Sáng kiến kinh nghiệm Giúp học sinh lớp 4 tự học môn Toán

Sáng kiến kinh nghiệm Giúp học sinh lớp 4 tự học môn Toán

1.Lý do chọn đề tài :

Giáo dục đào tạo là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của nhà nước và của toàn dân. Hơn nữa bậc học tiểu học là bậc học nền tảng của sự phát triển giáo dục, đúng như mục tiêu giáo dục quy định : “Giáo dục tiểu học nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí ruệ, thể chất thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học trung học cơ sở

Đặc biệt xuất phát từ một số đặc điểm của toán 4. Toán 4 mở đầu cho giai đoạn mới của dạy học toán ở tiểu học, học sinh kế thừa và phát huy các kết quả của đổi mới toán ở các lớp 1, 2, 3. Học sinh tự học toán dựa vào các hoạt động học tập tích cực, chủ động, sáng tạo, học sinh tự phát hiện, tự giải quyết vấn đề, tự chiếm lĩnh kiến thức mới.

Nhưng với hệ thống kiến thức mới và cơ bản để giúp học sinh có phương pháp học tập đúng đắn và hệ thống thì người giáo viên phải có phương pháp dạy học phù hợp với đối tượng học sinh của mình.

Chính vì lý do đó mà tôi chọn nghiên cứu đề tài : “ Giúp học sinh lớp 4 tự học môn toán.”

2.Mục đích nghiên cứu của đề tài :Tìm hiểu về nhận thức và lĩnh hội toán lớp 4 qua biểu hiện tích cực của các em để từ đó đề xuất một số giải pháp góp phần nâng cao chất lượng học tập của học sinh.

 

doc 8 trang Người đăng huybui42 Lượt xem 347Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Giúp học sinh lớp 4 tự học môn Toán", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG I : PHẦN MỞ ĐẦU
1.Lý do chọn đề tài :
Giáo dục đào tạo là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của nhà nước và của toàn dân. Hơn nữa bậc học tiểu học là bậc học nền tảng của sự phát triển giáo dục, đúng như mục tiêu giáo dục quy định : “Giáo dục tiểu học nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí ruệ, thể chất thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học trung học cơ sở
Đặc biệt xuất phát từ một số đặc điểm của toán 4. Toán 4 mở đầu cho giai đoạn mới của dạy học toán ở tiểu học, học sinh kế thừa và phát huy các kết quả của đổi mới toán ở các lớp 1, 2, 3. Học sinh tự học toán dựa vào các hoạt động học tập tích cực, chủ động, sáng tạo, học sinh tự phát hiện, tự giải quyết vấn đề, tự chiếm lĩnh kiến thức mới.
Nhưng với hệ thống kiến thức mới và cơ bản để giúp học sinh có phương pháp học tập đúng đắn và hệ thống thì người giáo viên phải có phương pháp dạy học phù hợp với đối tượng học sinh của mình.
Chính vì lý do đó mà tôi chọn nghiên cứu đề tài : “ Giúp học sinh lớp 4 tự học môn toán.”
2.Mục đích nghiên cứu của đề tài :Tìm hiểu về nhận thức và lĩnh hội toán lớp 4 qua biểu hiện tích cực của các em để từ đó đề xuất một số giải pháp góp phần nâng cao chất lượng học tập của học sinh.
3.Phạm vi nghiên cứu của đề tài : Với kinh nghiệm giảng dạy chưa có nhiều và cũng vì thời gian, khuôn khổ bài viết này có hạn tôi chỉ xin trình bày một số giải pháp của bản thân trong thời gian qua. Giúp học sinh tự học tốt môn toán 4. Cụ thể là đối tượng học sinh của lớp : 4A3 trường tiểu học Lộc Đức A.
Năm học : 2005 – 2006.
CHƯƠNG II: PHẦN NỘI DUNG CỦA GIẢI PHÁP HỮU ÍCH
1.Cơ sở lý luận của đề tài :
Việc thực hiện mục tiêu giáo dục và đào tạo là đào toạ con người việt nam phát triển toàn diện đức, trí, mỹ và nghề nghiệp.
Nhưng kiến thức toán học là quan trọng và vận dụng nhiều hơn trong cuộc sống đời thường. Đặc biệt trong chương trình môn toán ở tiểu học, nội dung của toán 4 là giai đoạn mở đầu của giai đoạn hai, môn toán ở bậc tiểu học. Trong đó nội dung số học trong toán 4 là kiến thức, kỹ năng cơ bản, quan trọng của toán 4( chiếm 69,71% tổng thời lượng toán 4) và nó là hạt nhân của toán. Chương trình toán 4, số học là cơ sở để dạy học các nội dung khác của toán 4.
Chính vì lẽ đó dựa trên cơ sở lý luận của một số bài toán nói riêng và môn toán nói chung, các em sẽ tiếp thu và học tập các môn học khác dễ dàng hơn. Trong khi giao tiếp hàng ngày phần lớn người học tốt môn toán thường giải quyết vấn đề một cách khoa học hơn. Hiếm có trường hợp học sinh học giỏi các môn khác mà không giỏi môn toán. Bởi lẽ môn toán là cơ sở nền tảng của mọi môn học. Vì vậy trong trường tiểu học người giáo viên ngoài việc cung cấp những kiến thức toán học cho học sinh còn cần phải chú trọng đến việc hướng dẫn cho học sinh phương pháp tự sử dụng phương tiện, dụng cụ, tìm ra cách tự học, các hoạt động chiếm lĩnh tri thức mới dựa trên vốn kiến thức đã có sẵn, đặc biệt là cách học nào mang lại hiệu quả cao phù hợp với trình độ học sinh. Đó cũng chính là mục tiêu mà người giáo viên phải hướng tới .
2.kết quả và hiệu quả đạt được.
a.Thực trạng của lớp tôi phụ trách :
-Tình hình chung của học sinh hiện nay là học thuộc lòng các quy tắc một cách máy móc hoặc chỉ hiểu lơ mơ mà không nắm được bản chất của môn toán.
-Thực trạng của lớp tôi cũng vậy, khoảng hơn hai phần ba lớp, các em không nắm được các dạng toán.
Bảng 1 : Khảo sát chất lượng đầu năm của lớp 4A3 năm học 2005 – 2006:
Tổng số
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
TS
%
TS
%
TS
%
TS
%
27
0
0
6
22,2
9
33,3
12
44,5
Nhìn vào bảng nhận xét của năm. tôi có một số nhận xét.
-Nhận thức của các em về môn toán quá sơ sài, học sinh yếu không nắm được cách học môn toán và các em nghĩ rằng môn toán dễ học hơn các môn học khác vì các em có thể tranh thủ làm bài tập không cần suy nghĩ và mất thời gian như các môn học khác.
-Chính vì nhận thức của các em còn đơn giản như vậy càng khiến các em không nắm vững kiến thức cơ bản của toán học. Nên tôi đã mạnh dạn đưa ra một số giải pháp để giúp các em tự học tốt hơn môn toán mà không cảm thấy nhàm chán.
b.Phạm vi mức độ, đối tượng và hoàn cảnh vận dụng.
Mặc dù dạy lớp 4 chưa được lâu, nhưng từ khi bắt đầu dạy lớp 4 tôi phải theo sát các em, dựa vào khảo sát chất lượng đầu năm. Tôi đã ra đề kiểm tra, phân loại học sinh để có phương pháp dạy học với từng đối tượng. Với phương pháp đổi mới hiện nay chuyển từ hình thức “Thầy đọc - Trò chép “ sang “ Thầy tổ chức – Trò hoạt động” vì vậy để học sinh học tốt môn toán điều đầu tiên là học sinh phải nghiên cứu bài trong sách giáo khoa. Khi các em có ý thức tự học tham khào bài trước thì khi học bài mới các em sẽ nắm kiến thức một cách dễ dàng hơn, giáo viên chỉ cần đặt câu hỏi và các em sẽ tìm ngay câu trả lời hợp lý. Học sinh hiểu bài nhanh khi giáo viên cung cấp kiến thức về lý thuyết. Học sinh sẽ biết cách vận dụng vào làm bài. Thế nhưng đó không phải là nguyên tắc tuyệt đối vì đối với học sinh khá, khi hiểu được nội dung bài, các em có thể vận dụng được để làm bài tập, hoặc từ bài tập các em có thể suy ra quy tắc một cách dễ dàng. Còn việc hình thành kiến thức mới học sinh yếu lại là điều khó khăn, bởi các em không vận dụng được vào làm bài tập.
-Với một thời gian ít, khối lượng kiến thức nhiều để giúp học sinh lựa chọn phương pháp tự học trên cơ sở phải dựa vào vốn hiểu biết có trước để giải quyết vấn đề mới.
Như vậy người giáo viên không được xem nhẹ bất cứ một dạng toán nào vì đối với học sinh các bài toán càng dễ các em lại càng chủ quan và thường sai ở những điều không đáng sai. Người giáo viên phải đưa ra những vấn đề, những nội dung cho học sinh hoạt động độc lập giải quyết vấn đề ngay tại lớp học hoặc có thể về nhà một cách khoa học và phù hợp với đối tượng học sinh. Còn đối với học sinh yếu người giáo viên phải quan sát dẫn dắt hướng cho các em một cách tỉ mỉ, cặn kẽ, tránh áp đặt gây căng thẳng cho học sinh.
c.Những biện pháp đã làm :
*Giúp học sinh tự phát hiện và tự giải quyết vấn đề của bài học.
 Giáo viên hướng dẫn cho học sinh tự phát hiện vấn đề của bài học rồi giúp học sinh sử dụng kinh nghiệm của bản thân (hoặc kinh nghiệm của các bạn trong một nhóm nhỏ) để tìm mối quan hệ của vấn đề đó với các kiến thức đã biết (dù học ở các lớp 1, 2, 3 hoặc đã tích luỹ trong đời sống..) từ đó các em tự giải quyết vấn đề .
Ví dụ : Khi dạy bài : “So sánh hai phân số khác mẫu số”.
-Giáo viên có thể hướng dẫn học sinh tự phát hiện vấn đề của bài học : Chẳng hạn : Giáo viên nêu ví dụ : “So sánh hai phân số và hoặc “Trong hai phân số và phân số nào lớn hơn? “.
-Giáo viên cho học sinh nhận xét đặc điểm của hai phân số và, để nhận ra đó là hai phân số khác mẫu số, do đó học sinh so sánh hai phân số và là so sánh hai phân số khác mẩu số.
Đây chính là vấn đề cần giải quyết, để giải quyết vấn đề của bài học, giáo viên có thể cho học sinh trao đổi trong nhóm, mỗi nhóm được gợi ý để giải quyết bằng phương án của mình, sau đó các nhóm trình bày phương án giải quyết của nhóm mình.
Quá trình học sinh huy động các kiến thức đã học liên quan tới vấn đề cần giải quyết không chỉ tập dượt cho học sinh cách giải quyết vấn đề của bài học mà còn giúp học sinh nhận ra sự cần thiết phải chuẩn bị trước các kiến thức đó. Chẳng hạn để dạy bài : “So sánh hai phân số khác mẫu số” thì phải chuẩn bị trước về “So sánh hai phân số cùng mẫu số “ đây cũng là cơ hội để giúp học sinh thấy được tính hệ thống trong việc sắp xếp các nội dung dạy học toán ở tiểu học .
*Tạo điều kiện cho học sinh củng cố và tập vận dụng kiến thức mới học ngay sau khi học bài mới để học sinh bước đầu tự chiếm lĩnh kiến thức mới.
-Sau khi học cách so sánh hai phân số khác mẫu số. Học sinh thực hành so sánh hai phân số khác mẫu số ở bài tập 1 và 2 (trong sách giáo khoa toán lớp 4) tiếp đó còn thời gian giáo viên cho học sinh làm bài tập 3.
Ví dụ : “Mai ăn cái bánh, Hoan ăn cái bánh đó.Ai ăn nhiều hơn ai?”
-Giáo viên cho học sinh tự giải quyết bài toán này rồi trình bày bài giải vào vở hoặc có thể chuyển thành đố vui. Để học sinh thi đua tìm nhanh kết quả rồi trả lời miệng.
 Dù giải bài toán hay trả lời bài đố vui thì học sinh cũng phải tự phát hiện rồi giải quyết vấn đề của bài tập là “So sánh hai phân số và “ vấn đề này không nêu trực tiếp mà nêu gián tiếp dưới dạng xét xem “Ai ăn bánh nhanh hơn” 
Quá trình tự phát hiện, tự giải quyết vấn đề của bài học và củng cố vận dụng kiến thức mới sẽ góp phần giúp học sinh tự chiếm lĩnh được kiến thức mới.
*Giúp học sinh tự luyện tập, thực hành theo khả năng của từng học sinh.
-Giáo viên nên yêu cầu học sinh , làm lần lượt các bài tập theo thứ tự đã sắp xếp trong sách giáo khoa. Không nên bắt buộc học sinh phải chờ đợi nhau trong qúa trình làm bài.
-Giáo viên nên chấp nhận tình trạng trong cùng một khoảng thời gian, có học sinh làm được nhiều bài tập hơn nhiều học sinh khác. Giáo viên nên trực tiếp hoặc tổ chức cho học sinh khá giúp đỡ học sinh yếu làm bài không làm thay học sinh .
Nói chung, giáo viên nên giúp học sinh làm các bài tập củng cố các kiến thức và kỹ năng cơ bản do giáo viên đã lựa chọn từ các bài tập trong sách giáo khoa. Giáo viên cần quan tâm giúp đỡ học sinh làm bài tập đúng, trình bày gọn, rõ ràng và cố gắng tìm được cách giải quyết hợp lý.
*Học sinh có thói quen tìm nhiều phương án và lựa chọn phương án hợp lý nhất để giải quyết vấn đề của bài tập.
Ví dụ : Khi giải bài tập dạng trắc nghiệm có nhiều lựa chọn. Chẳng hạn : “Phân số bằng phân số nào dưới đây?” 
A. B. C. D. 
-Học sinh chỉ cần nêu bằng lời :”Khoanh vào c” hoặc chỉ dùng bút khoanh vào c là đủ và đúng .
-Khi chữa bài tập giáo viên nên cho Hs thảo luận nhóm , trao đổi ý kiến về cách làm bài, và học sinh có thể nêu ra các phương án như sau 
Phương án 1 : Rút gọn phân số
 ; ; ; được ; ; ; Như vậy phân số bằng phân số nên phải khoanh vào c.
Phương án 2 : Trong các phân số ; ; ; có 3 phân số có mẫu số là 27. Viết thành phân số có mẫu số là 27 được .Vậy “khoanh vào c” (Vì chỉ có một kết quả đúng)
*Lưu ý : khi học sinh đưa ra nhiều phương án lựa chọn cùng có một kết quả giống nhau, ta nên chọn một phương án đúng làm gọn và nhanh hơn. 
Trong quá trình dạy học, giáo viên nên chọn một số bài tập và tổ chức cho học sinh theo hướng khai thác nội dung có sẵn để giúp học sinh lựa chọn cách giải quyết tốt nhất 
*Tập cho học sinh có thói quen tự kiểm tra đánh giá kết quả luyện tập, thực hành.
-Giáo viên nên khuyến khích tự kiểm tra bài đã làm để tự phát hiện, điều chỉnh sữa chữa những sai sót. Trong một số trường hợp có thể hướng dẫn học sinh tự đánh giá bài làm của mình hoặc của bạn rồi báo cáo với giáo viên.
-Giáo viên nên khuyến khích học sinh tự nêu những hạn chế trong bài làm của mình hoặc của bạn và tự đề xuất các phương án điều chỉnh.
Để làm quen với các phương án như trên, người giáo viên phải có một kế hoạch dạy học gọn, đầy đủ, dễ sử dụng, dễ bổ sung và điều chỉnh, tiết kiệm được thời gian. Người giáo viên phải luôn chủ động sáng tạo, linh hoạt trong tổ chức, hướng dẫn học sinh hoạt động học tập.
d. So sánh kết quả
Bảng 2 : báo cáo kết luận học kỳ I
Tổng số
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
TS
%
TS
%
TS
%
TS
%
27
0
0
9
33,3
12
44,5
6
22,2
Bảng 3 : báo cáo chất lượng cuối năm
Tổng số
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
TS
%
TS
%
TS
%
TS
%
27
0
0
9
33,3
17
63
1
3,7
CHƯƠNG III : PHẦN KẾT LUẬN
1.Kết luận 
Với những việc làm trên, cùng với sự giúp đỡ của BGH nhà trường và các anh chị đồng nghiệp đi đôi với sự nỗ lực của học sinh, các em đã dần dần sửa sai và có nhiều tiến bộ, mặc dù trong khi thực hiện các giải pháp trên một số học sinh yếu còn gặp nhiều khó khăn với cách tự giải quýêt vấn đề để tìm hiểu kiến thức, nhưng cũng từ đó lại giúp các em có hứng thú trong học tập, các em làm việc độc lập, tự giác và mạnh dạn hơn.
2.Bài học kinh nghiệm 
Bằng sự yêu nghề, mến trẻ, chịu khó qua một thời gian lo âu rằn vặt làm sao để nâng cao chất lượng cho học sinh đặc biệt là môn toán 4. đến bây giờ phần lớn đã được giải quyết, các em rất có hứng thú trong học tập môn toán.
Trên đây là một số giải pháp giúp học sinh lớp 4 tự học tốt môn toán mà tôi đã áp dụng vào thực tế giảng dạy trong thời gian qua và đã có kết quả. Rất mong được sự đóng góp bổ sung của ban giám khảo, hội đồng khoa học cùng bạn bè đồng nghiệp để các giải pháp này được hoàn thiện hơn góp phần nâng cao chất lượng dạy học và đạt hiệu quả cao hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn
Đánh giá xếp loại của HĐKH
Lộc Đức, ngày 21 tháng 10 năm 2006
Người viết:
 Phạm Thị Quê

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_giup_hoc_sinh_lop_4_tu_hoc_mon_toan.doc