Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm giúp học sinh học tốt phân môn Chính tả

Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm giúp học sinh học tốt phân môn Chính tả

Chính tả (chính: đúng, tả:viết, kể) theo cách hiểu trực tiếp là cách viết hợp chuẩn (lối viết dúng duy nhất). Theo đó chính tả là hành động tiêu chuẩn hóa chữ viết của một ngôn ngữ va pho biến duy trì chuẩn mực này trong cộng đồng xã hội.

Chuẩn sẽ bao gồm tất cả các biểu hiện của chữ viết như: đường nét của các con chữ biểu thị nguyên âm và phụ âm, cách đặt dấu thanh điệu, cách viết hoa, viết tắt, cách thể hiện từ phiên âm tiếng nước ngoài.

 Chính tả là một trong các phân môn của môn Tiếng Việt mang một ý nghĩa quan trọng đối với việc học tốt môn chính tả cũng như các môn học khác ở tiểu học nói riêng và các cấp học khác nói chung. Do đó, việc nói và viết theo đúng nguyên tắc chính tả,theo đúng đặc điểm chính tả mang một ý nghĩa hết sức quan trọng và cần thiết.

 

doc 23 trang Người đăng minhduong20 Lượt xem 800Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm giúp học sinh học tốt phân môn Chính tả", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN I: PHẦN MỞ ĐẦU
I. LỜI NÓI ĐẦU:
	Chính tả (chính: đúng, tả:viết, kể) theo cách hiểu trực tiếp là cách viết hợp chuẩn (lối viết dúng duy nhất). Theo đó chính tả là hành động tiêu chuẩn hóa chữ viết của một ngôn ngữ va øpho biến duy trì chuẩn mực này trong cộng đồng xã hội.
Chuẩn sẽ bao gồm tất cả các biểu hiện của chữ viết như: đường nét của các con chữ biểu thị nguyên âm và phụ âm, cách đặt dấu thanh điệu, cách viết hoa, viết tắt, cách thể hiện từ phiên âm tiếng nước ngoài.
	Chính tả là một trong các phân môn của môn Tiếng Việt mang một ý nghĩa quan trọng đối với việc học tốt môn chính tả cũng như các môn học khác ở tiểu học nói riêng và các cấp học khác nói chung. Do đó, việc nói và viết theo đúng nguyên tắc chính tả,theo đúng đặc điểm chính tả mang một ý nghĩa hết sức quan trọng và cần thiết.
II. Ý NGHĨA VÀ TÁC DỤNG:
	Vấn đề tìm hiểu nguyên nhân cũng như đưa ra một số biện pháp giúp học sinh khắc phục các lỗi chính tả thường gặp mang một ý nghĩa hết sức quan trọng.
Thật vậy, trong hệ thống giáo dục quốc dân, giáo dục Tiểu học là bậc học nền tảng, xây dựng và phát triển trí tuệ, tình cảm đạo đức, thẩm mĩ, thể chất cho trẻ em nhằm hình thành cơ sở ban đầu vững chắc cho sự phát triển toàn diện vềå nhân cách cũng như trí tuệ của một con người. Trong đó Tiếng Việt (phân môn Chính tả) góp một phần lớn trong sự hình thành và phát triển một cá nhân hoàn thiện. Việc đưa ra một số biện pháp giúp học sinh tránh một số lỗi thường gặp giúp giáo viên vận dụng vào công việc giảng dạy đạt hiệu quả tốt hơn trong các tiết dạy cũng như học sinh (viết đúng hơn) học tốt hơn trong tiết học.
III. LÍ DO CHỌN ĐỀØ TÀI:
	Về khách quan: Hiện nay trong trường Tiểu học, vấn đề sai lỗi chính tả của học sinh là vấn đề cấùp thiết cần được quan tâm và đưa ra các biện pháp khắc phục. Tại sao vậy? Chính tả là một phân môn của Tiếng Việt, góp một phần quan trọng để học môn Tiếng Việt nói riêng và tất cả các môn học khác nói chung ở Tiểu học cũng như ở các cấp học khác cao hơn. Học tốt môn Chính tả, các em sẽ đọc đúng, viết đúng từ, câu từ đó em sẽ hiểu đúng văn bản cũng như để người khác hiểu đúng văn bản do các em trình bày. Phân môn Chính tả nói riêng và môn Tiếng Việt nói chung là môn học cơ sở để các em học tốt các môn học khác. Chẳng hạn, với môn Toán : kĩ năng đọc đúng sẽ giúp các em hiểu đúng yêu cầu của bài toán, tiếp đó khi trình bày bài giải các em phải có kĩ năng viết đúng, chính xác điều mình hiểu, trình bày. Như vậy việc học tốt môn Tiếng Việt (chính tả) tạo điều kiện để các em học tốt các môn học khác.
 Đối tượng cần khắc phục lỗi chính tả là học sinh tiểu học(lớp 4). Bậc học Tiểu học là bậc học nền tảng, tạo cơ sở ban đầu vững chắc cho các bậc học cao hơn. Việc đọc đúng một văn bản, hiểu và trình bày đúng ý hiểu của mình thành văn bản là nhiệm vụ của một học sinh khi còn ngồi trong mái trường Tiểu học. Nếu học sinh không có được những kĩ năng đó sẽ gây hậu quả rất lớn về sau mà việc khắc phục là cực kỳ khó khăn.
	Bản thân tôi hiện là một giáo viên trực tiếp giảng dạy cho học sinh lớp 4, vấn đề khắc phục lỗi chính tả cho học sinh để học sinh có thể viết đúng, trình bày đúng, đẹp bài làm của mình là vấn đề tôi hết sức quan tâm và chú trọng.
	Nhận thức được tầm quan trọng của nó, bản thân tôi luôn ý thức dạy thế nào, sử dụng phương pháp, hình thức cũng như cung cấp cho học sinh những quy luật, quy tắc chính tả với mong muốn giúp học sinh đạt kết quả cao trong tiết dạy của mình. Bản thân là một giáo viên mới ra trường và cũng là năm đầu tiên trực tiếp giảng dạy khối 4 nên tôi chưa có nhiều kinh nghiệm như những giáo viên lâu năm. Nhưng tôi cũng mạnh dạn đưa ra một số viện pháp giúp học sinh khắc phục một số lỗi chính tả thường gặp với mong muốn tạo nên một cơ sở cho bản thân và chia sẻ một phần nhỏ nào đó với đồng nghiệp của mình. 
 IV ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU :
 Đối tượng: học sinh lớp 4 
 Phạm vi : môn chính tả của học sinh lớp 41 Trường tiểu học Phước Tín A – Phước Long – Bình Phước .
 Thời gian: từ tháng 9 đến tháng 1 năm 2009
V. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU : 
	Nghiên cứu đề tài này để tạo cơ sở cho bản thân dạy tốt hơn môn Chính tả cũng như học sinh học tốt hơn môn Chính tả.
PHẦN II: PHẦN NỘI DUNG (GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ)
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI:
	“Một số kinh nghiệm giúp học sinh học tốt phân môn Chính tả" tạo cơ sở ban đầu cho giáo viên trong quá trình dạy học và theo đó giúp học simh học tốt hơn phân môn Chính tả.
	Qua đề tài này, bản thân tôi mong muốn góp một phần nhỏ kinh nghiệm của mình chia sẻ cùng đồng nghiệp đồâng thời muốn mhận được sự chia sẻ góp ý chân thành từ các bạn đồng nghiệp để có thể có thêm kinh nghiệm trong quá trình giảng dạy.
II. THỰC TRẠNG : 
Trong quá trình giảng dạy, được sự quan tâm tạo điều kiện của Ban Giám hiệu Trường Tiểu học Phước Tín A, giáo viên có tài liệu hỗ trợ cho việc dạy môn Chính tả. Bên cạnh đó, trong quá trình giảng dạy cũng gặp rất nhiều khó khăn : Học sinh viết sai lỗi chính tả nhiều, chưa có ý thức cao về viết chính tả và chưa được sự quan tâm nhiều của gia đình cũng như do ảnh hưởng rất lớn của phương ngữ (nói sao – viết vậy)
III. CÁC GIẢI PHÁP VẬN DỤNG
	Trong quá trình giảng dạy chính tả nói riêng và các môn học khác nói chung, để khắc phục một thực trạng nào đó cần tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến thực trạng đó. Theo đó để đưa ra các biện pháp giúp học sinh khắc phục lỗi chính tả, trước hết giáo viên cần tìm hiểu nguyên nhân học sinh viết sai lỗi chính tả (sai chỗ nào và do đâu).
1. Nguyên nhân học sinh sai lỗi chính tả ở Tiểu học .
Xét về nguyên tắc xây dựng chính tả :
	 Nguyên tắc ngữ âm học : Đây là những nội dung định hướng cơ bản cho việc viết. Nó xuất phát từ thói quen tự nhiên của con người trong quá trình tiến hành các thao tác với chữ viết. Nội dung của nguyên tắc này là phát âm như thế nào thì phiên âm ra chữ viết đúng như vậy. Hệ quả là nguyên tắc chỉ được thực thi với một điều kiện bắt buộc kèm theo : yêu cầu sự tương ứng 1: 1giữa con chữ và âm vị và ngược lại. Mỗi khi điều kiện này không được đảm bảo và tuân thủ triệt để sẽ dẫn đến việc sai lỗi chính tả.
Xét về đặc điểm của chính tả:
	Tính chất bắt buộc tuyệt đối: Mặc dù chữ viết có thể chưa thật hợp lí về mặt khoa học nhưng khi đã thừa nhận là chuẩn chính tả thì không một cá nhân nào được tự ý viết khác đi. Chuẩn yêu cầu một cách viết thống nhất ở tất cả mọi người, mọi địa phương và trong mọi loại hình văn bản viết. Nói khác đi, chuẩn chính tả luôn có tíùnh pháp lệnh, pháp quy nhà nước. Trong việc xác lập nó, tiêu chuẩn đúng sai được đặt lên hàng đầu còn tiêu chuẩn hợp lí hay chưa hợp lí bị đẩy xuống hàng thứ yếu.
 	Tính chất ổn định cao: Những chuẩn mực được quy định thường tồn tại lâu dài và ít thay đổi theo thời gian. Đặc điểm này của chính tả tạo ra một thói quen tiếp nhận có tính hai mặt: Vừa có tính lâu dài vừa tiềm tàng khả năng trở thành nhân tố lạc hậu so với thực tế nói năng. Đời sống giao tiếp với những quy luật riêng của nó sẽ làm cho âm thanh, lời nói luôn luôn phải phát triển năng động, biến đổi nhằm thích ứng. Sự phát triển này đến một lúc nào đó tất yếu sẽ làm nảy sinh mâu thuẫn : Mẫu thuẫn giữa một ngữ âm hiện đại mới mẻ với một chữ viết và chính tả không thay đổi. Chính sự mâu thuẫn này là một trong những đầu mối dẫn đến sự phức tạp của chính tả hiện nay.
 Như vậy nguyên nhân của việc sai lỗi chính tả tièâm tàng ngay ở trong bản thân nguyên tắc xây dựng và đặc điểm của chính tả.
 Về lỗi chính tả trên đại thể có các loại lỗi :
	- Lỗi do ảnh hưởng của thói quen phát âm tiếng địa phương.
	- Lỗi do chưa nắm vững các quy luật cấu tạo âm tiết vào quy tắc phối hợp chữ viết .
	- Lỗi do chưa được cung cấp hoặc hiểu biết không đầy đủ về những quy định chính tả mang tính pháp lệnh Nhà nước.
	- Do hạn chế và bất hợp lí của chính bản thân chữ Quốc ngữ.
	Với những nét riêng trong nguồn gốc lịch sử hình thành mà chữ viết hiện nay vẫn còn tồn tại nhiều biểu hiện gây khó khăn cho người viết. Điển hình là do cảm nhận ngữ âm không chính xác nên một âm thanh (âm vị) đã được biểu thị bằng nhiều hình thức con chữ khác nhau. Qua đó tạo ra sự bất cập cho chính chữ viết : đọc giống nhau, viết khác nhau.
 Các trường hợp một âm nhiều chữ viết :
Âm đầu : 
	c	d
/k /	q 	 / z /
	gi	 
 	ng
	g	/ /
/ /	 ngh
	gh
	 o
b. Aâm đệm : / w /
	 u
c. Aâm chính : 	i	a	 a
 /i/ 	/ă/	 / /
	y	ă	 e
	 â
Có 3 nguyên âm đôi:	 uô iê	ươ
 / uo / / / / /
	ua 	yê	ưa
	i	 ng
	o 	/ i /	 / /
d. Âm cuối: / u /	y	 nh
	u
	c
	 / k /	
	ch
	Việc khắc phục lỗi chính tả có liên quan đến hàng loạt nội dung và công việc như : rèn luyện phát âm theo chính âm, cải tiến chữ viết theo hướng đơn giản hợp lí hoá, giới thiệu và phổ biến các quy luật quy định chính tả. Trong đó, công việc được ưu tiên hàng đầu là trình bày về quy luật kết hợp của các thành phần cấu tạo âm tiết. Việc nhận biết quy luật sẽ giúp người viết chủ động lựa chọn cu ...  “tr” :
+ Danh từ (đại từ) chỉ quan hệ họ hàng gia đình viết là “ch”: cha, chú, cháu, chồng, chị, chắt, chút, chít
+ Các từ chỉ đồ vật thường dùng trong gia đình cũng viết với “ch” chổi, chai, chảo, chum, chạn, chén,chày
+ Từ chỉ ý phủ định viết với “ch”: chẳng, chưa, chớ, chả
 + Các từ đồng nghĩa với các từ mỡ đầu bằng “gi” thì đều viết bắt đầu bằng “tr”: tranh-giành, trai-giai, trầu-giầu, tro- gio, trùn-giun
 Phân biệt “s” và “x”: một số quy tắc và mẹo viết phụ âm s-x :
-Khả năng kết hợp của “s” và “x” âm tiết có âm đệm và không có âm đệm :”s” không xuất hiện trong các âm tiết có âm đệm(trừ:soát.sột, soạt) còn “x” xuất hiện trong các âm tiết có am đệm: xuề xoà,xoay xở xoen xoét
-Khả năng cấu tạo từ láy:
+”s” và “x” không cùng xuất hiện trong1 từ láy:san sát, sồ sề,xào xạc,xoàng xĩnh..
+trong từ láy vần chỉ có âm đầu “x” không có “s”:loà xoà, loăn xoăn.lao xao(trừ lụp xụp)
-Đặc điểm về ngữ nghĩa:
+ Từ hay âm tiết viết với“s” có từ hay yếu tố Hán Việt viết với phụ âm khác(không viết với x): se sẽ-khe khẽ, sít-khít,sát-giết
+Từ hay âm tiết viết với x có từ hay yếu tố Hán Việt đồng nghĩa với phụ âm khác (không viết s):xen-chen, xảo-khéo, xanh-thanh, xóm-thôn
+Viết s trong một số trường hợp sau: trạng thái tốt: sáng suốt,sung sướng, sạch sẽ; Từ chỉ người,động vâït, cây cối, đồ vật, hiện tượng thiên nhiên: sư, sãi, sáo, so,ø sim
+Viết x trong một số trường hợp: chỉ tên thức ăn , đồ dùng nấu nướng:xôi, xúc xích,chỉ sự nhỏ đi,sút đi: xì, xẹp, nhỏ xíu
 	Hiện tôi là giáo viên trực tiếp giảng dạy trường Tiểu học Phước Tín A nên trong đề tài này tôi chỉ tập trung 1 số biện pháp sửa lỗi cho học sinh lớp 4. Trong quá trình giảng dạy, tôi phát hiện một số lỗi mà học sinh thường hay mắc phải như: sai phụ âm đầu (v/d/gi); sai âm chính (o/ô); sai âm cuối (n/ng; n/nh; t/c); sai dấu thanh (hỏi/ngã).
	Các lỗi mà học sinh mắc phải trong quá trình viết chính tả hầu hết là do ảnh hưởng của phương ngữ. Ngay từ ban đầu, bản thân là giáo viên chủ nhiệm lớp, tôi luôn luôn hướng theo chuẩn phát âm: phát âm chuẩn và hướng cho học sinh có thói quen phát âm theo chuẩn phát âm. Đây là một trong những biện pháp được tôi áp dụng thường xuyên, liên tục trong quá trình lên lớp. Trong biện pháp này, đòi hỏi một thời gian dài và sự kiên trì nỗ lực cố gắng của cả giáo viên lẫn học sinh. Nói viết theo chuẩn ngôn ngữ không chỉ trong giờ học chính tả.
 Ngoài việc cung cấp một cách đầy đủ các quy luật quy tắc chính tả, đối với học sinh của mình ( chủ yếu phát âm theo phương ngữ Nam Bộ ) trong các bài tập chính tả lựa chọn, tôi lựa chọn những kiểu bài mà học sinh dễ sai, dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ mình.
*/ Đối với các loại lỗi: o/ô; n/nh: cho học sinh làm các bài tập dạng điền tiếng chứa âm vần đó vào đoạn văn, thơ. VD: Tìm những chữ bị bỏ trống trong mẫu chuyện sau chứa o hoặc ô:
Người không biết cười.
 Nhà văn Mĩ nổi tiếng Mác Tuên rất có khiếu khôi hài. Ai đã dự những buổi nói chuyện của ông thì không thể nào không bật cười vì những câu nói dí .
những mẩu chuyện .. hỉnh. Nhưng trong một lần gặp gỡ  .chúng. Mác Tuên rất ngạc nhiên thấy một ông già suốt buổi không thèm nhếch mép, mặc dù ai nấy cười ngả cười nghiêng. Mãi đến lúc ra về, Mác Tuên mới biết ông gia đó bị điếc từ mấy năm rồi. Ông dự buổi . Chuyện chỉ vì muốn biết mặt nhà văn.. tiếng. 
 ( TV4 Tập 2. T 134 ) 
Điền vào chỗ trống ên hay ênh ?
Mẹ rằng: Quê mẹ, Bảo Ninh
M  mông sóng biển, l đ mạn thuyền.
Sớm chiều, nước xuống triều l 
Cực thân từ thuở mới l  chín mười.
( TV4 Tập 2, T68 )
 Với loại lỗi này, ngoài việc cho học sinh làm các dạng bài tập kiểu trên, bản thân tôi còn cho học sinh gắn biểu tượng chữ viết với âm thanh: Viết chữ rồi đọc, đọc rồi viết để hình thành biểu tượng vững chắc về âm thanh gắn với con chữ cụ thể. 
 VD: Lênh: L - ênh – lênh - Lênh
 Lên: L – ên – lên - Lên
 Với biện pháp này đòi hỏi sự kiên trì nỗ lực rất nhiều ở bản thân học sinh. Ngoài thời gian trên lớp, tôi động viên học sinh phải dành nhiều thời gian luyện phát âm và viết để gắn âm thanh với hình thức chữ viết cụ thể ở nhà. 
 */ Lỗi n/ng; t/c; v/d/gi; hỏi/ ngã: Thường xuyên cho học sinh làm các dạng bài tập phân biệt giữa các âm và dấu dễ lẫn.
 VD1: Điền vào chỗ trống an hay ang ?
- Mấy chú ngcon dhàng nglạch bạch đi kiếm mồi.
	- Lá bàng đang đỏ ngọn cây
	Sếu gimlạnh đang bay ngtrời.
	(TV4 Tập 1, T6 )
VD2: Điền vào ô trống tiếng có vần ât hay âc ?
Khúc nhạc đưa mọi người vào ............ ngủ yên lành. Âm thanh cồng chiêng, trang nghiêm và linh thiêng như tiếng.......... trời, làm mọi người tạm quên đi những lo toan .... vả đời thường.
 ( TV4 Tập 1, T165 )
VD3: Điền vào ô trống tiếng có âm đầu là r, d hay gi? 
-Nhạc của trúc, nhạc của tre là khúc nhạc của đồng quê. Nhớ một buổi trưa nào, nồm nam cơn ............ thổi, khóm tre làng rung lên man mác khúc nhạc đồng quê. 
- Diều bay, diều lá tre bay lưng trời. Sáo tre, sáo trúc bay lưng trời............. đưa tiếng sáo, ,........nâng cánh............
 ( TV4 Tập 1, T38 )
 	Trong trường hợp này, học sinh dễ lẫn sự xuất hiện của các âm trong từ do đó ngoài việc cho học sinh làm nhiều dạng bài tập như trên cần chú ý đến biện pháp chuẩn phát âm cho học sinh (cho học sinh phát âm nhiều lần giữa các trường hợp các em sai).Trên cơ sở của việc phát âm đó cung cấp cho học sinh một cách đầy đủ về nghĩa của từ và sự xuất hiện của nó trong từng trường hợp cụ thể.VD:Sửa lỗi nhầm lẫn của 2 tư:ø lan/ lang. Đầu tiên, cho học sinh phát âm chuẩn để phân biệt 2 tiếng sau đó cho học sinh nhận diện sự khác biệt của 2 tiếng cũng như sự xuất hiện của chúng trong các trường hợp khác nhau:
 Lan: Mở rộng dần phạm vi ra trên một bề mặt(lan man, lan toả, lan truyền, lan tràn..);
 Lang: có từng đám loang lổ trên bộ lông hoặc ngoài da;thầy thuốc đông y (lang băm, lang ben)
	Trong quá trình giảng dạy, tôi còn cho học sinh làm cuốn sổ tay chính tả để ghi những lỗi sai của mình (ghi từ viết sai và sửa đúng ngay bên cạnh) đồng thời cho học sinh làm dạng bài tập tập phát hiện và sửa lỗi trong bài chính tả của mình.
VD: Tập phát hiện và sửa lỗi trong bài chính tả của em. Ghi các lỗi và cách sửa từng lỗi vào sổ tay chính tả của :
 M: Lỗi nhầm lẫn s/x
 Viết sai Viết đúng
 xắp lên xe sắp lên xe
 Lỗi nhầm lẫn hỏi/ngã:
 Viết sai Viết đúng
 tưỡng tượng tưởng tượng
	Ngoài ra, trong quá trình giảng dạy cần chú ý đến các nguyên tắc dạy học chính tả (nguyên tắc kết hợp chính tả có ý thức và chính tả không có ý thức, nguyên tắc phối hợp giữa phương pháp tích cực và phương pháp tiêu cực, nguyên tắc dạy học chính tả theo vùng phương ngữ ) các từ cụ thể với nghĩa tương ứng. 
IV. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC.
 Qua quá trình áp dụng các biện phát như trên, học sinh đã có nhiều tiến bộ so với trước. Kết quả từ các bài chính tả của học sinh cho thấy:
Lỗi
Đầu năm
Hiện nay
Số lượng/ Tổng số
%
Số lượng/ Tổng số
%
n/ng
20/28
71.43
7/28
	25
t/c
21/28
75
10/28
	35.71
v/d/gi
10/28
35.71
5/28
	17.86
o/ô
5/28
17.86
1/28
	 3.57
n/nh
7/28
25
2/28
	 7.14
hỏi/ ngã
15/28
53.57
8/28
	28.57
PHẦN III : KẾT LUẬN
 Bài học kinh nghiệm:
	Chữ viết là hình thức biểu hiện ngôn ngữ,thực hiện nhiệïm vụ giao tiếp. Muốn đạt đựợc kết quả cao trong giao tiếp, chữ viết phải được thể hiện một cách chính xác. Để làm được điều đó giáo viên cần:
- Dựa trên ngữ âm chuẩn mực của Tiếng Việt, khắc phục sự khác biệt của ngữ âm tiếng địa phương so với ngữ âm chuẩn mực.
- Dựa vào những mẹo luật chính tả,những mẹo luật đó được hình thành trên nguyên tắc của hệ thống chữ Quốc ngữ.
- Nắm vững những quy luật về viết hoa và quy tắc viết các từ ngữ, thuật ngữ nước ngoài.
Để khắc phục các lỗi lệch chuẩn cho học sinh, giáo viên cần:
- Luyện theo mẫu: giáo viên phát âm chuẩn để học sinh phát âm theo.
- Giáo viên phải có kiến thức ngữ âm thậït tốt để hướng dẫn cho học sinh cách cấu âm của âm vị mắc lỗi so sánh với cách cấu âm chuẩn từ đó viết đúng chính tả.
- Phát âm theo đúng chữ viết chính tả.
- Để rèn luyện phát âm hiệu quả, giáo viên cần khắc phục tư tưởng tự ti ngại khó cho học sinh tạo cho học sinh ý thức rèn luyện thường xuyên và lâu dài.Người giáo viên phải kiên trì mềm dẻo, không nóng vội, cần phải xây dựng không khí lớp học sôi nổi tươi vui để các em ngày càng hào hứng, yêu thiùch học môn chính tả hơn.
- Khuyến khích cho học sinh giúp nhau sửa lỗi chính tả trong từng bài viết của từng tiết học.
T
rên đây là một số kinh nghiệm nhỏ của bản thân tôi trong việc rèn luyện và sửa lỗi chính tả cho học sinh lớp 4 mà tôi đã áp dụng và thấy đem lại hiệu quả nhất định trong quá trình dạy học của mình. Kính mong Ban lãnh đạo các cấp và các đồng nghiệp xem xét và góp ý chân thành để đề tài của tôi được hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn!
 	 Phước Tín, ngày 20 tháng1 năm 2009
 	 Người thực hiện:
NHẬN XÉT VÀ XẾP LOẠI
Ý kiến nhận xét của Tổ chuyên môn
Ý kiến nhận xét của HĐKH Nhà trường
Xếp loại: 
Ý kiến nhận xét của HĐKH Phòng Giáo dục- Đào tạo
Xếp loại: 

Tài liệu đính kèm:

  • docMot so bien phap giup hoc sinh hoc tot mon chinh ta.doc