Sáng kiến kinh nghiệm Kinh nghiệm xây dựng thiết lập hệ thống quản lý cơ sở vật chất trong đơn vị trường học

Sáng kiến kinh nghiệm Kinh nghiệm xây dựng thiết lập hệ thống quản lý cơ sở vật chất trong đơn vị trường học

Đơn vị trường tiểu học Tân Phú – xã Tân Phú - huyện Thới Bình - tỉnh Cà Mau là xã thuộc đối tượng vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn, công tác giáo dục ở đây còn gặp nhiều khó khăn. Giao thông đi lại chủ yếu bằng đường thuỷ, điều kiwnj cơ sở hạ tầng còn đơn sơ chắp vá, sự quan tâm đến việc học tập của trẻ em chưa được phụ huynh lưu tâm lắm, trung tâm xã, các đơn vị trường học cách xa trung tâm huyện khoảng 20km .

Xuất phát từ những khó khăn phức tạp của địa bàn, dựa theo điều kiện CSVC của đơn vị trường, bản thân tôi là một kế toán giúp thủ trưởng đơn vị quản lý mảng CSVC trong toàn đơn vị, tôi tự nhận thấy mình cần phải có những biện pháp, kế hoạch quản lý theo dõi, thống kê, cặp nhật và sử dụng về tài sản, CSVC của nhà nước và của đơn vị giao cho một cách có hiệu quả vừa có chất lượgn về công việc vừa tiết kiệm về mặt thời gian để đầu tư cho công tác chuyên môn khác .Sau khi đã được sự thống nhất của BGH trường .

 

doc 7 trang Người đăng minhduong20 Lượt xem 523Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Kinh nghiệm xây dựng thiết lập hệ thống quản lý cơ sở vật chất trong đơn vị trường học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THỚI BÌNH
TRƯỜNG TIỂU HỌC TÂN PHÚ
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Đề tài:
“Kinh nghiệm xây dựng thiết lập hệ thống quản lý cơ sở vật chất trong đơn vị trường học”.
	-Đề tài thuộc lĩnh vực chuyên môn: Kế toán – Cơ sở vật chất
	-Họ và tên người thực hiện: Trương Quốc Đạt
	-Chức vụ: Giáo viên
	-Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Tân Phú - Huyện Thới Bình - Tỉnh Cà Mau.
Tân Phú, ngày 10 tháng 4 năm 2009
SÁNG KIẾN CẢI TIẾN KINH NGHIỆM 
Tên đề tài: “ Kinh nghiệm xây dựng, thiết lập hệ thống quản lý CSVC trong đơn vị trường học’’
I/ Đặt vấn đề :
Đơn vị trường tiểu học Tân Phú – xã Tân Phú - huyện Thới Bình - tỉnh Cà Mau là xã thuộc đối tượng vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn, công tác giáo dục ở đây còn gặp nhiều khó khăn. Giao thông đi lại chủ yếu bằng đường thuỷ, điều kiwnj cơ sở hạ tầng còn đơn sơ chắp vá, sự quan tâm đến việc học tập của trẻ em chưa được phụ huynh lưu tâm lắm, trung tâm xã, các đơn vị trường học cách xa trung tâm huyện khoảng 20km .
Xuất phát từ những khó khăn phức tạp của địa bàn, dựa theo điều kiện CSVC của đơn vị trường, bản thân tôi là một kế toán giúp thủ trưởng đơn vị quản lý mảng CSVC trong toàn đơn vị, tôi tự nhận thấy mình cần phải có những biện pháp, kế hoạch quản lý theo dõi, thống kê, cặp nhật và sử dụng về tài sản, CSVC của nhà nước và của đơn vị giao cho một cách có hiệu quả vừa có chất lượgn về công việc vừa tiết kiệm về mặt thời gian để đầu tư cho công tác chuyên môn khác .Sau khi đã được sự thống nhất của BGH trường .
II/NHỮNG BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ :
Một đơn vị trường có nhiều điểm ấp nằm ở nhiều địa bàn khác nhao trong cùng một xã, trình độ dân trí còn thấp việc xây dựng một hệ thống quản lý về CSVC và tài sản của đơn vị cần phải được thiết lập ngay từ đầu của mỗi năm học .
Hàng năm việc kiểm kê, cặp nhật và đánh giá lại tài sản và xác định khấu hao cho từng loại tài sản và thanh lý tài sản là một vấn đề tất yếu không thể đánh giá một cách chủ quan và đơn giản được .
Ví dụ : SỔ THEO DÕI TÀI SẢN- CÔNG CỤ, DỤNG CỤ HÀNH NĂM 
Soá C.töø
Ngaøy C.töø 
Soá löôïng 
Teân taøi saûn 
Nguoàn cung caáp 
Naêm S.xuaát 
Naêm 
söû duïng 
Thaùng S.duïng 
Nguyeân giaù 
TLeä K.hao %
G.trò coøn laïi %
G.trò ñaàu naêm (ñoàng)
Taên TS 
Giaûm TS 
Khaáu 
hao 
naêm
(ñoàng)
L.keá 
K.hao 
(ñoàng)
Gía trò coøn laïi 
(ñoàng)
Keøm 
theo 
Cứ mỗi đầu năm học dựa theo nghị quyết họp hội đồng phân công đầu năm của đơn vị, căn cứ theo quyết định của hiệu trưởng nhà trường, thực hiện việc quản lý bảo quản và sử dụng CSVC trên quy định các văn bản pháp quy của nhà nước ban hành, xét về tầm quan trọng của việc bàn giao CSVC phòng học cụ thể cho từng giáo viên ở từng phòng học và việc phân công chịu trách nhiệm của từng điểm trưởng của điểm trường, căn cứ theo số liệu thực tế của một phòng học như bàn ghế giáo viên, bàn ghế học sinh, bảng chống loá, tủ thiết bị lớp học, giá trị tài sản của phòng học, cửa lớn, của sổ, ổ khoá và các loại bảng biểu, khẩu hiệu trong phòng học nếu có. Các nội dung bàn giao cho giáo viên được chi tiết cụ thể theo từng mục như ví dụ sau :
Ví dụ : Phòng học số 01 
	Giáo viên chủ nhiệm : Nguyễn Văn A 
	1/	Bàn ghế học sinh : 15 bộ 
	Năm đưa vào sử dụng 2004 
	Nguyên giá tài sản : 250.000đ/bộ x 15 bộ = 3750.000đ.
	Tỷ lệ khấu hao 25% =937.500đ
	Gía trị còn lại là : 2.812.500đ
	2/	Bàn ghế giáo viên : 01 bộ 
	Năm đưa vào sử dụng 2002 
	Nguyên giá tài sản : 350.000đ/bộ.
	Tỷ lệ khấu hao 19% = 66.500đ
	Gía trị còn lại là : 283.500đ
	Các loại thiết bị đồ dùng khác cũng được đánh giá và liệt kê cụ thể như trên .
Biên bản bàn giao cho giáo viên phải được ký kết trách nhiệm ngay trên phòng học của giáo viên đó đang quản lý trước thực tế về tài sản của phòng học lớp mình .
Công tác tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống, tinh thần trách nhiệm của giáo viên cũng cần phải được quán triệt thường xuyên và kịp thời để giáo viên nhận thức rõ được trách nhiệm của mình để thường xuyên quan tâm nhắc nhở, giáo dục học sinh có tinh thần bảo quản tài sản của nhà trường trong những buổi sinh hoạt dưới cờ, những buổi sinh hoạt lớp, làm cho học sinh thấy rõ được tàm quan trọng của việc giữ gìn và bảo quản CSVC. Mặ khác những học sinh này còn có chức năng truyền tải thông tin về việc bảo quản tài sản của nhà trường về cho những bậc Anh (chị) mà thường xuyên họ hay tới điểm trường lẻ phá phách tài sản của chính con em mình đang học. 
Từ những tâm lý giáo dục kết hợp như vậy đã giúp cho điểm trường hạn chế nhiều việc tài sản của điểm trường bị phá phách chộm cắp do bên ngoài tác động và hư hao do học sinh thiếu tinh thần bảo vệ của công, bên cạnh đó phải kể đến sự hỗ trợ của ban Nhân dân ấp, ban ĐDCMHS của trường, từng điểm trường cũng không kém phần quan trọng vì thông tin về việc bảo quản tài sản của nhà trường được truyền tải về từng gia đình phụ huynh, học sinh theo thông lệ một năm họp 02 lần đầu năm học và cuối năm học đây cũng chính là biện pháp áp dụng việc truyền tải những thông tin về việc bảo quản tài sản của công thông qua việc kết hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội .
Kịp thời sửa chữa, bổ sung những tài sản bị hư hỏng nhưng còn sử dụng được, đồng thời có kế hoạch mua sắm, bổ sung tài sản mới .
Giáo viên tổ trưởng của điểm trường mình đang quản lý kết hợp với giáo viên chủ nhiệm đã được nhận bàn giao tài sản của lớp mình cũng thưỡng xuyên báo cáo tình hình quản lý và bảo quản tài sản của lớp mình về BGH ở mỗi kỳ họp hội đồng sư phạm hàng tháng .
Cuối năm học việc giao trả tài sản của từng điểm trường và cụ thể là từng lớp cũng được thực hiện đảm bảo theo quyết định của BGH trường, bên giao là giáo viên chủ nhiệm của lớp, của điểm trưởng điểm trrường; bên nhận là nhà trường cụ thể là ban nhận và đánh giá lại tài sản sau 09 tháng giao cho giáo viên ban này do thủ trưởng đơn vị ra quyết định thành lập ban .
Việc giao nhận tài sản cũng được thực hiện theo từng bước, đánh giá từng loại tài sản sau 09 tháng lớp này sử dụng trước sự có mặt của điểm trưởng điểm trường và giáo viên chủ nhiệm lớp đó. Nếu bị mất, bị hư hỏng phải có biên bản cụ thể của điểm trường và báo cáo kịp thời cho bộ pjhần phụ trách CSVC của đơn vị .
Dựa vào đó hàng năm việc đánh giá tài sản, sửa chữa, thanh lý, mua sắm mới có độ chính xác cao bởi đã được kiểm tra và đánh giá theo từng năm học ( trong đó có kèm theo biên bản cụ thể về số liệu của từng phòng học ) .
III/ Kết quả và việc phổ biến ứng dụng :
Trường tiểu học Tân Phú dựa theo hình thức quản lý CSVC giao cho từng tổ, từng giáo viên chủ nhiệm lớp ở từng điểm trường lẻ đã được phát huy tác dụng từ nhiều năm nay khi chưa có đủ kinh phí để thue bảo vệ cho từng điểm trường lẻ. Việc tài sản bị lấy cắp, bị làm hư hỏng hay tình trạng phòng học ngày đêm không khoá cửa là không còn xảy ra .
Cụ thể như điểm Kênh 5A năm 2003-2004 khi chư giao cho tổ trưởng và giáo viên chủ nhiệm lớp của điểm trường quản lý, việc bị mất cắp mặt bàn học sinh, ghế giáo viên bị dập phá gẫy, vệ sinh trong phòng bị phóng uế bừa bãi sau mỗi buổi tối, khẩi hiệu và bảng biểu bị xé bỏ. Từ khi triểm khai việc bàn giao cho tổ trưởng và giấo viên chủ nhiệm của từng lớp học, kết hợp với sự giáo dục của ban CMHS sau mỗi kỳ họp phụ huynh thì hiện tượng này đã không còn xảy ra từ năm học 23004-2005 đến nay trên tất cả các điểm trường thuộc trường tiểu học Tân Phú quản lý. 
Trên đây cũng là kết quả của việc kết hợp giữ gìn và bảo quản tài sản giữa BGH trường, giáo viên chủ nhiệm các khối lớp, ban phụ huynh học sinh và phụ huynh của từng điểm trường . 
Việc vào sổ, thống kê cặp nhật, đánh giá lại tỷ lệ khấu hao tài sản trong đơn vị thông qua hệ thống biểu mẫu đã được thiết lập sẵn các công thức tính khấu hao, ghi tăng, ghi giảm tài sản mỗi khi thay đổi máy tính sẽ tự động cặp nhật và thay đổi giá trị của từng tài sản, từ đó tính hiệu quả của của công việc được nâng cao tốc độ công việc thống kê tổng hợp nhanh độ chính xác cao .
IV/Tính khoa học :
Số đ iểm trường lẻ nhiều, địa bàn rộng bộ phận quản lý mảng CSVC không thể quản xuyến thường xuyên hàng ngày tại các điểm trường này liên tục được. Việc bàn giao cho giáo viên chủ nhiệm lớp và điểm trưởng của các điểm trường thự tế đã mang lại tính khoa học và có hiệu quả cao trong việc quản lý CSVC khi chư có đội ngũ bảo vệ của các điểm trường này .
V/ Tính sáng tạo : 
Từ việc giao cho một bộ phận trong đơn vị có trách nhiệm quản lý và giám sát công việc bảo quản CSVC. Những năm gần đây từ việc thực hiện biện pháp kết hợp giữa phụ huynh, giáo viên chủ nhiệm lớp, đối tượng tuyên truyền bảo quản CSVC chính cho địa phương là đối tượng học sinh và Cha mẹ của các em .
Việc đánh giá tài sản, cặp nhật tài sản tăng giảm bằng máy vi tính đã mang lại nhiều tiện ích, như độ chính xác cao, tiết kiệm được nhiều thời gian so với cặp nhật sổ tài sản bằng phương pháp đánh giá thủ công và viết bằng mực sống .
Người thực hiện 
Trương Quốc Đạt 
PHẦN NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI 
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 
Tên đề tài : “ Kinh nghiệm xây dựng, thiết lập hệ thống quản lý CSVC trong đơn vị trường học ”
Tác giả : Trương Quốc Đạt 
Trường tiểu học Tân Phú
Phòng GD& ĐT Thới Bình
Nội dung
Xếp loại
Nội dung
Xếp loại
- Đặt vấn đề 
- Biện pháp 
- Kết quả phổ biến, ứng dụng 
- Tính khoa học 
- Tính sáng tạo 
- Đặt vấn đề 
- Biện pháp 
- Kết quả phổ biến, ứng dụng 
- Tính khoa học 
- Tính sáng tạo 
Xếp loại chung :
 Ngày tháng năm 200
 Hiệu trưởng 
Xếp loại chung :
 Ngày tháng năm 200
 Thủ trưởng đơn vị 
 Căn cứ kết qủa xét, thẩm định của hội đồng khoa học ngành GD&ĐT cấp Tỉnh, giám đốc Sở GD&ĐT Cà Mau thống nhất công nhận SKKN và xếp loại :
 Ngày tháng năm 200
 GIÁM ĐỐC

Tài liệu đính kèm:

  • docSKKN-2009_Dat.doc