Sáng kiến kinh nghiệm Dạy tập đọc lớp 3

Sáng kiến kinh nghiệm Dạy tập đọc lớp 3

Trong quá trình thực tế giảng dạy tôi nhận thấy việc dạy cho các em biết đọc là hết sức cần thiết. Hiện nay, sự phát triển kinh tế xã hội đang đặt ra những yêu cầu ngày càng cao đối với hệ thống giáo dục. Để tiến kịp với thời đại ngày nay, các em phải biết đọc, biết viết, đặc biệt với các em vùng sâu, vùng xa cũng có nhiều tiến bộ về đọc, viết. Và xuất phát từ nhu cầu thực tiễn trong cùng một lớp học thường có những học sinh có những trình độ khác nhau:

 - Có nhiều năng lực (giỏi): đọc đúng, đọc rõ ràng, diễn cảm.

 - Loại trung bình: Đọc đúng, đọc rõ ràng nhưng chưa đọc được diễn cảm.

 - Loại gặp nhiều khó khăn trong việc đọc (yếu).

 Vấn đề đặt ra là làm sao học sinh trung bình đạt được yêu cầu, đọc một cách vững chắc và có thể vươn cao hơn. Học sinh đọc chuẩn (giỏi) có thể tốt hơn nữa và loại học sinh đọc yếu được giúp đỡ để từng bước vươn lên đạt yêu cầu. Để giải quyết vấn đề trên, việc rèn đọc cho học sinh ở lớp và ở nhà là rất quan trọng nhưng không làm cho học sinh bị quá tải trong học tập. Người giáo viên cần đặt ra mục đích nghiên cứu.

 

doc 5 trang Người đăng haiphuong68 Lượt xem 506Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Dạy tập đọc lớp 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A Phần mở đầu:
1 Lý do chọn SKKN:
	Trong quá trình thực tế giảng dạy tôi nhận thấy việc dạy cho các em biết đọc là hết sức cần thiết. Hiện nay, sự phát triển kinh tế xã hội đang đặt ra những yêu cầu ngày càng cao đối với hệ thống giáo dục. Để tiến kịp với thời đại ngày nay, các em phải biết đọc, biết viết, đặc biệt với các em vùng sâu, vùng xa cũng có nhiều tiến bộ về đọc, viết. Và xuất phát từ nhu cầu thực tiễn trong cùng một lớp học thường có những học sinh có những trình độ khác nhau:
	- Có nhiều năng lực (giỏi): đọc đúng, đọc rõ ràng, diễn cảm.
	- Loại trung bình: Đọc đúng, đọc rõ ràng nhưng chưa đọc được diễn cảm.
	- Loại gặp nhiều khó khăn trong việc đọc (yếu).
 	Vấn đề đặt ra là làm sao học sinh trung bình đạt được yêu cầu, đọc một cách vững chắc và có thể vươn cao hơn. Học sinh đọc chuẩn (giỏi) có thể tốt hơn nữa và loại học sinh đọc yếu được giúp đỡ để từng bước vươn lên đạt yêu cầu. Để giải quyết vấn đề trên, việc rèn đọc cho học sinh ở lớp và ở nhà là rất quan trọng nhưng không làm cho học sinh bị quá tải trong học tập. Người giáo viên cần đặt ra mục đích nghiên cứu.
2 Mục đích nghiên cứu
	Mục đích nghiên cứu của bản thân tôi nhằm đưa ra một phương pháp dạy tập đọc cho học sinh có kết quả hơn và áp dụng toàn bộ các lớp có 3 loại học sinh mà tôi vừa nêu. Hướng quan trọng và chủ yếu là trên cơ sở đã được đặt ra của môn tập đọc trong chương trình, giáo viên biết khai thác khả năng tiềm tàng của học sinh. Muốn đạt được mục đích này cần đặt ra mức độ yêu cầu thích hợp với từng loại đối tượng. Sự giúp đỡ những em học sinh đọc yếu làm cho các em từng bước tiến bộ, từ đó gây lòng tin và gây hứng thú trong cố gắng tiếp theo. Các em học giỏi có ý thức tự rèn luyện và ngày càng tiến bộ.
3 đối tượng nghiên cứu:
	Đối tượng nghiên cứu: Phương pháp dạy môn Tập đọc.
	Khách thể: Tất cả học sinh tiểu học, mỗi lớp học đều có 3 đối tượng học giỏi, trung bình, yếu (ở vùng 3).
4 Nhiệm vụ nghiên cứu:
	a. Cung cấp kiến thức cơ bản về yêu cầu môn tập đọc, đồng thời rèn luyện cho học sinh kỹ năng đọc đúng, rõ ràng, đọc nhanh.
	b. Kết hợp với đọc việc rèn luyện cho học sinh phát âm chuẩn, chính xác, với việc củng cố mở rộng vốn từ, vốn kiến thức về cuộc sống, về văn học và góp phần phát triển năng lực tư duy cho học sinh.
	c. Bồi dưỡng cho học sinh những tư tưởng tình cảm tốt đẹp và nhân cách cho học sinh.
5 Các phương pháp nghiên cứu:
	Cần nắm rõ năng lực của từng em thông qua việc điều tra các tiết học và gia đình. Trực tiếp phỏng vấn các em đó và đưa bài tập đọc cho các em đọc và khảo sát những điểm còn yếu của các em trong các bài khác. Từ đó phân tích, tổng kết và đưa ra biện pháp khắc phục nhược điểm đó. Tuỳ từng đối tượng sẽ có phương pháp nghiên cứu riêng.
B- Phần chính
Chương I- Cơ sở lí luận
	Trong trường Tiểu học môn tập đọc là môn quan trọng làm cho học sinh viết thông viết thạo chữ viết. Môn tập đọc là môn có tính chất công cụ. Học sinh đọc được thì mới có thể viết nhanh, viết đúng thì mới có phương tiện để học các môn học khác được dễ dàng.
	ở cấp I việc dạy môn tập đọc rất quan trọng và chiếm tỷ lệ thời gian cao. Lên cấp II các em tự học là nhiều vì vậy cấp I có nhiệm vụ giải quyết cơ bản yêu cầu về đọc đúng, đọc diễn cảm, đọc nhanh. Nếu lên cấp II mà các đọc chậm, đọc sai thì các lớp cấp I chịu trách nhiệm chính. 
	Dạy tập đọc phải đảm bảo yêu cầu giáo dục tư tưởng, tình cảm, phát triển tư duy, đặc biệt là cần chú ý rèn luyện cho học sinh một số đức tính và kỹ năng cần thiết. Cần phải dạy cho học sinh biết đọc lên hàng đầu vì đó là mục đích chủ yếu của môn tập đọc. Nếu coi nhẹ các mặt giáo dục thì mục đích sẽ không đạt được kết quả. 
	Ví dụ: Trước khi đọc một bài tập đọc giáo viên cần đọc mẫu, tóm tắt nội dung và giảng giải ý nghĩa của bài đó để bồi dưỡng thêm những kiến thức về cuộc sống. Từ đó, thúc đẩy các em hành động vì cái hay, cái đẹp. Để cảm nhận được điều đó, trong giờ tập đọc các em phải phát âm chuẩn, đọc đúng và đọc diễn cảm, đó cũng là vấn đề đặt ra cho các thầy cô giáo.
Chương II- Kết quả điều tra khảo sát thực tiễn
	Qua thực tế lớp tôi, tôi đã thu được kết quả sau:
Năm học 06- 07
Tổng số HS
Điểm 9-10
Điểm 7-8
Điểm 5- 6
Điểm 3-4
Đầu kì I
Cuối kì I
	Đa số các giáo viên đã rèn luyện cho học sinh lớp mình cách đọc để có kết quả tốt nhất và làm được những kỹ năng sau:
	+ Hướng dẫn cho học sinh hiểu các kỹ năng đọc: Đọc thành tiếng, đọc to rõ ràng phát âm đúng, ngắt nghỉ hơi hợp lý, đọc 50 tiếng/ phút, đọc thầm, đọc hiểu, đọc diễn cảm.
	+ Gây hứng thú trong giờ học: Nhất là với học sinh học kém phải kích thích cho các em thích đọc, các em thấy tiết học thoải mái, không gò bó, đó là vai trò của giáo viên, giáo viên phải đọc diễn cảm, thật có hồn trong lời đọc để lột tả được cái hay, cái đẹp của văn bản.Từ đó cuốn hút học sinh nghe... Ngoài ra còn tổ chức nhiều hình thức phương pháp mới. Việc này đòi hỏi giáo viên phải nắm vững phương pháp, nhạy bén và sáng tạo, sử dụng linh hoạt các hình thức cho phù hợp với học sinh của lớp mình. 
	+ Phân loại học sinh để tìm phương pháp dạy thích hợp với từng đối tượng.
	Nhưng còn tồn tại một số nhỏ: Đa số các học sinh ở vùng 3 là học sinh dân tộc, các được tiếp cận với xã hội còn hạn chế cho nên việc đọc của các em vẫn gặp nhiều khó khăn, thường hay đọc lẫn lộn giữa l/n (nón lá thành lón đá), lẫn lộn giữa t/ th (con thỏ thành con tỏ), lẫn lộn giữa v/b (con ve thành con be). Phát âm sai thường dẫn đến đọc sai, do đó giáo viên ở vùng nào phải điều tra nhược điểm về phát âm và đọc của nhân dân vùng đó để có kế hoạch sửa chữa, rèn luyện cho học sinh một cách có trọng tâm. Ngoài rèn cho học sinh về nguyên tắc trên cần lưu ý thêm rằng dạy tập đọc không thể được kết quả tốt nếu chỉ bó hẹp trong vài ba tiết dạy một tuần. Giáo viên phải gây ý thức và đòi hỏi học sinh phải đọc trong bất kỳ tiết học nào và muốn vậy giáo viên cần nêu gương tốt trong tiết đọc mẫu. Nếu giáo viên đọc đúng, đọc chuẩn thì học sinh sẽ đọc theo, bởi học sinh tiểu học hay bắt chước nhiều.
Chương III: Giải pháp
	Trên cơ sở phân tích thực tiễn ở chương I đề ra các phương pháp và các biện pháp để có thể dạy tiết tập đọc đạt kết quả tốt hơn:
a/ Phương pháp tích cực hoá hoạt động.
	Phương pháp này bao gồm: Cho học sinh nghe và đọc đúng, khi học sinh đọc sai ta dùng phương pháp trực tiếp theo các bước sau:
	- Đọc lại toàn bài hoặc đọc câu có từ sai, chú ý nhấn mạnh các tiếng hay lẫn, đọc sai cho học sinh theo dõi. 
	- Viết từ đọc sai hay lẫn cho học sinh nhìn những phụ âm đầu hay vần dễ nhầm lẫn. Luyện cho phát âm rõ, đúng các tiếng khó đọc, em nào thường đọc sai phải chú ý uốn nắn riêng. Đó là phương pháp dạy môn tập đọc tốt nhất.
b /Phương pháp đặt câu hỏi gợi ý.
	Ta thường dùng phương pháp này khi giảng nội dung của bài tập đọc
(tìm ý và tìm đại ý của bài).
	- Giúp học sinh hiểu nghĩa của từ ngữ mới: Giáo viên dùng một số biện pháp sau: 
	+ Dùng các từ cùng nghĩa , trái nghĩa hoặc các từ thông dụng ở địa phương.
	+ Đặt câu với từ ngữ đó.
	+ Miêu tả sự vật, hoạt động, trạng thái, đặc điểm hoặc tính chất dược gọi tên với từ ngữ đó.
	- Giúp học sinh nắm vững câu hỏi (tìm hiểu bài):
	+ Đọc thầm câu hỏi rồi trình bày lại yêu cầu của câu hỏi đó.
	+ Giáo viên giải thích rõ yêu cầu của câu hỏi.
	+ Tách câu hỏi trong sách giáo khoa thành một số câu hỏi nhỏ.
	- Tổ chức cho học sinh trả lời câu hỏi tìm hiểu bài.
	+ Làm việc cá nhân hoặc theo cặp, theo nhóm để trả lời.
	+ Tổ chức báo cáo kết quả bằng nhiều hình thức khác nhau.
	+ Trao đổi với học sinh, sửa lỗi cho học sinh.
c/ Phương pháp luyện đọc:
	Giúp học sinh đọc đúng, đọc chuẩn, đọc diễn cảm một bài tập đọc.
Các phương pháp trên đây cần được áp dụng sáng tạo vào từng bài, từng lớp, tốt nhất là giáo viên nên phối hợp nhiều phương pháp để bài dạy được sinh động và kiến thức của bài được vững chắc hơn.
C- Kết luận
	- Các phương pháp trên nếu dược áp dụng và luôn có sáng tạo trong giờ dạy thì sẽ thu được kết quả.
	- Khắc phục các điểm còn tồn tại... có một lớp học tốt môn tập đọc sẽ học tốt các môn còn lại (vì đọc sai, đọc yếu thì sẽ dẫn đến làm sai và hiểu sai).
	- Nếu áp dụng tốt phương pháp của mình thì sẽ thu được kết quả: 
	+ Học sinh có vốn từ ngữ phong phú và cung cấp cho học sinh hiểu biết về thiên nhiên, xã hội và con người, vốn diễn đạt và rèn luyện nhân cách cho học sinh.
	+ Đối với học sinh kếm sẽ nâng lên đạt yêu cầu và có thể nâng lên nữa.
	+ Học sinh khá giỏi sẽ đọc đúng , chuẩn xác, diễn cảm và hoàn thiện hơn.
	Trên đây là một số suy nghĩ và cách làm của tôi đã được rút ra trong quá trình giảng dạy thấy có kết quả đối với học sinh tôi. Tôi nêu ra và rất mong sự góp ý của các bạn đồng nghiệp cùng trao đổi và đóng góp cho tối để có một phương pháp dạy phù hợp với học sinh vùng 3
 Người viết 
 Vũ Trung Tuyến

Tài liệu đính kèm:

  • docSKKN LOP3.doc