Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chỉ đạo phong trào “Luyện viết chữ đẹp” trong nhà trường - Lê Công Châu

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chỉ đạo phong trào “Luyện viết chữ đẹp” trong nhà trường - Lê Công Châu

1. Đối với giáo viên:

 - Nắm được khái quát những vấn đề chung về bộ chữ Tiếng việt và nguyên tắc, phương pháp dạy Tập viết cho học sinh cấp Tiểu học.

 - Kĩ năng viết chữ của từng giáo viên phải mẫu mực.

 - Cần tích cực chọn lựa những phương pháp rèn chữ viết cho phù hợp với từng đối tượng học sinh trong lớp.

 - Phải có lòng yêu thương, có đức tính kiên trì, nhẫn nại trong việc rèn luyện chữ viết cho học sinh trong lớp.

 - Thường xuyên sử dụng có hiệu quả các phương tiện – đồ dùng rèn chữ viết như: bìa chữ mẫu, bảng lớp có kẻ ô li, bảng con, vở Tập viết Kết hợp tổ chức các trò chơi, cuộc thi ngắn về chữ viết nhằm khuyến khích học sinh viết chữ đẹp.

 

doc 9 trang Người đăng lilyphan99 Ngày đăng 01/03/2022 Lượt xem 201Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chỉ đạo phong trào “Luyện viết chữ đẹp” trong nhà trường - Lê Công Châu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề tài:
MỘT SỐ BIỆN PHÁP CHỈ ĐẠO PHONG TRÀO 
“LUYỆN VIẾT CHỮ ĐẸP” TRONG NHÀ TRƯỜNG 
I/ Cơ sở lí luận – Tính thực tiễn của đề tài:
	Ở trường tiểu học, việc viết chữ đẹp có tác dụng rất quan trọng. Chữ viết là công cụ cơ bản, là phương tiện giúp học sinh học tập tốt các môn học khác. Không những vậy, chữ viết đẹp còn mang tính nhân văn, thẩm mĩ cuộc sống; bởi lẽ chúng ta nhận ra rằng giá trị của một bài viết tùy thuộc vào kết cấu câu văn, cách xếp đặt ý tưởng, ngữ nghĩa. Nội dung bài viết thể hiện bằng những nét chữ cẩu thả sẽ không đạt được nhiều tình cảm của người đọc bằng chữ viết rõ ràng, sạch đẹp với những nét cuốn, nét hất đều đặn, tròn trịa ẩn chứa nét đẹp của nhân cách tâm hồn. Cha ông ta có câu: “Nét chữ nết người”, “Văn hay chữ tốt”. Vì thế, chữ viết cũng là biểu hiện của nết người. Dạy cho học sinh viết đúng, viết cẩn thận, viết đẹp là góp phần rèn luyện cho các em tính cẩn thận, lòng tự trọng đối với mình và mọi người. 
 	Để lựa chọn được những biện pháp thiết thực nhất, có hiệu quả nhất áp dụng vào việc rèn chữ viết đẹp cho học sinh thì giáo viên phải xác định các yêu cầu sau:
 	+ Giáo viên phải nắm được khái quát những vấn đề chung về bộ chữ Tiếng việt, sự thể hiện bộ chữ cái này trên bảng, vở và nắm được các yêu cầu kĩ thuật viết nét chữ, chữ cái, viết từ và câu 
 	+ Luyện tập viết chữ phải được thể hiện 2 giai đoạn: giai đoạn đầu của kỹ năng viết chữ chữ cái và liên kết chữ cái để ghi tiếng; giai đoạn sau song song với việc rèn chữ hoa, học sinh cũng được rèn viết văn bản. 	
	Ngoài ra khi rèn viết cho học sinh, giáo viên phải đảm bảo các nguyên tắc, phương pháp dạy học chung của phân môn dạy tập viết. Chữ viết, chất lượng học 
tập là sản phẩm của học sinh nhưng cũng chính là sản phẩm của giáo viên. Là Hiệu 
trưởng của một trường Tiểu học, tôi nghĩ mình phải làm cách nào đó để nâng dần chất lượng chữ viết của học sinh trong trường lên? 
 	Viết chữ đẹp cũng là nguyện vọng, là mong muốn của tất cả giáo viên, học sinh của trường. Đây chính là điều mà đội ngũ giáo viên trường Tiểu học Vĩnh Lương 1 nói chung và bản thân tôi nói riêng rất băn khoăn, điều đó đã thôi thúc tôi đi sâu vào nghiên cứu và tìm các giải pháp tốt nhất để xây dựng, đẩy mạnh phong trào “Viết chữ đẹp - Giữ vở sạch” trong nhà trường có chất lượng. 
	Vậy, phải làm thế nào để làm tốt việc này? Trước hết, tôi cần phải nắm được thực trạng nguyên nhân chất lượng chữ viết của học sinh vì sao còn hạn chế? Trên cơ sở đó, dựa vào trình độ, chất lượng thực tế của học sinh để đề ra một số biện pháp, chỉ đạo phong trào luyện viết chữ đẹp trong nhà trường được hiệu quả.
II/ Thưc trạng chữ viết của học sinh trường Tiểu học Vĩnh Lương 1 trong những năm trước đây:
ơ
 	a) Ưu điểm:
 	- Nhìn chúng các em nắm được qui trình viết, biết cách viết đúng mẫu các chữ cái và đảm bảo đúng cỡ chữ qui định.
 	- Phần lớn các em nắm được luật chính tả và viết đúng chính tả.
 	- Khi viết, nhiều em đã biết thể hiện tính thẩm mĩ, biết cách trình bày bài viết và đúng thể loại văn bản.
ơ
 	b) Hạn chế:
 	- Một bộ phận không nhỏ học sinh còn viết mẫu chữ chưa đúng các chữ cái để ghi tiếng; chưa đúng cỡ chữ về độ cao, độ rộng, khoảng cách giữa các con chữ, các chữ; ghi dấu thanh không đúng vị trí.
 	- Đa số các học sinh viết chưa đẹp, chưa có tính thẩm mĩ; các nét chữ chưa đều, chưa kết hợp hài hòa giữa các con chữ trong một chữ; chữ viết còn nghiêng ngã tự do.
	- Một số học sinh chưa biết cách trình bày một bài viết. Từ đó sách vở của học sinh không được sạch đẹp.
 	Nguyên nhân:
 	Qua điều tra, tìm hiểu thì nguyên nhân dẫn đến các thực trạng về chữ viết nêu trên của học sinh, theo tôi do những nguyên nhân sau:
 	a. Đối với học sinh: 
 - Một số em chưa nắm được kĩ thuật cách cầm bút, một số em do bản tính hiếu động muốn nhanh hơn bạn, viết láu cho xong nên không để ý đến chữ viết của mình. Bên cạnh đó, lứa tuổi của các em chưa có lòng kiên trì, chịu khó. 
 - Các em cũng chưa ý thức được “Rèn chữ viết chính là rèn nết người”. 
	b. Đối với phụ huynh: 
 - Phụ huynh ở vùng ven biển, nông thôn thường bận bịu công việc làm ăn cả ngày, ít quan tâm đến việc học tập, việc viết chữ của học sinh. 
 - Từ việc thiếu việc quan tâm đó nên việc trang bị các đồ dùng học tập còn thiếu, sách vở không được bao bọc cẩn thận, việc sử dụng bút viết không đúng loại, đúng cỡ nên ảnh hưởng rất nhiều đến việc viết chữ của học sinh.
 	c. Đối với giáo viên: 
 Một số giáo viên chưa nhận thức đúng đắn về vị trí, tầm quan trọng của chữ viết, còn xem nhẹ các tiết dạy tập viết, chưa hướng dẫn tỉ mĩ việc viết đúng mẫu, đúng nét, đúng qui trình các chữ
 	d. Đối với nhà trường: 
 - Cơ sở vật chất còn bất cập, bàn ghế chưa đúng qui cách, chưa phù hợp với lứa tuổi học sinh, bảng viết trơn trượt, không kẻ ô li.
 	 - Phong trào vở sạch chữ đẹp chưa được Ban giám hiệu chú trọng đúng mức, chưa tạo điều kiện cho học sinh tham gia dự thi viết chữ đẹp các cấp do Ngành tổ chức. 
III/ Những biện pháp giúp học sinh rèn kĩ năng viết chữ đẹp: 
 	a. Đối với giáo viên:
 	- Mỗi giáo viên phải nắm vững yêu cầu kĩ năng rèn luyện chữ viết ở các môn học; phải gương mẫu, tự rèn luyện chữ viết của mình để đứng trước học sinh luôn là khuôn mẫu, không được cẩu thả tùy tiện. Đặc biệt khi dạy môn Tập viết, giáo viên phải nắm vững yêu cầu, kĩ năng viết chữ từng bài, từng giai đoạn. Nắm vững các nét cơ bản, nét nối, điểm đặt bút, điểm kết thúc.
	Ví dụ: 
 	+	 Nét thẳng gồm có: nét thẳng đứng, nét ngang, nét xiên phải, nét xiên trái, nét hất. 
 	+	 Nét cong gồm có: nét cong kín, nét cong hở phải, nét cong hở trái.
 	+	 Nét móc gồm có: nét móc xuôi, nét móc ngược, nét móc hai đầu, nét móc hai đầu có thắt ở giữa.
 +	 Nét khuyết gồm có: nét khuyết xuôi, nét khuyết ngược.
 +	 Nét thắt. 
 	+ Cách viết các nét nối có 2 cách viết:
 	 . Viết nối thuận lợi cho người viết, chỉ cần đưa tiếp nét bút từ điểm dừng bút của chữ cái đứng trước nối sang điểm đặt bút của chữ cái đứng sau theo hướng dịch chuyển của nét bút từ trái sang phải.
 	 	. Khi gặp trường hợp viết nối không thuận lợi, ta phải điều tiết thêm điểm dừng cao hơn hoặc thấp hơn để nối cho liền mạch mà không bị gãy nét, đứt nét. Khi viết nối không thuận lợi, người viết cần phải thêm nét nối phụ, trường hợp không thể thêm nét nối phụ thì ta lia bút sang để đảm bảo viết liền mạch.
 	- Mỗi giáo viên phải nắm được phương pháp giáo dục, bồi dưỡng, nâng cao cho học sinh một số đức tính và thái độ cần thiết trong việc rèn luyện chữ viết như: lòng say mê, ý chí quyết tâm, tính cẩn thận, chính xác, thẩm mĩ, ý thức viết đúng và đẹp.
	- Mỗi giáo viên phải có một quyển vở riêng để luyện chữ viết, mỗi tuần một bài văn vần hoặc văn xuôi, chọn trong chương trình dạy học của khối mình (ngoài quyển vở luyện viết theo mẫu in sẵn của Ngành).
 	- Mỗi giáo viên chủ nhiệm, phải xây dựng nhóm nhân tố viết chữ đẹp của lớp mình, để kích thích việc rèn chữ viết đẹp cho cả lớp. Hằng ngày, giáo viên phải dành một khoảng thời gian nhất định từ 15 – 20 phút để cho học sinh luyện viết. Cuối mỗi tuần vào giờ sinh hoạt lớp giáo viên có thể tổng kết và tổ chức cho cả lớp chơi trò chơi thi viết chữ đẹp. 
 	b. Đối với học sinh:
 	- Mỗi học sinh phải có hiểu biết về dòng kẻ, độ cao, cỡ chữ, hình dáng, cấu tạo chữ cái, khoảng cách giữa các chữ cái, tiếng, từ, cách viết chữ số, ghi dấu thanh đúng vị trí. Học sinh phải rèn luyện kĩ năng viết đúng qui trình, biết liên kết chữ cái theo yêu cầu liền mạch nhờ các nét nối, rèn luyện tư thế ngồi viết đúng, hợp vệ sinh, khoa học; cách cầm bút, cách để vở dịch chuyển tay viết (tùy theo yêu cầu của từng khối lớp).
	- Mỗi học sinh phải thực hiện nghiêm túc, thường xuyên việc rèn chữ viết theo yêu cầu của nhà trường như vở rèn chữ viết theo mẫu qui định của Ngành, vở rèn chữ viết cá nhân.
 	- Học sinh có ý thức giữ vở sạch như: viết đúng và đẹp, trình bày bài viết sạch sẽ, khoa học, đúng thể loại văn bản, vở bao bìa dán nhãn cẩn thận
 	c. Đối với Ban giám hiệu: 
 	- Ban giám hiệu phối hợp với Hội PHHS, tham mưu với lãnh đạo cấp trên trang bị đầy đủ các điều kiện về cơ sở vật chất như bàn ghế học sinh ngồi, bảng viết có kẻ ô, hệ thống điện chiếu sáng các phòng đảm bảo đúng qui cách, hợp vệ sinh. Trang bị mỗi phòng học tranh, ảnh các mẫu chữ cái theo qui định, tư thế ngồi viết đúng của học sinh
 	- Tổ chức thi “Viết chữ đẹp” cấp trường cho học sinh ngay từ tháng 11 đầu năm học và tạo điều kiện cho học sinh thi “Viết chữ đẹp” các cấp do Ngành tổ chức.
	- Tổ chức lớp bồi dưỡng học sinh viết chữ đẹp cho tất cả các khối lớp từ khối 1 đến khối 5, mỗi tuần 2 buổi (Thứ 7 và chủ nhật), bắt đầu từ tháng 12. Một lớp dành cho học sinh khối 1, 2, 3, một lớp dành cho học sinh khối 4, 5. Mỗi lớp giao cho một giáo viên trực tiếp chịu trách nhiệm bồi dưỡng đến cuối năm học.
 	- Ban giám hiệu kiểm tra thường xuyên theo định kì hàng tháng việc luyện chữ viết của giáo viên và chất lượng vở sạch chữ đẹp của các lớp.
 	- Ban giám hiệu tạo mọi điều kiện tốt nhất để duy trì các lớp bồi dưỡng viết chữ đẹp hàng năm và tham mưu với Hội PHHS hỗ trợ kinh phí thường xuyên cho các lớp bồi dưỡng, các kì thi “Viết chữ đẹp” cho giáo viên và học sinh.
 	Song song với những biện pháp nêu trên, nhà trường vào đầu năm học đều đưa nội dung rèn chữ viết đẹp trong các cuộc họp PHHS nhằm nâng cao nhận thức việc “Giữ vở sạch – Viết chữ đẹp” đến phụ huynh; bên cạnh đó, các giáo viên cũng cần phải thường xuyên nhắc nhở phụ huynh tạo điều kiện giúp con em rèn chữ viết ở nhà theo hướng dẫn của trường. 
	IV/ Kết quả đạt được:
 	Qua 3 năm áp dụng các biện pháp trên, tôi nhận thấy học sinh của trường đã có rất nhiều tiến bộ trong việc rèn chữ viết, năm sau cao hơn năm trước; học sinh của trường đã có nhiều em đạt giải viết chữ đẹp cấp Thành phố, Tỉnh, Quốc gia, góp phần xây dựng đơn vị Trường vươn lên xếp thứ Nhì về phong trào “Viết chữ đẹp” toàn Ngành Giáo dục Nha Trang trong 2 năm liền như sau:
 	Xếp loại vở sạch chữ đẹp hàng năm của trường: 
2005 – 2006
2006 – 2007
HKI: 2007 – 2008
A
56.4%
68.4%
68%
B
38%
27.1%
27.9%
C
5.6%
4.5%
4.1%
	Kết quả các kì thi “Viết chữ đẹp” các cấp:
 	Năm học 2004 – 2005: có 01 học sinh đạt giải Ba cấp Thành phố.
 	Năm học 2005 – 2006: 
 + Cấp Thành phố: 
 	02 giải Nhất (Khối 1 – khối 3) 
	01 giải Nhì (Khối 3)
 01 giải Khuyến khích (Khối 4) 
 	Trường đạt giải Nhì toàn đoàn.
 	+ Cấp Tỉnh: 
 	01 giải Nhất (Khối 1)
 	01 giải Ba (Khối 3)
 	+ Cấp Quốc gia: 
 	01 giải Nhì (Khối 1)
 	Năm học 2006 – 2007:
 	+ Cấp Thành phố: 
 	01 giải Nhất (Khối 1)
 	01 giải Ba (Khối 4)
 	Trường đạt giải Nhì toàn đoàn.
 	+ Cấp Tỉnh:
 	01 giải Nhất (Khối 1)
 	01 giải Nhất (Khối 4)
	Năm học 2007 – 2008: Ngành không tổ chức thi “Viết chữ đẹp”.
 	V/ Bài học kinh nghiệm: 
	1. Đối với giáo viên:
	- Nắm được khái quát những vấn đề chung về bộ chữ Tiếng việt và nguyên tắc, phương pháp dạy Tập viết cho học sinh cấp Tiểu học.
	- Kĩ năng viết chữ của từng giáo viên phải mẫu mực.
	- Cần tích cực chọn lựa những phương pháp rèn chữ viết cho phù hợp với từng đối tượng học sinh trong lớp.
	- Phải có lòng yêu thương, có đức tính kiên trì, nhẫn nại trong việc rèn luyện chữ viết cho học sinh trong lớp.
	- Thường xuyên sử dụng có hiệu quả các phương tiện – đồ dùng rèn chữ viết như: bìa chữ mẫu, bảng lớp có kẻ ô li, bảng con, vở Tập viết  Kết hợp tổ chức các trò chơi, cuộc thi ngắn về chữ viết nhằm khuyến khích học sinh viết chữ đẹp.
	2. Đối với Lãnh đạo trường:
	- Ban giám hiệu phải xác định phong trào “Luyện viết chữ đẹp” là phong trào thi đua mũi nhọn của trường.
	- Tích cực tham mưu với lãnh đạo các cấp, Hội PHHS hổ trợ đầy đủ cơ sở vật chất như: bảng tốt có dòng kẻ, bàn ghế đúng qui cách phù hợp với lứa tuổi, phòng học thoáng mát, nền không gập ghềnh.
	- Tổ chức và duy trì thường xuyên lớp bồi dưỡng học sinh viết chữ đẹp trong suốt năm học.
	- Phong trào “Viết chữ đẹp – Giữ vở sạch” của nhà trường phải được sự đồng thuận và hổ trợ kinh phí của Hội PHHS./.
MỤC LỤC:
	I. Cơ sở lí luận – Tính thực tiễn của đề tài ...	Trang 1
	II. Thực trạng chữ viết của học sinh trường Tiểu học Vĩnh Lương 1 trong những năm trước đây .	Trang 2
III. Những biện pháp giúp học sinh rèn kĩ năng viết chữ đẹp ..	Trang 4
	IV. Kết quả đạt được 	Trang 6
	V. Bài học kinh nghiệm ...	Trang 7

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_chi_dao_phong_trao_lu.doc