Sáng kiến kinh nghiệm Kinh nghiệm chống học sinh lưu ban, bỏ học

Sáng kiến kinh nghiệm Kinh nghiệm chống học sinh lưu ban, bỏ học

Đất nước ta đang trong giai đoạn mở cửa hội nhập nhiều lĩnh vực trên thế giới, có nhiều cơ hội thuận lợi nhưng củng không ít những khó khăn thách thức thuộc nhiều lĩnh vực, các ngành nghề khác nhau. Đối với ngành giáo dục trong thời gian qua đã đạt được nhiều những thành tựu quan trọng và đặc biệt năm 2000 nước ta được công nhận hoàn thành công tác PCGDTH và CMC, chuẩn bị năm 2010 cả nước công nhận PCGDTHĐĐT – PCGDTHCS và CMC nói chung.

Trường Tiểu học Tân Phú nói riêng thuộc địa bàn Xã Tân Phú - Huyện Thới Bình - Tỉnh Cà Mau là xã được hưởng chương trình 135 của Chính Phủ cũng không nằm ngoài qui luật phát triển chung của ngành giáo dục. Công tác giáo dục xã Tân Phú cũng gặp không ít những khó khăn như: giao thông đi lại chủ yếu là đường thủy, một số học sinh cách trường khoảng cách quá xa, có những em cách trường tới 6 km, một số gia đình thiếu sự quan tâm của cha mẹ dẫn đến việc học của con em mình cũng còn hạn chế.

Từ những thuận lợi, khó khăn nêu trên dẫn đến việc học sinh học yếu, có nguy cơ bỏ học là dễ xảy ra. Để thực hiện tốt việc chống học sinh lưu ban, bỏ học bản thân nhận thấy cần phải có những biện pháp quản lý học sinh phù hợp hơn để từng bước nâng chất lượng giáo dục trong nhà trường đi lên vững chắc và giảm tối đa học sinh lưu ban, bỏ học để phấn đấu và duy trì thành quả PCGDTHĐĐT một cách vững chắc. Với những vấn đề nêu trên cũng chính là lý do để bản thân tôi chọn đề tài: “Kinh nghiệm chống học sinh lưu ban, bỏ học”.

 

doc 5 trang Người đăng minhduong20 Lượt xem 586Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Kinh nghiệm chống học sinh lưu ban, bỏ học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THỚI BÌNH
TRƯỜNG TIỂU HỌC TÂN PHÚ
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Đề tài:
	“Kinh nghiệm chống học sinh lưu ban, bỏ học”
	-Đề tài thuộc lĩnh vực chuyên môn: Công tác chủ nhiệm lớp
	-Họ và tên người thực hiện: Nguyễn Thị Hồng
	-Chức vụ: Giáo viên
	-Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Tân Phú - Huyện Thới Bình - Tỉnh Cà Mau.
Tân Phú, ngày 10 tháng 4 năm 2009
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Tên đề tài: “Kinh nghiệm chống học sinh lưu ban, bỏ học”
PHẦN THỨ NHẤT
ĐẶT VẤN ĐỀ
Đất nước ta đang trong giai đoạn mở cửa hội nhập nhiều lĩnh vực trên thế giới, có nhiều cơ hội thuận lợi nhưng củng không ít những khó khăn thách thức thuộc nhiều lĩnh vực, các ngành nghề khác nhau. Đối với ngành giáo dục trong thời gian qua đã đạt được nhiều những thành tựu quan trọng và đặc biệt năm 2000 nước ta được công nhận hoàn thành công tác PCGDTH và CMC, chuẩn bị năm 2010 cả nước công nhận PCGDTHĐĐT – PCGDTHCS và CMC nói chung. 
Trường Tiểu học Tân Phú nói riêng thuộc địa bàn Xã Tân Phú - Huyện Thới Bình - Tỉnh Cà Mau là xã được hưởng chương trình 135 của Chính Phủ cũng không nằm ngoài qui luật phát triển chung của ngành giáo dục. Công tác giáo dục xã Tân Phú cũng gặp không ít những khó khăn như: giao thông đi lại chủ yếu là đường thủy, một số học sinh cách trường khoảng cách quá xa, có những em cách trường tới 6 km, một số gia đình thiếu sự quan tâm của cha mẹ dẫn đến việc học của con em mình cũng còn hạn chế...
Từ những thuận lợi, khó khăn nêu trên dẫn đến việc học sinh học yếu, có nguy cơ bỏ học là dễ xảy ra. Để thực hiện tốt việc chống học sinh lưu ban, bỏ học bản thân nhận thấy cần phải có những biện pháp quản lý học sinh phù hợp hơn để từng bước nâng chất lượng giáo dục trong nhà trường đi lên vững chắc và giảm tối đa học sinh lưu ban, bỏ học để phấn đấu và duy trì thành quả PCGDTHĐĐT một cách vững chắc. Với những vấn đề nêu trên cũng chính là lý do để bản thân tôi chọn đề tài: “Kinh nghiệm chống học sinh lưu ban, bỏ học”.
PHẦN THỨ HAI
NHỮNG BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
Để quản lý tốt học sinh và chống học sinh lưu ban, bỏ học người giáo viên chủ nhiệm cần phải có những kinh nghiện, biện pháp cụ thể trong công tác chủ nhiệm lớp.
-Điều tra hoàn cảnh của từng học sinh trong lớp.
-Phân loại các đối tượng học sinh.
-Xây dựng kế hoạch phù hợp, sát thực với lớp học và với học sinh.
-Triển khai kế hoạch cho học sinh nắm được để các em cùng nhau thực hiện.
-Phân công cho học sinh giúp đỡ nhau trong học tập.
-Đề xuất với Ban giám hiệu trường tạo điều kiện giúp đỡ những học sinh có hoàn cảnh khó khăn.
1. Điều tra hoàn cảnh của từng học sinh trong lớp:
Vào đầu năm học khi nhà trường phân công chủ nhiệm lớp giáo viên tiến hành ngay công tác điều tra hoàn cảnh gia đình của từng học sinh qua các kênh thông tin như: hỏi thăm học sinh, nắm thông tin từ năm học trước lưu trữ ở nhà trường, những trường hợp khó khăn có nguy cơ bỏ học, học lực còn yếu giáo viên đến tận gia đình để gặp gỡ gia đình trao đổi để nắm bắt cụ thể để có biện pháp phù hợp, từ đó tạo điều kiện và động viên gia đình khắc phục khó khăn để con em theo học đều đặn.
2. Phân loại các đối tượng học sinh.
Sau thời gian điều tra giáo viên chủ nhiệm nắm bắt thông tin từ học sinh, gia đình học sinh, từ hồ sơ lưu trữ của nhà trường ở năm học trước. Giáo viên chủ nhiệm tiến hành phân loại đối tượng học sinh theo hai nhóm cơ bản: nhóm về hoàn cảnh kinh tế gia đình, nhóm về học lực.
- Phân theo nhóm về hoàn cảnh kinh tế gia đình.
	+Những học sinh có hoàn cảnh kinh tế khá, giàu vào một nhóm.
	+Những học sinh có hoàn cảnh kinh tế trung bình vào một nhóm.
	+Những học sinh có hoàn cảnh kinh tế khó khăn vào một nhóm.
- Phân theo nhóm về học lực.
	+Những học sinh có lực học khá giỏi vào một nhóm.
	+Những học sinh có lực học trung bình va một nhóm
	+Những học sinh có lực học yếu vào một nhóm.
3. Xây dựng kế hoạch chủ nhiệm phù hợp, sát thực với lớp học và với học sinh.
Khi đã phân loại được đối tượng học sinh giáo viên chủ nhiệm tiến hành xây dựng kế hoạch chủ nhiệm cho lớp học mình phụ trách về chỉ tiêu, từ đó có những biện pháp và giải pháp cụ thể về công việc, về thời gian để thực hiện phấn đấu đạt và vượt chỉ tiêu. đặc biệt chú ý đến đối tượng học sinh yếu và học sinh có hoàn cảnh khó khăn dễ có nguy cơ bỏ học.
4. Triển khai kế hoạch cho học sinh nắm được để các em cùng nhau thực hiện.
Để triển khai kế hoạch chủ nhiệm đến lớp học giáo viên chủ nhiệm tiến hành vào tiết sinh hoạt cuối tuần.
5. Phân công học sinh giúp đỡ nhau trong học tập.
Giáo viên chủ nhiệm phân công học sinh khá giỏi, cán bộ lớp thường xuyên theo dõi và giúp đỡ những học sinh yếu, những học sinh có hoàn cảnh khó khăn, giáo viên chủ nhiệm thường xuyên theo dõi và nắm thông tin ở học sinh để có sự điều chỉnh kịp thời và phù hợp đối với những học sinh khó khăn.
6. Đề xuất với Ban giám hiệu trường tạo điều kiện giúp đỡ những học sinh có hoàn cảnh khó khăn.
Giáo viên chủ nhiệm lớp chủ động đề xuất với Ban giám hiệu giúp đỡ về tập vở, cặp sách, những học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn đề xuất hỗ trợ thêm gạo và quần áo, xin miễn tất cả những khoản đóng góp.
PHẦN THỨ BA
KẾT QUẢ VÀ VIỆC PHỔ BIẾN ỨNG DỤNG KINH NGHIỆM VÀO THỰC TIỄN.
Kết quả đã đạt được:
- Năm học 2005 – 2006 hoàn thành chương trình Tiểu học 100%, có 1 học sinh bỏ học.
- Năm học 2006 – 2007 hoàn thành chương trình Tiểu học 100%, không có học sinh bỏ học.
- Năm học 2007 – 2008 hoàn thành chương trình Tiểu học 100%, không có học sinh bỏ học.
Áp dụng sáng kiến kinh nghiệm này vào thực tiễn trong công tác chủ nhiệm cho thấy kết quả rất khả quan, duy trì sĩ số tốt, giáo viên sắp xếp được thời gian giúp đỡ phụ đạo học sinh yếu tiến bộ.
Sau những năm giảng dạy và làm công tác chủ nhiệm lớp, bản thân đúc kết kinh nghiệm từ quá trình công tác và được nêu trong bản sáng kiến kinh nghiệm mong các quí vị góp ý kiến để bản sáng kiến kinh nghiệm góp phần nhỏ trong công tác chủ nhiệm lớp nhằm giảm tối đa học sinh lưu ban và bỏ học, góp phần vào việc nâng cao chất lượng giáo dục nói chung và công tác PCGDTHĐĐT nói riêng.
 Người thực hiện
 Nguyễn Thị Hồng
PHẦN NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Tên đề tài: “Kinh nghiệm chống học sinh lưu ban, bỏ học”.
Tên tác giả: Nguyễn Thị Hồng
Trường tiểu học Tân Phú
Phòng GD&ĐT Thới Bình
Nội dung
Xếp loại
Nội dung
Xếp loại
-Đặt vấn đề
-Biện pháp
-Kết quả phổ biến, ứng dụng
-Tính khoa học
-Tính sáng tạo
-Đặt vấn đề
-Biện pháp
-Kết quả phổ biến, ứng dụng
-Tính khoa học
-Tính sáng tạo
Xếp loại chung:.............................
 Ngày tháng năm 2009
 Hiệu trưởng
Xếp loại chung:..............................
 Ngày tháng năm 2009
 Thủ trưởng đơn vị
 Căn cứ kết quả xét, thẩm định của Hội đồng khoa học ngành GD&ĐT cấp tỉnh, Giám đốc Sở GD&ĐT Cà Mau thống nhất công nhận SKKN và xếp loại: .................
 Ngày tháng năm 200
 GIÁM ĐỐC

Tài liệu đính kèm:

  • docSKKN 2009-HONG.doc