Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh lớp bốn học tốt môn Toán

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh lớp bốn học tốt môn Toán

Hồ Chủ tịch – người thầy vĩ đại của Đảng, của Cách mạng Việt Nam đã nói: “Muốn có đạo đức Cách mạng thì phải có tri thức”.

 Điều này chứng tỏ tri thức trong xã hội là chìa khóa vạn năng để mở tất cả bí mật trong vũ trụ bao la này.

 Muốn có tri thức thì phải học và học thật tốt. Việc học phải trải qua muôn vàn gian khổ, quá trình thử thách, nghiền ngẫm, suy luận, tìm tòi, kể cả phải vượt qua thác ghềnh, chông gai mới có được.

 Một trong những nhiệm vụ quan trọng bậc nhất của nhà trường hiện nay là hình thành, phát triển trí tuệ cho học sinh. Những nghiên cứu gần đây, Hồ Ngọc Đại cho thấy khi thực hiện nhiệm vụ đó bằng cách tổ chức hoạt động học tập ngay từ khi trẻ tới trường tiểu học, môn Toán chiếm một vị trí hết sức quan trọng. Toán học với tư cách là một môn khoa học nghiên cứu về một số mặt của thế giới hiện thực, có một hệ thống kiến thức cơ bản và phương pháp nhận thức cơ bản rất cần thiết cho đời sống sinh hoạt và lao động. Nó còn là phương tiện, là công cụ cần thiết để học các môn học khác. Đồng thời nó góp phần to lớn vào việc phát triển tư duy lo-gic, bồi dưỡng và phát triển các thao tác trí tuệ: trừu tượng hóa, khái quát hóa, phân tích, tổng hợp, so sánh, Mặt khác, môn Toán còn góp phần quan trọng vào việc phát triển tư duy độc lập, linh hoạt, sáng tạo trong việc hình thành các phẩm chất của con người lao động mới.

 Hiện nay, việc nâng cao chất lượng dạy và học của giáo viên và học sinh là mối quan tâm có tầm quan trọng hàng đầu bao trùm và chi phối mọi hoạt động khác. Trong các môn học ở tiểu học thì môn Toán giúp học sinh nắm được kiến thức Toán học cơ bản, có cơ sở học tốt các môn khác, giúp các em năng động, sáng tạo, tự tin hơn. Chương trình Toán lớp 4 là sự kế thừa, tiếp tục của toán 1, 2, 3. Nội dung đã có những thay đổi mới, tăng cường thực hành, ứng dụng kiến thức mới giúp học sinh phát huy được năng lực, tích cực hơn trong việc học, các bài tập vừa sức với học sinh.

 

doc 16 trang Người đăng dtquynh Lượt xem 7052Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh lớp bốn học tốt môn Toán", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I. TÊN ĐỀ TÀI: MỘT SỐ BIỆN PHÁP
 GIÚP HỌC SINH LỚP BỐN HỌC TỐT MÔN TOÁN
II. ĐẶT VẤN ĐỀ: 
 Hồ Chủ tịch – người thầy vĩ đại của Đảng, của Cách mạng Việt Nam đã nói: “Muốn có đạo đức Cách mạng thì phải có tri thức”.
 Điều này chứng tỏ tri thức trong xã hội là chìa khóa vạn năng để mở tất cả bí mật trong vũ trụ bao la này.
 Muốn có tri thức thì phải học và học thật tốt. Việc học phải trải qua muôn vàn gian khổ, quá trình thử thách, nghiền ngẫm, suy luận, tìm tòi, kể cả phải vượt qua thác ghềnh, chông gai mới có được.
 Một trong những nhiệm vụ quan trọng bậc nhất của nhà trường hiện nay là hình thành, phát triển trí tuệ cho học sinh. Những nghiên cứu gần đây, Hồ Ngọc Đại cho thấy khi thực hiện nhiệm vụ đó bằng cách tổ chức hoạt động học tập ngay từ khi trẻ tới trường tiểu học, môn Toán chiếm một vị trí hết sức quan trọng. Toán học với tư cách là một môn khoa học nghiên cứu về một số mặt của thế giới hiện thực, có một hệ thống kiến thức cơ bản và phương pháp nhận thức cơ bản rất cần thiết cho đời sống sinh hoạt và lao động. Nó còn là phương tiện, là công cụ cần thiết để học các môn học khác. Đồng thời nó góp phần to lớn vào việc phát triển tư duy lo-gic, bồi dưỡng và phát triển các thao tác trí tuệ: trừu tượng hóa, khái quát hóa, phân tích, tổng hợp, so sánh,Mặt khác, môn Toán còn góp phần quan trọng vào việc phát triển tư duy độc lập, linh hoạt, sáng tạo trong việc hình thành các phẩm chất của con người lao động mới.
 Hiện nay, việc nâng cao chất lượng dạy và học của giáo viên và học sinh là mối quan tâm có tầm quan trọng hàng đầu bao trùm và chi phối mọi hoạt động khác. Trong các môn học ở tiểu học thì môn Toán giúp học sinh nắm được kiến thức Toán học cơ bản, có cơ sở học tốt các môn khác, giúp các em năng động, sáng tạo, tự tin hơn. Chương trình Toán lớp 4 là sự kế thừa, tiếp tục của toán 1, 2, 3. Nội dung đã có những thay đổi mới, tăng cường thực hành, ứng dụng kiến thức mới giúp học sinh phát huy được năng lực, tích cực hơn trong việc học, các bài tập vừa sức với học sinh. 
 Để đạt được mục tiêu chương trình đề ra, Gv phải nắm chắc mục tiêu, nội dung đề khai thác trong từng bài. Điều quan trọng là GV phải nghiên cứu, đầu tư xây dựng phương pháp dạy và học, giao việc vừa sức cho từng đối tượng học sinh nhằm giúp học sinh tích cực trong hoạt động học tập, vận dụng được thành thạo những nội dung trong từng bài.
 Xuất phát từ vị trí và tầm quan trọng của môn toán ở tiểu học, xuất phát từ thực trạng dạy và học trong chương trình toán 4, qua nghiên cứu khả năng ứng dụng cụ thể, thiết thực của vấn đề tôi đã mạnh dạn nghiên cứu đề tài “ Một số biện pháp giúp học sinh lớp Bốn học tốt môn toán”. Với mong muốn nâng cao hiệu quả trong công tác giảng day.
III. CƠ SỞ LÍ LUẬN:
 Toán học là một môn khoa học đòi hỏi sự chính xác cao. Đặc biệt người học toán cần có kĩ năng làm toán tốt thì mới đem lại kết quả cao trong học tập. Mặt khác, học giỏi toán cũng là công cụ cần thiết để học các môn học khác cũng như nhận thức thế giới xung quanh và thực tiễn một cách có hiệu quả.
 Khả năng giáo dục nhiều mặt của môn toán rất to lớn, nó là tiền đề để phát triển tư duy logich đồng thời bồi dưỡng và phát triển những thao tác mang tính trí tuệ để nhận thức thế giới hiện thực như: trừu tượng hóa, khái quát hóa, phân tích tổng hợp, dự đoán, chứng minh. Nó có vai trò to lớn trong việc rèn luyện phương pháp suy luận, giải quyết vấn đề có căn cứ khoa học, toàn diện, chính xác; nó có nhiều tác dụng trong việc phát triển trí thông minh, tư duy độc lập, linh hoạt sáng tạo, góp phần giáo dục ý chí và những đức tính tốt như cần cù, nhẫn nại của con người. 
IV.CƠ SỞ THỰC TIỄN:
 Đặc điểm tình hình chung của lớp:
1. Thuận lợi:
 - Đa số học sinh có đầy đủ sách vở, đồ dùng học tập.
 - Cơ sở vật chất đầy đủ, khang trang, đầy đủ điều kiện ánh sáng để học sinh học tập.
 - Hầu hết các em có lòng say mê học toán, thích tìm tòi, khám phá điều mới lạ trong toán học.
2. Khó khăn:
- Mức độ lĩnh hội kiến thức của các em không đồng đều.
- Một số em còn ham chơi, thiếu chuyên cần trong học tập.
- Một số phụ huynh thiếu quan tâm đến việc học tập của con em mình. 
3. Thực trạng:
 Qua giảng dạy nhiều năm, tôi thấy thực trạng về chất lượng của học sinh lớp Bốn như sau:
- Nhân chia các em ít thực hiện được, trong lớp có 30 em chỉ có 1/3 số học sinh làm được, theo kịp được chương trình, còn lại 2/3 là làm chưa được.
- Còn nhiều em cộng trừ rất chậm, mau quên những kiến thức vừa lĩnh hội được, chưa có kĩ năng xác định yêu cầu bài toán thuộc dạng cơ bản, vận dụng kiến thức ở mức độ thấp ( máy móc, thuộc quy tắc nhưng có khi không áp dụng được).
- Giải bài toán có từ hai phép tính trở lên một cách khó khăn, hầu hết chưa biết tìm lời giải chính xác, đơn vị chư thích hợp.
 Dưới đây là bảng khảo sát chất lượng môn toán đầu năm:
GIỎI
KHÁ 
TB
YẾU
SL
TL
SL
TL
SL
TL
SL
TL
3
10%
10
33.3%
6
20%
11
36.7%
4 . Nguyên nhân:
 Qua điều tra tôi thấy học sinh yếu toán do các nguyên nhân sau:
4.1. Học sinh ít thuộc bảng nhân, bảng chia từ lớp 2, 3.
- Hầu hết học sinh ít thuộc bảng nhân, bảng chia nên thực hiện phép nhân, phép chia vô cùng khó khăn; không hiểu được 28 : 4 là được bao nhiêu lần.
- Nhân chia một chữ số đã khó với học sinh. Vậy mà đến lớp 4 các em phải nhân chia 2, 3 hoặc nhiều chữ số nên lại càng khó hơn. Do đó học sinh khó có thể hiểu được cách làm một cách nhanh chóng.
4.2. Một số em quá yếu, khả năng tính nhẩm chậm, nên làm các phép tính cộng, trừ chậm; nhân chia lại càng chậm hơn. Làm bài này chậm thì không thể hiểu được bài kia do vậy càng không hiểu bài dẫn đến không có kĩ năng làm bài. 
4.3. Học sinh hầu hết ít thuộc quy tắc nên mau quên, còn có số đông là học suông chứ không hiểu rõ nên việc áp dụng rất khó khăn..
- Ví dụ như các quy tắc về tính giá trị của biểu thức. Học sinh không nắm rõ nên vẫn làm lộn xộn chứ không thực hiện đúng theo thứ tự trong quy tắc.
4.4 Khả năng phân tích, tổng hợp các yếu tố, các dữ kiện của đề toán của các em còn quá yếu nên học giải bài toán từ hai phép toán từ hai phép tính trở lên rất khó khăn, không biết phân tích từ kết luận đến giả thiết, không biết vận dụng cái có để đi tìm cái chưa có. Do vậy, nhiều bài tính giả giảng kĩ nhưng học sinh vẫn không làm được, khi giải xong lại ghi đơn vị của cái đã cho chứ không ghi đơn vị của cái phải tìm, lời giải cho mỗi phép tính lại không phù hợp.
4.5. Do bản thân mỗi học sinh lười học:
- Trong lớp chỉ có vài học sinh ham học hỏi, ham hiểu biết, lo tìm tòi, tìm hiểu cách giải, còn lại hầu hết là học cho xong chuyện, làm cho xong rồi đi chơi không cần biết đúng hay sai, không chịu khó tìm tòi suy nghĩ, không phát triển được tư duy, không nắm được kiến thức cơ bản. 
4.6. Sự cộng tác của phụ huynh còn rất hạn chế. 
- Một số phụ huynh đưa con em đến trường là khoáng cho GV, con em học được chừng nào hay chừng ấy, không có sự kiểm tra chỉ bảo của phụ huynh. 
- Còn lại số đông phụ huynh là chăm lo cho con cái nhưng không nắm được phương pháp giải nên không thể hướng dẫn cho con em học được. Với chương trình cải cách mới, cách học cách làm rất xa lạ với phụ huynh; rất nhiều phụ huynh có vốn kiến thức rất khá nhưng phương pháp giải không phù hợp với học sinh tiểu học nên vẫn không thể nào hướng dẫn cho con em được. 
4.7. Cấu tạo chương trình lớp 4 quá nặng đối với học sinh, chương trình học liên tục là những tiết phải cung cấp kiến thức mới với rất nhiều dạng toán, số tiết luyện tập ít nên giáo viên không có điều kiện, thời gian để luyện cho học sinh làm bài, do đó khó có thể làm cho học sinh nắm kiến thức chắc chắn được.
V . NỘI DUNG NGHIÊN CỨU:
 Để giúp cho học sinh học được môn toán, để hoàn thành nội dung chương trình lớp 4 theo đúng yêu cầu, tôi đã tìm ra những biện pháp cần thiết áp dụng vào việc học toán như sau:
Kiểm tra bảng cửu chương:
 Để học sinh làm được phép nhân, phép chia với số có một chữ số tiến đến hiểu và làm được tính nhân, tính chia số có hai, ba hoặc nhiều chữ số thì bắt buộc học sinh phải thuộc lòng bảng cửu chương. Do đó việc kiểm tra bảng cửu chương là việc làm thường xuyên ở mỗi tiết toán, có như vậy thì học sinh mới lo học và có thể thuộc được.
 * Biện pháp: Trong mỗi tiết toán tôi đã dành khoảng 2 phút đầu để kiểm tra, những tuần đầu tôi kiểm tra đọc thuộc lòng, các tuần sau đó lại kiểm tra theo cách chỉ bất kì. ví dụ: Hỏi 8 x 7= ?. Yêu cầu học sinh phải trả lời ngay, nếu em nào trả lời chậm hoặc không trả lời được tức là chưa thật thuộc, mục đích ở đây là tránh cho các em thuộc một cách máy móc.
 Để khuyến khích và bắt buộc học sinh học thuộc, tôi luôn kèm theo hình thức khen thưởng và trách phạt. Nếu thuộc thì được cộng thêm một điểm, nếu không thuộc các em phải về nhà chép lại bảng nhân đó ít nhất là 10 lần cho nhớ, kèm với việc liên hệ với gia đình để nhắc nhở thêm.
 Đây là việc giáo viên phải làm thường xuyên cho đến khi nào biết chắc rằng cả lớp đã thật thuộc thì mới thôi.
Luyện cho học sinh tính nhẩm:
 Tính nhẩm về cộng trừ hai chữ số trên dưới 10, học sinh đã học từ lớp một nhưng đến lớp 4 vẫn còn nhiều em tính quá chậm, tính chậm sẽ làm toán chậm do đó làm bài không kịp giờ.
 Muốn học sinh tính nhanh thì phải rèn kĩ năng tính nhẩm cho các em.
 Ví dụ : 5 + 7= 5 + 5 + 2 = 10 + 2 = 12
 15 - 7 = 15 – 5 - 2 = 10 - 2 = 8
 Trong mỗi tiết học đều cho học sinh yếu lên bảng, hướng dẫn cho em trên bảng tính và cả lớp cùng nghe. Đây cũng là việc giáo viên phải làm thường xuyên trong mỗi tiết học để cho học sinh khắc sâu, nhớ được cách tính, từ đó sẽ giúp các em làm tính nhanh hơn.
3. Cho học sinh nắm được qui tắc, tên số trong mỗi phép tính:
- Muốn làm tốt dạng toán tìm x thì học sinh cần phải nắm được các thành phần trong mỗi phép tính thì mới áp dụng qui tắc để làm được bài, nếu không nắm được các thành phần chưa biết trong mỗi phép tính thì dù có thuộc qui tắc cũng sẽ không làm được bài.
- Do đó, khi gặp loại toán này giáo viên phải thường xuyên ôn luyện . Mỗi lần ôn, luyện sẽ giúp học sinh vừa nhớ bài, vừa khắc sâu kiến thức hơn.
- Khi đã thuộc được tên số và qui tắc thì chắc chắn học sinh sẽ làm bài một cách dễ dàng, không thể lẫn lộn.
 	Ví dụ: Tìm số trừ : 325 - x = 200
 Khi gặp dạng này học sinh sẽ áp dụng một cách dễ dàng: Muốn tìm số trừ ta lấy số bị trừ trừ đi hiệu: x = 325 – 200
 x = 125
	4. Luyện cách làm toán có nhiều phép tính:
- Đến lớp 4, giải toán đã tiến lên bước cao hơn,  ... động vui khỏe, nó đóng vai trò quan trọng trong việc tìm hiểu, củng cố, nâng cao kiến thức một cách sinh động và có chất lượng.
- Tìm hiểu đề toán đơn giản có ý nghĩa gần gũi với thực tế, dễ hiểu, có hệ thống kiểu đề cùng dạng cho học sinh chơi để giúp học sinh có thói quen với cách phân tích tổng hợp, tìm ra lời giải. 
 Ví dụ: Trong lớp ta em Uyên được 15 điểm mười, em Lan có số điểm mười nhiều gấp ba lần em Uyên. Hỏi cả hai em có bao nhiêu điểm mười?
- Cho thi đua giữa các nhóm, nhóm nào có nhiều em giải được và giải nhanh nhất thì sẽ được tuyên dương, khen thưởng.
- Nếu cách chơi này thường xuyên được tổ chức trong mỗi tiết học toán sẽ kích thích học sinh động não và tính toán nhanh.
- Tìm nhiều trò chơi đố toán, đố vào đầu tiết học nhằm kích thích học sinh ham thích và cởi mở, thoải mái trong lúc học toán, cũng có thể đố toán trong lúc sinh hoạt. Làm như vậy vừa là trò chơi mà cũng vừa là cung cấp kiến thức.
 Ví dụ:
 + Cô có tám quả cam chia đều cho 3 tổ, mổi tổ được bao nhiêu quả?
 + Con đường từ nhà em đến trường dài 900m, em đi hết quãng đường đó trong 1/3 giờ. Hỏi mỗi phút đi được bao nhiêu mét?
 - Với nhiều dạng bài tập khác nhau nhưng hầu hết là gần gũi với các em làm kích thích tính ham hiểu biết cho các em, từ đó em vừa ham học, vừa có thói quen suy nghĩ tính toán, góp phần hình thành kỹ năng tính toán.
9 .Đề ra hình thức thi đua hằng tuần:
- Bên cạnh việc khuyến khích học tập, gây hứng thú học tập, còn phải đề ra những biện pháp thi đua làm cho tất cả học sinh trong cả lớp tích cực học tập, hạn chế tình trạng lười học.
- Để theo dõi thường xuyên và đầy đủ tất cả học sinh trong lớp, bản thân giáo viên không thể nào quán xuyến hết mà phải nhờ đến đội ngũ ban chỉ huy lớp, ban chỉ huy Đội nhưng sâu sát, đắc lực nhất là các tổ trưởng.
- Lập cho mỗi học sinh một phiếu theo dõi hàng ngày về các hoạt động trên lớp và giao cho các tổ trưởng giữ để theo dõi kiểm tra và ghi vào phiếu hằng ngày. Mỗi phiếu được làm theo cỡ giấy vở học sinh gồm các nội dung sau:
PHIẾU THEO DÕI HẰNG NGÀY
 Họ và tên Lớp..
	các mặt
TUẦN
Không truy bài
Mất trật tự
Không thuộc bài
Không làm bài ở nhà
Nhận xét cảu giáo viên
Ý kiến của P.H
1
2
.
..
- Hằng ngày ở lớp trong 15 phút đầu giờ, tổ trưởng kiểm tra nội dung truy bài, kiểm tra việc tổ viên có thuộc bài theo lời dặn của giáo viên ở buổi học trước hay không, kiểm tra kết quả làm bài ở nhà và trong cả buổi tổ trưởng cũng theo dõi về trật tự để ghi vào phiếu của mỗi em. Hằng ngày được tính bằng số lần và qui định ghi bằng dấu gạch như một lần ghi , 2 lần ghi  Cuối tuần tổ trưởng tổng kết số lần và ghi ở dòng dưới. giáo viên tập hợp phiếu theo dõi và nêu nhận xét trước lớp rồi gởi cho học sinh mang về cho phụ huynh xem, có ý kiến rồi trả lại cho tổ trưởng vào đầu tuần. Qua phiếu này phụ huynh sẽ nắm được việc học của con mình ở trường, việc học bài, làm bài ở nhà của con mình, từ đó phụ huynh có biện pháp theo dõi, nhắc nhỡ, giúp đỡ con mình học tốt hơn.
- Việc làm này được thực hiện thường xuyên, qua phiếu theo dõi, giáo viên tóm tắt được ở lớp của mỗi học sinh và liên hệ được những điểm yếu cần khắc phục của từng em để gởi về gia đình. Nhờ vậy mà phụ huynh sẽ có cách giúp đỡ và cùng hỗ trợ với giáo viên để nâng cao chất lượng học tập của con em trong đó có môn cơ bản là môn toán.
- Kèm theo với việc liên hệ phụ huynh ở lớp cuối mỗi tuần tôi cũng tổng kết tuyên dương những em đạt tốt, động viên, nhắc nhở, có thể trách phạt đối với các em chưa tốt hoặc thường xuyên vi phạm nhiều lần.
- Đề ra thi đua từng đợt trong lớp. Dựa trên kết quả tổng kết hằng tuần để có khen thưởng đối với những em xuất sắc và nhất là chú ý tuyên dương khen thưởng mà có cố gắng để tiến bộ.
- Tuy phần thưởng chỉ là những phần thưởng nhỏ như một cuốn vở, một cây bút bi nhưng đây là vinh dự nên sẽ kích thích tinh thần thi đua của các em, làm cho mỗi em sẽ có sự nỗ lực phấn đấu để được thường xuyên nhận vinh dự trên.
VI/KẾT QUẢ:
 Qua một thời gian áp dụng đề tài: “ Một số biện pháp giúp học sinh học tốt môn toán lớp bốn” đem lại những kết quả sau:
1. Tất cả học sinh hiện nay đều làm tính cộng trừ tốt, nhân không phải tính bằng ngón tay, ngón chân vì vậy mức độ làm toán nhanh hơn.
2. Tất cả đều thuộc lầu bảng cửu chươnglàm tính nhân chia dễ dàng. Kể cả nhân chia với số có nhiều chữ số cũng thực hiện tốt.
3. Làm toán tính x một cách khoa học, không còn nhầm lẫn giữa các dạng, không còn học sinh không biết làm.
4. Tính giá trị biểu thức một cách thành thạo, thực hiện đúng qui tắc, không thực hiện lộn xộn như trước đây.
5. Biết cách để phân tích đề toán, giải được bài toán có nhiều phép tính một cách logic, khoa học.
 Kết quả cụ thể qua các lần kiểm tra như sau:
Thời gian kiểm tra
Tổng số học sinh
Kết quả
Giỏi
Khá
TB
Yếu
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
Giữa kì I
30
10
33.3
13
43.3
5
16.7
2
6.6
Cuối kì I 
30
11
36.7
12
40.0
7
23.3
VII. KẾT LUÂN: 
 Trong dạy học nói chung, dạy toán nói riêng tôi thiết nghĩ mỗi một giáo viên ai cũng mong muốn học sinh mình đều đạt những yêu cầu cơ bản về kiến thức cũng như kĩ năng. Song đối với những đối tưọng học sinh yếu kém về môn toán thì điều này quả thật không dễ dàng chút nào. Qua trao đổi, học hỏi ở bạn bè đồng nghiệp cùng với kinh nghiệm giảng dạy của bản thân tôi đã rút ra bài học kinh nghiệm cho mình trong việc giúp đỡ học sinh gặp khó khăn trong học toán đạt kết quả như sau:
- Người giáo viên phải nhiệt tình, tận tuỵ với nghề nghiệp, có lòng yêu mến trẻ.
- Phải thường xuyên học hỏi để có nhiều kinh nghiệm, sáng tạo trong bài dạy, cách truyền thụ kiến thức nhằm tạo cho học sinh hứng thú học tập.
- Phải nắm được trình độ học sinh, để lựa chọn phương pháp và hình thức tổ chức cho phù hợp tạo ra không khí lớp học nhẹ nhàng, vui vẻ, sôi nổi.
- Giáo viên phải kiên trì, không vội vàng, nôn nóng, luôn luôn tin tưởng vào sự tiến bộ của học sinh để khuyến khích, động viên các em kịp thời. Đồng thời cũng phải nghiêm khắc đối với những học sinh có biểu hiện lười và tiêu cực trong học tập.
- Khi dạy mỗi bài, mỗi dạng cần giúp các em nắm vững bản chất, xác lập mối quan hệ giữa các dữ kiện , không bỏ sót dữ kiện nào để có kĩ năng giải thạo từng dạng bài.
- Giáo viên phải luôn đổi mới phương pháp dạy bằng nhiều hình thức như: trò chơi, đố vui.... phù hợp với đối tượng học sinh của mình: " Lấy học sinh để hướng vào hoạt động học, thầy là người hướng dẫn, tổ chức, trò nhận thức chủ động trong việc giải toán ''.
- Trong khi giải phải yêu cầu học sinh đặt câu hỏi: '' Làm phép tính đó để làm gì ?'' , từ đó có hướng giải đúng, chính xác.
Sau mỗi bài giải, học sinh phải biết xem xét lại kết quả mình làm để giúp các em tự tin hơn khi giải quyết một vấn đề gì đó.
 Qua cách dạy đã nêu trên đây, so với các lớp học theo chỉ dẫn của sách giáo khoa và sách giáo viên, tôi nhận thấy học sinh dễ hiểu bài hơn, dễ áp dụng hơn. Qua kết quả học tập của học sinh lớp tôi, các đồng nghiệp trong khối cũng nhận thấy cách hướng dẫn trên là hay và có hiệu quả.
VIII. ĐỀ NGHỊ:
- Đối với phòng Giáo dục:Thường xuyên mở chuyên đề về dạy toán để giáo viên tham gia học tập, cùng học hỏi ở đồng nghiệp để phục vụ cho công tác giảng dạy đạt kết quả hơn nữa.
- Đối với nhà trường: Tổ chức ngoại khóa với hình thức thi đố vui để học nhằm ôn lại những kiến thức học sinh đã được học nhằm giúp các em khắc sâu hơn khi vận dụng. 
- Đối với phụ huynh: Cần quan tâm, tạo mọi điều kiện để giúp các em học tốt ở nhà.
 TÀI LIỆU THAM KHẢO:
TÊN TÁC GIẢ
TÊN TÀI LIỆU
NHÀ XUẤT BẢN
NĂM XB
Đỗ Đình Hoan
Sách giáo khoa toán 4
NXB Giáo Dục
1996
Đỗ Đình Hoan
Sách giáo viên toán 4
NXB Giáo Dục
2005
Trần Thị Minh Phương
Bồi dưỡng thường xuyên
Bộ GD&ĐT
2005
Vũ Dương Thuỵ
Đổi mới phương pháp dạy học tiểu học
NXBGiáo Dục
2000
MỤC LỤC
TT
 TIÊU ĐỀ TỪNG PHẦN
 TRANG
01
02
03
04
05
06
07
08
09
10
11
Tên đề tài
Đặt vấn đề
Cơ sở lý luận
Cơ sở thực tiễn
Nội dung nghiên cứu
Kết quả nghiên cứu
Kết luận
Đề nghị
Tài liệu tham khảo
Mục lục
Đánh giá xếp loại SKKN
1
1
2
2
3-10
10-11
11-12
12
13
14
15-16
Mẫu SK1
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
PHIẾU ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Năm học: 2009 – 2001
I. Đánh giá xếp loại của HĐKH Trường Tiểu học: Đinh Bộ Lĩnh
1. Tên đề tài: Một số biên pháp nâng cao chất lượng giải toán có lời văn cho học sinh lớp 4.
2. Họ và tên tác giả: 
3. Chức vụ: Gáo viên - Tổ: bốn
4. Nhận xét của Chủ tịch HĐKH về đề tài:
a)Ưuđiểm:.........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
b)Hạnchế:.........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
5. Đánh giá, xếp loại:
 Sau khi thẩm định, đánh giá đề tài trên, HĐKH Trường ................................
.......................................................thống nhất xếp loại : .....................
 Những người thẩm định: Chủ tịch HĐKH
 (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên)
.....................................................
.....................................................
.
II. Đánh giá, xếp loại của HĐKH Phòng GD&ĐT ..........................................
 Sau khi thẩm định, đánh giá đề tài trên, HĐKH Phòng GD&ĐT ....................................................thống nhất xếp loại: ...............
 Những người thẩm định: Chủ tịch HĐKH
 (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên)
.....................................................
.....................................................
III. Đánh giá, xếp loại của HĐKH Sở GD&ĐT Quảng Nam
	Sau khi thẩm định, đánh giá đề tài trên, HĐKH Sở GD&ĐT Quảng Nam thống nhất xếp loại: ...............
Những người thẩm định: Chủ tịch HĐKH
 (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên)
............................................................
................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docSKKN MOT SO BIEN PHAP GIUP HS HOC TOT MON TOAN LOPBON.doc