D. Kết quả:
Qua những việc làm mà tôi đã áp dụng kể trên, tôi thu được những kết quả sau:
- Các em đọc trôi chảy hơn trước (những em này tôi nhận thấy đầu năm chưa đọc được).
- Trong đợt kiểm tra Tiếng Việt (phần đọc) giữa học kì vừa qua lớp tôi đạt kết quả khả quan hơn.
- Không còn học sinh đọc ê – a. Từ đó, kĩ năng viết của các em học sinh lớp tôi được nâng cao đáng kể.
Đề tài: GIÚP HỌC SINH ĐỌC TRÔI CHẢY A. Lý do chọn đề tài: Ở trường Tiểu học, nhất là những trường vùng ven biển, học sinh thường học môn Tiếng việt không được tốt lắm. Qua nhiều năm làm công tác giảng dạy ở Tiểu học cho học sinh vùng ven biển, tôi nhận thấy muốn cho học sinh học tốt môn Tiếng Việt thật là một việc làm không dễ chút nào. Từ chỗ học sinh đọc chưa thông nên viết chưa được thạo, từ chỗ đọc chưa hay nên viết câu đoạn văn chưa được tốt lắm. Qua nhiều lần tìm hiểu, tôi nhận thấy muốn học sinh học tốt môn Tiếng Việt thì ban đầu tôi phải xây dựng cho học sinh đọc thông thạo mọi văn bản. Trong những ngày đầu thực dạy chương trình lớp 2, qua những tiết tập đọc, tôi nhận thấy các em đọc quá nhỏ, không được trôi chảy. Tôi cảm thấy khó khăn vô cùng khi dạy Tiếng việt, mặc dù tôi chuẩn bị bài rất kỹ (ngay cả những em khá – giỏi đọc tôi vẫn không hài lòng lắm). Do đó, việc dạy học sinh đọc trôi chảy nhằm gây hứng thú cho học sinh trong môn học Tiếng việt là điều tôi quan tâm nhất. Qua đó cho thấy, việc dạy Tiếng việt cho học sinh nói chung và học sinh ở vùng ven biển đọc thông thạo, đọc trôi chảy là điều đặc biệt quan trọng. Do vậy, việc xây dựng cho học sinh đọc là rất cần thiết để nâng cao chất lượng học tập môn Tiếng Việt cho học sinh. B. Mục đích và nhiệm vụ : 1. Mục đích: Đề tài kinh nghiệm này bước đầu tìm hiểu về thực trạng và một số đặc điểm về việc đọc của học sinh lớp 2. Từ đó, tôi đề ra một số việc làm cụ thể của giáo viên và học sinh nhằm giúp học sinh đọc trôi chảy. 2. Nhiệm vụ: Có 2 nhiệm vụ chính: - Hệ thống hóa lại những vấn đề ảnh hưởng đến việc học của học sinh (môn Tiếng việt). - Bước đầu đề xuất một số biện pháp nhằm góp phần nâng cao việc đọc trôi chảy cho học sinh. C. Các bước tiến hành: Gồm 3 bước: 1. Bước 1: Nắm tình hình Trước tiên tôi nắm vững số học sinh lớp tôi đọc không trôi chảy. Qua tìm hiểu ban đầu tôi biết lớp tôi còn 10 học sinh đọc chưa trôi chảy. Cụ thể là: - Em Nguyễn Thị Lan : nhà nghèo, bố mẹ không biết chữ, đông anh em nên ít có thời gian học. - Em Huỳnh Văn Khánh: nhà nghèo, bản thân em học tiếp thu chậm. - Em Lê Duy Linh: ham chơi nên học yếu. Còn lại những em khác hoàn cảnh cũng tương tự. 2. Bước 2: Việc làm của trò Sau khi tìm hiểu nguyên nhân các em đọc không trôi chảy, trong giờ sinh hoạt lớp, tôi đề ra biện pháp: chọn em có khả năng đọc tốt kèm cặp những em đọc chưa tốt xây dựng đôi bạn tự học ở lớp ). Khi các em học sinh đã nhận giúp bạn thì phải có biện pháp phù hợp với bạn đó. Vì có sự chênh lệch về trình độ nên các bạn nhận giúp phải thực hiện một số yêu cầu mà giáo viên đưa ra: - Nhắc nhở bạn đọc bài trước khi đến lớp. - Trong quá trình học ở lớp (tiết tập đọc) theo dõi việc đọc của bạn. - Nếu bạn học yếu vì một lý do nào đó mà đọc không tốt thì bạn học sinh giỏi có thể hướng dẫn lại cách phát âm, cách đọc của mình để giúp bạn học tốt hoặc tham khảo ý kiến của giáo viên. 3. Bước 3: Phương pháp dạy của giáo viên Tôi thường xuyên kiểm tra bài cũ (nhất là bài HTL) để kiểm tra lại việc đọc của HS. Trong giờ học, tôi quan tâm đến 10 em đọc yếu này của lớp tôi hơn. Thường xuyên, gọi các em đọc và trả lời câu hỏi. Nếu các em đọc tốt thì tôi luôn tuyên dương kịp thời để động viên các em. Lúc đầu các em còn bỡ ngỡ chưa mạnh dạn, chưa quen khi học chung cùng các bạn, khi cô giáo kiểm tra đọc nhiều nhưng dần dần các em cũng quen phát huy được tính tự rèn đọc của mình, các em mạnh dạn xung phong đọc bài và trả lời câu hỏi. Qua những biện pháp trên, dần dần các em học sinh yếu thích thú học hơn, say mê học môn Tiếng Việt, đặc biệt các em mạnh dạn đọc bài và đọc tốt hơn. Đối với những em yếu xung phong đọc bài thì tôi tuyên dương trước lớp và cộng thêm điểm cho các em. Trong giờ sinh hoạt lớp, sau khi điểm lại tình hình học trong tuần qua, tôi cũng nhắc đến việc các em đọc bài không tốt thì sẽ ảnh hưởng đến việc học chung của các bạn trong lớp và ảnh hưởng đến việc học các môn khác. Riêng các em khá – giỏi tôi đã nhờ các em chỉ cho bạn yếu học. Tôi luôn động viên và tìm mọi cách tuyên dương thành tích của các em. Nếu các em học yếu có tiến bộ thì tôi sẽ cộng thêm điểm tốt cho em khá học cùng em yếu đó. Ngoài giờ học, tôi còn trò chuyện cùng các em, tôi cho các em tham gia các hoạt động ngoài giờ để có thể tìm thấy những biểu hiện liên quan đến việc học, đọc và từ đó gây hứng thú đối với các em. Khi các em đã đọc thông thạo, tôi yêu cầu thêm cho các em khi đọc cần nắm chắc các yếu tố sau để đọc được hay hơn: - Giữ bộ máy phát âm tốt. - Tìm hiểu và cảm thụ bài văn. - Nắm ngữ điệu đọc. - Nắm sắc thái đọc. - Nắm cách ngắt giọng. - Nắm nhịp độ đọc. - Nắm nhấn giọng. Bản thân tôi thì tôi lập bảng theo dõi và quan sát kỹ năng đọc của học sinh. Trong những lần đọc mẫu của giáo viên, đọc bài chính tả hay bất kì nội dung gì. Khi cung cấp kiến thức mới cho học sinh tôi đều cố gắng đọc thật hay, trôi chảy, mạch lạc cho học sinh bắt chước. D. Kết quả: Qua những việc làm mà tôi đã áp dụng kể trên, tôi thu được những kết quả sau: - Các em đọc trôi chảy hơn trước (những em này tôi nhận thấy đầu năm chưa đọc được). - Trong đợt kiểm tra Tiếng Việt (phần đọc) giữa học kì vừa qua lớp tôi đạt kết quả khả quan hơn. - Không còn học sinh đọc ê – a. Từ đó, kĩ năng viết của các em học sinh lớp tôi được nâng cao đáng kể. E. Bài học rút ra từ đề tài trên: Từ những việc làm trên, lớp tôi đã có những tiến bộ vượt bậc. Từ đó, làm tôi càng yêu nghề dạy học hơn, say sưa dạy môn Tiếng Việt hơn. * Trên nay là toàn bộ biện pháp của tôi để giúp học sinh lớp tôi đọc trôi chảy./.
Tài liệu đính kèm: