Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn kỹ năng thực hiện phép chia số thập phân cho học sinh lớp 5

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn kỹ năng thực hiện phép chia số thập phân cho học sinh lớp 5

1. Xuất phát từ chủ trương đổi mới giáo dục. Trong NQ hội nghị lần 2 BCHTW Đảng khoá VIII, Đảng và nhà nước ta đã quyết định đẩy mạnh CNH - HĐH. Muốn tiến hành CNH - HĐH thắng lợi cần phải phát triển giáo dục đào tạo, phát huy nguồn lực con người, yếu tố cơ bản nhanh và bền vững.

NQcũng chỉ rõ: Mục tiêu phát triển giáo dục Tiểu học từ nay đến năm 2020 là :“nâng cao chất lượng toàn diện bậc tiểu học” .

Đất nước ta đang trên con đường tiến lên. Chính vì vậy đang cần những nhân tài để đưa đất nước theo kịp những nước tiến bộ trên thế giới. Những con người mới những nhân tài là sản phẩm và mục tiêu giáo dục. Giáo dục tiểu học là nền tảng của hệ thống giáo dục quốc dân, giáo dục Tiểu học là một bậc học có vị trí đặc biệt quan trọng đặt nền móng cho sự phát triển nhân cách cho trẻ. Nhiêm vụ và mục tiêu cơ bản của giáo dục là xây dựng những con người và thế hệ thiết tha gắn bó với lý tưởng độc lập dân tộc và xây dựng CNXH .Trong văn kiện đại hội Đảng khoá IX tiếp tục khẳng định giáo dục và đào tạo được coi là sự phát triển chiến lược của đất nước : “ Cùng với khoa học và công nghệ ,giáo dục và đào tạo được coi là quốc sách hàng đầu” .

Do vậy các Thầy nói chung, Thầy giáo bậc Tiểu học nói riêng phải chú trọng bồi dưỡng thế hệ trẻ trở thành những con người : “ vừa hồng và chuyên ” để Việt Nam có thể “ trở nên vẻ vang sánh vai với các cường quốc năm châu ” như lời Bác Hồ đã dạy và mong mỏi. Nền khoa học kỹ thuật càng ngày càng phát triển thì càng cần những con người phát triển toàn diện về Đức - Trí - Thể - Mĩ.

 

doc 12 trang Người đăng haiphuong68 Lượt xem 1403Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn kỹ năng thực hiện phép chia số thập phân cho học sinh lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN KỸ NĂNG THỰC HIỆN PHÉP CHIA
SỐ THẬP PHÂN CHO HỌC SINH LỚP 5
A. ĐẶT VẤN ĐỀ :
1. Xuất phát từ chủ trương đổi mới giáo dục. Trong NQ hội nghị lần 2 BCHTW Đảng khoá VIII, Đảng và nhà nước ta đã quyết định đẩy mạnh CNH - HĐH. Muốn tiến hành CNH - HĐH thắng lợi cần phải phát triển giáo dục đào tạo, phát huy nguồn lực con người, yếu tố cơ bản nhanh và bền vững.
NQcũng chỉ rõ: Mục tiêu phát triển giáo dục Tiểu học từ nay đến năm 2020 là :“nâng cao chất lượng toàn diện bậc tiểu học” .
Đất nước ta đang trên con đường tiến lên. Chính vì vậy đang cần những nhân tài để đưa đất nước theo kịp những nước tiến bộ trên thế giới. Những con người mới những nhân tài là sản phẩm và mục tiêu giáo dục. Giáo dục tiểu học là nền tảng của hệ thống giáo dục quốc dân, giáo dục Tiểu học là một bậc học có vị trí đặc biệt quan trọng đặt nền móng cho sự phát triển nhân cách cho trẻ. Nhiêm vụ và mục tiêu cơ bản của giáo dục là xây dựng những con người và thế hệ thiết tha gắn bó với lý tưởng độc lập dân tộc và xây dựng CNXH .Trong văn kiện đại hội Đảng khoá IX tiếp tục khẳng định giáo dục và đào tạo được coi là sự phát triển chiến lược của đất nước : “ Cùng với khoa học và công nghệ ,giáo dục và đào tạo được coi là quốc sách hàng đầu” .
Do vậy các Thầy nói chung, Thầy giáo bậc Tiểu học nói riêng phải chú trọng bồi dưỡng thế hệ trẻ trở thành những con người : “ vừa hồng và chuyên ” để Việt Nam có thể “ trở nên vẻ vang sánh vai với các cường quốc năm châu ” như lời Bác Hồ đã dạy và mong mỏi. Nền khoa học kỹ thuật càng ngày càng phát triển thì càng cần những con người phát triển toàn diện về Đức - Trí - Thể - Mĩ.
2. Xuất phát từ thực tế đời sống, Toán học có vai trò quan trọng. Từ toán học con người đã khám phá ra được những thành tựu vô cùng quý báu. Toán học không xa lạ mà nó gần gũi và gắn liền với đời sống chúng ta. Ngay từ bậcTiểu học môn toán đã đem lại cho học sinh sự say mê yêu thích kỳ lạ. Bởi môn toán có thể nói là linh hồn của các ngành khoa học. Những bài toán ở Tiểu học là cơ sở ban đầu vững chắc giúp cho học sinh có khả năng phát triển tư duy, khả năng tính toán.
	3. Xuất phát từ thực trạng việc dạy và học mạch kiến thức Số thập phân - Một trong những bộ phận cấu thành chương trình toán ở Tiểu học.
	Trong 5 tuyến kiến thức có ở chương trình Tiểu học (Số học ; Các yếu tố Đại số ; các yếu tố Hình học; Đo các đại lượng và Giải toán ) thì số học là tuyến kiến thức lớn nhất, trọng tâm, đóng vai trò “ cái trục chính ” mà 4 “ tuyến ” kiến thức kia phải “ chuyển động ” xung quanh nó, phụ thuộc vào nó .
Ví dụ : Khi học sinh được học các số trong phạm vi 10 thì đo đại lượng các em được học đơn vị cm và các phép tính đo độ dài có kết quả đến 10 cm. Sau đó học sinh được học khái niệm về chục và các số trong phạm vi 100 thì đo đại lượng, các em được học tới các đơn vị dm và m là bội 10 và 100 lần của cm .
Hệ thống kiến thức số học được dạy xuyên suốt từ lớp 1 đến lớp 5. Đặc biệt ở lớp 5, kiến thức này được dành trọn một chương rõ rệt. Bài dạy sắp xếp theo một trật tự nhằm phát huy tư duy cho học sinh. Điều này cho thấy tầm quan trọng của mảng kiến thức này trong chương trình Toán ở Tiểu học .
 Xuất phát từ những lí do trên nên chúng tôi chọn nghiên cứu nội dung này.
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. NHỮNG YÊU CẦU CƠ BẢN CẦN ĐẠT ĐƯỢC KHI HỌC XONG MẠCH KIẾN THỨC : SỐ THẬP PHÂN 
1. Biết đọc, viết, so sánh các số thập phân có không quá 3 chữ số ở phần thập phân.
2. Biết thực hiện :
- Phép cộng, phép trừ các số tự nhiên, số thập phân có không quá 5 chữ số . - Phép nhân, phép chia với số có 2 hoặc 3 chữ số mà tích hoặc số bị chia có không quá 3 chữ số ở phần thập phân.
3. Biết tính giá trị của biểu thức số không quá 3 dấu phép tính.
- Biết vận dụng một số tính chất của phép tính để tính một cách hợp lí.
- Biết tìm thành phần chưa biết của phép tính cộng, trừ, nhân, chia số thập phân.
4. Biết tên gọi, ký hiệu, mối quan hệ của một số đơn vị đo diện tích ( giữa dm2 và cm2, giữa m2 và dm2, giữa km2 và m2 , giữa ha và m2 và a.)
5. Biết tính diện tích, thể tích một số hình; biết giải và trình bày bài giải các bài toán có lời văn không quá 3 bước tính với các số thập phân .
 	II. THỰC TRẠNG VIỆC DẠY VÀ HỌC:
	1. Vấn đề dạy của Giáo viên.
a. Ưu điểm: Qua thực tế giảng dạy cho thấy :
	- Giáo viên dạy có áp dụng các phương pháp dạy học tích cực; Các phương tiện trực quan giúp học sinh lĩnh hội các tri thức một cách chính xác, gây được sự hứng thú học tập cho học sinh.
	- Giáo viên hướng dẫn, giúp đỡ học sinh hình thành các quy tắc thực hiện vận dụng vào bài tập đạt kết quả tốt.
	- Giáo viên hiểu sâu sắc nội dung kiến thức vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học.
b. Tồn tại: Một số ít giáo viên: 
- Việc đổi mới phương pháp không linh hoạt, không phù hợp với đối tượng học sinh.
- Khi dạy kiến thức mới là hướng dẫn con đường để học sinh đi tới đích 
( hệ thống câu hỏi gợi mở ) còn lúng túng .
- Chưa đề ra được phương án dạy nhằm phát huy khả năng sáng tạo của học sinh. Điều này thể hiện rõ ở việc chưa cải tiến được cách soạn bài của mình mà chủ yếu là sao chép lại sách giáo viên.
	2. Vấn đề học của học sinh:
a. Ưu điểm:
	Thông qua giảng dạy trên lớp, qua các bài kiểm tra trong chương trình tôi thấy học sinh thực hiện phép tính số thập phân rất tốt, các em nắm được quy tắc và vận dụng quy tắc để thực hiện - Đối tượng này rất ít .
b. Tồn tại:
- Nhiều em chậm trong việc nhận thức.
- Đặc biệt những em học lực trung bình, yếu qua kiểm tra vẫn chưa thuộc bảng cửu chương một cách chắc chắn. Dẫn đến việc nhân, chia, hoặc ước lượng thương gặp nhiều khó khăn ( có thể không làm được ). 
- Nhiều em sai ở cách đặt dấu phẩy.
Ví dụ : Khi thực hiện phép chia 67,2 :7 = ?
Có em đã tìm được kết quả là : 96 hay 0,36 : 9 = 4 . . . 
Khi thực hiện phép chia cho 10, 100, 1000 , . . . hay chia một số thập phân cho 0,1 ; 0,01 ;. . .các em thường chuyển dấu phẩy sai .
- Một yếu tố nữa là do đặc điểm tâm lý lứa tuổi chóng quên nên biểu hiện là quên quy tắc hoặc trong quá trình thực hiện áp dụng quy tắc không đúng dẫn dến kết quả học của học sinh không đồng đều .
- Qua khảo sát ban đầu kết quả thu được :
 Điểm giỏi : 2 em chiếm 8 %
 Điểm khá : 3 em chiếm 12 %
 Điểm TB : 12 em chiếm 50 %
 Điểm yếu : 7 em chiếm 30 %
III. MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM GIẢI QUYẾT NHỮNG KHÓ KHĂN CỦA HỌC SINH KHI HỌC PHÉP CHIA SỐ THẬP PHÂN .
1. Phép chia số thập được phân chia thành các trường hợp :
1. Chia một số thập phân cho một số tự nhiên .
2. Chia một số thập phân cho 10 ,100 , 1000 ,
3. Chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên mà thương tìm được là một số thập phân.
4. Tỉ số phần trăm.
5. Chia một số tự nhiên cho một số thập phân.
6. Chia một số thập phân cho một số thập phân.
 Mỗi trường hợp đều dựa trên những bài toán cụ thể, chúng ta cần dạy kỹ trường hợp 1 và trường hợp 3 và làm cho học sinh biết cách chuyển các trường hợp 2,4,5,6 về trường hợp 1 và 3.
1.1 Trường hợp 1: 
	Dạy bài: Chia một số thập phân cho một số tự nhiên. Dạy bài này thông qua một số ví dụ cụ thể sau:
	VD1: Một sợi dây dài 8,4m được chia thành 4 đoạn bằng nhau. Hỏi mỗi đoạn dây dài bao nhiều m?
Bước 1: HS đọc đề bài toán và tự tóm tắt. (Một HS khá lên trình bày trên bảng)
Bước 2 : HS : Quan sát vào tóm tắt .
GV: Bài toán cho biết gì ?
HS : - Một sợi dây dài 8,4m.
 - Chia thành 4 đoạn bằng nhau 
GV: Bài toán yêu cầu tìm gì?
HS: Mỗi đoạn dài bao nhiêu m.
GV: Muốn biết mỗi đoạn dài bao nhiêu m làm thế nào?
HS: Tự ghi phép tính, một em lên bảng ghi: 8,4:4 = 
GV: yêu cầu học sinh nhận xét phép tính:
HS 1: Số bị chia là số thập phân, số chia là số tự nhiên.
 HS2: đây là phép chia số thập phân chia cho số tự nhiên.
GV: Các em đã biết cách chia số tự nhiên cho số tự nhiên. Bài toán này lại yêu cầu chia số thập phân cho số tự nhiên. Vậy cách thực hiện như thế nào? Cô sẽ hướng dẫn cho các em.
Bước 3: GV: làm thế nào để chuyển phép chia trên thành phép chia hai số tự nhiên ?
HS: Đổi 8,4 m về đơn vị nhỏ hơn (dm).
HS: Nhóm đôi trao đổi chuyển 8,4 m = 84 dm và thực hiện phép tính.
 84
4
 4
21(dm)
 0
 84 : 4 = 21 dm
 Đổi 21dm = 2,1 m
 Vậy 8,4 : 4 = 2,1 m
GV yêu cầu học sinh thưt lại kết quả phép tính
HS thử lại : 2,1 x4 = 8,4 m
Bước 4: Hướng dẫn học sinh thực hiện.
GV: Phép chia 8,4 : 4 = 
HS: Theo dõi các bước 
GV: Thực hiện từ trái qua phải (Bắt đầu từ phần nguyên)
Lấy 8 chia cho 4 được 2 
 84
4
 4
2,1
 0
Viết 2 vào thương số dư bằng 0
đánh dấu phẩy vào bên phải thương vừa tìm được 
Hạ 4 (ở hàng phần mười ) xuống
4 chia 4 được 1.
Viết 1 vào hàng phần mười của thương, số dư bằng 0
Kết quả :8,4:4=2,1 (m)
GV nhấn mạnh: Trước khi lấy chữ số đầu tiên của phần thập phân đưa vào phép chia, ta đánh dấu phẩy vào bên phải thương vừa tìm được.
Ví dụ 2: Giới thiêu phép tính 72,58 : 19 = ?
Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm đôi thực hiện phép chia vào vở nháp.
Một em lên bảng trình bày và nêu cách thực hiện
 72,58
19
 15 5
3,82
 38
 0
* Chú ý trang bị cho học sinh cách “ước lượng thương”. Làm tròn chục ở số bị chia và số chia khi đưa vào phép chia.
72: 19 = ?
72 làm tròn chục là 70; 19 làm tròn chục là 20; 70 : 20 = 3 (lần)
- Lấy 3 x 19 = 57; 72 – 57 = 15; 15 < 19; Nên 72 :19 = 3 lần dư 15 là đúng.
- Đánh dấu phẩy vào thương (sau 3) trước khi đưa 5 vào phép chia.
- Hạ 5 xuống thành 155 chia 19 = ?; 155 làm tròn chục là 160.
- Lấy 160 : 20 = 8 (lần), lấy 8 x19 = 152; 155-152 =3; 3 < 19. 
- Vậy 155 : 19 = 8 (dư 3) viết 8 vào hàng phần mười của thương, viết 3 thẳng cột 5 ở hàng phần mười của số bị chia, hạ 8 xuống.
- Lấy 38 : 19 = 2 viết 2 vào thương số dư bằng 0.
Kết quả: 72,58 : 19 = 3,82
* Hướng dẫn học sinh phát hiện quy tắc chia: Chia một số thập phân cho một số tự nhiên (Học sinh nhận xét và rút ra quy tắc – sgk)
Như vậy khi thực hiện bài dạy phép chia một số thập phân cho một số tự nhiên ta tiến hành như sau:
a. Hình thành phép tính.
Từ một bài toán đơn dẫn đến hình thành phép chia một số thập phân cho một số tự nhiên : 8,4:4=?
b. Xây dựng kỹ thuật tính:
- Chuyển số thập phân thành số tự nhiên.
- Thực hiện phép chia hai số tự nhiên, thương tìm được là một số tự nhiên.
- Chuyển kết quả phép chia từ số tự nhiên thành số thập phân .
- Giới thiệu cách chia một số thập phân cho một số tự nhiên trên ví dụ cụ thể.
- Nêu quy tắc tổng quát về phép chia một số thập phân cho một số tự nhiên.
+ Chia phần nguyên của số bị chia cho số chia
+ Đánh dấu phẩy vào thương đã tìm được (phần nguyên của thương trước khi lấy chữ số dầu tiên của phần thập phân ở số bị chia để đưa vào phép chia)
+ Tiếp tục thực hiện phép chia với từng chữ số của phần thập phân ở số bị chia (Tìm phần thập phân của thương)
c. Luyện tập thực hành:
- Áp dụng trực tiếp quy tắc vừa học
- Mở rộng phép chia số thập phân cho số tự nhiên trường hợp phép chia có số dư khác 0.
1.2 Trường hợp 2: Chia một số thập phân cho 10,100 , 1000 , 
Đây là trường hợp đặc biệt của phép chia số thập phân cho số tự nhiên khi số chia là 10,100,1000 để thực hiện phép chia cho 10, 100, 1000, ta chỉ việc chuyển dấu phẩy của số bị chia sang bên trái một hay hai , chữ số .
 Trường hợp 3 : Chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên, thương tìm được là một số thập phân .
a, Hình thành phép tính :
Dựa vào một bài toán đơn (ví dụ 1- sgk toán 5 ,trang 67)và quan hệ với phép nhân mà hình thành phép chia 27: 4 = ?
Bài toán : Một cái sân hình vuông có chu vi bằng 27 m. Hỏi cạnh của sân dài bao nhiêu mét ?
Hình thành phép chia 27 : 4 = (m)
b, Xây dựng kỹ thuật tính: Hướng dẫn, gợi ý học sinh chuyển về phép chia một số thập phân cho một số tự nhiên bằng cách: coi số bị chia ( 27) là một số thập phân mà phần thập phân là các chữ số o : 27 = 27, 000.
Khi đó, ta chuyển về phép chia một số thập phân cho một số tự nhiên.
 27,00
4
 3 0
6,75
 2 0
 0
Lấy 27 chia cho 4 được 6 m (dư 3m )
Hạ 0 (ở hàng phần mười ) đồng thời đánh dấu phẩy vào thương tìm được .
Lấy 30 chia cho 4 được 7, viết 7 ở hàng phần mười của thương (dư 2).
Hạ 0 (ở hàng phần trăm ) được 20
Lấy 20 chia cho 4 được thương là 5, viết 5 vào hàng phần trăm của thương.
Thương của phép chia 27 : 4 là 6,75 
Vậy 27 : 4 = 6,75 (m)
Giới thiệu ví dụ 2 (sgk )
Cách thực hiện tương tự chia một số thập phân cho một số tự nhiên .
1.4. Trường hợp 4 : Tỉ số phần trăm 
 - Từ bài học về phép chia hai số tự nhiên mà thương tìm được là một số thập phân mà phát triển thành bài học về tỉ số của hai số và tỉ số phần trăm của hai số.
Kỹ thuật tìm tỉ số phần trăm của hai số : 
Tìm thương của hai số 
Nhân thương đó với 100 rồi viết thêm ký hiệu % vào phía bên phải tích vừa tìm được .
Chẳng hạn : Tìm tỉ số phần trăm của 3 và 4 ta có :
3 : 4 = 0,75 = 75 %
1.5.Trường hợp 5 : Chia một số tự nhiên cho một số thập phân .
Ta chuyển về phép chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên trên cơ sở vận dụng tính chất cùng nhân số bị chia và số chia với một số tự nhiên khác 0 thì thương vẫn không thay đổi .
Do đó : 13 : 12,5 =( 13 x 10 ) : ( 12, 5 x 10 ) = 130 : 125.
Nguyên tắc chia một số tự nhiên cho một số thập phân :
 - Đếm xem có bao nhiêu chữ số ở phần thập phân của số chia thì thêm vào bên phải số bị chia bấy nhiêu chữ số 0.
Bỏ dấu phẩy ở số chia rồi làm phép chia như đối với các số tự nhiên .
1.6. Trường hợp 6 : Chia một số thập phân cho một số thập phân :
a, Hình thành phép tính :
Dựa vào bài toán đơn và quan hệ với phép nhân mà hình thành phép chia .
Bài toán : Một thanh sắt dài 6,2dm , cân nặng 23,56kg . Hỏi 1 dm của thanh sắt đó cân nặng bao nhiêu kg ?
(ví dụ 1 sgk trang 71 )
Hình thành phép chia : 23,56 : 6,2 = ? (kg)
b, Xây dựng kỹ thuật tính : Dựa vào tính chất cùng nhân số bị chia và số chia với cùng số tự nhiên khác o thì thương vẫn không thay đổi để chuyển về trường hợp số chia là một số tự nhiên .
Cụ thể : 23,56 : 6,2 = ( 23,56 x 10 ) : ( 6,2 x 10 ) = 235,6 : 62
 ( Trường hợp này ta đã biết cách chia ) 
 Nguyên tắc chia một số thập phân cho một số thập phân : 
Đếm xem có bao nhiêu chữ số ở phần thập phân của số chia thì chuyển dấu phẩy ở số bị chia sang bên phải bấy nhiêu chữ số .
Bỏ dấu phẩy ở số chia rồi làm phép chia như chia số tự nhiên .
c, Luyện tập thực hành : Tiến hành tương tự như các tiết học trước .
2. Một số chú ý : 
2.1 Phép chia số thập phân được chia làm nhiều trường hợp để học sinh dễ học, dễ rèn luyện kỹ năng nhưng tất cả những trường hợp đó đều phải thực hiện theo một định hướng chung là chuyển số chia từ số thập phân thành số tự nhiên. Hay nói cách khác: thực chất của phép chia số thập phân là phép chia cho số tự nhiên. Vì thế cái quan trọng nhất để học sinh thực hiện thành thạo phép chia số thập phân giáo viên phải đặc biệt chú ý đến cách ước lượng thương của học sinh, cho nên giáo viên phải tổ chức kiểm tra học sinh về bảng nhân, bảng chia. (yêu cầu tất cả hs trong lớp phải thuộc )
- Trang bị cho học sinh thủ thuật ước lượng thương (như đã trình bày ở phần trên ) 
2.2. Trường hợp một phép tính chia nhiều lần mà vẫn có dư (khác o)thì chỉ yêu cầu học sinh dừng lại khi thương (gần đúng) có 2-3 chữ số ở phần thập phân.
Giáo viên cần hướng dẫn học sinh thủ thuật làm tròn số.
Chẳng hạn : 10 : 3 = 3,33 3 = 3,33.
 Hay : 19 : 6 = 3,66 6 = 3,67 v .v 
2.3. Với nhiều trường hợp của phép chia, yêu cầu học sinh thử lại bằng phép nhân. Việc làm này vừa có ý nghĩa thử lại, kiểm tra lại cách làm vừa có ý nghĩa hiểu được phép chia là phép tính ngược của phép nhân.
2.4. Khi luyện tập thực hành, cần kết hợp các số liệu là số thập phân với các số tự nhiên, phân số, số đo đại lượng.
IV. MỘT SỐ HÌNH THỨC DẠY HỌC TÔI THƯỜNG VẬN DỤNG NHẰM PHÁT HUY TÍNH CHỦ ĐỘNG SÁNG TẠO TRONG HỌC TẬP CỦA HỌC SINH.
Hình thức dạy học cá nhân :
- Học cá nhân (ở trên lớp )
- Các hoạt động chủ yếu :
+ Khi bắt đầu mỗi hoạt động (học bài mới, thực hành, luyện tập )
Giáo viên có thể hướng dẫn bằng lời, hoặc viết (nêu trong phiếu giao việc, phiếu học tập )
+ HS tự học theo hướng dẫn của GV, với sự hỗ trợ của phiếu giao việc, đồ dùng học toán, sgk để chiếm lĩnh tri thức mới, để luyện tập, thực hành theo khả năng cá nhân, để kiểm tra, đánh giá kết quả học tập .
+ Trong quá trình học cá nhân , học sinh có thể hỏi ý kiến ,trao đổi ý kiến riêng với giáo viên .GV có thể luân chuyển chỗ ngồi để theo dõi, hướng dẫn kiểm tra, trao đổi ý kiến. Khi cần thiết, GV có thể cho một nhóm HS hoặc cả lớp tạm ngừng hoạt động để trao đổi chung, để báo cáo kết quả, để nhắc nhở hoặc hướng dẫn chung.
 Muốn học cá nhân trên lớp được tốt, HS phải chuẩn bị đồ dùng học toán, tài liệu học toán của cá nhân thật chu đáo.
2 . Học theo nhóm :
Cách chia nhóm : Tuỳ theo tính chất và nội dung của bài học, tiết học màGV có thể chia nhóm trong giờ học toán.
Nhóm hỗn hợp: Bao gồm HS giỏi, khá, trung bình, yếu thường diễn ra trong mỗi tiết học để giúp đỡ nhau khi cần thiết .
Nhóm chia theo trình độ : (nhóm hs giỏi, nhóm hs khá, nhóm hs trung bình,.) thường diễn ra trong một số tiết thực hành, luyện tập theo phiếu giao việc phù hợp với năng lực của hs .
Nhóm theo sở trường :( Dành cho tiết ngoại khoá, tự chọn về toán ).
Hoạt động của nhóm : 
Theo hướng dẫn của GV, các nhóm trưởng chỉ đạo hoạt động của nhóm: nhóm thực hành luyện tập theo sự phân công của nhóm trưởng .
Nên phối hợp việc học nhóm với việc học cá nhân, đặc biệt khi cần giải quyết một vấn đề mới .
3. Học theo lớp :
Hoạt động chủ yếu: Thực hiện một số hoạt động của toàn lớp như :
- Nghe giáo viên hướng dẫn cá nhân, học theo nhóm .
- Trao đổi ý kiến đánh giá kết quả, chữa bài tập chung của toàn lớp .
* Điều kiện: Nội dung hoạt động của giáo viên và học sinh (hoặc nhóm học sinh)phải chuẩn bị chu đáo để tiết kiệm thời gian hoạt động của cá nhân .
GV nên lựa chọn nội dung, hình thức hoạt động chung của cả lớp đẻ nâng cao hiệu quả của học sinh theo lớp và phải phối hợp đúng mực giữa học cá nhân, học theo nhóm, học theo lớp.
4 . Trò chơi học tập: Trò chơi học tập có nhiều tác dụng gây hứng thú học tập, góp phần làm cho giờ học trở nên sôi động kích thích trí tưởng tượng, trí nhớ của học sinh.
- Hoạt động chủ yếu theo từng nhóm, từng cá nhân hoặc cả lớp.
Khi chơi phải sử dụng nội dung kiến thức đã học. GV tuỳ theo yêu cầu, nội dung mà chọn thời điểm tổ chức trò chơi học tập. Không nên nghĩ rằng cứ tổ chức trò chơi là lớp học sẽ ồn. Có những trò chơi đòi hỏi học sinh phải suy nghĩ nhiều nhưng sẽ mang lại niềm vui trong hoạt động. Nên phối hợp các hoạt động cá nhân, của nhóm và của cả lớp khi tổ chức độc lập . 
KẾT LUẬN :
 Sau khi thực hiện các biện pháp trên chúng tôi nhận thấy đối với giáo viên giảng dạy cần phải: 
- Thực hiện nghiêm túc chương trình của bộ, sở và phòng giáo dục đề ra.
- Có kế hoạch cụ thể cho từng kỳ, từng tháng và từng tuần để giúp đỡ học sinh học tốt môn toán.
- Tăng cường công tác bồi dưỡng và phụ đạo cho học sinh.
- Thực hiện tốt phong trào đôi bạ cùng tiến. Bạn học khá, giỏi giúp đỡ những bạn học yếu bằng cách học theo nhóm nhỏ. 
+ Làm tốt công tác tuyên dương khen thưởng kịp thời phải nắm chắc đối tượng học sinh ý thức và lực học của từng em.
+ Xây dựng được nội dung kế hoạch sát với học sinh. 
- Soạn bài cần dầu tư thời gian nghiên cứu tìm tòi để khi dạy đạt hiệu quả cao.
- Trong giảng dạy không nhất thiết gò bó mà cần phải có phương pháp dạy học sáng tạo để phát huy trí thông, rèn tính cần cù, chịu kho. Đồng thời giáo dục cho học sinh tính thận trọng trong làm toán. Có như vậy mới giúp các em học tốt môn toán và các môn học khác.
- Phải kết hợp với phụ huynh để giúp học sinh học tập ở nhà có kết quả. Thực hiện tốt công tác xã hội hoá giáo dục.
 Trong quá trình giảng dạy, tôi đã nghiêm túc thực hiện các biện pháp trên, tôi nhận thấy hs tôi hứng thú học tập. Các em mạnh dạn phát biểu ý kiến xây dựng bài, tính toán nhanh ,chính xác. Học sinh ham học, tự tin chất lượng học tập được nâng lên một cách rõ rệt. Trong quá trình học toán, học sinh dần dần biết cách phát hiện, chiếm lĩnh kiến thức mới và biết cách giải quyết vấn đề gần gũi với đời sống. Sự tiến bộ của các em biểu hiện qua điểm số như sau:
 Điểm giỏi : 6 em chiếm 25 %
 Điểm khá : 10 em chiếm 42 %
 Điểm TB : 8 em chiếm 33 %
 Từ những biện pháp và kết quả chúng tôi đã đạt được. Chúng ta có thể nói rằng: ở bất kỳ môi trường nào dù khó khăn hay thuận lợi, dù đồng bằng hay miền núi, vùng sâu, vùng xa, đều có thể giúp các em học giỏi ở từng môn để trở thành con người có đủ tri thức, có đủ tài, đức để phục vụ đưa đất nước ta tiến kịp các nước trên thế giới. Có như vậy chúng ta mới có thể thu ngắn khoảng cách về trình độ kiến thức giữa các vùng. 

Tài liệu đính kèm:

  • docSang kienKN Tam Trung M.doc