Mục tiêu của Giáo dục tiểu học là giúp học sinh hình thành những cơ bản ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và kỹ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học trung học cơ sở (Luật Giáo dục – Điều 23 trang 17).
Trong các môn học ở bậc tiểu học, môn toán giữ vai trò quan trọng, vừa giúp học sinh tư duy logic, óc suy luận, vừa thể hiện tính chính xác, rèn kĩ năng, xây dựng niềm tin, óc sáng tạo qua những con số. Song song đó, thuật ngữ lời giải trong bài toán cũng cần độ chính xác rõ ràng.
Trong thực tế giảng dạy, tôi thấy rằng các em học sinh làm tính có lời giải còn nhiều lúng túng, khó khăn khi giải một bài toán có lời giải kể cả những học sinh khá giỏi vẫn còn sai sót trong lập luận để tìm cách giải bài toán, nhất là trong ghi lời giải. Đứng trước thực tế đó, là người giáo viên không cho phép tôi bỏ qua mà phải suy nghĩ, điều tra và tìm biện pháp khắc phục.
PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO HUYỆN BA TRI TRƯỜNG TIỂU HỌC AN HÒA TÂY 1 ---------oOo--------- Đề tài : Giúp học sinh giải tốt các bài toán có lời văn lớp 5 Đề tài thuộc lĩnh vực chuyên môn : Giảng dạy môn toán lớp 5 Người thực hiện : Nguyễn Thị Tiền Chức vụ : Giáo viên Sinh hoạt tổ chuyên môn : Tổ khối 5 Ba Tri, tháng 2 - 2010 A.PHẦN MỞ ĐẦU I/ Bối cảnh của đề tài: Mục tiêu của Giáo dục tiểu học là giúp học sinh hình thành những cơ bản ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và kỹ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học trung học cơ sở (Luật Giáo dục – Điều 23 trang 17). Trong các môn học ở bậc tiểu học, môn toán giữ vai trò quan trọng, vừa giúp học sinh tư duy logic, óc suy luận, vừa thể hiện tính chính xác, rèn kĩ năng, xây dựng niềm tin, óc sáng tạo qua những con số. Song song đó, thuật ngữ lời giải trong bài toán cũng cần độ chính xác rõ ràng. Trong thực tế giảng dạy, tôi thấy rằng các em học sinh làm tính có lời giải còn nhiều lúng túng, khó khăn khi giải một bài toán có lời giải kể cả những học sinh khá giỏi vẫn còn sai sót trong lập luận để tìm cách giải bài toán, nhất là trong ghi lời giải. Đứng trước thực tế đó, là người giáo viên không cho phép tôi bỏ qua mà phải suy nghĩ, điều tra và tìm biện pháp khắc phục. II/ Lí do chọn đề tài: Việc nâng cao chất lượng giáo dục là vấn đề được quan tâm hàng đầu, luôn là mục tiêu phấn đấu của mỗi cấp học, bậc học. Trong các môn học môn ở tiểu học, môn toán đóng một vai trò rất quan trọng, nó là một trong hai môn học quyết định chất lượng dạy và học ở bậc tiểu học. Đặc biệt là ở lớp 5, là lớp cuối cấp, đòi hỏi học sinh phải nắm vững các kiến thức cơ bản của môn toán theo mục tiêu của toàn cấp học đề ra. Ngoài những kiến thức cơ bản ban đầu về số học các số tự nhiên, phân số, các đại lượng thông dụng Học sinh lớp 5 cần phải nắm vững các bước giải bài toán có lời văn. Đặc biệt là phải biết phân tích đề bài và đặt lời giải. Để giúp học sinh học tốt mảng kiến thức này tôi đã chọn đề tài “ Giúp học sinh giải tốt bài toán có lời văn ở lớp 5” III/ Phạm vi và đối tượng nghiên cứu: Trong chương trình toán 5 phần toán có lời văn chiếm thời lượng lớn trong từng chương và có rất nhiều dạng. Chính vì thế trong sáng kiến kinh nghiệm này tôi chỉ đề cập đến ba dạng toán : +Tìm tỉ số phần trăm. + Toán chuyển động đều. + Toán có nội dung hình học. Do điều kiện khách quan và thời gian nên phạm vi nghiên cứu của đề tài chỉ ở đối tượng học sinh lớp 52 của trường tiểu học An Hòa Tây 1. Ba Tri – Bến Tre. IV/ Mục đích nghiên cứu: Trên cơ sở lí luận toán học, giúp cho giáo viên nắm vững lí thuyết về nội dung dạy học giải toán có lời văn ở lớp 5. Đổi mới phương pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng học tập của học sinh. Giúp học sinh nắm vững các bước “Giải bài toán có lời văn ở lớp 5” V/ Điểm mới trong kết quả nghiên cứu : Khi dạy giải toán có lời văn ở lớp 5, việc vận dụng “Phương pháp phân tích đi lên” giáo viên nêu những câu hỏi như thế nào để đạt hiệu quả cao? Làm thế nào để học sinh biết phân tích đề bài và đặt lời giải cho bài toán. Rèn cho học sinh kĩ năng về “ phương pháp”giải toán ( cách đặt vấn đề, tìm hiểu vấn đề, giải quyết vấn đề) ; Rèn khả năng diễn đạt ( trình bày vấn đề bằng lời nói, không yêu cầu học sinh phải làm các bài toán quá khó, phức tạp và không phải làm quá nhiều bài toán ( mỗi tiết học thường chỉ có 1, 2 bài toán có lời văn). B.PHẦN NỘI DUNG I. Cơ sở lí luận: Giải toán là một thành phần quan trọng trong chương trình giảng dạy môn toán ở bậc tiểu học. Nội dung của việc giải toán gắn chặt với nội dung của số học và số tự nhiên, các số thập phân, các đại lượng cơ bản và các yếu tố đại số, hình học có trong chương trình. Việc kết hợp học và hành, kết hợp giảng dạy với đời sống được thực hiện thông qua việc cho học sinh giải toán, các bài toán liên hệ với cuộc sống một cách thích hợp giúp học sinh hình thành và rèn luyện những kỹ năng thực hành cần thiết trong đời sống hàng ngày, giúp các em biết vận dụng những kỹ năng đó trong cuộc sống. Việc giải toán góp phần quan trọng vào việc rèn luyện cho học sinh năng lực tư duy và những đức tính tốt của con người lao động mới. Khi giải một bài toán, tư duy của học sinh phải hoạt động một cách tích cực vì các em cần phân biệt cái gì đã cho và caí gì cần tìm, thiết lập các mối liên hệ giữa các dữ kiện giữa cái đã cho và cái phải tìm; Suy luận, nêu lên những phán đoán, rút ra những kết luận, thực hiện những phép tính cần thiết để giải quyết vấn đề đặt ra v.v... * Nội dung chương trình Toán lớp 5: 1/ Ôn tập về số tự nhiên. 2/ Ôn tập về các phép tính số tự nhiên. 3/ Dấu hiệu chia hết cho 2, 5, 3, 9. 4/ Phân số( ôn tập bổ sung). 5/ Các phép tính về phân số. 6/ Số thập phân. 7/ Các phép tính về số thập phân. 8/ Hình học – chu vi, điện tích, thể tích của một hình. 9/ Số đo thời gian – Toán chuyển động đều -Dưới đây là một số bài toán tiêu biểu mà giáo viên hướng dẫn học sinh tìm cách giải quyết và ghi lời giải. 1. Chương II (Bài 3 trang 75-SGK). -Ví dụ 1: Lớp học có 25 học sinh,trong đó có 13 học sinh nữ. Hỏi số học sinh nữ chiếm bao nhiêu phần trăm số học sinh của lớp học đó? -Ở bài này, những học sinh trung bình và yếu sẽ không tính đúng vì số bị chia bé hơn số chia. 2.Chương IV (Bài 1 b trang 145-SGK) -Ví dụ 2 : Quãng đường AB dài 276 km. Hai ô tô khởi hành cùng một lúc, một xe đi từ A đến B với vận tốc 42 km/giờ, một xe đi từ B đến A với vận tốc 50 km/giờ. Hỏi kể từ lúc bắt đầu đi, sau mấy giờ hai ô tô gặp nhau? -Ở bài toán này, đa số học sinh trung bình và yếu còn lúng túng trong cách giải, không biết giải bằng cách nào dẫn đến lời giải sai. 3.Chương V (Bài 1 trang 168-SGK) -Ví dụ 3 : Một phòng học dạng hình hộp chữ nhật có chiều dài 6 m, chiều rộng 4,5 m và chiều cao 4 m. Người ta muốn quét vôi trần nhà và bốn bức tường phía trong phòng. Biết rằng diện tích các cửa bằng 8,5 m2. Hãy tính diện tích cần quét vôi. Ở bài toán này, học sinh trung bình và yếu không biết bắt đầu từ đâu để lý luận tìm lời giải, lời giải không rõ ràng dẫn đến phép tính sai. Để thực hiện nghiên cứu đề tài này, tôi đã sử dụng các phương pháp phối hợp sau đây: Phương pháp quan sát ; Phương pháp điều tra ; Phương pháp thực nghiệm ; Phương pháp tổng kết, Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động. II/ Thực trạng của vấn đề: Qua nhiều năm giảng dạy chương trình toán lớp 5. Tôi nhận thấy kĩ năng giải toán có lời văn ở lớp 5 các em còn hạn chế ở phần ( khi gặp bài toán có lời văn các em không biết phân tích đề bài và đặt lời giải còn lúng túng không biết bắt đầu từ đâu, giải quyết thế nào? Tìm cách giải ra sao ?) Do đó việc hướng dẫn học sinh tìm cách giải bài toán có lời văn ở lớp 5 không chỉ là mục đích và nhiệm vụ của người giáo viên mà còn là tiền đề để các em học lên các lớp trên. III/ Nguyên nhân: 1/Đối với người dạy : Giáo viên nói thay, làm thay cho học sinh còn phụ thuộc vào giờ giấc dạy. Còn dạy học sinh như nhau, chưa dạy theo cách cá thể hóa. 2/ Đối với người học : Trình độ tiếp thu không đồng đều, một số học sinh lười học lo ra không chú ý nghe giảng bài. Đa số học sinh không thuộc các qui tắc hoặc thuộc một cách máy móc không biết vận dụng qui tắc để thực hành tính toán. Một số học sinh yếu mất căn bản từ lớp dưới, chia số tự nhiên không được trong quá trình làm toán rất chậm thường hay giải sai. IV/Biện pháp thực hiện : Muốn phân tích được tình huống, lựa chọn phép tính thích hợp, các em cần nhận thức được: cái gì đã cho, cái gì cần tìm, mối quan hệ giữa cái đã cho và cái phải tìm. Trong bước đầu giải toán, việc nhận thức này, việc lựa chọn phép tính thích hợp đối với các em là một việc khó. Để giúp các em khắc phục khó khăn này, cần dựa vào các hoạt động cụ thể của các em với vật thật, với mô hình, dựa vào hình vẽ , các sơ đồ toán học... nhằm làm cho các em hiểu khái niệm " gấp " với phép nhân, khái niệm " một phần ... " với phép chia” trong tương quan giữa các mối quan hệ trong bài toán. Để rèn luyện cho các em suy luận đúng, cần giúp các em nhận thức được chức năng quan trọng của câu hỏi trong bài toán. Muốn vậy có thể dùng biện pháp: thường xuyên gợi cho các em phân tích đề toán để xác định cái đã cho, cái phải tìm, các dữ kiện của bài toán , câu hỏi của bài toán. - Để giúp học sinh giải tốt các bài toán có lời văn ở lớp 5 tôi đã áp dụng “Phương pháp phân tích đi lên” theo các bước sau : Bước 1: Phân tích đề bài toán. Thực hiện theo trình tự sau: -Đọc kỹ đề toán . -Phân tích đề toán : Đi ngược từ đầu đề bài hỏi đến dữ kiện đề bài cho. -Đề yêu cầu các em tìm gì? -Muốn tìm được điều đó em cần phải có gì? -Trong các dữ kiện cần có đó, đề đã cho em chưa ( dữ kiện nào đã cho và dữ kiện nào phải tìm) Bước 2 : Thực hiện giải bài toán : -Đây là quá trình ngược lại của bước phân tích để ghi lời giải và giải bài toán. -Để thực hiện tốt phương pháp này, tôi đã kiên trì hướng dẫn các em bằng hệ thống câu hỏi gợi mở ngắn gọn để các em hiểu, từ đó hình thành cho các em hệ thống câu hỏi mà các em phải tự đặt ra và tự trả lời. +Ví dụ 1 bài 3 : Phân tích ( đi từ đầu bài câu hỏi đến đầu bài cho ) Bước 1: Phân tích -Đầu bài yêu cầu các em tính gì? -Số học sinh nữ chiếm bao nhiêu phần trăm số học sinh cả lớp. -Muốn tính số học sinh nữ chiếm -Lấy số học sinh nữ chia cho số học bao nhiêu phần trăm số học sinh cả sinh cả lớp, rồi nhân thương đó với 100 lớp ta làm thế nào? và ghi kí hiệu% vào bên phải tích vừa tìm được. -Số học sinh nữ có chưa? -Đầu bài cho 13 học sinh. -Số học sinh cả lớp có chưa? -Đầu bài cho 25 học sinh. Bước 2: Giải bài toán Tỉ số phần trăm của học sinh nữ và học sinh cả lớp là: 13:25 = 0,52 0,52 = 52% Đáp số : 52% +Ví dụ 2: Bài 1b Bước 1: Phân tích -Đầu bài hỏi chúng ta điều gì? -Sau mấy giờ hai ô tô gặp nhau. -Muốn biết sau mấy giờ hai ô tô -Biết quãng đường AB và biết được số gặp nhau ta cần biết gì? km trong một giờ hai ô tô đi được. -Quãng đường AB có chưa? -Đã có, đề bài cho 276 km. -Muốn biết số km trong mỗi giờ -Vận tốc của hai ô tô. hai ô tô đi được ta cần biết gì? -Có quãng đường AB rồi, có số -Lấy quãng đường AB chia cho số km km trong mỗi giờ hai ô tô đi được rồi. trong mỗi giờ hai ô tô đi. Vậy muốn tìm thời gian hai ô tô gặp nhau ta phải làm như thế nào? Bước 2: Giải bài toán Sau mỗi giờ, cả hai ô tô đi được là: 42 +50 =92 (km) Thời gian để hai ô tô gặp nhau là: 276 : 92 = 3 (giờ) Đáp số: 3 giờ +Ví dụ 3: Bài 1 Bước 1: Phân tích -Đầu bài yêu cầu em tính gì? -Tính diện tích cần quét vôi -Tính diện tích cần quét vôi bằng -Lấy diện tích quét vôi trần nhà cộng cách nào? diện tích bốn bức tường trừ diện tích các cửa. -Diện tích quét vôi trần nhà chính -Chính là diện tích mặt đáy của hình là phần nào của hình hộp chữ nhật? hộp chữ nhật. +Vậy muốn tìm diện tích quét vôi + Lấy chiều dài nhân chiều rộng. trần nhà ta làm sao? +Chiều dài có chưa? +Chiều dài 6 m +Chiều rộng có chưa? + Chiều rộng 4,5 m -Diện tích bốn bức tường chính là -Chính là diện tích xung quanh của hình phần nào của hình hộp chữ nhật? hộp chữ nhật. +Vậy muốn tính diện tích bốn bức +Lấy chu vi đáy nhân cao. tường ta làm sao ? -Có diện tích quét vôi trần nhà rồi, -Tìm được. có diện tích quét vôi bốn bức tường và diện tích các cửa rồi. Vậy các em tìm diện tích cần quét vôi được không? Bước 2: Giải bài toán Diện tích quét vôi trần nhà là: 6 x 4,5 = 27 (m2) Diện tích quét vôi bốn bức tường là: (6 + 4,5) x 2 x 4 = 84(m2) Diện tích cần quét vôi là: 27 + 84 – 8,5 = 102,5 (m2) Đáp số : 102,5 m2 Trên đây là hướng giúp học sinh giải tốt bài toán có lời văn bằng phương pháp phân tích đi lên của tôi rút ra được từ thực trạng học sinh lớp 52 của trường tiểu học An Hòa Tây 1. Với biện pháp trên cộng với sự hứng thú của học sinh qua hệ thống câu hỏi gợi mở để phân tích đề bài, học sinh đã phát huy tốt tính tích cực trong giải bài toán nhất là hệ thống câu hỏi gợi mở, còn học sinh yếu đã hiểu được bài, học sinh trung bình và khá đã ghi được lời giải. V/ Kết quả : Qua một thời gian nghiên cứu đề ra một số biện pháp giải toán có lời văn ở lớp 5, tôi đã mạnh dạn đề xuất với Ban Giám hiệu tổ chức thực hiện chuyên đề toán, về phương pháp, về cách giải toán có lời văn cho học sinh lớp 5 đã được nâng cao và đạt hiệu quả cao. Do vậy đã được triển khai áp dụng thực hiện ở các lớp trong khối 5 trường Tiểu học An Hòa Tây 1. Từ việc áp dụng những biện pháp trên tôi thấy chất lượng môn toán của học sinh lớp 52 trường Tiểu học An Hòa Tây 1 đã có sự tiến bộ, học sinh yếu giảm nhiều so với đầu năm cụ thể như sau : Thời gian Giỏi Khá Trung Bình Yếu SL % SL % SL % SL % Khảo sát đầu năm 5 17,9 8 28,5 11 39,3 4 14,3 Giữa HKI:2009-2010 9 32,1 13 46,4 5 17,9 1 3,6 Học kì I: 2009-2010 7 25 9 32,1 11 39,3 1 3,6 Giữa HKII:2009-2010 13 46,4 9 32,1 6 21,5 0 Học kì II: 2009-2010 18 64,3 9 32,1 1 3,6 0 Từ những kết quả đạt được nêu trên, tôi thấy dạy học giải toán có lời văn ở lớp 5 không những chỉ giúp cho học sinh củng cố vận dụng các kiến thức đã học, mà còn giúp các em phát triển tư duy, sáng tạo trong học toán và biết vận dụng thực hành vào thực tiễn cuộc sống. C.KẾT LUẬN I/ Bài học kinh nghiệm: Qua thời gian nghiên cứu đề tài và thực tế giảng dạy giải toán có lời văn ở lớp 5. Bản thân tôi rút ra bài học kinh nghiệm sau: Rèn luyện cho học sinh tính tích cực, chủ động biết nêu vấn đề và giải quyết vấn đề. khi giải toán có lời văn không còn lúng túng nữa, có hứng thú trong học toán, thích học toán nhất là tạo cho các em tính kiên trì, nhẫn nại, ý chí vượt khó, đức tính cẩn thận, chu đáo làm việc có kế hoạch, thói quen xem xét có căn cứ, thói quen tự kiểm tra kết quả công việc mình làm, óc độc lập suy nghĩ, óc sáng tạo v.v... Qua cách dạy đã nêu trên đây, tôi nhận thấy học sinh dễ hiểu bài hơn, dễ áp dụng hơn. Qua kết quả học tập của học sinh lớp tôi, các đồng nghiệp trong khối cũng nhận thấy cách hướng dẫn trên là hay và có hiệu quả. II/ Ý nghĩa của sáng kiến kinh nghiệm : Khi giải bài toán có lời văn ở lớp 5, tư duy của học sinh phải hoạt động một cách tích cực vì các em cần phân biệt cái gì đã cho và caí gì cần tìm, thiết lập các mối liên hệ giữa các dữ kiện giữa cái đã cho và cái phải tìm; Suy luận, nêu lên những phán đoán, rút ra những kết luận, thực hiện những phép tính cần thiết để giải quyết vấn đề đặt ra v.v... III/ Khả năng ứng dụng, triển khai : Thực hiện tốt đổi mới phương pháp dạy học. Tạo bầu không khí vui tươi lành mạnh, các em cảm thấy yêu trường , mến lớp. Từ đó các em cảm thấy yêu thích môn học hơn, tự tin hơn, chủ động hơn mà cố gắng phấn đấu vươn lên trong học tập. Khả năng ứng dụng được thực hiện trong tổ khối 5 của trường Tiểu học An Hòa Tây 1. IV/ Những kiến nghị, đề xuất : Đề nghị Ban giám hiệu thường xuyên tổ chức thao giảng để cùng nhau học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau. Rất mong sự đóng góp nhiệt tình của các bạn đồng nghiệp nhất là các bạn ở khối 4 và khối 5. Trên cơ sở đó, chất lượng học tập nói chung và chất lượng học toán nói riêng sẽ từng bước được nâng lên. An Hòa Tây, ngày 15 tháng 05 năm 2010 Người viết NGUYỄN THỊ TIỀN D- TÀI LIỆU THAM KHẢO 1/ Sách giáo khoa, sách giáo viên toán 5- Nhà xuất bản giáo dục . 2/ Tài liệu bồi dưỡng giáo viên dạy các môn học lớp 5 - Nhà xuất bản giáo dục . 3/ Thế giới quanh ta. MỤC LỤC Bìa sáng kiến kinh nghiệm Trang 1 A/ PHẦN MỞ ĐẦU I/ Bối cảnh của đề tài . Trang 2 II/ Lý do chọn đề tài .. Trang 2 III/ Phạm vi đối tượng nghiên cứu Trang 3 IV/ Mục đích nghiên cứu .. Trang 3 V/ Điểm mới trong kết quả nghiên cứu . Trang 3 B/ NỘI DUNG ĐỀ TÀI I/ Cơ sở lý luận . Trang 4 II/ Thực trạng của vấn đề . Trang 5 III/ Nguyên nhân .. Trang 6 IV/ Biện pháp thực hiện Trang 6 IV/ Kết quả của sáng kiến kinh nghiệm .. Trang 10 C/ PHẦN KẾT LUẬN I/ Bài học kinh nghiệm . Trang 11 II/ Ý nghĩa sáng kiến kinh nghiệm .. Trang 11 III/ Khả năng ứng dụng triển khai . Trang 11 IV/ Đề xuất – kiến nghị . Trang 12 D/ TÀI LIỆU THAM KHẢO .. Trang 13
Tài liệu đính kèm: