nắm được hệ thống kiến thức toán học phổ thông cơ bản, hiện đại và những kỹ năng cơ bản vận dụng kiến thức thực hành. Trên cơ sở đó phát triển năng lực nhận thức, tư duy độc lập sáng tạo..., xây dựng những quan điểm tư tưởng tình cảm đúng đắn có thái độ đúng đắn đối với sự vật hiện tượng trong đời sống thực tiễn. Bậc Tiểu học là bậc học đầu tiên đặt nền móng đầu tiên cho giáo dục phổ thông. Trong luật phổ cập giáo dục Tiểu học có ghi: "Giáo dục Tiểu học là bậc học nền tảng của hệ thống giáo dục quốc dân, có nhiệm vụ xây dựng và phát triển tình cảm đạo đức, trí tuệ, thẩm mỹ và thể chất của trẻ em nhằm hình thành cơ sở ban đầu cho sự phát triển toàn diện nhân cách cho người Việt Nam XHCN". Hội nghị quốc tế về giáo dục phổ thông họp ở Maxcơva năm 1968 đã có kết luận rằng: Nếu đứa trẻ không đạt kết quả tốt ở Tiểu học thì chắc chắn nó cũng không tiến bộ được trong những năm sau. Với một vị trí quan trọng của môn toán như vậy nên mỗi giáo viên trong công tác giảng dạy của mình đều rất chú trọng tới việc tổ chức dạy và học môn toán, nhưng dạy như thế nào để tiết dạy, bài dạy đảm bảo đúng tinh thần: “nhẹ nhàng hơn, tự nhiên hơn và hiệu quả hơn”. Đó là sự đổi mới phương pháp dạy học. Như chúng ta đã biết: “ Phương pháp là con đường, là biện pháp, cách thức thực hiện mục đích đã đề ra” và phương pháp chính là sự vận động của nội dung, có nghĩa là: Nội dung dạy học nào sẽ ứng với phương pháp dạy học ấy. Môn Toán ở bậc Tiểu học, mỗi lớp có một vị trí, yêu cầu và nhiệm vụ cụ thể khác nhau. Riêng môn Toán lớp 4 mới có một vị trí quan trọng vì nó hệ thống, khái quát lại nội dung môn Toán ở các lớp 1, 2, 3 đồng thời nâng cao mở rộng và bổ sung các kiến thức khác chưa có ở các lớp dưới. Môn toán lớp 4 mở đầu cho giai đoạn học tập sâu Nội dung Toán 4 gồm 4 mạch kiến thức cơ bản: Số học ; Đại lượng và đo đại lượng ; các yếu tố hình học và giải toán có lời văn.(Một số yếu tố đại số và yếu tố thống kê được tích hợp ở nội dung số học). Trong 4 mạch kiến thức cơ bản của Toán 4, mạch số học đóng vai trò trọng tâm, cốt lõi, thời lượng dành cho mạch nội dung số học khoảng 70% tổng thời lượng Toán 4. Trong hệ thống kiến thức về số học thì nội dung về số tự nhiên lại là hạt nhân của mạch kiến thức số học. Mặt khác, bước sang thế kỷ 21, nước ta tiếp tục thực hiện chiến lược đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá với mục tiêu đến năm 2020 cơ bản trở thành nước công nghiệp hiện đại. Tình hình mới đặt ra cho giáo dục những thời cơ và thách thức mới. Việc chuyển từ nền kinh tế kế hoạch tập trung, bao cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng XHCN đòi hỏi con người được nhà trường đào tạo phải có năng lực thích ứng với những biến động của thị trường, biết khai thác các yếu tố tích cực của việc chuyển đổi này để tiếp tục tự phát triển và góp phần phát triển xã hội. Khoa học công nghệ có những bước nhảy vọt đòi hỏi người học phải thường xuyên cập nhật các tiến bộ khoa học kỹ thuật , phải thay đổi căn bản phương pháp học tập, chuyển từ việc học để tiếp thu kiến thức sang học cách tự mình tìm kiếm kiến thức. Toàn cầu hoá, hội nhập quốc tế là xu thế khách quan đang tác động mạnh đến giáo dục.Để chủ động bước vào hội nhập, chúng ta cần chuẩn bị đội ngũ nhân lực không chỉ có đạo đức, kiến thức, kỹ năng mà còn phải tư duy độc lập sáng tạo, có ý chí vươn lên mạnh mẽ, có những phẩm chất cơ bản của con người Việt Nam hiện đại Nhu cầu học tập ngày càng tăng của nhân dân, xu hướng học tập suốt đời và yêu cầu xây dựng xã hội học tập đòi hỏi giáo dục phải tạo cho người học lòng say mê học tập, ham hiểu biết óc tò mò khoa học, khả năng và phương pháp tự học để tự học suốt đời. Các môn học trong nhà trường trong đó có môn Toán cần phải có những đổi mới về mục tiêu, nội dung, phương pháp và hình thức dạy học, đổi mới về trang thiết bị dạy học và kiểm tra đánh giá để đáp ứng tốt nhất những yêu cầu nêu trên của sự nghiệp công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước, để nắm lấy thời cơ và vượt qua thách thức do tình hình mới đặt ra. Để đáp ứng yêu cầu đổi mới về mục tiêu cấp học nêu trong luật giáo dục (1998) chương trình Toán không quá coi trọng tính cấu trúc, hạn chế đưa vào chương trình những kết quả có ý nghĩa lý thuyết thuần tuý. Tăng tính thực tiễn và tính sư phạm, tạo điều kiện để học sinh được tăng cường luyện tập, thực hành, rèn luyện kĩ năng tính toán vận dụng kiến thức toán học vào đời sống và vào các môn học khác. Giúp học sinh phát triển tư duy lôgic, khả năng diễn đạt chính xác ý tưởng của mình, khả năng tưởng tượng và bước đầu hình thành cảm xúc thẩm mỹ qua học tập môn Toán. Xuất phát từ những yêu cầu đổi mới và những cơ sở lý luận trên và qua thực tế trực tiếp giảng dạy tôi nhận thấy từ khi tiếp cận với chương trình - SGK Toán mới thì việc đánh giá học sinh có nhiều đổi mới. Mặc dù ở các lớp 1, 2,3 các em đã được đánh giá kết quả học tập dưới dạng trắc nghiệm khách quan nhưng thường các em còn lúng túng và còn mất nhiều thời gian để hoàn thành bài trắc nghiệm. Mà việc đưa các bài trắc nghiệm khách quan vào đề kiểm tra lại chiếm tỷ lệ lớn (khoảng 60%). Để đánh giá đúng trình độ của học sinh và giúp học sinh rèn tư duy học Toán, tôi đã chọn Kinh nghiệm nghiên cứu: "đánh giá kết quả học tập của học sinh bằng bài kiểm tra trắc nghiệm khách quan môn toán lớp 4 " II -Lịch sử nghiên cứu Việc đánh giá kết quả học tập của học sinh Tiểu học hiện nay nói chung, học sinh lớp 4 nói riêng đã được ngành GDĐT đặc biệt quan tâm. Có rất nhiều tài liệu ra các bài tập trắc nghiệm. Tuy nhiên để những bài tập trắc nghiệm đó chỉ dùng để kiểm tra kết quả học tập của học sinh ở một nội dung trong một tiết học cụ thể chứ chưa xếp thành các đề kiểm tra kiến thức các em đã học một cách hệ thống và chưa rèn cho các em tư duy học toán từ các đề kiểm tra kiến thức đó. Trước đây để đánh giá kết quả học tập của học sinh thì đề bài thường ra các câu hỏi tự luận. Để giải được học sinh mất rất nhiều thời gian (cùng một thời gian 40’ học sinh chỉ có thể làm được 4 -5 bài) mà số lượng bài ít không thể đánh giá được việc học của học sinh qua nhiều nội dung kiến thức khác nhau. Hơn nữa học sinh còn có thể chép bài của bạn hay đưa vào bài mẫu lại không phát huy hết sự nhạy bén của học sinh. III -Mục đích nghiên cứu - Mục đích của của kinh nghiệm là: Tìm hiểu thế nào là trắc nghiệm khách quan? + Nguyên tắc và cách thiết kế đề toán trắc nghiệm khách quan + Xây dựng hệ thống đề kiểm tra trắc nghiệm khách quan và việc rèn cho học sinh cách làm các làm các đề kiểm tra trắc nghiệm đó để nâng cao chất lượng dạy học IV-Tóm tắt nội dung và kết quả nghiên cứu - Tìm hiểu về nội dung, chương trình SGK toán 4 . - Tìm hiểu một số vấn đề về trắc nghiệm khách quan - Tìm hiểu về các loại trắc nghiệm - Nghiên cứu cách thiết kế bài toán trắc nghiệm khách quan - Xây dựng hệ thống bài tập trắc nghiệm . - Đề xuất phương án giúp học sinh giải các bài trắc nghiệm khách quan V-Phương Pháp nghiên cứu Để thực hiện kinh nghiệm tôi đã sử dụng phương pháp: - Phương pháp nghiên cứu lý luận - Phương pháp tổng kết kinh nghiệm - Phương pháp quan sát Phần II. Nội Dung I. Vị trí và tầm quan trọng Thành tích học tập của học sinh sau mỗi năm học là thước đo đánh giá người thầy trong năm học đó. Bởi vậy người thầy trông đợi kết quả thi của trò với một hy vọng lớn lao. Trò sẽ lớn lên về thể chất, trí tuệ, tâm hồn. Bởi vậy ngưòi giáo viên luôn tìm cách nâng cao chất lượng thực sự bằng trí tuệ, công sức, thời gian, tâm huyết của mình. Vậy làm thế nào để học sinh biết cách làm bài, làm thế nào để đề thi đánh giá được đúng t ... g về các số chia hết cho 5: Các số có tận cùng là 0 hoặc 5 thì chia hết cho 5. - GV tiếp tục cho học sinh chú ý đến cột ghi các phép tính không chia hết cho 5 để nêu được là chữ số tận cùng của các số bị chia không phải là 0 hoặc 5 - Cho một vài HS nêu, sau đó cho HS đọc nhiều lần dấu hiệu chia hết cho 5. - GV chốt lại bài. * Hoạt động 3 : Thực hành. Bài 1: a) Cho HS chọn ra các số chia hết cho 2. - HS đọc bài làm của mình và giải thích lí do tại sao chọn các số đó. b) tương tự phần a. Bài 2: - Hs viết số sau đó Hs tự làm vào vở - Cho HS kiểm tra chéo vở của nhau. Bài 3: HS tự làm vào vở, sau đó cho vài HS lên bảng viết kết quả. GV và cả lớp nhận xét. Bài 4: - GV cho HS làm bài sau đó chữa bài. HS làm bài 1, 2, 3 trong bài dấu hiệu chia hết cho 5 - Tiến hành tương tự như trên. Hoạt động 4: Củng cố dặn dò. - Gv nhận xét tiết học. - Chuẩn bị bài sau Phiếu học tập Bài tập: Trong các số: 35, 8, 57, 660, 945, 5553, 3000. a) Số vừa chia hết cho 2, vừa chia hết cho 5 là: ......................................................... b) Số chia hết cho 5 nhưng không chia hết cho 2 là: ................................................. Một số đề kiểm tra để tham khảo Đề 1 : Chọn câu trả lời đúng : Câu 1.Số năm mươi hai nghìn tám trăm linh bảy nghìn : A. 52708 B.52807 C.52087 D.52078 Câu 2.Tính chu vi hình vuông cạnh a với a = 7 cm : A.14cm B.49cm C.28cm D.74cm Câu 3.Số bé nhất trong các số : 796312 ; 786312 ; 796423 ; 762543 là : A.796312 B. 786312 C. 796423 D. 762543 Câu 4.Chữ số 4 trong số 654983 thuộc hàng nào ? lớp nào ? A.Hàng nghìn , lớp nghìn . C.Hàng chục nghìn , lớp nghìn B.Hàng trăm , lớp nghìn . D.Hàng trăm , lớp đơn vị Câu 5. 5 tạ 70 kg = ? A.570kg B. 750kg C.5070 kg D.5007 kg Câu 6. Nêu giá trị của chữ số 6 trong số sau : 45674852 : A.6000 B.6000000 C.60000 D.600000 Câu 7. 2 phút 50 giây = ? giây A52 B. 150 C.120 D.170 Câu 8.Nối phép toán với kết quả đúng ( 25+30+20 ) : 3 1.27 ( 35+12+24+21+43 ) : 5 2.25 ( 96+82+70 ) : 4 3.37 D. ( 31+35+17+65 ) : 4 4.62 Đề 2 : A-Chọn câu trả lời đúng Câu1-Tìm x, biết : 423 + x = 897 A. 447 ; B. 474 ; C. 574 ; D. 547. Câu 2 -Tìm hiệu hai số, biết : Số bị trừ là 3697 và số trừ là 1976 A. 1712 ; B. 1172 ; C. 1621 ; D.1721. Câu3: Học sinh huyện A trồng được 12800 cây lấy gỗ, học sinh huyện B trồng được ít hơn huyện A là 3091 cây. Hỏi học sinh cả hai huyện trồng được bao nhiêu cây? A. 22509 cây ; B. 23509 cây ; C. 22905 cây ; D. 2520 cây. Câu 4 : (745 + 324) + 225 = (745 + 225 ) + ? A. 552 ; B. 255 ; C. 324 ; D. 452 Câu 5 : Tuổi chị và tuổi em cộng lại là 30. Chị hơn em 6 tuổi . Tính tuổi của mỗi người ? A. 12 tuổi và 18 tuổi ; B. 14 tuổi và 18 tuổi . C. 14 tuổi và 15 tuổi ; D. 12 tuổi và 15 tuổi . Câu 6 : Tìm x biết: 45602 : x = 151 A. x = 402 ; B. x = 302 ; C. x = 102 ; D. x = 202 Câu 7 : 30256 chia 42 được số dư là : A. 20 ; B. 15 ; C. 16 ; D. 18; Câu 8 :Trong hình sau có A.Cạnh AD song song với cạnh DC. B.Cạnh AD song song với cạnh BC. C.Cạnh AD song song với cạnh AB. D.Cạnh AD song song với cạnh BD. B-Viết mỗi số sau dưới dạng tích của một số với 10 hoặc 100 A. 40 = B. 900 = C. 20 = D. 700 = C-Điền số thích hợp vào ô trống: 4 ´ (4 + 5) = 4 ´ 4 + 4 ´ 10 ´ (7 + ) = 11 ´ 10 6 ´ 5 + 4 ´ 6 = 6 ´ ´ 7 ´ (7 + 5) = 12 ´ 10 Đề 3: Câu 1 : Số chia hết cho 2 tận cùng là những số nào ? 0, 2, 5, 6, 8. 2, 7, 6, 8. 0, 2, 4, 6, 9. 0, 2, 4, 6, 8. Câu 2 : Số nào sau đây không chia hết cho 9 ? 73278. 146916. 42444. 54353. Câu 3 : Chọn phát biểu đúng: Hình bình hành là hình có 4 góc bằng nhau. Hình bình hành là hình có hai cặp cạnh đối diện song song và bằng nhau. Hình bình hành là hình có 1 góc bằng 900. Hình bình hành là hình có 1 cặp cạnh song song. Câu 4 : Hình bình hành có diện tích là 182 m2, đáy là 14 m. Chiều cao hình bình hành đó là: A. 77 m ; B. 13 m ; C . 27 m ; D . 30 m. Câu 5 : 582698 + 14325 = ? A.597023 B.579032 C.579023 D.579320 Câu 6 : Số nào sau đây không chia hết cho 9 : A.73278 B.146916 C.42444 D.54353 Câu 7 : 45 m2 38dm2 = .dm2 A.83dm2 B.4538dm2 C.45038dm2 D.4508dm2 Câu 8 : Đúng ghi Đ , sai ghi S vào ô trống : A.Số 240 chia hết cho 3 và 5 . B.Số 241562 không chia hết cho 3 . C.Số nào chia hết cho 3 thì tận cùng là 5 . D.Số nào chia hết cho 9 thì chia hết cho 3 . Đề 4: A.Chọn kết quả đúng : Câu1 : Phân số nào là phân số tối giản ? A. B. C. D. Câu 2 : Phân số nào sau đây bằng phân số ? A. B. C. D. Câu 3 :Một hình chữ nhật có chiều rộng là m , chiều dài hơn chiều rộng 1m . Tính nửa chu vi của hình chữ nhật ? A.m B.m C.m D.m Câu 4: Một lớp học có 50 học sinh được chia đều thành 5 tổ . Hỏi 2 tổ chiếm mấy phần học sinh của lớp ? A.10 B. C. D. Câu 5 : Hình thoi có : A.Hai đường chéo bằng nhau B.Hai đường chéo vuông góc với nhau C.Hai đường chéo song song D.Hai đường chéo cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường . Câu 6 : Nối phép toán với kết quả đúng : A. B. C. D. 0 Câu 7 : Nối bài toán với kết quả đúng : Tính diện tích hình thoi có độ dài các đường chéo là 8dm và 4dm ? 16 dm Tính diện tích hình thoi có độ dài các đường chéo là 8dm và 4m ? 32 dm2 Tính chu vi hình thoi có độ dài cạnh là 4dm ? 16 dm2 Tính diện tích hình thoi có độ dài các đường chéo là 16dm và 4dm ? 160 dm2 Đề 5: Câu 1:Một vườn cây có 12 cây chanh , 25 cây cam. Tính tỉ số của số cây chanh so với số cây cam? A. B. C. D. Câu 2: Một hình chữ nhật có nửa chu vi là 40 m . Chiều rộng bằng 1/3 chiều dài. Tính chiều rộng và chiều dài? 10 m và 30 m C. 6 m và 30 m 4 m và 12 m D. 5 m và 15 m Câu 3: Mẹ hơn con 24 tuổi, tuổi mẹ gấp 5 lần tuổi con. Tính tuổi mẹ, tuổi con? 6 tuổi và 30 tuổi C. 8 tuổi và 40 tuổi 7 tuổi và 35 tuổi D. 5 tuổi và 25 tuổi Câu 4: Một bản đồ vẽ theo tỉ lệ 1.100 . Hỏi độ dài 1 cm trên bản đồ đó ứng với độ dài thật là bao nhiêu cm? A.10cm B.100cm C.1000cm D.99cm Câu 5: Điền vào chỗ trống: Tỉ lệ 1:10000 1:150000 1:40000 Độ dài thật 10 km 4 km Độ dài trên bản đồ 5 dm Câu 6: Điền tiếp vào chỗ trống trong các câu sau cho đúng: a. Muốn tìm độ dài thật, biết tỉ lệ bản đồ và biết độ dài thu nhỏ, ta lấy độ dài .. nhân .. . ta được thực tế có cùng ... b, Muốn tìm độ dài thu nhỏ trên bản đồ, biết tỉ lệ bản đồ và biết độ dài thật. Ta lấy độ dài ... rồi ... cho mẫu số của tỉ lệ bản đồ, ta được ... Có cùng ... Phần III - Kết luận 1. Qua quá trình thực hiện đã thu được một số kết quả sau: 1. Nghiên cứu được nội dung môn toán lớp 4 và thiết kế hệ thống một số bài toán trắc nghiệm khách quan. 2. Nghiên cứu những ưu điểm và hạn chế của từng loại trắc nghiệm khách quan. 3. Nêu ra những nguyên tắc thiết kế từng dạng bài tập trắc nghiệm khách quan và những bài tập có thể đưa vào mỗi dạng trắc nghiệm khách quan. 4. Nêu được các bước thiết kế một bài tập trắc nghiệm khách quan nói chung và cách thiết kế từng dạng bài tập trắc nghiệm khách quan 5. Thiết kế một số bài toán trắc nghiệm khách quan. 6. Cách sử dụng hệ thống bài tập trắc nghiệm khách quan nhằm mục đích rèn luyện tư duy cho học sinh. 2. Bài học kinh nghiệm - Ngoài thiết kế đã nêu trong kinh nghiệm giáo viên cần nắm vững trình độ học sinh, đặc điểm tâm lí để lựa chọn nội dung kiến thức phù hợp với đối tượng học sinh trong lớp. Nắm vững mục tiêu của từng bài học, yêu cầu cơ bản của từng bài tập, ý đồ của nhà biên soạn sách để khai thác có hiệu quả. Đối với những học sinh yếu cần có sự giúp đỡ riêng, cách khai thác riêng để đạt yêu cầu, ngược lại với học sinh khá giỏi cần phát triển bài tập ở mức độ cao hơn. Quá trình kiểm tra cần sử dụng đề trắc nghiệm khách quan. Nếu sử dụng bài tập trắc nghiệm khách quan có sẵn thì phải nhìn nhận được mục đích của người thiết kế. Trong đề kiểm tra cần kết hợp bài tập trắc nghiệm khách quan với bài tập tự luận để giúp cho học sinh có điều kiện rèn luyện tư duy. Những ưu điểm và hạn chế của hai hình thức bài tập này bổ sung bù đắp cho nhau trong quá trình luyện tập. Có như thế tư duy của học sinh mới được rèn luyện và phát triển một cách toàn diện. - Người giáo viên cần không ngừng học tập nghiên cứu để nâng cao trình độ chuyên môn, linh hoạt và đổi mới phương pháp dạy học. Biết cách khai thác và phát triển nội dung, ý đồ của sách giáo khoa để không ngừng nâng cao chất lượng dạy và học. 3. ý kiến đề xuất: - Việc thiết kế hệ thống bài tập là việc làm cần thiết với mỗi giáo viên. - Để dạy tốt toán 4 thì giáo viên phải có cái nhìn tổng quát về chương trình, hiểu sâu sắc ý đồ của từng bài tập và xem xét có thể phát triển bài tập đó ở mức độ nào cho học sinh. - Khi thiết kế hệ thống bài tập cho học sinh, giáo viên phải dựa vào trình độ nhận thức của các em, dựa vào nội dung kiến thức đã học. - Giáo viên phải chuẩn bị bài, nghiên cứu nội dung chương trình SGK để tìm ra được nội dung cần thiết kế cho học sinh. - Khi thiết kế hệ thống bài tập, giáo viên phải đưa ra các tình huống hay phải hướng dẫn cho học sinh. - Có hệ thống câu hỏi gợi mở rõ ràng, có tính kích thích hoạt động học tập. - Tập cho học sinh làm bài bằng nhiều cách để chọn cách hay nhất. - Giáo viên cần phải lập và biến đổi đề toán dưới nhiều hình thức như: + Lập bài toán tương tự bài toán đã giải. + Lập bài toán ngược. + Từ bài toán đã cho gợi ý để học sinh phát hiện ra một số tính chất quan trọng của phép toán. Mặc dù rất cố gắng nhưng kinh nghiệm chắc chắn không tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót. Rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các cấp lãnh đạo và các bạn đồng nghiệp để kinh nghiệm được hoàn thiện hơn Xin trân trọng cảm ơn Hải Dương, tháng 3 năm 2006 Tài liệu tham khảo 1. Đỗ Đình Hoan - Nguyễn áng - Vũ Quốc Chung - Đỗ Tiến Đạt - Đỗ Trung Hiệu - Trần Diên Hiển - Đào Thái Lai - Phạm Thanh Tâm - Kiều Đức Thành - Lê Tiến Thành - Vũ Dương Thuỵ Toán 4 - Nhà xuất bản Giáo dục 2. Đỗ Đình Hoan - Nguyễn áng - Vũ Quốc Chung - Đỗ Tiến Đạt - Đỗ Trung Hiệu - Trần Diên Hiển - Đào Thái Lai - Phạm Thanh Tâm - Kiều Đức Thành - Lê Tiến Thành - Vũ Dương Thuỵ Vở bài tập toán 4 - Nhà xuất bản Giáo dục 3. Trần Diên Hiển : Các bài toán về suy luận lô gíc - Nhà xuất bản Giáo dục 4. Tạ Thập - Trần Kim Cương - Tô Thị Yến - Lê Thị Kim Phượng - Trần Thị Thanh Nhàn Bài tập trắc nghiệm toán 4 - Nhà xuất bản Tổng hợp Đồng Nai 5. Phạm Đình Thực : 500 bài toán trắc nghiệm Tiểu học 4 - Nhà xuất bản đại học sư phạm.
Tài liệu đính kèm: