Sáng kiến kinh nghiệm Dạy đo lường Toán 4

Sáng kiến kinh nghiệm Dạy đo lường Toán 4

Đứng trước yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước, giáo dục đóng một vai trò rất quan trọng nhằm nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân lực, đào tạo nhân tài. Đảng và Nhà nước ta đã xác định mục tiêu và nhiệm vụ của giáo dục - đào tạo là xây dựng con người và thế hệ trẻ thiết tha gắn bó với lí tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, là những người thừa kế xây dựng chủ nghĩa xã hội “ Vừa hồng, vừa chuyên”. Phải giữ vững mục tiêu xã hội chủ nghĩa trong nội dung phương pháp giáo dục. Thực sự coi giáo dục - đào tạo là quốc sách hàng đầu, đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển kinh tế - văn hoá - xã hội. Theo nghị quyết trung ương lần thứ 4 “ Tiếp tục đổi mới sự nghiệp giáo dục đào tạo” Chỉ rõ : Phải xác định lại mục tiêu, thiết kế lại chương trình kế hoạch, nội dung, phương pháp giáo dục đào tạo. Vì vậy những đổi mới giáo dục tiêu học đòi hỏi phải đổi mới giáo dục môn Toán nhằm phục vụ mục tiêu giáo dục ở Tiểu học vừa phải chuẩn bị cho học sinh học lên trung học, vừa phải chuẩn bị cho một bộ phận học sinh đã học tập thành công ở bậc Tiểu học có thể bước vào cuộc sống lao động.

Như chúng ta đã biết : Tiểu học là bậc học nền tảng đặt cơ sở cho việc hình thành phát triển toàn diện nhân cách của con người tạo nền móng vững chắc cho toàn bộ hệ thống giáo dục quốc dân.

Cùng với các môn học khác môn Toán là một trong những môn học bắt buộc ở Tiểu học, nó có vị trí tầm quan trọng rất lớn. Tất cả các kiến thức kĩ năng của môn Toán ở Tiểu học đều được ứng dụng trong thực tiễn cuộc sống và rất cần thiết cho người lao động. Đối với học sinh môn Toán góp phần quan trọng trong việc rèn phương pháp suy nghĩ, phương pháp học tập và giải quyết vấn đề nó góp phần hình thành phát triển nhân cách và năng lực trí tuệ của con người như tính cẩn thận, sáng tạo làm việc, có kế hoạch nề nếp và tác phong khoa học của người lao động.

 

doc 19 trang Người đăng haiphuong68 Lượt xem 1297Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Dạy đo lường Toán 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần mở đầu
I. lí do chọn đề tài: 
Đứng trước yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước, giáo dục đóng một vai trò rất quan trọng nhằm nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân lực, đào tạo nhân tài. Đảng và Nhà nước ta đã xác định mục tiêu và nhiệm vụ của giáo dục - đào tạo là xây dựng con người và thế hệ trẻ thiết tha gắn bó với lí tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, là những người thừa kế xây dựng chủ nghĩa xã hội “ Vừa hồng, vừa chuyên”. Phải giữ vững mục tiêu xã hội chủ nghĩa trong nội dung phương pháp giáo dục. Thực sự coi giáo dục - đào tạo là quốc sách hàng đầu, đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển kinh tế - văn hoá - xã hội. Theo nghị quyết trung ương lần thứ 4 “ Tiếp tục đổi mới sự nghiệp giáo dục đào tạo” Chỉ rõ : Phải xác định lại mục tiêu, thiết kế lại chương trình kế hoạch, nội dung, phương pháp giáo dục đào tạo. Vì vậy những đổi mới giáo dục tiêu học đòi hỏi phải đổi mới giáo dục môn Toán nhằm phục vụ mục tiêu giáo dục ở Tiểu học vừa phải chuẩn bị cho học sinh học lên trung học, vừa phải chuẩn bị cho một bộ phận học sinh đã học tập thành công ở bậc Tiểu học có thể bước vào cuộc sống lao động.
Như chúng ta đã biết : Tiểu học là bậc học nền tảng đặt cơ sở cho việc hình thành phát triển toàn diện nhân cách của con người tạo nền móng vững chắc cho toàn bộ hệ thống giáo dục quốc dân.
Cùng với các môn học khác môn Toán là một trong những môn học bắt buộc ở Tiểu học, nó có vị trí tầm quan trọng rất lớn. Tất cả các kiến thức kĩ năng của môn Toán ở Tiểu học đều được ứng dụng trong thực tiễn cuộc sống và rất cần thiết cho người lao động. Đối với học sinh môn Toán góp phần quan trọng trong việc rèn phương pháp suy nghĩ, phương pháp học tập và giải quyết vấn đề nó góp phần hình thành phát triển nhân cách và năng lực trí tuệ của con người như tính cẩn thận, sáng tạo làm việc, có kế hoạch nề nếp và tác phong khoa học của người lao động.
Môn Toán ở bậc Tiểu học mỗi lớp có một vị trí nhiệm vụ khác nhau. Lớp 4 là lớp đầu của giai đoạn cuối bậc Tiểu học. Trong chương trình môn Toán lớp 4 bậc Tiểu học ngoài việc hệ thống hoá, khát quát hoá bổ sung các kiến thức kĩ năng về số tự nhiên và 4 phép tính với các số tự nhiên, các biểu tượng về các đối tượng hình học, kĩ năng giải toán điển hình, ... Nó còn bổ sung về các đơn vị đo lường và hệ thống hoá các đơn vị đo đại lượng ( độ dài, khối lượng, thời gian, ...) thành bảng đơn vị đo độ dài ( km->mm), bảng đơn vị đo khối lượng ( từ tấn -> gam ), bảng đơn vị đo thời gian, ngoài ra còn có các đơn vị đo diện tích từ m2 -> mm2. Từ bảng đơn vị đo đại lượng làm nổi rõ mối quan hệ giữa các đơn vị đo. Vì vậy khi dạy về các đơn vị đo lường lớp 4 ( Theo chương trình cải cách giáo dục ) giáo viên và học sinh còn gặp không ít khó khăn.
- Việc hình thành biểu tượng về “ đo lường” là một vấn đề rất trừu tượng và khó đối với học sinh Tiểu học nói chung và lớp 4 nói riêng. Khi hình thành một đơn vị đo giáo viên thường dạy áp đặt : Đưa ra tên, ký hiệu đơn vị đo đó là gì? Yêu cầu học sinh nắm được tên gọi, ký hiệu đơn vị đo ấy, mà không giúp học sinh có các hoạt động thực tiễn để học sinh nắm được bản chất của đơn vị đo mà giáo viên vừa cung cấp.
+ Do kí hiệu giữa các đơn vị đo gần giống nhau.
VD : “ dam” với “dm” hoặc “kg” với “km” nên học sinh thường dễ lẫn lộn đơn vị đo khối lượng với đơn vị đo độ dài hoặc giữa 2 đơn vị đo độ dài với nhau ( Về mặt kí hiệu ) 
+ Do mối quan hệ giữa các đơn vị đo đại lượng không giống nhau, không theo một quy luật nhất định ( nhất là các đơn vị đo thời gian ) nên trong quá trình học chuyển đổi các đơn vị đo học sinh còn hay nhầm lẫn.
VD : 75 phút = ......giờ......phút 
Do học sinh không nắm vững mối quan hệ giữa đơn vị giờ với phút nên khi đổi học sinh nhầm hiểu mối quan hệ giữa 2 đơn vị đo này cũng giống như mối quan hệ giữa 2 đơn vị đo khối lượng hay 2 đơn vị đo độ dài liền nhau, nên không ít học sinh điền ngay kết quả sai là : 75 phút = 7 giờ 5 phút.
- Ngoài ra để dạy cho học sinh lập được bảng đơn vị đo giáo viên phải giúp học sinh hệ thống lại các đơn vị đã học, dựa trên mối quan hệ giữa chúng lập nên bảng đơn vị đo. Song không ít giáo viên khi dạy còn ngại vì vậy giáo viên chỉ cung cấp lí thuyết cùng với yêu cầu học sinh nhìn vào bảng đơn vị đo học thuộc rồi vận dụng giải bài tập 1 cách máy móc theo các dạng cơ bản. Vì vậy trong quá trình chuyển đổi các đơn vị đo ngay trong cùng một bảng học sinh còn làm sai nhiều.
VD : 1032 m = ......km ........m 
140 dm2 = ...........m2 ........... dm2
Khi gặp những bài toán đố có liên quan đến việc chuyển đổi các đơn vị đo về cùng một đơn vị đo mới giải, học sinh do không để ý đổi về cùng một đơn vị đo đã áp dụng làm ngay hoặc do quá trình chuyển đổi sai dẫn đến giải sai kết quả.
- Hơn nữa chương trình môn Toán lớp 4 ( Chương trình cải cách giáo dục ) bố trí các tiết dạy về “ đo lường” ít có tiết luyện tập. Đối với học sinh vùng nông thôn khi học về “ đo lường” gặp rất nhiều khó khăn. Cụ thể là ; Nội dung dạy “ đo lường” gồm : 
Tiết 1 : Bảng đơn vị đo độ dài.
Tiết 2 : Bảng đơn vị đo khối lượng.
Tiết 3 : Bảng đơn vị đo thời gian.
Tiết 4 : Luyện tập.
Nếu như sau mỗi 1 tiết học về 1 bảng đơn vị đo mà có 1 tiết luyện tập thực hành thì giúp học sinh nắm vững kiến thức hơn. Mặt khác do trình độ học sinh vùng nông thôn, do điều kiện gia đình không quan tâm đến việc học của con cái, do trong quá trình dạy giáo viên ít sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy học ít có các hoạt động thực hành vì vậy học về “ đo lường” học sinh khó nắm chắc được kiến thức và việc vận dụng kiến thức đó vào thực tế còn nhiều hạn chế.
- Bản thân một số giáo viên còn chưa hiểu hết dụng ý của người viết sách giáo khoa, sách giáo viên lại ít nghiên cứu tài liệu để tìm ra phương pháp dạy học tốt nhất cho học sinh. Việc vận dụng phương pháp dạy học mới còn hạn chế. Giáo viên còn nặng về việc cung cấp kiến thức lí thuyết giúp học sinh vận dụng làm các bài tập trong sách giáo khoa được là tốt rồi, khi dạy lại ít liên hệ thực tế nên học sinh khó hiểu và khó vận dụng làm bài tập cũng như vận dụng vào thực tiễn cuộc sống.
Vì vậy để học sinh học tốt về “ đo lường” là một vấn đề rất khó. Làm thế nào để hạn chế được những khó khăn của thầy và khắc phục những khó khăn của trò nhằm nâng cao chất lượng dạy và học về nội dung “ đo lường”. Đó chính là lí do vì sao tôi chọn nghiên cứu đề tài trên.
II. Mục đích nghiên cứu : 
- Tìm hiểu nội dung và phương pháp dạy học về “ đo lường” 
- Phát hiện những khó khăn trong quá trình dạy của giáo viên và những sai sót mà HS thường gặp đề từ đó tìm ra nghiên nhân của những khó khăn đó.
- Thông qua tìm hiểu có biện pháp cải tiến, khắc phục những tồn tại trong dạy - học về “ đo lường” 
- Nhằm nâng cao chất lượng dạy học về môn Toán nói riêng và các môn học khác nói chung.
III. Nhiệm vụ nghiên cứu : 
- Tìm hiểu cơ sở lí luận, cơ sở thực tiễn về nội dung và phương pháp dạy học về “ đo lường” cụ thể là : đo độ dài, đo khối lượng, đo thời gian, đo diện tích ( từ m2 -> mm2 )
- Xuống trường gặp gỡ học sinh, giáo viên dự giờ điều tra thực trạng về dạy và học “ đo lường” 
- Nghiên cứu về nội dung dạy học và phương páp dạy học ( SGK, sách giáo viên, tài liệu lí luận liên quan ) 
- Tập hợp những số liệu phân tích tìm ra khó khăn, nguyên nhân của những khó khăn đó.
- Tìm ra những biện pháp khắc phục khó khăn mà giáo viên và học sinh thường gặp.
IV. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu :
1. Đối tượng : 
- Học sinh lớp 4A Trường tiẻu học Lê Hồng Phong
2. Phạm vi nghiên cứu : 
- Nghiên cứu nội dung và phương pháp dạy học về “ đo lường” 
- Lớp 4A : 22 em 
V . Phương pháp nghiên cứu : 
- Phương pháp nghiên cứu lí luận : 
- Phương pháp điều tra.
- Phương pháp thực nghiệm.
Phần thứ hai :
Chương I :
Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn liên quan đến đề tài nghiên cứu.
I. Cơ sở lý luận : 
Như chúng ta đã biết mọi vấn đề của toán học đều bắt nguồn từ cuộc sống thực tiễn. Phương pháp dạy học toán ở Tiểu học là sự vận dụng các phương pháp dạy toán nói chung cho phù hợp với mục tiêu, nội dung, điều kiện dạy học ở Tiểu học. Toán học yêu cầu những mặt xác định của thế giới hiện thực có nguồn gốc từ thực tiễn vật chất. Sự phát triển của xã hội loài người đã chỉ rõ các khái niệm ban đầu của toán học như khái niệm về số tự nhiên, các khái niệm về hình học, ... đã nảy sinh do nhu cầu thực tiễn của con người. Toán học có tính trừu tượng khái quát hoá nhưng đối tượng của toán học lại mang tính thực tiễn. Phương pháp dạy học Toán được xem xét trên quan điểm thừa nhận thực tiễn là nguồn gốc của nhận thức và là tiêu chuẩn của chân lí.
Vì vậy trong quá trình dạy học môn Toán ở Tiểu học, giáo viên cần lưu ý : Nắm được mối quan hệ giữa toán học và thực tế đời sống bằng cách làm rõ thực tiễn của toán học thông qua các ví dụ cụ thể giúp học sinh nhận biết mối quan hệ giữa số và hình. Tổ chức các hoạt động thực hành có nội dung gắn với thực tiễn để học sinh nhận thấy sự ứng dụng của toán học trong thực tiễn.
Chương trình toán lớp 4 Tiểu học xét các đại lượng như độ dài, khối lượng, thời gian và các đại lượng dẫn xuất ( Diện tích ). Những đại lượng này là những đại lượng vô hướng và cộng được.
- Mỗi đại lượng ứng với một tính chất của vật thể trong thế giới vật chất : 
Đại lượng 
Tính chất 
Độ dài 
Dài - Ngắn 
Diện tích 
Rộng - hẹp 
Khối lượng 
Nhiều - ít ( về lượng vật chất ) 
Thời gian 
Lâu - Chóng 
Mỗi loại vật thể được gắn với một số gọi là số đo đại lượng của nó. Nhờ số đo đại lượng, tính chất của vật thể được mô tả chính xác, chẳng hạn “ Chiếc bàn dài 1,5m” là sự mô tả chính xác hơn bất cứ sự mô tả tính chất dài - ngắn bằng lời nào. Phép gán cho mỗi vật thể một số đo đại lượng còn gọi là phép đo đại lượng hay phép đo lường. Phép đo lường gồm 02 bước: 
- Chọn đơn vị đo : Qui định với những vật thể có số đo = 1.
- Đo : Xác định số đo cho vật thể bất kì bằng cách so sánh nó với đơn vị và dựa trên nguyên tắc : Nếu 1 vật được chia thành nhiều phần rời nhau thì số đo của nó bằng tổng số đo các phần.
Nguyên tắc này chính là bản chất của sự liên kết giữa đại lượng và phép cộng. Ta biết rằng các phép tính khác được định nghĩa nhờ phép cộng. Thành thử đại lượng có liên hệ với tất cả các phép tính. Ngoài các đại lượng kể trên có thể coi số N và phân số cùng với tên đơn vị bất kì ( cái bàn, cây xoan, ... ) là những số đo đại lượng. Trong chương trình Toán học, các phép tính về ... y học giáo viên chỉ chú ý đến việc cung cấp khái niệm giúp học sinh làm được bài tập trong sách giáo khoa mà ít chú ý cho học sinh hoạt động hoặc học sinh không được hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm trên mô hình trực quan.
VD: Khi cung cấp cho học sinh biểu tượng về đơn vị đo diện tích (cm2)
Hoặc sau khi giới thiệu về đơn vị đo diện tích m2, giáo viên cho học sinh tính diện tích của phòng học hoặc diện tích của cái bảng diện tích của quyển sách theo nhóm để học sinh thực hành đo chiều dài, chiều rộng của vật -> tính diện tích
Dạy học về đo đại lượng một số giáo viên còn cho là khó rối mắt, lẫn lộn học sinh không nhớ tên, ký hiệu các đơn vị đo. Học sinh không phải học quy tắc những phải nắm vứng bảng đơn vị đo, mối quan hệ giữa các đơn vị đo với nhau thì mới giải được bài tập và nội dung tốt vào thực tế được. 
Hiện nay khi dạy học về đo đại lượng giáo viên và học sinh gặp nhiều thuận lợi. 
- Nhà trường được trang bị đầy đủ đồ dùng dạy học như : thước có vạch chia, đồng hồ, ...
- Giáo viên có đủ tài liệu giảng dạy. Điều này giúp cho giáo viên có điều kiện nghiên cứu bài để dạy cho tốt.
- Học sinh có đủ sách giáo khoa. Được thực hành cân, đo, xem đồng hồ, ...
- Hiện nay nhiều em học sinh thích học toán, thông qua học toán mà năng lực cá nhân được bộc lộ.
Bên cạnh những thuận lợi trên giáo viên còn gặp khó khăn : 
- Nhà trường ít chuyên đề về nội dung, phương pháp về đo đại lượng.
- Hầu hết học sinh là người dan tộc Thái, phụ huynh còn ít quan tâm đến học tập của con cái, phó mặc cho nhà trường.
 TôI đã dạy thực nghiệm ( lớp 4A) để một lần nữa khẳng định thực trạng.
Chương III :
Dạy thực nghiệm :
I. Mục đích của dạy thực nghiệm : 
Qua phần dạy thực nghiệm tôi muốn làm sáng tỏ được các vấn đề : 
- Đổi mới phương pháp dạy học, tạo ra môi trường khuyến khích từng học sinh chủ động học tập.
* Biện pháp khắc phục những tồn tại và khó khăn : 
Khi dạy về đo lường giáo viên cần chú ý : 
1. Dạy đo lường phải dạy một cách có hệ thống từ lớp 1, phải chú trọng hình thành biểu tượng về các đơn vị đo.
2. Giúp học sinh phân biệt nắm vững tên gọi, kí hiệu về các đơn vị đo.
3. Dựa vào mối quan hệ giữa các đơn vị đo lập thành bảng đơn vị đo.
Song song với việc cung cấp khái niệm phải đi đôi với việc thực hành ( hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm trên mô hình tham quan hoặc trong thực tế ) 
Trong quá trình dạy học đo lường phải sử dụng đồ dùng đúng lúc, đúng chỗ. Lấy nhiều ví dụ trong thực tiễn để học sinh phân biệt giữa các đơn vị đo từ đó học sinh sẽ nhớ lâu, không nhầm lẫn.
- Khi dạy chuyển đổi đơn vị đo nhất là đổi các đơn vị đo từ nhỏ ra đơn vị lớn ta có thể giúp học sinh dịch chuyển ( mỗi chữ số ứng với một hàng đơn vị đo). 
VD : 3245 m = ......km ........m 
ở đây số 5 ứng với m, số 4 ứng với đơn vị dam, 2 ứng với hm, 3 ứng với km.
Vậy 3245 = 3km 245m.
- Trong quá trình dạy học phải coi học sinh là nhân vật trung tâm, giáo viên tổ chức và hướng dẫn mọi học sinh tìm ra kiến thức mới ; Hình thành biểu tượng, nắm được mối quan hệ giữa các đơn vị đo vận dụng làm bài và thực tế tốt.
- Giáo viên có quyền lựa chọn nội dung và phương pháp dạy học từng bài học phù hợp với học sinh nhằm đạt yêu cầu của chương trình môn học.
- Qua việc thực nghiệm thấy được kết quả của việc dạy đo lường cho học sinh bằng phương pháp cải tiến.
II. Nội dung thực nghiệm : 
Sau khi tìm hiểu thực tế ở trường Tiểu học Lê Hồng Phong tôi nghiên cứu soạn giáo án và dạy thực nghiệm ở lớp 4A 
Tiết 1 : Bài : Bảng đơn vị đo độ dài.
Tiết 2 : Bài : Bảng đơn vị đo khối lượng 
Thành phần dự giờ gồm : 	- Ban giám hiệu nhà trường 
	 - Giáo viên khối 4+5 
Mục đích, cách thức và trình tự bài dạy được ghi ở giáo án. Sau khi dạy xong tôi ra đề kiểm tra 15 phút sau mỗi tiết học để đánh giá
 Đề kiểm tra 
Tiết 1 : 
Bài 1 : Điền số thích hợp vào chỗ chấm : 
2 dam = .........m 	13520 m = ........km ...........m 
5hm 5m = .............m 	m = .......cm 
Bài 2 : 672 hm + 318hm = ...........km 
( 364hm - 286hm ) x 4 = .........km 
( 128km + 392km ) : 10 = .........km 
Tiết 2 : 
Bài 1 : Điền số thích hợp vào chỗ chấm : 
5 tạ = ........kg 	 2560kg = ......tạ .......kg 
5 tấn 60kg =.........kg 	15000kg = ........tấn 
Bài 2 : Một xe ô tô chuyến trước chở được 25 tạ muối. Chuyến sau chở nhiều hơn chuyến trước 500kg muối. Hỏi cả 2 chuyến xe chở được bao nhiêu tạ muối? 
III. Kết quả thực nghiệm : 
Qua 2 tiết dạy ở lớp 4A bằng phương pháp mới với ý đồ giáo viên là người tổ chức, hướng dẫn gợi mở, học sinh tích cực chủ động chiếm lĩnh tri thức, biến tri thức của loài người thành tri thức của bản thân. Với cách thức đó từng học sinh được tham gia giải quyết vấn đề, nắm vững vấn đề và rất hứng thú học tập.
* Kết quả cụ thể : 
- Học sinh đã nắm vững được các biểu tượng về số đo đại lượng.
- Nắm vững mối quan hệ giữa các đơn vị đo. Từ mối quan hệ đó lập thành bảng đơn vị đo.
- Dựa vào bảng đơn vị đo học sinh biết chuyển đổi đơn vị đo và tính toán trên số đo theo các dạng thức khác nhau.
- Có kỹ năng chuyển đổi đơn vị đo : ít nhầm lẫn
- Học sinh có thói quen độc lập , tự giác suy nghĩ tìm ra cách giải quyết vấn đề.
* Phần đánh giá của đồng nghiệp
Các đồng chí giáo viên đều cho rằng đây là phương pháp dạy học có nhiều ưu điểm, giáo viên đã cung cấp cho học sinh biểu tượng về đo đại lượng, học sinh chủ động tích cực, tự chiếm lĩnh tri thức. Phương pháp này giúp học sinh dễ tiếp thu và hứng thú học tập, đồng thời phát huy được tính độc lập tư duy sáng tạo của các em.
Quan phần thực nghiệm, bản thân tôi thu được kết quả:
- Nắm chắc nội dung, phương pháp dạy học về đo đại lượng đó là:
+ Phương pháp trực quan
+ Phương pháp quan sát
+ Phương pháp gợi mở vấn đáp
+ Phương pháp thực hành - luyện tập
+ Phương pháp giảng giải - minh hoạ
Nắm chắc các phương pháp dạy học mỗi phương pháp chỉ có ích khi nó được sử dụng đúng lúc, đúng chỗ.
- Thấy được khả năng nhận thức của học sinh lớp 4 của trường để lựa chọn vận dụng phối hợp các phương pháp dạy học nhằm đạt được mục đích, yêu cầu của từng tiết dạy Toán.
- Thông qua 2 tiết thực nghiệm tìm ra vấn đề còn vướng mắc của học sinh khi học về đo đại lượng. Từ đó giúp giáo viên điều chỉnh phương pháp học sao cho phù hợp với trình độ nhận thức của học sinh trong lớp cũng như trình độ học sinh ở từng vùng địa phương.
Phần 3:
kết luận và đề nghị
I/ Kết luận chung
Qua phần nghiên cứu cơ sở lý luận, tìm hiểu thực trạng và dạy thực nghiệm về nội dung “ đo lường” ở lớp 4 ta thấy việc dạy học về đo lường là một vấn đề rất quan trọng giúp học sinh có những hiểu biết ban đầu, thiết thực nhất về các đại lượng cơ bản như: độ dài, khối lượng, thời gian, diện tích và một số đơn vị đo thông dụng nhất của chúng. Biết sử dụng các dụng cụ để thực hành đo lường, biết ước lượng các số đo đơn giản, biết chuyển đổi các đơn vị đo đại lượng cùng loại. Qua việc dạy học hệ thống đơn vị đo của mỗi đại lượng đều củng cố các kiến thức về ghi hệ số ( hệ thập phân ). Qua việc dạy học toán nói chung và dạy về đo lường nói riêng ta phát hiện ra được những vấn đề gì mà học sinh đã lĩnh hội được và phát hiện ra những tồn tại mà học sinh còn mắc phải để từ đó tìm ra các biện pháp giúp khắc phục khó khăn đó.
Cũng thông qua về “ đo lường” giúp học sinh từng bước phát triển tư duy, rèn luyện phương pháp và kỹ năng suy luận logíc ngoài ra còn rèn luyện cho học sinh đức tính và phong cách của người lao động như ý chí khắc phục khó khăn, thói quen xét đoán có căn cứ, tính cẩn thận chu đáo, làm việc có kế hoạch, có kiểm tra tự đánh giá kết qủa cuối cùng. Từng bước hình thành thói quen và khả năng suy nghĩ độc lập linh hoạt khăc phục cách suy nghĩ máy móc dập khuôn xây dựng lòng ham thích tìm tòi sáng tạo.
II/ Những ý kiến đề xuất
Để nâng cao chất lượng dạy và học về môn toán nói chung và dạy học về đo lường nói riêng tôi xin đề xuất 1 số vấn đề sau:
Đối với ngành giáo dục. Ngoài việc trang bị cho giáo viên sách giáo viên một số tài liệu tham khảo cơ bản và cần thiết để bổ sung kiến thức và phương pháp cho giáo viên trong quá trình dạy học.
- Đối với nhà trường và các thầy cô giáo.
Phải thường xuyên tổ chức chuyên đề hội giảng, hội thảo về các dạng toán cơ bản của từng khối lớp bằng phương pháp cải tiến để giáo viên học hỏi và vận dụng.
Mối giáo viên phải thấy hết được tầm quan trọng của việc dạy học về đo lường và vận dụng các kiến thức đó vào cuộc sống để từ đó giành thời gian thích đáng cho việc nghiên cứu lựa chọn phương pháp dạy học sao cho có hiệu quả nhất .
Ngoài ra mỗi đồng chí giáo viên trong quá trình dạy về môn toán nói chung và đo đại lơnựg nói riêng, cần tìm hiểu xem học sinh lớp mình, trường mình gặp khó khăn gì từ đó kịp thời điều chỉnh phương pháp dạy học cho phù hợp với thực tế.
- Để giảng dạy môn toán đạt kết quả cao người giáo viên phải thường xuyên trau đổi về phương pháp và tri thức toán học bằng cách không ngừng học tập để nâng cao trình độ chuyên môn, học hỏi dự giờ đồng nghiệp, tham khảo các tài liệu liên quan để giảng dạy tốt nhất. Mỗi giáo viên phải say mê tâm đắc với nghề nghiệp “ Tất cả vì học sinh thân yêu” phải lấy học sinh làm trung tâm trong quá trình dạy học. Cần giúp học sinh cách tự học để chiếm lĩnh tri thức để các em tiếp thu 1 cách thụ động. Thường xuyên kiểm tra đánh giá động viên khuyến khích tạo không khí hứng thú trong học tập làm đòn bẩy thúc đẩy việc học tập của học sinh đạt kết quả cao.
- Quá trình tìm hiểu và dạy thực nghiệm cho thấy phương pháp dạy học đo đại lượng là:
* Hình thành biểu tượng về đo đại lượng: Học sinh có được biểu tượng về các đại lượng đã học, biết cách ghi lại giá trị của kết quả đo đại lượng. 
Nắm chắc hệ thống đơn vị đo.
- Thực hiện thao tác kỹ thuật đo, rèn luyện khả năng ước lượng số đo
- Thực hiện chuyển đổi đơn vị đo và tính toán trên số đo bằng cách dùng bảng đơn vị đo đại lượng, hoặc bằng cách tính toán.
Trên đây là toàn bộ quá trình nghiên cứu và tìm hiểu về nội dung và phương pháp dạy học về đo đại lượng. Trong 1 thời gian hạn hẹp với vốn kiến thức và kinh nghiệm còn hạn chế, những nhận định không tránh khỏi sự chủ quan của bản thân. Vì vậy tôi rất mong được sự đóng góp bổ sung, sự động viên khuyến khích của các bạn đồng nghiệp để sáng kiến thêm giá trị và đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ của dạy học đo đại lượng nói riêng và môn toán nói chung.
 Trạm Tấu , ngày 15 tháng 10 năm 2009
Hội đồng SKKN nhà trường	 Người thực hiện
 Trần Thị Thoa 

Tài liệu đính kèm:

  • docSKKN Day do luong toan 4.doc