Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh Lớp 1 học tốt hơn phần luyện nói theo chủ đề trong môn Tiếng việt

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh Lớp 1 học tốt hơn phần luyện nói theo chủ đề trong môn Tiếng việt

Nói, là một trong 4 kỹ năng cơ bản ( nghe, nói, đọc, viết) cần rèn luyện và phải đạt được khi hoàn thành chương trình Tiếng Việt lớp 1. Rèn kỹ năng nói là giúp học sinh phát triển ngôn ngữ nói. Rèn luyện, giúp học sinh luyện nói tốt tức là cơ sở nền móng cho việc phát triển ngôn ngữ nói, viết trong suốt bậc học và cả sau này. Ngoài ra, luyện nói cho học sinh, sẽ giúp các em mạnh dạn, tự tin hơn trong giao tiếp. Các em biết sử dụng từ, phát huy trí tưởng tượng về ngôn ngữ theo 1 chủ đề, hoàn cảnh giao tiếp . Ở học sinh lớp 1 ngôn ngữ chưa phát triển, vốn từ các em cong hạn chế, chưa biết cách dùng từ. Đặt biệt là học sinh vùng nông thôn khi hướng dẫn học sinh luyện nói theo chủ đề người giáo viên gặp rất nhiều khó khăn. Qua nhiều năm trực tiếp giảng dạy lớp 1, bản thân tôi nhận thấy: đa số học sinh khi học phần luyện nói thường nói trống không, không đầy đủ câu, các em nhút nhát, thiếu tự tin, nói không theo chủ đề yêu cầu Làm thế nào để có thể giúp học sinh vùng nông thôn học tốt phần luyện nói là câu hỏi đặt ra cho nhiều giáo viên trong đó có tôi. Để khắc phục những vấn đề trên giúp HS lớp 1 học tốt hơn phần luyện nói theo chủ đề trong môn Tiếng Việt, tôi đã áp dụng một số biện pháp mà trên thực tế tôi nhận thấy đã đạt hiệu quả tốt. Và đó là lý do tôi chọn đề tài "Một số biện pháp giúp HS lớp 1 học tốt hơn phần luyện nói theo chủ đề trong môn Tiếng Việt " .

doc 7 trang Người đăng dtquynh Lượt xem 1875Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh Lớp 1 học tốt hơn phần luyện nói theo chủ đề trong môn Tiếng việt", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH LỚP 1 HỌC TỐT HƠN PHẦN LUYỆN NÓI THEO CHỦ ĐỀ TRONG MÔN TIẾNG VIỆT .
	I/ ĐẶT VẤN ĐỀ :
Nói, là một trong 4 kỹ năng cơ bản ( nghe, nói, đọc, viết) cần rèn luyện và phải đạt được khi hoàn thành chương trình Tiếng Việt lớp 1. Rèn kỹ năng nói là giúp học sinh phát triển ngôn ngữ nói. Rèn luyện, giúp học sinh luyện nói tốt tức là cơ sở nền móng cho việc phát triển ngôn ngữ nói, viết trong suốt bậc học và cả sau này. Ngoài ra, luyện nói cho học sinh, sẽ giúp các em mạnh dạn, tự tin hơn trong giao tiếp. Các em biết sử dụng từ, phát huy trí tưởng tượng về ngôn ngữ theo 1 chủ đề, hoàn cảnh giao tiếp . Ở học sinh lớp 1 ngôn ngữ chưa phát triển, vốn từ các em cong hạn chế, chưa biết cách dùng từ. Đặt biệt là học sinh vùng nông thôn khi hướng dẫn học sinh luyện nói theo chủ đề người giáo viên gặp rất nhiều khó khăn. Qua nhiều năm trực tiếp giảng dạy lớp 1, bản thân tôi nhận thấy: đa số học sinh khi học phần luyện nói thường nói trống không, không đầy đủ câu, các em nhút nhát, thiếu tự tin, nói không theo chủ đề yêu cầu Làm thế nào để có thể giúp học sinh vùng nông thôn học tốt phần luyện nói là câu hỏi đặt ra cho nhiều giáo viên trong đó có tôi. Để khắc phục những vấn đề trên giúp HS lớp 1 học tốt hơn phần luyện nói theo chủ đề trong môn Tiếng Việt, tôi đã áp dụng một số biện pháp mà trên thực tế tôi nhận thấy đã đạt hiệu quả tốt. Và đó là lý do tôi chọn đề tài "Một số biện pháp giúp HS lớp 1 học tốt hơn phần luyện nói theo chủ đề trong môn Tiếng Việt " .
 II/ BIỆN PHÁP THỰC HIỆN:
 	Luyện nói là giúp các em nói được đôi ba câu về chủ đề. Kể lại được từng đoạn câu chuyện bằng vài câu ngắn. Giáo viên hướng dẫn các em nói đủ 2 nội dung: nhận biết về chủ đề và cảm xúc của các em trước chủ đề đó. Các chủ đề luyện nói, luôn gắn liền với mỗi bài học âm, vần và tập đọc trong suốt cả năm học. Phần học vần có 80 chủ đề, tập đọc có 32 nội dung. Thời gian dành cho luyện nói thông thường 8-10 phút, kể chuyện ở học kỳ II chiếm 30 phút (1 tiết học riêng). Chương trình yêu cầu của luyện nói nâng dần theo mức độ từ dễ đến khó, ngắn đến dài.	
 	Chủ đề của chương trình Tiếng Việt 1 thể hiện ở hai dạng:
 Dạng 1: Nói theo hội thoại, yêu cầu nói đủ to, rõ ràng, biết đặt câu hỏi về đối tượng, chào hỏi , chia tay trong gia đình, trường học.
 Dạng 2: Nói thành bài như kể lại câu chuyện đơn giản dựa vào tranh và nghe giáo viên kể.
	Để giúp học sinh của lớp có thể thực hiện tốt nội dung này tôi đã thực hiện một số biện pháp sau:
* Biện pháp 1: Giúp học sinh nắm chắc chủ đề, nội dung luyện nói của bài.
	Chủ đề luyện nói luôn gắn liền với sinh hoạt, cuộc sống, môi trường quen thuộc, gần gũi với sự hiểu biết của các em. Đặc biệt ở mỗi bài học vần, tập đọc sẽ có chủ đề nói tương ứng nên giáo viên hướng dẫn học sinh nói đúng chủ đề. Bằng cách: nêu yêu cầu của chủ đề cần nói. Giáo viên cũng có thể tận dụng tranh vẽ, hình ảnh... cho học sinh quan sát để giới thiệu về chủ đề cần luyện nói. Có thể coi tranh là 1 tình huống thể hiện của chủ đề luyện nói. Khi học những chủ đề quen thuộc như: chủ đề " Xanh, đỏ, tím, vàng" - bài 64, chủ đề " Tong cặp sách của em" - bài 85, giáo viên có thể khuyến khích học sinh sưu tầm hình ảnh, vật thật mang đến lớp để quan sát , thảo luận cùng nhau qua đó có thể cùng nhau luyện nói. Chính đồ vật các em chuẩn bị có khi là sở thích của các em, các em hiểu rõ về chúng hơn. Bởi vậy sẽ tạo cho trẻ niềm vui, hứng thú khi các em được nói, kể về chúng với bạn bè của mình. Điều đó cũng góp phần giúp nội dung luyện nói của giáo viên đạt hiệu quả.
	Điều đáng nói ở đây, trong chương trình phần gợi ý SGK qua hình vẽ hay gợi ý ở SGV rất ít có khi chỉ có 1 - 2 câu gợi ý, hình ảnh không diễn tả hết nội dung chủ đề, bởi vậy nếu người giáo viên chỉ làm theo SGK, SGV không mở rộng thêm thì học sinh khó có thể nói được. Giáo viên chuẩn bị và đưa ra hệ thống câu hỏi ngoài những gợi ý ở SGK để giúp các em tập trung những hiểu biết vốn có trong cuộc sống đề nói về chủ đề thông qua việc trả lời các câu hỏi của giáo viên. Vì vậy giáo viên phải đầu tư trong bài soạn, chuẩn bị tốt hệ thống câu hỏi gợi mở, có thể chẻ nhỏ các gợi ý đối với các đối tượng học sinh yếu ... thì mới có thể phát huy vốn sống, kiến thức thực tế của trẻ trongn tiết học. Ví dụ : Với chủ đề " Ngày chủ nhật" -bài 69 ( SGV chỉ có 2 câu gợi ý ). Giáo viên có thể đưa ra câu hỏi yêu cầu học sinh trả lời: Trong tranh vẽ cảnh gì? Em thấy những gì trong công viên? Ở Hội An, công viên thường có những gì? Ngày chủ nhật, bố mẹ cho em đi chơi ở đâu? Em hãy kể về một ngày chủ nhật của em? Tùy theo đối tượng học sinh, giáo viên có thể cho học sinh nói theo khả năng của mình : 1 đoạn, 2 câu, 1 câu.
* Biện pháp 2: Sử dụng nhiều hình thức, nhiều phương tiện và ĐDDH giúp học sinh luyện nói
 	Khi dạy luyện nói theo chủ đề người giáo viên có thể tổ chức hướng dẫn học sinh luyện nói theo hai bước:
	+ Trao đổi tìm ý: (Phát vấn, học nhóm, trao đổi theo cặp, quan sát tranh, theo dõi đoạn phim...). Giáo viên có thể nêu từng câu hỏi cho học sinh trả lời. Cũng có tổ chức cho học sinh nói theo cặp, nhóm, hội thoại chung cả lớp nêu ý cân nói qua hệ thống câu hỏi gợi mở. Thông qua nhóm các em được trao đổi, bàn luận, giao tiếp, đựoc học hỏi bạn bè chính điều đó làm cho trẻ mạnh dạn hơn, có thêm vốn từ, sự hiểu biết về chủ đề để có thể nói cá nhân.
	+ Tập nói cá nhân: Từng em trình bày bằng lời những nhận biết và cảm xúc của mình trước chủ đề.
	Ở những bài chỉ có 1- 2 câu gợi ý SGV, giáo viên có thể ứng dụng CNTT trong một phần nội dung của tiết học (ở phần luyện nói theo chủ đề ) để giúp học sinh có cơ hội được xem, được thấy những gì có liên quan đến chủ đề mình đang học qua đó có thể hiểu và nói tốt hơn. Ví dụ: - Bài 69, chủ đề luyện nói: Ngày chủ nhật; - Bài 71, chủ đề luyện nói: “Chợ tết” giáo viên có thể sưu tầm các đoạn phim ngắn rồi tổ chức cho học sinh xem hình ảnh, hoạt động của các loại máy hoặc cho học sinh xem đoạn phim về quang cảnh chợ tết Hội An, sau đó cho các em nói về những gì các em đã nhìn thấy. Giáo viên cần thay đổi hình thức tổ chức lớp học để tạo không khí thoải mái, vui tươi và nhẹ nhàng. Làm cho các em thích nói, thích bày tỏ ý kiến, mạnh dạn bộc lộ những suy nghĩ của mình, từ đó các em sẽ nói một cách tự nhiên, không bị cưỡng ép hay rập khuôn. Đối với dạng bài hội thoại, có thể cho học sinh hỏi đáp theo cặp dưới sự dẫn dắt của giáo viên. Đối với bài kể chuyện theo tranh cho học sinh kể một đoạn của câu chuyện, nhiều em kể mỗi một đoạn gộp lại sẽ được câu chuyện hoàn chỉnh. Tuy nhiên tạo cơ hội cho cá nhân nào cũng được nói , có thể tổ chức cho học sinh thi nói tiếp sức để tiết học thêm sinh động vui tươi hơn. Giáo viên phải xây dựng được mối quan hệ thân thiện giữa các cá nhân - tập thể trong lớp, tập cho các em giao tiếp với nhau, trao đổi thông tin, thảo luận qua các môn học... Tăng cường rèn luyện việc học tập theo nhóm, tổ chức các trò chơi “ thi nói về chủ đề em yêu thích” trong các bài học vần, tập đọc trong tuần ở các tiết SHTT, HDTH, HĐNGLL và theo dõi hướng dẫn để giúp các em hoàn thành tốt các yêu cầu giáo viên đề ra bằng cách trình bày trước lớp.
* Biện pháp 3: Khắc phục tình trạng rụt rè, nhút nhát, thiếu tự tin ở học sinh khi luyện nói.
Trong thực tế giảng dạy, tôi nhận thấy một số học sinh rất ngại nói bởi tâm lí sợ đám đông, sợ nói sai, không biết bắt đầu như thế nào, vốn từ không có. Bởi vậy tôi thường xuyên gọi học sinh nhút nhát lên bảng không chỉ ở phần luyện nói mà ở các môn học khác, gợi ý, hướng dẫn, dẫn dắt học sinh trả lời từng ý nhỏ đến ý lớn. Trường hợp học sinh không nói được giáo viên gợi ý hoặc có thể nói mẫu rồi cho học sinh nhắc lại, hay nói theo câu của bạn. Trong lớp học, ở các tiết học thường thiết kế các hoạt động học nhóm, các trò chơi,  tạo cơ hội cho số trẻ này được tham gia, được trình bày thường xuyên trò chuyện với các em khi có thời gian. Giờ sinh hoạt luôn gần gũi với các em để rút ngắn khoảng cách, tạo cho các em cảm giác yên tâm, tự tin hơn. Tôi luôn động viên khuyến khích các em một cách kịp thời, biết khen các em dù có ý đúng nhỏ, tránh la mắng, tránh "chê trách" .Tôi nhận thấy, nếu tạo cho các em cảm giác thiếu tự tin ở bản thân lần sau các em không dám nói . Trong việc sắp xếp chỗ ngồi tôi thường bố trí ngồi xen kẽ các em theo trình độ, em khá ngồi cạnh em yếu, những em nhút nhát ngồi cạnh em mạnh dạn  có như vậy thì các em sẽ có cơ hội giúp đỡ lẫn nhau, trao đổi, nói với nhau để cùng nhau tiến bộ.
* Biện pháp 4: Hướng dẫn học sinh nói đủ câu, đủ ý:
	Thực tế chứng minh rằng một số học sinh của lớp khi trả lời giáo viên các em thường nói cụt lủn, nói trống không, không đầy đủ câu. Bởi có khi do thói quen hàng ngày giao tiếp, do vốn từ và khả năng nhớ nội dung câu hỏi của giáo viên hạn chế. Để hạn chế tối đa tình trạng này, trong giảng dạy khi gọi học sinh trả lời tôi hướng dẫn các em nhắc lại một phần câu hỏi trong câu trả lời . Ví dụ hỏi: “Sau khi ăn cơm trưa em thường làm gì?” thay vì học sinh trả lời “ngủ trưa”, “học bài” thì các em sẽ trả lời: “Sau khi ăm cơm trưa xong em ”. Lúc đầu giáo viên trả lời mẫu cho học sinh nghe, sau đó yêu cầu học sinh nói lại câu nói của giáo viên hoặc câu của bạn. Quan tâm uốn nắn sửa sai kịp thời cho các em ở mọi lúc, trong bất kỳ môn học nào, sau vài lần sửa chắc chắn các em sẽ khắc phục được và tiến bộ hơn trước. Khi học sinh trả lời (ở các câu hỏi tìm hiểu nội dung bài, các câu hỏi phát biểu về suy nghĩ của trẻ tôi thường hướng các em trả lời theo ý, theo cảm nghĩ của trẻ cầm sách đọc cả đoạn hoặc dùng lại câu, nói lặp từ bạn đã trình bày một cách sáo mòn. 
III. KẾT LUẬN:
	Qua thời gian thực hiện, sau mỗi bài học bản thân tôi tự nhận xét, đúc rút cho mình những kinh nghiệm, tôi thấy các em học tập có phần sôi nổi, những em nhút nhát hoà nhập với bạn bè , không còn rụt rè và có khả năng nói tốt hơn, mạnh dạn phát biểu xây dựng bài. Kết quả học tập hầu hết ở các môn đều tiến bộ, học sinh dám nói ra suy nghĩ của mình. Các em biết áp dụng những điều đã học vào giao tiếp hàng ngày ở trường, ở gia đình. Cha mẹ học sinh cũng nhận thấy con mình ngoan hơn, tiến bộ hơn.
 Cụ thể: 
Lớp 1/ 2 với sĩ số: 36 em, kết quả đạt được ở năm học 2008 – 2009 như sau: 
Học kì
Số em luyện nói tốt 
(nói đủ câu, đúng chủ đề)
Số em nói chưa đạt yêu cầu 
( nói chưa đủ câu, chưa đúng chủ đề)
Đầu năm
16 em – 44, 4%
20 em – 55,6 %
Cuối học kì I
25 em – 69,5%
11 em – 30,5%
Giữa học kì II
35 em – 97,2%
1 em – 2,8%
 Với kết quả thu được, bản thân tôi rút ra những kinh nghiệm sau:
 + Giáo viên cần nắm bắt và hiểu nội dung, mục tiêu của chương trình, ý đồ của từng chủ đề luyện nói.
	+ Tận dụng tối đa phương tiện trực quan, phát huy năng lực quan sát của học sinh.
	+ Hệ thống câu hỏi dẫn dắt, gợi ý phải rõ ràng, ngắn gọn xoay quanh chủ đề luyện nói, phù hợp với mọi trình độ của học sinh trong lớp.
 + Xây dựng lớp học trong không khí học tập thoải mái, vui tươi, thân thiện giữa thầy và trò, giữa học sinh với học sinh. Động viên, khuyến khích, uốn nắn học sinh kịp thời ở tất cả các môn học, gần gũi trò chuyện cùng học sinh, nhất là học sinh nhút nhát. Xây dựng tốt nề nếp lớp học, phối hợp nhịp nhàng các hình thức tổ chức dạy học.
	+ Trao đổi kịp thời những khó khăn gặp phải với tổ chuyên môn để tìm ra giải pháp tối ưu phù hợp với học sinh.
	Trên đây là một số kinh nghiệm mà bản thân tôi đã đúc rút qua nhiều năm giảng dạy. Mặc dù kết quả đạt được là rất khả quan, song việc nghiên cứu phương pháp chắc chắn còn gặp thiếu sót. Tôi rất mong nhận được sự chỉ đạo của cấp lãnh đạo để đề tài này được hoàn thiện hơn .	
	 Người viết
 Võ Thị Thùy trang 	

Tài liệu đính kèm:

  • docMỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH LỚP 1 HỌC TỐT HƠN PHẦN LUYỆN NÓI THEO CHỦ ĐỀ TRONG MÔN TIẾNG VIỆT.doc