Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp để nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên - Đặng Thị Phúc Như

Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp để nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên - Đặng Thị Phúc Như

1. Đổi mới phương pháp và nâng cao chất lượng đội ngũ phải được xem là yếu tố quan trọng để nâng cao chất lượng toàn diện và nó được sự hưởng ứng của anh chị em ở học quá trình đào tạo phải được chuyển hoá thành quá trình tự đào tạo.

2. Việc kiểm tra, quản lý, chỉ đạo phải thường xuyên, nghiêm túc và yêu cầu cao đối với giáo viên. Ban giám hiệu phải thường xuyên đôn đốc việc thực hiện kế hoạch đề ra, có chế độ khen chê kịp thời để uốn nắn sửa chữa từ đó để có kế hoạch điều chỉnh cho phù hợp.

3. Các hoạt động về chuyên môn và chất lượng phải được khuyến khích đánh giá cao và được coi là yêu cầu trước tiên để xem xét trong đánh giá thi đua.

4. Tăng cường chỉ đạo việc đúc rút kinh nghiệm, phổ biến kinh nghiệm và vận dụng nó trong đơn vị.

5. Người quản lý phải yêu thương, gần gũi và quý trọng tất cả mọi người.

 Hiểu biết cộng với thái độ, hành vi ứng xử mẫu mực, chân thành sẽ là nhịp cầu để người quản lý đi đến trái tim yêu thương tôn kính của mỗi người.

 * Để chất lượng đội ngũ trong toàn ngành ngày càng được nâng cao góp phần thiết thực cho công cuộc đổi mới giáo dục phổ thông hiện nay tôi xin có một vài kiến nghị như sau :

- Đối với các nhà trường cần quan tâm và chỉ đạo một cách chăt chẽ hơn nữa công tác tự học , tự bồi dưỡng của giáo viên.

- đối với cấp phòng ,cấp sở cần chỉ đạo có chất lượng công tác bồi dưỡng thay sách , bồi dưỡng các modun đổi mới phương pháp dạy học . Hằng năm chuyên môn phòng giáo dục cần tổ chức một số chuyên đề đổi mới phương pháp dạy học cho đội ngũ cốt cán và quản lý các nhà trường được tham gia học tập .

Trên đây là một số kinh nghiệm được rút ra từ công tác quản lý xây dựng đội ngũ bản thân tôi đã làm được. Rất mong sự góp ý của đồng nghiệp.

 

doc 9 trang Người đăng lilyphan99 Lượt xem 194Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp để nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên - Đặng Thị Phúc Như", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A. Đặt vấn đề
	Cha ông ta thường có câu: “Không thầy đố mày làm nên”. Đó không chỉ là đạo lý của dân tộc mà còn nhắc nhở mỗi thầy giáo, cô giáo phải là tấm gương sáng cho học sinh noi theo.
	Bàn về vai trò của người thầy trong sự nghiệp giáo dục, Thủ tướng Phạm Văn Đồng viết: “Thầy giáo là nhân vật trung tâm trong nhà trường, là người quyết định tạo nên những con người mới xã hội chủ nghĩa, vì vậy thầy giáo phải không ngừng phấn đấu vươn lên, rèn luyện tu dưỡng mọi mặt, thực sự là người thầy giáo XHCN”. Trong bài nói chuyện tại trại nghiên cứu cải cách giáo dục Thủ tướng lại khẳng định: “Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên là khâu quan trọng nhất trong cải cách giáo dục”. Thủ tướng còn chỉ rõ: “chất lượng giáo dục tuỳ thuộc ở chất lượng đội ngũ. Cho nên lo cho chất lượng giáo dục thì khâu quan trọng nhất là phải lo cho đội ngũ giáo viên, phải lo thực sự, phải có một loạt biện pháp từ cấp bộ đến cấp địa phương, phải kiên trì làm nhiềm năm bởi không có giáo viên tốt thì không có nhà trường tốt, không có giáo dục tốt thì không có chất lượng cao. Muốn đạt được như vậy phải lo bồi dưỡng về chính trị, trình độ nghiệp vụ, văn hoá để ngày mai họ tốt hơn bây giờ”.
	Hơn ai hết, những người làm công tác quản lý chỉ đạo giáo dục phải nhận thức đúng đắn và thấu suốt những vấn đề trên. Là người công tác trong ngành giáo dục chúng ta hiểu rõ thực trạng chất lượng đội ngũ nói chung và chất lượng giáo viên Tiểu học nói riêng hiện nay. Trước yêu cầu đổi mới của đất nước, trước sự đòi hỏi ngày càng cao của xã hội. Đội ngũ giáo viên Tiểu học đang gặp khó khăn trong việc đảm đương nhiệm vụ trước mắt. Trước tình hình đó việc bồi dưỡng đội ngũ giáo viên Tiểu học mà Bộ giáo dục đang đặt ra là một vấn đề cấp bách và vô cùng quan trọng.
 Năm học 2008-2009 là năm học thứ 3 thực hiện cuộc vận động “ Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục” . Để thực hiện cuộc vận động có hiệu quả thì vai trò của người thầy lại càng hết sức quan trọng . Muốn có “dạy thật”, “ học thật” và”chất lượng thật” , thì đòi hỏi người thầy giáo phải hết sức tận tâm tận lực , nhiệt tình , tích cực đổi mới phương pháp dạy học, có phẩm chất đạo đức tốt và trình độ chuyên môn nghiệp vụ vững vàng. 
	Từ nhận thức về vị trí của người thầy giáo trước công cuộc đổi mới và qua thực tế đội ngũ giáo viên của nhà trường Tiểu học Quảng Thuận hiện nay. Là người làm công tác quản lý tại trường phải làm gì để bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ? Đó chính là điều tôi đã trăn trở trong những năm qua để tìm tòi giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên của nhà trường và sau một thời gian triển khai thực hiện bước đầu đã gặt hái được kết quả.
B. thực trạng và các giải pháp
I) Thực trạng của đội ngũ giáo viên ở trường Tiểu học Quảng Thuận:
	Trường Tiểu học Quảng Thuận thuộc xã Quảng Thuận – Huyện Quảng Trạch. Hiện nay trường có 16 lớp với 500học sinh và đội ngũ giáo viên gồm 21 thầy cô giáo. Trong đó trình độ và độ tuổi như sau
Tổng số giáo viên 
Nam
Nữ
Hệ đào tạo
Độ tuổi
ĐH
CĐ
12+2;10+2;THHC
51 trở lên
41 đến 50
31 đến 40
Dưới 31
21
2
19
4
8
9
2
7
7
5
	- Số giáo viên có tuổi nghề trên 20 năm :10đ/c.
	+ Về chất lượng đội ngũ trong 4 năm gần đây được xếp như sau: 
Năm học 
T.Số G.V
 Xếp loại năng lực sư phạm 
 Giỏi 
 Khá 
Đạt y/ cầu
Chưa đạt y/c
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
02-03
25
 7
28%
13
52,0%
 3
12%
 2
8%
03-04
24
 7
29,2%
 13
54,2%
 3
12,4%
 1
4,2%
04-05
23
 8
34,8%
 12
52,2%
 2
8,7%
 1
4,3%
05-06
22
12
54,6%
 9
40,9%
 1
4,5%
0
0
	Đánh giá về thực trạng đội ngũ giáo viên : Nhìn vào bảng thống kê ta thấy: Mấy năm gần đây, chất lượng của đội ngũ trong nhà trường có sự chuyển biến rõ rệt, số giáo viên xếp loại tốt, khá ngày càng tăng, số giáo viên yếu kém giảm dần. Đa số giáo viên nhiệt tình, có ý thức, tinh thần trách nhiệm cao và làm việc hết mình, biết thương yêu và giúp đỡ lẫn nhau, đặc biệt làtrong công tác chuyên môn.
Tuy vậy đội ngũ giáo viên còn đa dạng về loại hình đào tạo, chênh lệch về tuổi đời, tuổi nghề. Đội ngũ cán bộ, giáo viên đa số đều là nữ. Số giáo viên có tuổi đời cao chiếm phần đông trong đội ngũ nên khi tiếp cận với việc đổi mới phương pháp giảng dạy còn gặp nhiều hạn chế vì dạy theo phương pháp cổ truyền đã in sâu trong mỗi một giáo viên. Tính bảo thủ và trì trệ còn nhiều, nên khi đổi mới phương pháp còn bất cập so với yêu cầu.Một số giáo viên trẻ tay nghề còn non yếu cả về kiến thức lẫn kinh nghiệm giảng dạy.Một số giáo viên ý thức tự học hỏi để vươn lên còn kém. Chính vì thế mà trong những năm qua chất lượng đội ngũ giáo viên chưa cao, đội ngũ giáo viên làm nòng cốt còn mỏng. Số giáo viên đạt giáo viên giỏi tỉnh còn rất ít.
II) Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ:
	Đứng trước thực trạng về chất lượng đội ngũ giáo viên như trên, để nâng cao chất lượng đội ngũ trong những năm qua chúng tôi đã tiến hành với những giải pháp sau:
1. Nâng cao nhận thức cho đội ngũ :
	Để nâng cao nhận thức cho đội ngũ giáo viên vào đầu mỗi năm học chúng tôi tổ chức cho anh chị em học tập nắm vững các chỉ thị, nghị quyết của cấp trên như nắm vững nội dung của nghị quyết TW2 bàn về giáo dục và công nghệ, chỉ thị 40 của Ban Bí thư , học tập chỉ thị nhiệm vụ năm học của Bộ, Sở, Phòng, các văn bản chỉ đạo thực hiện cuộc vận động “ Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục”. cuộc vận động: “ Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chớ Minh’; cuộc vận động: “ Mỗi thầy cụ giỏo là một tấm gương tự học và sỏng tạo”; Phong trào xõy dựng “trường học thõn thiện, học sinh tớch cực”.. .từ việc học tập đó mà nhận thức về chiến lược giáo dục - đào tạo đã đi vào tiềm thức của mỗi người, giúp cho anh chị em càng xác định rõ hơn về vị trí vai trò, trách nhiệm của mình trên mặt trận văn hoá. Và cũng từ đó giúp cho anh chị em có lập trường vững vàng để vượt qua những khó khăn, vất vả của đời thường mà yêu ngành, yêu nghề hơn.
	Việc nâng cao nhận thức đối với đội ngũ cần phải làm thường xuyên và dưới nhiều hình thức như thông qua ở sinh hoạt tổ chuyện môn qua các buổi họp hội đồng sư phạm... và để đánh giá đúng từng người cũng như giúp các thành viên điều chỉnh được bản thân, chúng tôi tổ chức kiểm tra nhận thức tất cả giáo viên và kết quả đều đạt khá tốt.
2. Chú trọng chỉ đạo hoạt động của tổ chuyên môn:
	Trước hết, chúng ta phải nhận thức được tổ chuyên môn là đơn vị làm chất lượng, tổ chuyên môn là nơi bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên vì vậy đổi mới hoạt động của tổ chuyên môn là bước đột phá để làm chất lượng đội ngũ .
a) Chỉ đạo tốt việc thực tập, kiến tập:
* Tổ chức thực tập:
	Thực tập là một yêu cầu bắt buộc với các tổ chuyên môn. Việc thực tập của giáo viên trong năm được thực hiện qua 2 kỳ và mỗi kỳ 1 đồng chí dạy 1 tiết.
	Nhằm nâng cao chất lượng trong thực tập chúng tôi yêu cầu các tổ phân công 1 bài có ít nhất 2 người cùng dạy và bài dạy đó phải được thể hiện theo chuyên đề mà các giáo viên đã đăng ký với tổ, khối chuyên môn. Đồng thời bài dạy đó phải được thông qua tổ góp ý trước khi giáo viên đó thực tập.
	Việc đánh giá giờ dạy thực tập được toàn thể giáo viên trong hội đồng tham gia góp ý sau đó đi đến kết luận và rút ra bài học , quy trình và phương pháp giảng dạy hiệu quả nhất cho từng loại bài cụ thể . Sau mỗi đợt tổ chức thực tập các tổ tiến hành bình xét những tiết dạy xuất sắc nhất để động viên khen thưởng.
 Nhà trường khuyến khớch giỏo viờn sử dụng cụng nghệ thụng tin trong giảng dạy đối với tất cả cỏc tiết dạy thực tập.
* Kiến tập:
 Chỉ đạo tổ thông qua động viên và khép vào công tác thi đua để đôn đốc, nhắc nhở các thành viên trong tổ tự giác dự giờ của đồng nghiệp. Việc kiến tập chú trọng vào 2 đối tượng: Giỏi để học tập, yếu để giúp đỡ. Để việc kiến tập có chất lượng và đi vào tự giác, nhà trường quy định mỗi giáo viên dự giờ 2tiết/tuần và chỉ đạo cho chị em báo trước với tổ ngày dự giờ đồng nghiệp để tổ quản lý và cứ đầu tuần trong sinh hoạt tổ các thành viên trong tổ phải báo số giờ đã kiến tập, dự đồng chí nào, xếp loại gì và nộp sổ dự giờ cho tổ kiểm tra.
	b) Chỉ đạo nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ chuyên môn:
	Lâu nay, trong sinh hoạt tổ chuyên môn thường mang tính chất hành chính sự vụ, thiếu tính kế hoạch... Do đó, sinh hoạt tổ thường kém hiệu quả không có chất lượng. Để sinh hoạt tổ chuyên môn đạt đúng hiệu quả với tính đích thực của nó và không ngừng nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ, người quản lý cần phải chỉ đạo những việc làm sau:
	- Tránh các kiểu sinh hoạt mang tính hành chính, sự vụ.
	- Trước buổi sinh hoạt tổ trưởng cần chuẩn bị nội dung sinh hoạt cụ thể và tập trung cho công tác chuyên môn.
	- Mỗi buổi sinh hoạt tổ ngoài việc rút kinh nghiệm bài dạy, tiết dạy, các tổ, nhóm cần trao đổi các bài tập khó, những từ khoá trong bài tập đọc, bài dạy khó, những bài mới (bài mới là yêu cầu bắt buộc phải trao đổi).
	- Trao đổi các bài về phương pháp hoặc các bài giải trên tạp chí... vận dụng và báo kết quả.
	- Cùng nhau trao đổi các chuyên đề có tính chất thiết thực mà giáo viên đã xây dựng.
 - Bắt buộc giỏo viờn phải tham gia đúng gúp ý kiến trao đổi cựng chị em đồng nghiệp , đối với một vấn đề cần bàn luận thỡ ớt nhất một giỏo viờn phải đúng gúp 1 ý kiến
c) Chú trọng việc tích lũy kiến thức và phương pháp:
	Thời đại ngày nay là thời đại của thông tin và khoa học. Bởi thế, nếu không cập nhật thông tin thì bài giảng vừa thiếu tính chính xác, vừa thiếu tính thuyết phục. Hơn nữa, một bài giảng mà người dạy chỉ dừng ở sách giáo khoa, không có mở rộng, không đào sâu... thì làm sao nâng cao được chất lượng. Muốn làm được những điều đó, đòi hỏi mỗi giáo viên phải tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao tay nghề và đáp ứng được nhu cầu của xã hội. Chính vì vậy, việc mỗi giáo viên phải tự xây dựng cho mình tư liệu cần thiết và mang tính bắt buộc.
	Từ nhận thức trên, trong năm bằng công tác vận dụng và thông qua công tác thi đua, chúng tôi buộc anh chị em phải có sổ tự học để sưu tầm, ghi chép, tích luỹ tài liệu ,xây dựng tủ tư liệu nghề cá nhân. Để việc làm này có tính hiệu quả cao, chúng tôi đề ra trong năm có 4 đợt thi: 20/11, cuối kỳ I, 8/3 và cuối năm. Song song với thi tư liệu nghề là kiểm tra đánh giá của lãnh đạo. Thông qua những lần thi và kiểm tra chúng tôi có thưởng phạt nghiêm túc. Cá nhân nào tốt được thưởng và cá nhân nào không tốt thì được nhắc nhở và lấy đó làm một cứ liệu thi đua.
 Ngoài ra nhà trường đã xây dựng một tủ sách dùng chung có đầy đủ và 
phong phú các chủng loại sách vở tài liệu tham khảo để anh chị em tham gia học tập và nghiên cứu thêm vào những giờ nghỉ.
 d) Tăng cường công tác kiểm tra , thanh tra nội bộ trường học :
 Chúng ta đã rõ : Muốn quản lý tốt , người quản lý phải hiểu biết con người và sử dụng được phẩm chất năng lực con người vào các mục tiêu xác định .Nghĩa là người quản lý phải tiếp xúc nhiều với giáo viên thông qua kiểm tra, thanh tra, bởi lẽ chỉ có kiểm tra , dự giờ nhiều mới kịp thời nắm bắt và chỉ rõ cho giáo viên những ưu khuyết điểm một cách cụ thểvà từ đó người được kiểm tra mới tự điều chỉnh bản thân mình và tay nghề của họ ngày càng được nâng cao 
	Để cho kiểm tra đánh giá giáo viên có hiệu quả thì quan điểm của chúng tôi là trong kiểm tra không phân biệt đối tượng, đã kiểm tra là kiểm tra cụ thể có cơ sở. Chẳng hạn kiểm tra đánh giá giờ dạy giáo viên có đồng chí chúng tôi dự liên tục 3 tiết trong tuần không báo trước. Vì vậy, những mặt mạnh, yếu trong chuyên môn, trong trách nhiệm, trong kỷ cương được thể hiện rõ. Khi đánh giá nhận xét chúng tôi cho đối thoại trực tiếp. Nhờ thế mà anh chị em sau khi kiểm tra họ phấn khởi và có ý thức nghề nghiệp hơn.
	Đối với những giáo viên mới ra trường chúng tôi dự giờ góp ý, nếu giờ dạy chưa đạt thì yêu cầu giáo viên phải học hỏi thêm ở đồng nghiệp, đồng thời phân công những giáo viên dày dặn kinh nghiệm để kèm cặp giúp đỡ hàng tuần, hàng tuần phải bố trí tiết dạy để ban giám hiệu dự giờ hoặc dự giờ không báo trước. Do vậy có những giáo viên phải dạy nhièu lần song được sự góp ý chân tình của các đồng chí quản lý và đồng nghiệp cuối cùng giờ dạy cũng đã có nhiều tiến bộ, năng lực chuyên môn vững lên trông thấy.
	Đối với giáo viên giỏi thì yêu cầu phải thay đổi môn thi hàng năm để tạo điều kiện cho giáo viên vươn lên trong hoạt động một cách toàn diện, gây niềm tin tuyệt đối trong đội ngũ.
đ) Tổ chức hội giảng:
	Đó là hình thức tổ chức thi giảng vào những ngày lễ lớn trong năm học: như hội giảng “Tiết học đầu xuân”, “Chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam”, “Chào mừng ngày 8/3”,... Cuộc thi bắt đầu từ các tổ chức chuyên môn, sau đó đến cấp trường. Từ các cuộc thi này nhà trường chọn tuyển ra đồng chí tiêu biểu để đi dự các hội thi cấp huyện, cấp tỉnh.
	Việc tổ chức hội giảng ở trường là một hình thức để mỗi giáo viên tự nâng cao tay nghề và cũng là dịp để giáo viên trổ tài các nghệ thuật dạy của mình. Họ đua nhau để có một giờ dạy tốt đạt kết quả cao trước đồng nghiệp. Trong thời gian qua đã có đồng chí lớn lên từ các phong trào đã nêu từ đó mà đạt những thành tích đáng phục như đạt giáo viên giỏi cấp huyện, cấp tỉnh, được nhân dân và phụ huynh kính nể và quý trọng.
	Quan tâm giúp đỡ tạo điều kiện cho mỗi người hoàn thành được kế hoạch bồi dưỡng.
	- Bố trí công tác giảng dạy phù hợp, phát huy được tiềm năng của mỗi người.
	- Đối với tổ, khối: luôn có sự kèm cặp giữa các đồng chí có tay nghề vững vàng và những đồng chí có những tay nghề còn yếu.
	- Tổ chức cho giáo viên dự giờ thăm lớp trao đổi kinh nghiệm, nghiệp vụ.
	- Tổ chức cho giáo viên học thêm trong hè.
	Tuy vậy, thực hiện công tác bồi dưỡng giáo viên trường còn gặp không ít khó khăn; đội ngũ giáo viên cao tuổi rất ngại đi học, vì lý do tuổi tác và vướng mắc chuyện gia đình. Nhiều giáo viên do hoàn cảnh kinh tế khó khăn, việc tự mua những tài liệu tham khảo họ còn ngại nên người chúng tôi phải tạo điều kiện: Xây dựng tủ sách nhà trường phong phú. Động viên nhắc nhở đội ngũ tự giác mượn, ban giám hiệu tạo điều kiện cho giáo viên đi học,trong mấy năm qua chúng tôi đã cử 5 đồng chí tham gia học tập để nâng chuẩn đào tạo gồm 1 đồng chí học thêm trình độ đại học , 4 đồng chí học cao đẳng .Hiện tại vẫn có 2 giáo viên đang theo học trình độ đại học.
e/ Tổ chức chuyờn đề 
3. Nêu gương những người tốt việc tốt:
	Đây là nghệ thuật của người cán bộ quản lý, phải chọn gương điển hình phù hợp, kịp thời và thích hợp. Đề phòng tình trạng ghen ghét đố kỵ lẫn nhau khi đặt lời khen không đúng lúc, đúng thời điểm... Những gương người tốt đó phải được xuất thân từ cơ sở, từ phong trào, từ tác dụng trong thực tiễn, được nhiều người thừa nhận. Điều này thể hiện sự am hiểu của người quản lý trong đội ngũ giáo viên.
4. Phát động phong trào viết sáng kiến kinh nghiệm:
	Viết sáng kiến kinh nghiệm giúp cho giáo viên làm quen với nghiên cứu khoa học theo ngành nghề đặc trưng của bản thân. Xây dựng ý thức thường xuyên rút kinh nghiệm qua các công tác, rút ra bài học qua thực tiễn... Ngay từ đầu năm học ban giám hiệu phải đưa vào tiêu chí thi đua của cá nhân, của tập thể tổ chuyên môn, tổ chức cho các cá nhân đăng ký tên đề tài , sáng kiến kinh nghiệm , cuối năm học HĐKH nhà trường tiến hành chấm và chọn ra những sáng kiến kinh nghiệm đạt loại tốt và mang tính thực thi để công bố và đưa vào áp dụng cho năm học sau. Công việc này giờ đây đã trở thành việc làm thường niên và được đội ngũ giáo viên trong nhà trườngtham gia thực hiện một cách tự giác và có hiệu quả cao. 
5. Công tác động viên khen thưởng, quan tâm đến đời sống vật chất của giáo viên:
	Tăng cường khuyến khích động viên đội ngũ bằng cả tinh thần lẫn vật chất một cách thường xuyên. Đây là việc làm thiết thực đem lại hiệu quả một cách trực tiếp, phù hợp tâm lý người. Theo quan điểm triết học “Vật chất quyết định ý thức...” một khi đồng lương cao hơn thì họ sẽ làm việc tích cực hơn, hiệu quả hơn. Bên cạnh thu nhập bằng đồng lương, còn có tiền thưởng. Tuy không đáng là bao song thể hiện sự quan tâm của ban giám hiệu đối với đội ngũ giáo viên như ông cha ta đã có câu: “Trăm đồng tiền công không bằng một đồng tiền thưởng”. Do đó việc động viên khuyến khích bằng tinh thần để học làm việc hiệu quả cao hơn. Trên thực tế thì kinh phí nhà trường rất hạn hẹp vì thế phải có sự nhạy bén, kịp thời, sòng phẳng, rạch ròi, tháo vát, biết tạo ra kinh phí bằng chính bàn tay và khối óc của người cán bộ quản lý, của tập thể lãnh đạo trường học.
III. Kết quả những việc đã làm được:
1:Xếp loại hồ sơ tự học và công tác tự học tự bồi dưỡng:
Năm học này phòng và sở giáo dục đã tiến hành kiểm tra công tác tự học của giáo viên , trường tiểu học Quảng Thuận là một trong những nhà trường được đánh giá là đơn vị có phong trào tự học tự bồi dưỡng tốt . số giáo viên có kết quả bồi dưỡng cũng như xếp loại hồ sơ tự học cao : Loại giỏi có 15/21 đ/c (71,4%) ; loại khá : 6 đ/c (28,6%) ; không có giáo viên xếp loại trung bình và yếu.
.2. Dự giờ kiểm tra của giám hiệu:
	- Trong năm giám hiệu đã dự được 206 tiết.
	Trong đó: 
Tốt: 89 tiết ( 43,2%)
Khá: 94 tiết (45,6%)
Đạt yêu cầu:23 tiết ( 11,2%)
Không có tiết chưa đạt y/c
	- Kiểm tra toàn diện 21/21 đ/c trong đó:
	Xếp loại tốt:13đ/c (61,9 %)
	 Khá:8 đ/c ( 38,1%)
3. Thực tập, kiến tập:
	- Kiến tập:	1768 tiết
	Tốt:	765 tiết ( 43,3%)
	Khá: 	899 tiết (50,8%)
	Đạt yêu cầu:104 tiết ( 5,9%)
	- Thực tập:	48 tiết	
 Xếp loại Tốt: 31 tiết ( 64,6%)
 Khá: 17 tiết (35,4%)
	Không có trung bình và yếu.
 4.Thi giáo viên dạy giỏi :
	+ Cấp cụm có 8 đ/c tham gia, có 6 đ/c được công nhận giáo viên dạy giỏi cụm
	+ Cấp huyện có 4 đ/c tham gia. Cả 4 đ/c đều đạtgiáo viên dạy giỏi của huyện (đ/c Thảo , Đ/c Hương , Đ/c Anh ,Đ/c Thuỷ) .Trong đó có 2 đ/c đạt giải nhì và 1 đ/c đạt giải Ba.
 + Thi giáo viên giỏi cấp Tỉnh có 3 đ/c ;Cả 3 đ/c đều được công nhận giáo viên dạy giỏi Tỉnh .Trong đó có 2 đ/c đạt giải.
 + Trong 3 năm qua trường có 2 đ/c tham gia hội thi làm và sử dụng đồ dùng dạy học cấp huyện đều đạt giải nhất . Cả 2 đ/c được tham gia thi cấp tỉnh thì 1 đ/c đạt giải nhì và 1 đ/c đạt giải ba . 
 Có 2 đ/c tham gia thi chữ đẹp cấp huyện thì 1 đ/c đạt giải nhất , 1 đ/c đạt giải nhì . 1 đ/c được tham gia thi cấp tỉnh đạt giải kk.
5. Giáo viên giỏi các cấp :
 Trường có 2 đ/c được công nhận giáo viên giỏi cấp tỉnh , 8 đ/c được công nhận giáo viên giỏi cấp cơ sở.
6. Xếp loại năng lực sư phạm : Năm học 2006-2007 nhà trường có 22 giáo viên . Trong đó xếp loại tốt : 16 đ/c ( 72,7%)
 Khá: 6 đ/c ( 27,3%)
 Không có giáo viên xếp loại Đạt yêu cầu và chưa đạt yêu cầu.
C. Kết luận và kiến nghị:
1. Đổi mới phương pháp và nâng cao chất lượng đội ngũ phải được xem là yếu tố quan trọng để nâng cao chất lượng toàn diện và nó được sự hưởng ứng của anh chị em ở học quá trình đào tạo phải được chuyển hoá thành quá trình tự đào tạo.
2. Việc kiểm tra, quản lý, chỉ đạo phải thường xuyên, nghiêm túc và yêu cầu cao đối với giáo viên. Ban giám hiệu phải thường xuyên đôn đốc việc thực hiện kế hoạch đề ra, có chế độ khen chê kịp thời để uốn nắn sửa chữa từ đó để có kế hoạch điều chỉnh cho phù hợp.
3. Các hoạt động về chuyên môn và chất lượng phải được khuyến khích đánh giá cao và được coi là yêu cầu trước tiên để xem xét trong đánh giá thi đua.
4. Tăng cường chỉ đạo việc đúc rút kinh nghiệm, phổ biến kinh nghiệm và vận dụng nó trong đơn vị.
5. Người quản lý phải yêu thương, gần gũi và quý trọng tất cả mọi người.
 Hiểu biết cộng với thái độ, hành vi ứng xử mẫu mực, chân thành sẽ là nhịp cầu để người quản lý đi đến trái tim yêu thương tôn kính của mỗi người.
 * Để chất lượng đội ngũ trong toàn ngành ngày càng được nâng cao góp phần thiết thực cho công cuộc đổi mới giáo dục phổ thông hiện nay tôi xin có một vài kiến nghị như sau : 
Đối với các nhà trường cần quan tâm và chỉ đạo một cách chăt chẽ hơn nữa công tác tự học , tự bồi dưỡng của giáo viên. 
đối với cấp phòng ,cấp sở cần chỉ đạo có chất lượng công tác bồi dưỡng thay sách , bồi dưỡng các modun đổi mới phương pháp dạy học . Hằng năm chuyên môn phòng giáo dục cần tổ chức một số chuyên đề đổi mới phương pháp dạy học cho đội ngũ cốt cán và quản lý các nhà trường được tham gia học tập . 
Trên đây là một số kinh nghiệm được rút ra từ công tác quản lý xây dựng đội ngũ bản thân tôi đã làm được. Rất mong sự góp ý của đồng nghiệp.
Quảng Thuận, ngày 24 tháng 5 năm 2007
 Người viết
Đặng Thị Phúc Như

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_giai_phap_de_nang_cao_chat_luon.doc