I/ LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
- Cơ sở lý luận:
+ Theo quan điểm của ngành giáo dục học thì phương pháp dạy học chính là khoa học tìm hiểu về con đường và cách thức dạy học. Muốn chiếm lĩnh tri thức nhanh chóng, chính xác con người phải tìm được con đường đi ngắn nhất.
+ Tại Hội nghi TW 6 (Khoá IX) Đảng đã nhấn mạnh: Phải tập trung vào việc nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục. Vì giáo dục tạo ra nguồn lực con người có chất lượng phát triển toàn diện mới đảm bảo cho mục tiêu công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước.
- Cơ sở thực tiễn:
+ Nội dung chương trình SGK ở tất cả các môn học, cấp Tiểu học đã thay đổi từ lớp 1 đến lớp 5, song các phương pháp dạy học của giáo viên còn nặng tính truyền thống, lạc hậu chưa bắt kịp được sự đổi mới và yêu cầu của chương trình và SGK
đổi mới phương pháp dạy học toán ở tiểu học Phần mở đầu I/ lí do chọn đề tài Cơ sở lý luận: + Theo quan điểm của ngành giáo dục học thì phương pháp dạy học chính là khoa học tìm hiểu về con đường và cách thức dạy học. Muốn chiếm lĩnh tri thức nhanh chóng, chính xác con người phải tìm được con đường đi ngắn nhất. + Tại Hội nghi TW 6 (Khoá IX) Đảng đã nhấn mạnh: Phải tập trung vào việc nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục. Vì giáo dục tạo ra nguồn lực con người có chất lượng phát triển toàn diện mới đảm bảo cho mục tiêu công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước. Cơ sở thực tiễn: + Nội dung chương trình SGK ở tất cả các môn học, cấp Tiểu học đã thay đổi từ lớp 1 đến lớp 5, song các phương pháp dạy học của giáo viên còn nặng tính truyền thống, lạc hậu chưa bắt kịp được sự đổi mới và yêu cầu của chương trình và SGK + Môn Toán ở Tiểu học là môn học công cụ, có vai trò hết sức quan trọng đến phát triển tư duy và chất lượng các môn học khác. Vì vậy chúng tôi đã chọn đề tài: “ Đổi mới phương pháp dạy hocjctán Tiểu học kiểu bài kiến thức mới và luyện tập thực hành” II/ Phương pháp nghiên cứu: Trong đề tài này chúng tôi đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu cơ bản là: Phương pháp nghiên cứu tài liệu. Phương pháp so sánh phân tích tổng hợp đổi chiếu. Phương pháp thực hành thực nghiệm. Phương pháp thẩm vấn. Nội dung 1. Cơ sở lý luận Nhiệm vụ của dạy học môn toán ở trường Tiểu học 1.1.1. Vị trí của môn Toán trong trường tiểu học 1.1.2. Nhiệm vụ của dạy học môn toán ở trường Tiểu học Nội dung chương trình môn Toán ở Tiểu học: Các cơ sở khoa học để đổi mới PPDH môn Toán ở Tiểu học: Đổi mới phương pháp dạy học Toán tiểu học kiểu bài hình thành kiến thức mới và bài luyện tập thực hành: Khái niệm về PPDH: Có nhiều quan niệm, định nghĩa về PPDH nhưng khái niệm được coi là đầy đủ nhất có nội dung như sau: “PPDH là cách thức, là con đường, phương tiện để đạt được mục đích dạy học”. Quan điểm dạy học cổ truyền: Với PPDH cổ truyền, vai trò của người thầy hoàn toàn quyết định triong giờ học. Thầy là người ra quyết định và chuyển tải thông tin có sẵn trong sách giáo khoa. Học sinh thụ động tiếp nhận thoong tin một cách máy móc. Phương pháp này không phát huy được tính chủ động, khả năng sáng tạo, không độc lập tư duy và luôn thụ động.... Chính vì vậy mà các chuyên gia giáo dục đã tập chung nghiên cứu và đổi mới PPDH để đạt hiệu quả cao hơn. Trong đó dạy học môn Toán ở trường Tiểu học được xem là cần thiết và quan trọng để đổi mới PPDH. Định hướng đổi mới phương pháp dạy học: Định hướng đổi mới PPDH đã được xác định trong các Nghị quyết Trung ương 4 (Khoá VII) và Nghị quyết Trung ương 2 (khoá VIII), được thể chế hoá trong Luật Giáo dục và được cụ thể hoá trong Chỉ thị 15 của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Trong Luật Giáo dục, khoản 2, Điều 24 đã ghi: “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”. Như vậy, có thể nói tư tưởng và cũng là mục đích của quá trình đổi mới PPDH là tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh. Tích cực hoá trong hoạt động học tập của học sinh thực chất là tính tích cực nhận thức được đặc trưng ở khát vọng hiểu biết, cố gắng trí tuệ và nghị lực cao trong quá trình chiếm lĩnh tri thức. Quan điểm dạy học môn Toán theo PPDH mới: Như chúng ta đã biết, khoa học giáo dục thực chất là sáng tạo về PPDH và PP giáo dục. Nhiều nước trên thế giới đã rút ra kinh nghiệm sau cuộc cách mạng về phương pháp sẽ đem lại bộ mặt mới, sức sống mới cho giáo dục trong xã hội hiện nay. Trong chương trình dạy học ở Tiểu học thì Toán học là môn học giúp học sinh kỹ năng thực hành tính toán một cách thiết thực và gần gũi với thực tế hàng ngày. Vì vậy đổi mới PPDH môn Toán là rất cần thiết. Lâu nay dạy Toán vẫn tiến hành theo các bước: ổn định tổ chức, KTBC, giảng bài mới, củng cố. Phương pháp này tạo ra mâu thuẫn với trình độ nhận thức của học sinh. Bởi dạy thì “tĩnh” mà nhu cầu của học sinh thì luôn ở trạng thái “động”. Đối với giờ dạy môn Toán (cả hai kiểu bài “Hình thành kiến thức mới” và “Luyện tập – thực hành”) khi đổi mới PPDH cần vận dụng 5 đặc trưng cơ bản sau đây để nhận định về tính chất tích cực của mỗi PP sử dụng: Dạy học phải kích thích nhu cầu và hứng thú học tập của học sinh. Đặc trưng này có ý nghĩa là tính tích cực học tập của học sinh phụ thuộc vào mức độ hấp dẫn và lôi cuốn của nhiệm vụ học tập và cách thức diễn đạt, dẫn dắt vấn đề của giáo viên. Giáo viên diễn đạt và dẫn dắt lớp học càng hấp dẫn, lôi cuốn thì tính tích cực của học sinh càng cao. Dạy học thông qua tổ chức các hoạt động của học sinh. Dạy học theo cách này không chỉ đơn giản là cung cấp tri thức cho học sinh mà còn hướng dẫn hành động. Trong PPtích cực, học chữ và học làm quyện vào nhau. “Từ học làm đến biết làm, muốn làm và cuối cùng muốn tồn tại và phát triển như nhân cách một con người lao động tự chủ, năng đông, sáng tạo” Dạy học chú trọng rèn luyện phương pháp tự học. Trong PP học thì cốt lõi là PP tự học. PP tự học là cầu nối giữa học tập và nghiên cứu khoa học. Một yếu tố quan trọng bảo đảm thành công trong học tập và nghiên cứu khoa hộc là khả năng phát hiện kịp thời và giải quyết hợp lý những vấn đề nảy sinh trong thực tiễn. Nếu rèn luyện cho người học có được PP, kỹ năng, thói quen tự học, biết linh hoạt vận dụng những điều đã học vào những tình huống mới thì sẽ tạo cho họ lòng ham học, khơi dậy tiềm năng vốn có trong mỗi người. Tăng cường học tập cá thể, phối hợp với học tập hợp tác. Việc học tập hợp tác được tổ chức ở cấp nhóm, tổ... nhưng được sử dụng phổ biến nhất trong dạy học là hoạt động hợp tác trong nhóm nhỏ 4- 6 người. Hoạt động trong tập thể nhóm sẽ làm cho từng thành viên được bộc lộ suy nghĩ, hiểu biết, thái độ của mình, qua đó được tập thể uốn nắn, điều chỉnh, phát triển tình bạn, ý thức tổ chức kỷ luật, tinh thần tương trợ, ý thức cộng đồng. Kết hợp đánh giá của thầy với tự đánh giá của trò. Trong dạy học, việc tự đánh giá HS không chỉ nhằm mục đích nhận định thực trạng học tập để điều chỉnh hoạt động học của trò mà đồng thời tạo điều kiện nhận định thực trạng dạy để điều chỉnh hoạt động dạy của thầy. Việc rèn luyện phương pháp học để chuẩn bị cho HS khả năng học tập liên tục suốt đời được xem như một mục tiêu giáo dục thì giáo viên phải hướng dẫn HS phát triển năng lực tự đánh giá để tự điều chỉnh cách học. Liên quan với điều này, giáo viên phải tạo điều kiện để HS tham gia đánh giá lẫn nhau. Muốn vậy, phải cải tiến nội dung, hình thức, phương pháp, kĩ thuật đánh giá. II/ Cơ sở thực tiễn của việc dạy môn Toán ở Tiểu học Thực trạng dạy học Toán ở Tiểu học hiện nay: 1.1. Việc sử dụng các PPDH môn Toán ở Tiểu học: Đối với các trường Tiểu học hiện tại còn nhiều giáo viên dạy học theo kiểu truyền thống như: Giáo viên sử dụng PP thuyết, trình bày một khối lượng lớn các nội dung toán học, chủ động được về thời gian và kế hoạch toàn lớp. Học sinh tiếp thu kiến thức một cách thụ động vì giáo viên chỉ dùng lời nói đơn điệu, giáo viên dễ bị mệt không có điều kiện kiểm tra khả năng lĩnh hội kiến thức của học sinh. Hoặc giáo viên PP giảng giải minh hoạ, tức là giáo viên dùng lời nói để giải thích nội dung toán kết hợp với việc dùng các tài liệu trực quan để hỗ trợ cho việc giải thích này. PPDH này kết hợp được giữa cái cụ thể và cái trìu tượng nên cũng gây hứng thú học tập cho học sinh trong việc giúp HS hiểu, nhớ kiến thức nhưng vẫn chỉ nhằm thông báo kiến thức có săn cho học sinh. Vì vậy, HS vẫn bị đặt trong tình trạng thụ động, chưa phát huy được tính tích cực nhận thức của các em. Việc dạy kiểu bài “Hình thành kiến thức mới” ở trường TH Vĩnh Sơn: Nội dung kiểu bài hình thành kiến thức mới gồm có: Hướng dẫn HS hình thành kiến thức mới (Phần Lý thuyết) Hướng dẫn HS làm bài tập thực hành (sau phần bài học thường có 2-3 bài tập để học sinh được củng cố kiến thức mới qua thực hành. 2 bài đầu thường là bài tập thực hành trực tiếp kiến thức vừa học, các bài tập sau có tính chất mở rộng nâng cao và củng cố). Phương pháp dạy học chủ yếu giáo viên thường vận dụng là thuyết trình, trực quan, mô phỏng và phương pháp thực hành (đó là các phương pháp truyền thống) các phương pháp truyền thống đó chưa phát huy hết được tính tích cực, tự giác trong giờ học cho học sinh. Quy trình dạy kiểu bài hình thành kiến thức mới theo trình tự sau: Bước 1. Kiểm tra bài cũ: + Kiểm tra 1, 2 phép tính (hoặc 1 bài toán) liên quan đến kiến thức của bài học trước đó. + Kiểm tra quy tắc hoặc công thức toán học liên quan đến kiến thức của bài học trước đó. Bước 2. Dạy bài mới: Hoạt động nhận thức: + Giới thiệu bài + Xây dựng kiến thức bài học (dựa vào ví dụ SGK): GV nêu vấn đề Hướng dẫn cách giải Rút ra quy tắc (Hoặc ghi nhớ) Bước 3. HS nhắc lại quy tắc và vận dụng quy tắc làm bài tập. Bước 4. GV giúp HS củng cố bài học. Ví dụ: Khi dạy bài “Diện tích hình thang”. Giáo viên hướng dẫn (áp đặt) học sinh chia trung điểm cạnh BC (hình vẽ), cắt theo trung điểm và B ghép hình để được tam giác AED. Việc tính diện tích hình thang chính là tính diện tích tam giác AED. Nếu dạy học kiểu áp như vậy sẽ không phát huy được tính được tính độc lập sáng tạo trong học tập cho học sinh. Học sinh chỉ biết làm theo chứ chưa chủ động khám phá và chiếm lĩnh kiến thức. Việc dạy kiểu bài Luyện tập – thực hành: Bước 1. Kiểm tra bài cũ: + Kiểm tra quy tắc hoặc công thức toán học liên quan đến kiến thức của bài học trước đó. + Kiểm tra 1, 2 phép tính (hoặc 1 bài toán) liên quan đến kiến thức của bài học trước đó. Bước 2. Hướng dẫn luyện tập – thực hành GV đưa từng bài tập trong SGK Hướng dẫn (hoặc làm mẫu) một phần của bài tập HS làm việc cá nhân theo hướng dẫn ( hoặc mẫu) của GV Chấm, chữa bài, nhận xét và củng cố kiến thức có liên quan đến bài tập. Bước 3. Củng cố bài học. Ví dụ: Bài “Luyện tập” – trang 38(SGK, Toán 5) Bài 1. Chuyển các phân số thập phân thành hỗn số: ; ; Lấy tử số chia cho mẫu số Thương tìm được là phần nguyên; viết phần nguyên kèm theo 1 phân số có tử số là số dư, mẫu số là số chia. 10 Bước 1. GV hướng dẫn mẫu: 16 - Cách làm: 162 62 2 Mẫu: = 16 Bước 2. Học sinh làm cá nhân theo mẫu. Bước 3. GV chấm, chữa bài và củng cố về hỗn số. Những năm vừa qua, trong phong trào đổi mới PPDH môn Toán, một số không ít GV của trường có tâm huyết với nghề, có hiểu biết sâu sắc về bộ môn Toán, có tay nghề khá và nhạy cảm trước yêu cầu của xã hội đã thực hiện nhiều giờ dạy tốt, phản ánh được tinh thần của xu thế mới. Tuy nhiên, phổ biến hiện nay vẫn là cách dạy thông báo kiến thức có sẵn, dạy học theo phương pháp “thuyết trình có kết hợp với đàm thoại” là chủ yếu mà về thực chất vẫn là “thầy truyền đạt, trò tiếp nhận và ghi nhớ”. Trong các tiết dạy bài mới, Dạy phần bài mới nhiều giáo viên còn lúng túng chưa tìm được các biện pháp phù hợp để giúp học sinh nhận thức và vận dụng kiến thức mới học ngay sau khi học kiến thức mới. Giáo viên còn nói nhiều làm đỡ, làm thay học sinh. Giáo viên thường dựa vào sách giáo viên chưa đổi mới trong việc lập kế hoạch bài dạy. Hệ thống các câu hỏi đưa ra còn lệ thuộc vào sách giáo viên, câu hỏi chưa sát với yêu cầu bài Đối với kiểu bài luyện tập thực hành: Mục tiêu chung kiểu dạy học các bài luyện tập thực hành là củng cố kiến thức học sinh đã chiếm lĩnh được, hình thành các kỹ năng, thói quen, vận dụng thực hành từng bước hệ thống hoá các kiến thức đã học thành kiến thức của mình. Các bài tập thực hành thường được sắp xếp theo thứ tự từ dễ đến khó, đơn giản đến phức tạp. Dạy kiểu bài luyện tập thực hành giáo viên thường tổ chức cho học sinh làm bài thực hành rồi nhận xét và sửa chữa. Dạy bài luyện tập thực hành việc sử dụng của giáo viên còn nhiều hạn chế, giáo viên lúng túng khi sử dụng đồ dùng. Giáo viên chưa tổ chức linh hoạt các hình thức tổ chức dạy học để giờ học sinh động Với cách dạy như vậy không thể tác động tích cực đến nhận thức của học sinh: + Học sinh chưa được luyện tập thực hành theo khả năng của từng em. + Học sinh chưa có thói quen tìm nhiều phương án và lựa chọn phương án hợp lý nhất để giải quyết vấn đề của bài tập. + Chưa tạo ra được sự hỗ trợ giúp đỡ lẫn nhau giữa học sinh với học sinh, giáo viên với học sinh một cách thiết thực. * ở cả hai loại bài dạy bài mới và luyện tập thực hành thường chỉ có giáo viên đánh giá học sinh quan bài kiểm tra, bài viết, kiểm tra miệng Như vậy ở cả hai kiểu bài nêu trên vẫn còn nhiều giáo viên chưa tìm được phương pháp tích hợp để phát huy tính tích cực tự giác chủ động học môn Toán cho học sinh Tiểu học. 2/ Một số giải pháp đổi mới phương pháp dạy học Toán Tiểu học kiểu bài kiến thức mới và bài luyện tập thực hành: Về bài soạn cua giáo viên: Giáo viên phải tìm hiểu bám sát các tài liệu SGK, sách giáo viên và kiến thức phương pháp dạy học cùng các tài liệu tham khảo khác để phục vụ bài soạn. Lập kế hoạch bài dạy học: Kế hoạch bài dạy học phải thể hiện rõ các phương pháp tổ chức để học sinh được hoạt động nhận thức tích cực chủ động sáng tạo. Kết hợp linh hoạt các phương pháp dạy học Toán truyền thống và các phương pháp hiện đại. Để giờ học Toán có hiệu quả cao, ở mỗi tiết học giáo viên cần định hướng rõ các phương pháp dạy học được sử dụng và được sử dụng cho hoạt động nào trong bài tập nào. Giáo viên cần ghi rõ đồ dùng giảng dạy, thực hành phù hợp với từng phần, từng bài. + ở kiểu bài dạy bài kiến thức mới: Giáo viên nên chú ý đến các phương pháp trực quan, giảng giải, so sánh, thuyết trình, quy nạp ...( phương pháp truyền thống) và quan tâm sử dụng nhiều các phương pháp day học phát hiện nêu vấn đề và giải quyết vấn đề. Ví dụ: Dạy bài so sánh độ dài ở lớp 1: Giáo viên đặt vấn đề cho học sinh tự so sánh độ dài các đồ vật quen thuộc như bút, thước kẻ, que tính ... làm thế nào để biết cái nào dài hơn. Học sinh phát hiện phương pháp so sánh độ dài các đồ vật cụ thể như so sánh độ dài thước và bút chì một cách trực tiếp – phương pháp so đũa. Nhưng học sinh cũng sẽ phát hiện ra trường hợp không thể so sánh trực tiếp được chẳng hạn như so sánh độ dài hai vật cố định xa nhau không chuyển dời được học sinh phải suy nghĩa và đề xuất phương pháp mới – phương pháp gián tiếp – thông qua so sánh với độ dài của một đối tượng thứ 3 và sẽ đến một cách mới: sử dụng đơn vị đo + ở kiểu bài luyện tập thực hành ngoài việc tổ chức cho học sinh luyện tập giải các bài tập nên đan xen kết hợp sử dụng dạy học theo nhóm đối tượng, tổ chức trò chơi học tập để tạo ra không khí lớp thoải mái dễ chịu và tạo được sự hợp tác giúp đỡ nhau trong học sinh Ví dụ: Có thể áp dụng phương pháp trò chơi nhóm cho tiết 2 “ ôn tập về 4 phép tính trên số tự nhiên” Phân công: Phân công học sinh ở nhà vẽ trước vào bảng đen của mình hình vẽ bên Cách chơi: Cách chơi: + Hãy điền các số từ 1 – 7 vào các vòng tròn sao cho tổng của 3 số trên cùng một vạch thẳng đều bằng nhau. + Chia lớp thành các nhóm mỗi nhóm 4-6 em. Mỗi nhóm cùng làm việc với nhau để điền số vào bảng con của mình. Trong khoảng thời gian quy định ( 10 phút) nhóm nào điền được đúng và nhiều thì nhóm đó thắng Một số phương án 5 6 7 4 3 2 4 6 1 3 2 7 5 4 4 5 6 3 2 1 7 Đổi mới hình thức tổ chức dạy học Tổ chức phối hợp linh hoạt các hình thức dạy học: cá nhân, nhóm, lớp, hình thức ngoài giờ. Cần xác định rõ công việc của giáo viên và công việc của học sinh: * Nhiệm vụ của giáo viên: + Đưa ra câu hỏi bài tập nhằm định hướng hoạt động cho học sinh. + Khéo léo đưa câu hỏi có tính chất gợi mở để cả 3 đối tượng học sinh đều tích cực trả lời. + Tổ chức kết hợp để học sinh được làm việc suy nghĩ độc lập và hoạt động theo nhóm. + Đưa kiến thức mới vào hệ thống kiến thức vốn có của học sinh. + Đánh giá hoạt động học tập của học sinh. * Nhiệm vụ của học sinh: Tự giác tích cực, chủ động học tập + Trả lời câu hỏi. + Đặt câu hỏi khi gặp khó khăn. + Báo cáo kết quả. + Tự kiểm tra, đánh giá kết quả Đổi mới đánh giá kết quả học tập Toán * Đổi mới về mục tiêu đánh giá: Đánh giá khách quan công bằng, trung thực sử dụng các phương tiện kỹ thuật trong quá trình đánh giá và sử lý thông tin trong đánh giá * Đổi mới nội dung đánh giá: - Nội dung đánh giá phải toàn diện ( các kiến thức kỹ năng cơ bản về số học, đại lượng, yếu tố hình học, giải toán có lời văn ...). - Nội dung đánh giá phải bao gồm các mức độ: nhận biết, hiểu, vận dụng. * Đổi mới hình thức đánh giá - Sử dụng nhiều hình thức đánh giá như: kiểm tra viết, vấn đáp, tự đánh giá của học sinh với học sinh, nhóm học sinh với nhóm học sinh, trắc nghiệm .... - Đề kiểm tra phải đảm bảo đúng, chuẩn, toàn diện sắp xếp các câu hỏi, bài tập theo thứ tự từ dễ đến khó. - Cùng với những đổi mới về cách đánh giá học Toán của học sinh như trên giáo viên cần thực hiện hướng dẫn đánh giá kết quả học tập của học sinh theo Quy định mới của Bộ GD & ĐT. Tóm lại để thấy rõ hơn việc đổi mới phương pháp dạy bài mới và bài luyện tập thực hành trong môn Toán Tiểu học ta có thể so sánh: Phương pháp chưa đổi mới Phương pháp đổi mới 1. Giáo viên truyền đạt kiến thức Học sinh tự mình tìm ra kiến thức bằng gợi ý, hướng dẫn của giáo viên 2. Giáo viên đối thoại, phát vấn Đối thoại học sinh – học sinh, giáo viên – học sinh 3. Giáo viên áp đặt kiến thức có sẵn Học sinh hợp tác với giáo viên để tìm ra kiến thức mới. 4. Học sinh học thuộc lòng Học sinh học cách học, cách giải quyết vấn đề. 5. Giáo viên đánh giá học sinh Kết hợp giáo viên đánh giá học sinh, học sinh đánh giá học sinh Kết luận Đổi mới phương pháp dạy học Toán ở Tiểu học cho loại bài dạy bài mới và luyện tập, thực hành là nhằm nâng cao chất lượng môn Toán ở Tiểu học đáp ứng mục tiêu giáo dục của Nhà nước ta trong giai đoạn mới. Phương pháp dạy học đổi mới là một hệ thống các phương pháp trong đó có vận dụng phối hợp mặt ưu điểm của phương pháp cổ truyền và phương pháp hiện đại. Tuỳ theo tình hình cụ thể củ từng lớp, từng trường mà giáo viên lựa chọn phương pháp dạy học đổi mới cho phù hợp để đạt hiệu qủa cao. Qua thời giam nghiên cứu đề tài và thực tế dạy toán ở Tiểu học chúng tôi rút ra được một số bài học kinh nghiệm sau: Giáo viên cần nắm vững kiến thức cơ bản của từng bài học. Dạy bất cứ đơn vị kiến thức bài học nào cũng cần biết con đường hình thành của kiến thức, bài học đó. Học sinh cần được hướng dẫn để tiếp cận với kiến thức mới một cách tự nhiên suất phát từ kiến thức đã biết. Giáo viên phải biết chia các bài toán hợp thành các bài toán đơn để học sinh dễ tiếp cận và giải quyết vấn đề thuận lợi. Gợi ý hướng dẫn để học sinh tìm ra nhiều cách giải khác nhau cho một bài toán. Ra yêu cầu bài tập phù hợp với từng đối tượng học sinh. Ra nhiều kiểu bài tập: trắc nghiệm, tự luận ... Sử dụng phiếu học tập để tiết kiệm thời gian gây hứng thú học tập cho học sinh. giáo viên đã cố gắng giúp học sinh phát hiện và giải quyết các vấn đề của bài học có lưu ý để học sinh nhận xét và tìm ra cách giải quyết vấn đề (các cách giải khác nhau).
Tài liệu đính kèm: