Hoà chung với sự đi lên của toàn cầu, đất nước ta đã và đang có những chuyển mình trong xu thế đổi mới toàn diện trong mọi lĩnh vực. Ngành giáo dục nói riêng đã có những bước chuyển mình rõ rệt có những đầu tư lớn trong dạy học. Thật vinh dự và tự hào biết bao khi bản thân tôi được đứng trong hàng ngũ là những kỷ sư tâm hồn trên mặt trận tư tưởng văn hoá trong sự nghiệp giáo dục và trong thời kỳ đổi mới của đất nước ta. Với những tự hào và trách nhiệm đó đã giúp tôi nhận thức được một cách đầy đủ hơn về nhiệm vụ, mục tiêu giáo dục về vai trò, vị trí là trong sáng của bản thân là người giáo viên trực tiếp giảng dạy là những người có vai trò quyết định, người giữ vai trò then chốt trong viêc tổ chức phát triển nhân cách, năng lực, trí tuệ của học sinh đặc biệt là học sinh nhỏ tuổi, học sinh tiểu học. Học sinh lớp 2 nói riêng và học sinh tiểu học nói chung là nền móng cho những lớp trên, cấp học trên vậy trước hết là các em phải biết đọc thông, viết thạo một yêu cầu tưởng rằng là đơn giản nhưng rất quan trọng đối với các em.
Là một trường chuẩn quốc gia điều quan trọng đầu tiên là chất lượng học sinh phải cao, tỉ lệ học sinh giỏi khá phải đạt 60% trở lên, giảm tối đa học sinh yếu. Đây là một việc không dễ đối với một trường thuộc vùng khó khăn như trường tiểu học chúng tôi, con em thuộc người dân tộc thiểu số chiếm tỉ lệ lớn nên mục tiêu trước mắt làm sao nâng cao chất lượng dạy học để đưa học sinh trung bình lên học sinh khá, học sinh khá giỏi phải đạt kết quả hơn nữa. Đặc biệt là đưa học sinh yếu kém đạt học sinh trung bình để cuối năm không có học sinh yếu, học sinh lưu ban đó là mục tiêu nhiệm vụ cho từng giáo viên .
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ KINH NGHIỆM KHI PHỤ ĐẠO HỌC SINH YẾU KÉM LỚP 2. A.ĐẶT VẤN ĐỀ. Hoà chung với sự đi lên của toàn cầu, đất nước ta đã và đang có những chuyển mình trong xu thế đổi mới toàn diện trong mọi lĩnh vực. Ngành giáo dục nói riêng đã có những bước chuyển mình rõ rệt có những đầu tư lớn trong dạy học. Thật vinh dự và tự hào biết bao khi bản thân tôi được đứng trong hàng ngũ là những kỷ sư tâm hồn trên mặt trận tư tưởng văn hoá trong sự nghiệp giáo dục và trong thời kỳ đổi mới của đất nước ta. Với những tự hào và trách nhiệm đó đã giúp tôi nhận thức được một cách đầy đủ hơn về nhiệm vụ, mục tiêu giáo dục về vai trò, vị trí là trong sáng của bản thân là người giáo viên trực tiếp giảng dạy là những người có vai trò quyết định, người giữ vai trò then chốt trong viêc tổ chức phát triển nhân cách, năng lực, trí tuệ của học sinh đặc biệt là học sinh nhỏ tuổi, học sinh tiểu học. Học sinh lớp 2 nói riêng và học sinh tiểu học nói chung là nền móng cho những lớp trên, cấp học trên vậy trước hết là các em phải biết đọc thông, viết thạo một yêu cầu tưởng rằng là đơn giản nhưng rất quan trọng đối với các em. Là một trường chuẩn quốc gia điều quan trọng đầu tiên là chất lượng học sinh phải cao, tỉ lệ học sinh giỏi khá phải đạt 60% trở lên, giảm tối đa học sinh yếu. Đây là một việc không dễ đối với một trường thuộc vùng khó khăn như trường tiểu học chúng tôi, con em thuộc người dân tộc thiểu số chiếm tỉ lệ lớn nên mục tiêu trước mắt làm sao nâng cao chất lượng dạy học để đưa học sinh trung bình lên học sinh khá, học sinh khá giỏi phải đạt kết quả hơn nữa. Đặc biệt là đưa học sinh yếu kém đạt học sinh trung bình để cuối năm không có học sinh yếu, học sinh lưu ban đó là mục tiêu nhiệm vụ cho từng giáo viên . Là một giáo viên được phân công giảng dạy lớp 2. Tôi thấy một thực tế học sinh học yếu còn nhiều. Để đáp ứng được mục tiêu của nhà trường cũng như phòng giáo dục đề ra nên tôi băn khoăn trăn trở. Nguyên nhân do đâu? Vì Sao ? Dùng những giải pháp nào ?. Bởi vậy tôi chọn sáng kiến “ một số kinh nghiệm khi phụ đạo học sinh yếu kém lớp 2”. Mong rằng phần nào giúp các em ngày một tiết bộ, giảm tỉ lệ học sinh yếu kém trong lớp nói riêng và nhà trường nói chung, nhằm đáp ứng với tiêu chuẩn trường chuẩn quốc gia mà nhà trường đã có. B.NỘI DUNG: I. Thực trạng Qua 4 năm được dạy lớp 2 trên địa bàn xã vùng sâu vùng xa tôi đã hiểu và tìm ra được một số thực trạng sau: -Về đọc: + Học sinh đọc chậm, chưa thuộc mặt chữ, đọc còn dịch từng tiếng một, đọc nhỏ, phát âm chưa rõ ràng, trao đổi trong nhóm còn trầm. + Diễn đạt bằng ngôn ngữ kém -Về viết: + Viết sai lỗi chính tả nhiều, viết rất chậm chưa đúng tốc độ còn đánh vần từng tiếng rồi mới viết. + Không nhớ cả cụm từ hoặc câu để viết nên thiếu tiếng, thiếu dấu nhiều. -Về tính toán: + Tính chậm, còn đem ngón tay, ngón chân để tính cộng, tính trừ. + Sử dụng que tính các phép tính đơn giản còn lúng túng. + Chưa thuộc bảng cộng, trừ, nhân, chia đã học + Bài giải thường là không làm được hoặc làm chậm. + Chưa thuộc các ghi nhớ về toán. -Về sức khoẻ: + Nghỉ học nhiều. + Đến lớp ủ rũ, buồn ngủ + Đau bụng do đói - Qua khảo sát đầu năm cho biết kết quả như sau: Tổng số HS Môn Giỏi Khá Trung bình Yếu SL % SL % SL % SL % 28 T.việt 3 10.7 5 17.9 14 50 6 21.4 Toán 3 10.7 6 21.4 15 53.6 4 14.3 II. Nguyên nhân. *Về học sinh: - Sức khoẻ chưa đảm bảo do bố mẹ để mặc con tự phục vụ ăn uống cho mình, nhiều em sáng không ăn sáng, trưa ăn qua loa cái bánh hay gói mì tôm sống.... - Sự chú ý, óc quan sát, trí tưởng tượng đều phát triển chậm - Đi học không chuyên cần - Về nhà không ôn bài còn xem phim, hay ngủ sớm. - Ý thức tự học kém, hoạt động tư duy có nhiều nét riêng - Nghịch ngộ có cá tính ham chơi, lời học dẫn tới học kém, ngại học *Về phụ huynh. - Một số phụ huynh nhận thức về giáo dục còn hạn chế. - Bố mẹ còn ỉ lại, bỏ mặc cho giáo viên - Chưa coi trọng việc học, thiếu sự quan tâm, đầu tư cho con mình. - Con em dân tộc chiếm tỉ lệ cao, cuộc sống gia đình nghèo, bố mẹ ở trên nương rẫy. Bỏ mặc con em ở nhà tự ăn, tự học. *Về giáo viên. - Phương pháp dạy học còn chung chung, dạy cho học sinh đại trà chưa phân đối tượng để dạy. Với trách nhiệm của người giáo viên chủ nhiệm lớp 2 tôi không thể nào yên tâm được. Vì thế tôi đã tìm ra một số biện pháp thích hợp với từng đối tượng, từng học sinh yếu. Để có hướng phụ đạo nhằm nâng cao chất lượng đại trà trong lớp III. Biện pháp *Đối với giáo viên: Giáo viên phải là một người mẹ, người cô coi học sinh như con đẻ của mình phải hết sức kèm cặp từng li, từng tí làm sao cho các em từng bước học tập có kết quả, từ đó gây lòng tự tin hứng thú cố gắng học tập. - Giáo viên phải nắm bắt được hoàn cảnh tình hình học tập của từng em, nắm được những em học yếu, yếu ở mức độ nào? nguyên nhân do đâu từ đó tìm ra những phương pháp dạy để thu hút tuyệt đối sự chú ý của các em, tạo niềm vui trong lúc học không để các em nhàm chán. - Giáo viên thật sự là người mẫu mực phải yêu nghề miến trẻ, hiểu được tâm lý của trẻ, phải nhiệt tình trong giảng dạy coi học sinh như con mình phải tận tâm, tận tình đến từng học sinh. - Phân loại học sinh ra: Đọc kém, viết kém. Tính toán kém khi đã nắm được thì phải thường xuyên, theo dõi và có kế hoạch để kèm cặp và bồi dưỡng. Tôi chuẩn bị sẵn 1 bảng phụ ghi đầy đủ các âm, vần mà các em đã được học ở lớp 1. Cứ đầu buổi học và cuối buổi học giáo viên gắn lên bảng yêu cầu những học sinh yếu này phải đọc 2 – 3 lần, nhớ âm, vần rồi dẫn đến ghép chữ ghép từ Ví dụ: Như môn tiếng việt thì học sinh yếu thường hay quên âm ghép: Ph, nh, ch, th. Thì giáo viên thường xuyên cho học sinh đọc để nhớ mặt chữ và cho viết trầm ở bảng con, để lúc nào học sinh nắm chắc mặt chữ rồi thì tôi mới tiếp kèm cặp cho học sinh đó tập ghép tiếng, ghép từ và đọc rồi tăng dần lên đọc câu, đọc đoạn, đọc bài. Tạo nhóm đôi bạn cùng tiết, cứ 1 học sinh yếu có 1 học sinh giỏi, khá kèm cặp. Bạn giỏi, khá tập cho bạn yếu nói, trao đổi về yêu cầu cô giáo đề ra. Giáo viên tạo điều kiện cho những học sinh yếu này được phát biểu nhiều, khuyến khích, động viên để các em hứng thú học tập. Các em yếu này ít tiếp xúc nên diễn đạt ngôn ngữ kém, trầm, ngại nói chuyện. Giáo viên và học sinh trong lớp thường xuyên gần gũi trò chuyện. Các em thấy được cô cùng các bạn quan tâm các em sẽ cố gắng học tập tốt hơn. *Về viết: Đối với những học sinh yếu này tôi không yêu cầu các em viết hết bài chính tả hoặc một bài viết nào giáo viên yêu cầu cho cả lớp viết. Nhưng yêu cầu em phải đọc nhớ cả cụm từ rồi mới viết, viết rồi khảo lại xem đã đúng, đủ dấu, nét chưa rồi tiếp tục viết tiếp. Giáo viên rèn học sinh viết đúng trước đã rồi mới chuyển sang viết đủ. *Về tính toán. Đối với những em tính chậm còn đem ngón tay, ngón chân để tính cộng, trừ do chưa học thuộc bảng cộng, trừ : Ví dụ: 9 + 3 = ? học sinh lấy 9 ngón tay lấy tiếp 3 ngón tay không đủ lấy ngón chân rồi gộp lại tính từ 1 đến 12. Tôi hướng cho học sinh: Có 9 rồi thêm 3 chỉ cần đem 3 ngón tay ra đếm tiếp vào 9 ta được 12, viết 12. Ví dụ: 13 -5 = ? Ta lấy 5 bớt 3 còn phải bớt 2, lấy 10 bớt 2 còn 8, viết 8 ở giai đoạn đầu các em chưa thuộc bảng cộng, trừ là phải hướng như vậy còn khi đã thuộc bảng cộng, trừ thì các em làm nhanh và đúng. Về giải toán: Những học sinh yếu này thường là không làm được, hoặc làm chậm vì các em đọc chưa tốt nên ảnh hưởng tới việc đọc đề, phân tích đề, lấy lời giải. nên khi gặp toán giải tôi cho học sinh giỏi, khá đọc đề trước, học sinh yếu đọc lại, phân tích đề , nêu lời giải giáo viên gợi mở dần để học sinh tập phân tích, tập tìm lời giải đúng và phép tính đúng. Giải toán ở lớp 2 chỉ có 1 phép tính nên lời giải dựa vào câu hỏi để trả lời. Phép tính thì cho học sinh tìm thuộc dạng toán nào: Toán ít hơn hay nhiều hơn, ... - Về toán học đến phần nào, có những ghi nhớ công thức nào tôi đều lần lượt ghi vào bảng phụ cho học sinh thường xuyên đọc ôn lại như sau: - Đầu năm là bảng cộng, bảng trừ, ghi nhớ về tìm số trừ, số bị trừ, số hạng. - Sang học kỳ 2 có bảng nhân, bảng chia từ 2 – 5. - Ghi nhớ về tìm số bị chia, tìm thừa số . Tôi giao trách nhiệm cho lớp trưởng, tổ trưởng cứ đầu buổi học gắn các công thức, ghi nhớ đó lên bảng mỗi bạn đọc 2 lần, em đến trước đọc trước, em đến sau đọc sau, những em yếu cuối buổi học đọc 2 lần mới được về, vào các tiết luyện tôi thường lồng các trò chơi. Ví dụ: Chơi trò chơi “Ghi nhanh kết quả” giáo viên nêu 9 + 3 = ?; 8+5 = ? 3x 4 = ?; 13 – 6 = ? ; 24 : 4 = ?... em nào ghi nhanh kết quả sẽ được khen. Để ghi nhanh được kết quả đòi hỏi các em phải thuộc bảng cộng , trừ và nhân, chia đã học. - Xếp học sinh giỏi khá ngồi với học sinh yếu để giúp cô trong việc theo dõi làm bài để nhắc nhở cho giáo viên sửa sai và kèm cặp cho em. - Cho học sinh yếu ngồi đầu bàn để các em dễ chú ý và tiện cho giáo viên theo dõi và giúp đỡ kịp thời. - Hoặc khi làm toán dùng bảng con thường xuyên để kiểm tra và sửa sai cho học sinh bao quát nhanh những học sinh yếu làm bài như thế nào để uốn nắn. - Giáo viên luôn tạo ra niềm vui trong học tập cho các em thông qua trò chơi để các em tiếp thu bài. Khắc sâu kiến thức dễ dàng hơn . - Đối với những bài dạy trên lớp tôi luôn luôn tìm tòi biện pháp giảng dạy thích hợp, tổ chức việc học tập bằng phương pháp phát huy tính tích cực chủ động của học sinh. Tổ chức hướng dẫn dìu dắt để các em được tiếp cận, chiếm lĩnh hoàn toàn, tri thức không áp đặt, các câu hỏi được sắp đặt rõ ràng có hệ thống trong từng bài soạn, với yêu cầu vừa sức của các em và nâng cao dần, không nản chí, thiếu tự tin, khắc phục tính ngại khó. - Trong khi giảng bài tôi thường xuyên theo dõi sự chú ý của học sinh. Dành nhiều thời gian cho học sinh học yếu. - Cuối cùng là biện pháp phối hợp chặt chẽ giữa giáo viên chủ nhiệm với gia đình bằng cách qua sổ liên lạc để gia đình tạo điều kiện đôn đốc các em để kết quả học tập đi lên. - Có sổ theo dõi học sinh yếu qua các đợt kiểm tra định kỳ. Yếu gì? biện pháp khắc phục . *Đối với học sinh: - Hoàn thành tốt những gì cô giáo và cán sự lớp giao cho. - Lắng nghe ý kiến nhận xét của cô giáo, của các bạn bè để sửa chữa. - Đảm bảo sức khoẻ tốt. - Học bài, làm bài thêm ở nhà. *Đối với các bậc phụ huynh. Được giáo viên phổ biến tình hình học tập của con em mình, biết được kế hoạch nâng cao chất lượng của giáo viên để phối hợp uốn nắn, động viên các em học tập đạt kết quả tốt. Nhắc nhở con em học tập ở nhà, chăm sóc sức khoẻ cho con em. Đồng thời giáo viên cũng định hướng cho phụ huynh phương pháp kèm cặp con em mình. Nhắc nhở con em phải đi học đều đặn. Giáo viên thường xuyên có thông tin kịp thời về kết quả học tập, rèn luyện của con em, biết được sự tiến bộ để động viên khích lệ các em phấn khởi, cố gắng học tập tốt hơn. Ngược lại phụ huynh báo cáo việc kèm cặp con em ở nhà có gì vướng mắc để giáo viên kịp thời điều chỉnh. Tóm lại tuỳ vào từng đối tượng để giáo viên có biện pháp cụ thể thích hợp chứ không cứng nhắc áp đặt. Có biện pháp thiết thực nhất để nâng cao học, hạn chế được tối đa học sinh yếu, để cuối năm lên lớp đạt 100%. IV. Kết quả Qua một thời gian giảng dạy tôi tự nhận thấy rằng những biện pháp trên đưa vào việc giảng dạy, phụ đạo học sinh yếu rất có hiệu quả, chất lượng giảng dạy được nâng lên rõ rệt. Qua đợt kiểm tra định kỳ lần 3 như sau: Tổng số HS Môn Giỏi Khá Trung bình Yếu SL % SL % SL % SL % 28 Tiếng việt 7 25 10 35.7 9 32.1 2 7.2 Toán 7 25 12 42.9 8 28.5 1 3.6 Bài học kinh nghiệm. Từ những kết quả đạt được trong quá trình giảng dạy. Tôi tự thấy bồi dưỡng, rèn luyện học sinh yếu kém ở lớp đầu cấp là vô cùng quan trọng, nâng cao chất lượng cho học sinh, trước hết giáo viên phải thực hiện tốt yêu cầu sau: - Trước hết người giáo viên phải nắm bắt được từng đối tượng, từng học sinh cụ thể để có phương pháp giáo dục cụ thể - Giáo viên phải gần gũi giúp đỡ các em vượt qua mọi khó khăn để từ đó các em có chỗ dựa vững vàng để vượt lên. - Giáo viên phải giúp hết sức mình bày vẽ, hướng dẫn từng li từng tí cho học sinh. - Thời gian dạy giáo viên cần động viên, nhắc nhở kịp thời để các em cố gắng, khắc phục kịp thời. - Sau mỗi đợt kiểm tra định kỳ tổ 2 – 3 đều nhận xét về học sinh yếu: yếu chỗ nào? lý do vì sao yếu? Và bàn giải pháp và nâng cao chất lượng, xoá học sinh yếu. Tôi đưa ra các giải pháp như trên thì cả tổ đều đồng tình ủng hộ và làm theo thấy kết quả được nâng lên rõ rệt sau từng tiết học, sau mỗi lần kiểm tra. C.KẾT LUẬN. Trên đây là một số ý kiến nhỏ xuất phát từ tình hình dạy học thực tế. Tôi rút ra một số kinh nghiệm của bản thân và cũng thấy mang lại hiệu quả, dấu hiệu tốt trong quá trình phụ đạo học sinh yếu. Tuy nhiên với thời gian nghiên cứu không dài, trình độ bản thân có phần hạn chế, nên trong bản kinh nghiệm này chắc chắn còn có nhiều khiếm khuyết. Tôi rất mong nhận được sự góp ý của bạn bè đồng nghiệp cũng như của hội đồng khoa học các cấp để cùng với bản thân tôi đưa ra được những kinh nghiệm quý bàu hơn. Nhằm nâng cao chất lượng giáo dục thế hệ trẻ của Huyện nhà nói chung và của đơn vị trường chúng tôi nói riêng. Tôi xin chân thành cảm ơn ! Ý KIẾN ĐỀ XUẤT: *Về nhà trường. - Cần mua thêm một số đồ dùng cần thiết như tranh kể chuyện của giáo viên để giờ học đạt kết quả cao hơn. *Về gia đình phụ huynh. - Cần quan tâm mọi mặt của con em mình. Hoàn thành, ngày 20 tháng 3 năm 2010
Tài liệu đính kèm: