Sáng kiến kinh nghiệm “Kể chuyện đã nghe, đã đọc” ở lớp 5

Sáng kiến kinh nghiệm “Kể chuyện đã nghe, đã đọc” ở lớp 5

Phần I: ĐẶT VẤN ĐỀ:

1. Lý do chọn:

 Tiếng Việt là môn học quan trọng trong trường Tiểu học,qua môn học này thì học sinh phải thành thạo 4 kỹ năng: nghe, nói, đọc, viết. Cả 4 kỹ năng này giúp học sinh học tốt môn học khác. Không những thế nó còn giúp học sinh biết giao tiếp trong gia đình, nhà trường và ngoài xã hội. Thông qua môn học các em có những kiến thức sơ giản về Tiếng Việt, xã hội, tự nhiên, con người,

văn hóa và văn học nghệ thuật từ đó các em có thói quen giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt, góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Kể chuyện là một phân môn mang tính tích hợp trong môn Tiếng Việt. Để học sinh kể chuyện được tốt, hay thì các em cần phối hợp kiến thức, kỹ năng của tất cả các phân môn trong Tiếng Việt như: Tập đọc, luyện từ và câu, tập làm văn. Qua giờ kể chuyện kích thích hứng thú học tập, mở rộng vốn sống, khởi nguồn cho những cảm xúc tích cực phát triển, xây dựng cho các em tình cảm quê hương đất nước, yêu mến và có trách nhiệm với mọi người xung quanh, giáo dục các em lòng hiếu thảo, nhân hậu, tính trung thực, thật thà.

 

doc 12 trang Người đăng haiphuong68 Lượt xem 764Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm “Kể chuyện đã nghe, đã đọc” ở lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần I: Đặt vấn đề:
1. Lý do chọn:
 Tiếng Việt là môn học quan trọng trong trường Tiểu học,qua môn học này thì học sinh phải thành thạo 4 kỹ năng: nghe, nói, đọc, viết. Cả 4 kỹ năng này giúp học sinh học tốt môn học khác. Không những thế nó còn giúp học sinh biết giao tiếp trong gia đình, nhà trường và ngoài xã hội. Thông qua môn học các em có những kiến thức sơ giản về Tiếng Việt, xã hội, tự nhiên, con người, 
văn hóa và văn học nghệ thuật từ đó các em có thói quen giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt, góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Kể chuyện là một phân môn mang tính tích hợp trong môn Tiếng Việt. Để học sinh kể chuyện được tốt, hay thì các em cần phối hợp kiến thức, kỹ năng của tất cả các phân môn trong Tiếng Việt như: Tập đọc, luyện từ và câu, tập làm văn. Qua giờ kể chuyện kích thích hứng thú học tập, mở rộng vốn sống, khởi nguồn cho những cảm xúc tích cực phát triển, xây dựng cho các em tình cảm quê hương đất nước, yêu mến và có trách nhiệm với mọi người xung quanh, giáo dục các em lòng hiếu thảo, nhân hậu, tính trung thực, thật thà.
Học sinh Tiểu học nói chung và học sinh lớp 5 nói riêng rất thích giờ kể chuyện, đây là một giờ học thoải mái giúp các em có khả năng bộc lộ rõ nhất vốn sống và tình cảm của chính bản thân mình nhưng việc tổ chức một giờ học “Kể chuyện đã nghe, đã đọc” ở lớp 5 như thế nào để đạt hiệu quả thì lại là vấn đề rất khó đối với cả giáo viên và học sinh. Nếu giáo viên tổ chức một giờ kể chuyện không tốt sẽ làm cho học sinh nhàm chán và sợ giờ kể chuyện vì các em không kể được câu chuyện theo yêu cầu hoặc không thuộc câu chuyện nào để kể lại dẫn đến học sinh không còn hứng thú với giờ kể chuyện và xem nhẹ phân môn này. Là một giáo viên tôi luôn luôn trăn trở, cố gắng học hỏi đồng nghiệp và tự tìm tòi để dần dần rút ra cho bản thân mình kinh nghiệm dạy tốt phân môn kể chuyện mà đặc biệt là các bài: Kể chuyện đã nghe, đã đọc ở lớp 5. Bởi vì theo tôi nghĩ học sinh biết kể chuyện là các em biết sử dụng Tiếng Việt, biết vận dụng các kiến thức Tiếng Việt vào cuộc sống từ đó chính các em là những người góp phần vào việc giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt.
2. Phạm vi nghiên cứu:
Ngay từ đầu năm học tôi đã tiến hành nghiên cứu, tìm hiểu về khả năng “Kể chuyện đã nghe, đã đọc” của lớp mình chủ nhiệm - đó là lớp 5A – trường Tiểu học Phúc Thuận II: Tổng số: 28 học sinh. Trong đó:
Nữ: 13 học sinh. 
Dân tộc: 1
Hầu hết các em học sinh đều là dân tộc kinh, ngoan ngoãn, có kỹ năng giao tiếp tốt, mạnh dạn. Bên cạnh đó vẫn còn một số em nhà ở xa xôi, hẻo lánh điều này ảnh hưởng nhiếu đén vốn sống, khả năng giao tiếp cũng như học tập của các em.
3. Phương pháp tiến hành:
Trong quá trình nghiên cứu tôi đã áp dụng các phương pháp sau:
- Phương pháp điều tra: sử dụng phương pháp này trong suốt quá trình nghiên cứu để tìm hiểu khả năng kể chuyện của từng học sinh.
- Phương pháp thực hành: đã thực hành dạy 2 tiết rồi kiểm tra để lấy số liệu cụ thể: Tiết 1 dạy bài ở tuần 5; Tiết 2 dạy bài ở tuần 26.
- Phương pháp quan sát: Tiến hành quan sát học sinh trong từng tiết dạy, cả năm học để biết được sự tiến bộ của học sinh.
- Phương pháp đàm thoại: sử dụng trong các giờ kể chuyện.
- Phương pháp thống kê số liệu.
Phần II: Nội dung
1. Nội dung chương trình phân môn kể chuyện lớp 5:
Chương trình kể chuyện lớp 5 gồm có 3 thể loại:
a. Nghe thầy (cô) kể và kể lại được câu chuyện trong chương trình.
b. Kể chuyện đã nghe, đã đọc.
c. Kể chuyện được chứng kiến, tham gia.
Đối với thể loại kể chuyện đã nghe, đã đọc được học ở tuần thứ 2 trong mỗi chủ điểm và gồm 11 bài với các đề bài như sau: 
- Kể về các anh hùng, danh nhân của đất nước.
- Kể một câu chuyện ca ngợi hòa bình chống chiến tranh.
- Kể được câu chuyện nói về quan hệ giữa con người với thiên nhiên.
- Kể được câu chuyện có nội dung bảo vệ môi trường.
- Kể được câu chuyện nói về những người đã góp sức mình chống lại đói nghèo, lạc hậu, vì hạnh phúc của nhân dân.
- Kể về những người biết sống đẹp mang lại niềm vui, niềm hạnh phúc cho những người xung quanh.
- Kể về những tấm gương sống, làm việc theo pháp luật, theo nếp sống văn minh.
- Kể về những người đã góp sức mình bảo vệ trật tự, an ninh.
- Kể về truyền thống hiếu học hoặc truyền thống đoàn kết của dân tộc Việt Nam.
- Kể về một nữ anh hùng hoặc một phụ nữ có tài.
- Kể về gia đình, nhà trường và xã hội chăm sóc, giáo dục trẻ em hoặc thực hiện bổn phận với gia đình, nhà trường, xã hội.
Điểm qua chương trình kể chuyện “đã nghe, đã đọc lớp 5” ta thấy dạng bài này rất đa dạng, phong phú về chủ đề,mỗi đề bài này lại gắn với chủ điểm mà học sinh đang học.
VD: Tuần 2 :Kể chuyện đã nghe, đã đọc nói về các anh hùng, danh nhân của đất nước. Gắn với đề bài này thì học sinh đang học chủ điểm: “Việt Nam – Tổ quốc em”. Do đó những bài học trong chủ điểm này sẽ là nguồn kiến thức và tư liệu quan trọng để các em học giờ kể chuyện này.
2. Thực trạng khả năng: “Kể chuyện đã nghe, đã đọc” của học sinh lớp 5
- Theo kinh nghiệm giảng dạy và qua điều tra trong toàn trường tôi nhận thấy mỗi lớp chỉ có vài em thích học và có khả năng học tốt dạng bài kể chuyện này, các em kể được những câu chuyện rất hay có nội dung phù hợp với đề bài, các em biết kể câu chuyện bằng lời kể của chính mình có đầu có cuối, hấp dẫn và lôi cuốn được sự theo dõi của thầy cô và cả lớp. Bên cạnh những em kể tốt như vậy thì còn nhiều học sinh không kể được câu chuyện theo yêu cầu, có em không thuộc câu chuyện nào để kể, có em thì kể chuyện nhưng không tự tin, không hay nếu quên chi tiết nào đó thì không kể tiếp được nữa,có em bỏ dở câu chuyện. Không ít những trường hợp vì nhút nhát mặc dù các em có chuẩn bị chuyện nhưng lại không dám kể trước lớp.
Trước thực trạng này, khi học sinh đang học chủ điểm “Cánh chim hòa bình” ở tuần 5 tôi khảo sát chất lượng giờ kể chuyện học sinh lớp 5A với đề bài:
“Em hãy kể lại một câu chuyện đã nghe, đã đọc ca ngợi hòa bình chống chiến tranh”.
Kết quả thu được như sau:
Tổng số
Điểm 9-10
Điểm 7–8
Điểm 5– 6
Điểm dưới 5
Ghi chú
28
1
6
10
11
1 dân tộc
Qua kết quả đó chúng ta thấy số học sinh kể được chuyện hay và đúng chủ điểm rất ít, chưa có nhiều em biết kể những câu chuyện ngoài chương trình SGK, hầu hết các em mới chỉ kể được những câu chuyện là các bài tập đọc đã học trong chủ điểm như: “Những con sếu bằng giấy”, “Một chuyên gia máy xúc”, “Sự sụp đổ của chế độ A – pác – thai”.
Nhiều em chưa biết kể bằng lời của mình, khi kể còn phụ thuộc nhiều vào SGK, chưa có cử chỉ điệu bộ, nét mặt phụ họa cho câu chuyện, chưa biết thay đổi giọng kể phù hợp với nội dung, diễn biến câu chuyên, kể như là đọc một bài tập đọc làm cho người nghe cảm thấy nhàm chán. Còn một số học sinh chưa kể được câu chuyện hoặc kể còn rất yếu những em này hầu hết là những học sinh nhút nhát, lười học hoặc là học sinh dân tộc. Đây là thực trạng không chỉ đối với lớp tôi giảng dạy mà diễn ra ở hầu hết các lớp trong trường.
3. Nguyên nhân:
Có nhiều nguyên nhân ảnh hưởng đến kết quả giờ kể chuyện đã nghe, đã đọc:
a. Đối với học sinh:
- Học sinh chưa có nhu cầu về đọc sách, đọc truyện, vốn truyện kể của học sinh hạn chế. 
- Kỹ năng diễn đạt kém do các em ít va chạm, càng những em ở vùng sâu vùng xa càng nhút nhát thì kể chuyện càng kém vì kể chuyện phát triển ngôn ngữ nói là chủ yếu.
- Học sinh học kém môn Tiếng Việt như: đọc, viết, kỹ năng sử dụng từ ngữ, dùng từ đặt câu thì chắc chắn sẽ gặp nhiều khó khăn khi học giờ kể chuyện.
- Những truyện kể ngoài chương trình SGK phù hợp với từng đề bài theo các chủ điểm còn ít, học sinh muốn tìm đọc trong thư viện cũng không có đa dạng phong phú các thể loại nên không thu hút được các em.
- Học sinh chưa chuẩn bị bài ở nhà hoặc chuẩn bị bài sơ sài. Thực tế nếu em nào chuẩn bị bài ở nhà tốt thì sẽ kể được những câu chuyện rất hay còn những em không chuẩn bị bài thường không kể được chuyện hoặc kể chưa hay.
- Học sinh còn xem nhẹ phân môn kể chuyện nên không đầu tư thời gian vào môn học.
- Có những em không có năng khiếu về kể chuyện nên không muốn học môn này.
b. Đối với giáo viên:
- Nhiều giáo viên ngại dạy giờ “Kể chuyện đã nghe, đã đọc” vì học sinh ít kể được chuyện nên giờ dạy chất lượng chưa cao.
- Phân tích đề bài và gợi ý chưa sâu nên học sinh chưa biết cách tìm truyện để kể và kể như thế nào cho hay.
- Giáo viên chưa nhắc nhở học sinh chuẩn bị truyện trước, khi đến giờ học sinh không tìm được truyện để kể.
- Giáo viên chưa sửa cho học sinh cách nói, cách trả lời diễn đạt qua mỗi giờ học mà việc làm này cần phải thường xuyên liên tục không chỉ trong giờ kể chuyện mà tất cả các môn học, giờ học.
4. Biện pháp khắc phục:
Khi đã tìm hiểu kỹ các nguyên nhân của học sinh cũng như giáo viên kết hợp với kinh nghiệm của bản thân, tôi đã mạnh dạn đưa ra một số biện pháp khắc phục để đưa chất lượng giờ “Kể chuyện đã nghe, đã đọc” đạt được kết quả cao hơn.
Giáo viên cần làm tốt các việc sau trong giờ kể chuyện: 
- Trước tiên giáo viên phải nắm vững quy trình của dạng bài này phối hợp nhuần nhuyễn, linh hoạt các bước trong bài giảng.
* Phân tích đề bài là một việc làm không thể thiếu, giúp học sinh hiểu kỹ dề bài và đề bài yêu cầu kể về nội dung gì?
Ví dụ: Kể một câu chuyện đã nghe, đã đọc ca ngợi hoà bình, chống chiến tranh.
Giáo viên cần gợi ý để học sinh nắm được các câu chuyện học sinh kể về chủ đề ca ngợi hoà bình, chống chiến tranh rồi giáo viên gạch chân dưới những từ ngữ đó để học sinh dễ nhận ra.
* Hướng dẫn học sinh nắm vững các gợi ý ở SGK.
Sau khi học sinh đã đọc các gợi ý ở SGK giáo viên cần hướng dẫn các em dựa vào các gợi ý để chọn được câu chuyện đúng yêu cầu và biết cách kể câu chuyện có đầu có cuối.
Đây là phần rất quan trọng nếu giáo viên giúp học sinh hiểu kỹ và vận dụng được vào kiến thức của bản thân thì nó sẽ là con đường dẫn các em đến được những câu chuyện hết sức phong phú, đa dạng chứ không chỉ thu hẹp hiểu biết trong những câu chuyện, những bài tập đọc đơn thuần ở SGK.
Ví dụ đề bài: Hãy kể một câu chuyện em đã nghe, đã đọc về một anh hùng danh nhân của nước ta. 
Dựa vào gợi ý ở SGK học sinh kể được các anh hùng, danh nhân mà các em biết, các em có thể kể về các anh hùng dân tộc hoặc các anh hùng liệt sỹ tiêu biểu trong lịch sử, cũng có những em kể được các nhà chính trị, nhà hoạt động văn hoá, khoa học nổi tiếng của nước ta.
Học sinh sẽ kể được nhiều câu chuyện về các anh hùng, danh nhân qua sách, báo, truyện đọc, qua các bài lịch sử các em đã học hoặc các em được nghe ông bà, cha mẹ kể cho nghe.
Có những học sinh không tự mình tìm được câu chuyện nhưng khi nghe cô giáo hướng dẫn và các bạn trong lớp nêu tên các câu chuyện thì các em sẽ nhớ lại và kể được câu chuyện. Tuy nhiên nhiều trường hợp học sinh nhớ nội dung truyện nhưng lại không biết kể bắt đầu từ đâu, không biết kể thế nào giáo viên cần dùng câu hỏi gợi mở giúp các em nhớ lại câu chuyện để kể. Giáo viên có thể đặt câu hỏi:
 Em sẽ kể câu chuyện gì cho cô và các bạn nghe? 
Câu chuyện đó kể về người anh hùng và danh nhân nào?
Em đã đọc câu chuyện này ở đâu? Khi nào? 
Ai đã kể cho em nghe câu chuyện này?
Nhờ những câu gợi ý của cô học sinh sẽ tự tin hơn để giới thiệu về câu chuyện của mình. Có khi học sinh không nhớ hết cả câu chuyện giáo viên cũng nên động viên các em kể một đoạn của câu chuyện cũng được.
Qua gợi ý giáo viên phải giúp học sinh tìm được câu chuyện đúng yêu cầu của bài vì nếu chỉ có ít học sinh chọn được câu chuyện để kể thì giờ kể chuyện sẽ tẻ nhạt, buồn chán.
* Học sinh kể chuyện trong nhóm:
+ Giáo viên cần đặc biệt chú ý giúp đỡ những em kể yếu, nhút nhát giáo viên nên động viên khuyến khích các em là chính nếu các em không kể được cần gợi ý để các em tự tin kể tiếp.
 Ví dụ giáo viên gợi ý: 
 Câu chuyện được bắt đầu như thế nào?
 Diễn biến của câu chuyện ra sao?
 Em thích nhân vật nào trong câu chuyện đó?
+ Đối với những em kể tốt hơn giáo viên cần khuyến khích các em kể kết hợp với cử chỉ, điệu bộ, nét mặt, giọng kể phù hợp với diễn biến câu chuyện và lời kể của các nhân vật vì khi các em kể chuyện và diễn xuất tốt thì các em sẽ hiểu nội dung của chuyện và lôi cuốn được người nghe. Bên cạnh đó, để các em phát huy tối đa năng lực và vốn kể chuyện mà các em có giáo viên cần kịp thời tuyên dương những học sinh biết kể những câu chuyện ngoài chương trình SGK. Vì những câu chuyện này, ít có các bạn trong lớp biết đến nên ai cũng chăm chú lắng nghe, từ đó học sinh trong lớp thi nhau tìm những câu chuyện ngoài chương trình sách giáo khoa để kể cho cô và cả lớp nghe.
 * Học sinh kể chuyện trước lớp:
Nên tổ chức cho học sinh thi kể chuyện trước lớp. Giáo viên chia theo các đội hoặc các tổ. Mỗi tổ cử đại diện để thi kể nhưng phải thay đổi học sinh trong tổ đó được lên kể chứ không cử một số em tiêu biểu giờ nào cũng lên kể còn những em chưa kể tốt thì không được lên bao giờ. Mỗi lượt thi mỗi đội cử những em có cùng trình độ như nhau thì kết quả thi sẽ công bằng hơn và các em kể yếu sẽ không bị tự ti.
Việc bình chọn bạn kể hay nhất trong lớp sẽ thúc đẩy được sự cố gắng của học sinh nhưng giáo viên không được quên tuyên dương những em có tiến bộ hoặc mạnh dạn dám lên kể chuyện vì đó là nguồn động viên vô cùng quan trọng đối với các em.
b. Dạy học sinh cách nói, cách diễn đạt qua giờ học và các hoạt động.
- Dạy cho các em cách kể cách diễn đạt trong giờ kể chuyện phải thường xuyên, liên tục nếu chỉ trong giờ kể chuyện thôi thì chưa đủ mà giáo viên uốn nắn các em từng ly từng tý ở tất cả các giờ học, môn học. Bởi dạy Tiếng Việt là tích hợp của tất cả các môn học, nên giờ học nào giáo viên cũng uốn nắn các em cách trả lời, cách diễn đạt đủ ý chọn câu thì các em sẽ vận dụng được những kĩ năng này vào giờ kể chuyện , giờ học sẽ đạt kết quả cao.
Ví dụ trong giờ học Toán giáo viên hỏi:
 Muốn tính diện tích hình tam giác ta làm như thế nào?
+ Học sinh trả lời: “lấy đáy nhân với chiều cao rồi chia cho 2”, học sinh chỉ biết nêu cách tính nhưng không biết trả lời đầy đủ giáo viên nên nhẹ nhàng nhắc nhở các em trả lời lại “Muốn tính diện tích hình tam giác ta lấy cạnh đáy nhân với chiều cao ( cùng đơn vị đo) rồi chia cho 2”.
Hoặc trong các giờ Khoa học, Lịch sử, Địa lý giáo viên nên tích cực tổ chức các hoạt động nhóm, khi học sinh tham gia hoạt động nhóm thì các em có điều kiện giao tiếp và bộc lộ được những suy nghĩ của bản thân qua đó sẽ phát triển ngôn ngữ nói cách, diễn đạt. Giáo viên nên quan tâm đến nhóm có học sinh yếu, nhút nhát để kịp thời giúp đỡ các em.
Mặt khác phân môn kể chuyện lại tích hợp kiến thức của tất cả các phân môn của Tiếng Việt. Tập đọc không chỉ giúp các em đọc đúng mà các em còn biết đọc hiểu đọc diễn cảm. Luyện từ và câu giúp các em mở rộng vốn từ của bản thân, biết sử dụng từ ngữ phù hợp, biết cách diễn đạt sao cho đúng và hay. Tập làm văn có mối quan hệ chặt chẽ với kể chuyện nó giúp học sinh hình thành được cốt truyện từ đó phát triển thành câu chuyện dựa vào vốn từ và những kiến thức của mỗi em. Do vậy khi dạy giáo viên phải lồng ghép việc dạy kiến thức với các kỹ năng trong đó chú trọng kỹ năng diễn đạt cho học sinh mà đặc biệt là trong các phân môn của Tiếng Việt.
- Nên tổ chức tốt các hoạt động ngoại khóa, các giờ sinh hoạt tập thể để lôi cuốn các em tích cực tham gia. Với các hình thức đa dạng phong phú như: múa hát, chơi trò chơi, thi kể chuyện chính những hoạt động này là điều kiện thuận lợi để giáo viên đưa những em nhút nhát dám hoà mình vào tập thể, mạnh dạn hơn, tự tin hơn.
c. Cung cấp cho học sinh truyện đọc:
Tâm lý của Tiểu học rất thích đọc truyện, để các em kể được nhiều câu chuyện hay thì giáo viên phải sưu tầm, mượn truyện cho các em đọc hoặc khuyến khích các em tự tìm truyện để đọc.
Ví dụ ở tuần 8:
 Kể chuyện đã nghe, đã đọc nói về quan hệ giữa con người với thiên nhiên.
Tìm cho học sinh truyện: Cóc kiện trời, Sự tích chú Cuội cung trăng, Tìm ngọc, con chó nhà hàng xóm, những người bạn tốt, Sơn Tinh Thuỷ Tinh, Sự tích hồ Ba Bể, Hòn Vọng Phu, Chim Sẻ chim Sâu, Lưới nhện, Thần rừng và thần biển. Truyện mưa ngàn (Báo măng non số 28), Sự tích con cào cào (báo măng non số 23)
Hoạt động đầu giờ nên phát động phong trào đọc báo Đội các em tìm được rất nhiều câu chuyện qua các bài báo.
khuyến khích học sinh tích cực mượn truyện ở thư viện đọc vào những lúc rảnh rỗi như giờ ra chơi, các ngày nghỉ và kể lại cho ông bà, cha mẹ, anh chị, các bạn nghe. Từ đó các em sẽ ham mê đọc sách, đọc truyện, qua những câu chuyện học sinh sẽ mở mang thêm kiến thức, học được nhiều điều hay, lẽ phải, biết cách ứng sử trong trường, lớp, gia đình và ngoài xã hội.
d. Nhắc nhở học sinh chuẩn bị bài về nhà:
- Đây là một việc làm không thể thiếu đối với giáo viên, nếu giáo viên nhắc nhở học sinh về nhà chuẩn bị tốt cho giờ kể chuyện thì chắc chắn giờ kể chuyện sẽ đạt kết quả cao.
- Ví dụ sau khi dạy xong giờ kể chuyện giáo viên phải nhắc ngay các em chuẩn bị câu chuyện cho tuần sau. Về nhà có thời gian học sinh sẽ tìm đọc trước và tập kể chuyện.
- Nhắc nhở, dặn dò phải đi đôi với việc kiểm tra việc chuẩn bị bài của học sinh. Giáo viên giao cho các tổ nhóm tự kiểm tra nhau nếu trong tổ mình nhóm mình bạn nào chưa chuẩn bị thì các em sẽ nhắc nhở và giúp bạn chuẩn bị chuyện.
5. Kết quả:
Qua một thời gian giảng dạy với sự nỗ lực của học sinhvà những kinh nghiệm của bản thân tôi thấy việc dạy và học giờ kể chuyện đã trở nên nhẹ nhàng và hấp dẫn đối với học sinh, các em rất thích học giờ kể chuyện đặc biệt là kể chuyện đã nghe, đã đọc.
Đến tuần 26 tôi đã tiến hành kiểm tra học sinh cả lớp với đề bài “Hãy kể lại câu chuyện đã nghe hoặc đã đọc nói về truyền thống hiếu học hoặc truyến thống đoàn kết của dân tộc Việt Nam”. Kết quả như sau:
Tổng số HS
Điểm 9-10
Điểm 7-8
Điểm 5-6
Điểm dưới 5
28
10
12
6
0
Đã có nhiều em biết chọn những câu chuyện có nội dung rất hay, các em kể tự nhiên bằng lời kể của chính mình, biết kết hợp với cử chỉ, điệu bộ, nét mặt phù hợp với diễn biến câu chuyện. Vẫn còn một số em kể chưa được hay nhưng đã có nhiều tiến bộ, điều đáng nói nhất là các em đã mạnh dạn, tự tin và biết cách diễn đạt.
Phần III: Kết luận
Trong quá trình giảng dạy tôi thấy vô cùng vui mừng khi thấy học sinh mình hào hứng, phấn khởi chờ đón một giờ kể chuyện đã nghe, đã đọc. Mỗi giờ kể chuyện như một cuộc thi để các em thể hiện chính mình, cả lớp như cuốn hút vào các câu chuyện mà các bạn thể hiện. Vui mừng hơn là tôi thấy các em càng ngày càng ham mê đọc sách, đọc truyện và đấy cũng là động lực thúc đẩy tôi trong quá trình tìm tòi nghiên cứu phương pháp giảng dạy. Như vậy, dạy học là cả một quá trình rèn luyện của cả cô và trò, để một giờ học đạt hiệu quả cao thì phải có sự nỗ lực của cả hai phía, giáo viên dạy tôt sẽ giúp cho học sinh nắm bài vững – ngược lại học sinh học tốt sẽ tạo tâm thế, hứng thú để giáo viên giảng bài. Muốn vậy, giờ kể chuyện phải giúp cho tất cả học sinh được rèn luyện kĩ năng kể chuyện. Giáo viên phải tổ chức tốt tâm thế kể chuyện cho học sinh, giáo viên yêu cầu học sinh chuẩn bị cho tiết kể chuyện tuần sau. Với loại bài kể chuyện đã nghe đã đọc, học sinh phải sưu tầm truyện, giáo viên cũng có thể giúp học sinh tìm những câu chuyện phù hợp với chủ điểm. Trong khi kể chuyện, giáo viên cần đứng đối diện học sinh, dùng ánh mắt, cử chỉ, động viên, khích lệ và giúp đỡ kịp thời khi các em gặp khó khăn. Khi tổ chức cho cả lớp nhận xét lời kể của một học sinh, giáo viên cần hướng dẫn các em chỉ ra các ưu điểm của bạn. Giáo viên cần khen ngời một cách kịp thời những thành công, những tiến bộ dù là nhỏ nhất của học sinh.
Nếu mỗi giáo viên làm tốt những công việc trên thì giờ kể chuyện chắc chắn sẽ đạt hiệu quả cao và sẽ thực hiện tốt mục tiêu giáo dục toàn diện cho học sinh tiểu học. 
Đề XUấT KIếN NGHị
Để nâng cao chất lượng giờ kể chuyện đã nghe, đã đọc tôi xin có một vài đề nghị như sau: 
- Nhà trường và ngành cùng các cấp cho thư viện nhiều truyện hay và đa dạng, phong phú về thể loại để học sinh và giáo viên tham khảo, tìm đọc.
- Trường nên thường xuyên tổ chức các cuộc thi kể chuyện để học sinh có dịp rèn luyện và thể hiện tài năng của bản thân.
- Đối với giáo viên quan tâm, đầu tư hơn cho giờ kể chuyện, hãy tạo không khí vui vẻ, cởi mở, tự nhiên cho giờ học để tạo hứng thú cho học sinh.
- Giáo viên tuyên truyền đến phụ huynh để các bậc phụ huynh thấy được tầm quan trọng của giờ kể chuyện từ đó phụ huynh sẽ quan tâm và tạo điều kiện cho con em mình học tốt môn học này.
Trên đây là những kinh nghiệm nho nhỏ của bản thân tôi với hy vọng sẽ nâng cao chất lượng giờ kể chuyện đã nghe, đã đọc lớp 5. Trong quá trình thực hiện không tránh khỏi những hạn chế và sai sót tôi rất mong được sự đóng góp ý kiến của các cấp lãnh đạo và các đồng nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Phúc Thuận, ngày 25/3/2009
 Người viết
 Nguyễn Viết Công

Tài liệu đính kèm:

  • docSKKN lop 4 cong.doc