Như chúng ta đã biết , Đội TNTP Hồ Chí Minh là tổ chức của thiếu nhi Việt am, do Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập , Đoàn TNCS Hồ Chí Minh phụ trách . Đội TNTP Hồ Chí Minh là lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường , là lực lượng dự bị của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh , lực lượng nồng cốt trong các phong trào thiếu nhi. Tổ chức Đội TNTP Hồ Chí Minh đóng vai trò quan trọng trong trường học .Thông qua hoạt động Đội mà giáo dục đạo đức cho học sinh góp phần hình thành nhân cách cho các em. Ngoài ra hoạt động Đội còn là nơi các em được vui chơi, giải trí , là nơi thư giản sau những bài học căng thẳng, từ đó chất lượng học tập cũng được nâng cao , đó thật sự là tổ chức của tuổi thơ. Chính nơi đây , những cảm xúc , những tài năng của các của các em được bộc lộ và phát triển bước đầu . Điều cần thiết là chúng ta phải biết dùng những hình thức phong phú của hoạt động Đội để tác động , giáo dục tuổi thơ. Một buổi cắm trại , một cuộc thi vui , một lần sinh hoạt câu lạc bộ . đều tạo nên bầu không khí trong lành , thiết thực cho các em . Tính kỷ luật , tình bạn , tình đồng đội , lòng yêu quê hương và những nét đẹp của con người dần kết tụ , chung đúc trong tâm hồn các em. Từ những hoạt động tưởng chừng để vui chơi, các em sẽ lớn dần lên vươn tới cái đẹp.
Đội hoạt động trong nhà trường và trên địa bàn dân cư . Đội lấy 5 Điều Bác Hồ dạy thiếu niên , nhi đồng làm mục tiêu phấn đấu rèn luyện cho đội viên , giúp đỡ thiếu nhi trong học tập , hoạt động vui chơi ; thực hiện quyền và bổn phậntheo Luật bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em. Các hoạt động của Đội đều là những quá trình có mục đích , có tổ chức và có sự hướng dẫn , định hướng của phụ trách Đội . Phương thức giáo dục đặc trưng của Đội TNTP Hồ Chí Minh là giáo dục thông các hoạt động Đội. Nội dung giáo dục toàn diện trên tất cả các mặt như : Giáo dục chính trị , tư tưởng , đạo đức và lối sống ; giáo dục ý thức tinh thần thái độ học tập ; giáo dục lao động - kĩ thuật tổng hợp và hướng nghiệp ; giáo dục thể chất , vệ sinh và bảo vệ môi trường ; giáo dục thẩm mĩ , văn hoá nghệ thuật ; giáo dục tinh thần đoàn kết , hữu nghị giữa các dân tộc.
Nhìn chung trong toàn huyện, hoạt động Đội ở một số Liên Đội còn non kém , chưa sâu sắc , mà mới chỉ là những màn ca múa hát đơn giản và kiểm tra bài củ qua Đội Cờ Đỏ ,chưa thực sự đi sâu vào các hình thức học tập thông qua các hoạt động của Đội .Trong đó việc tổ chức lồng ghép các hình thức học tập vào hoạt động Đội được tôi quan tâm nhất trong năm học này .
Vì trên thực tế :
- Hoạt động Đội gồm rất nhiều mảng hoạt động nhưng mảng học tập nhìn như chưa được chú trọng vì vậy tôi mạnh dạn đưa vào trong hoạt động chung của Đội.
- Trong suy nghĩ và nhận thức của phụ huynh nói riêng và của mọi người nói chung , hoạt động Đội chỉ là hoạt động vui chơi , giải trí và ca múa hát thông thường không giúp ích cho con họ trong học tập nên đa số phụ huynh không cho con em mình tham gia vào hoạt động đội .
- Đối với các huynh trưởng khi Tổng phụ trách biết lồng ghép các kiến thức cơ bản được học ở lớp vào hoạt động đội thì cũng rất nhiệt tình ủng hộ vì qua hoạt động sẽ mang lại hiệu quả cao trong quá trình lĩnh hội kiến thức của các em.
- Đối với các em đội viên việc lĩnh hội những kiến thức ở lớp thường nặng nề hơn, vì vậy chúng ta cần tạo cho các em một số hình thức học tập thoải mái, vui vẻ nhẹ nhàng nhưng cũng đầy hấp dẫn và hồi hộp .
Muốn đạt được đều đó thì chúng ta cần một tổng phụ trách nhiệt tình , có kiến thức và sáng tạo trong hoạt động Đội , biết tổ chức các hoạt động học tập , vui chơi , giải trí cho các đội viên của mình .
I. Đặt vấn đề: Như chúng ta đã biết , Đội TNTP Hồ Chí Minh là tổ chức của thiếu nhi Việt am, do Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập , Đoàn TNCS Hồ Chí Minh phụ trách . Đội TNTP Hồ Chí Minh là lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường , là lực lượng dự bị của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh , lực lượng nồng cốt trong các phong trào thiếu nhi. Tổ chức Đội TNTP Hồ Chí Minh đóng vai trò quan trọng trong trường học .Thông qua hoạt động Đội mà giáo dục đạo đức cho học sinh góp phần hình thành nhân cách cho các em. Ngoài ra hoạt động Đội còn là nơi các em được vui chơi, giải trí , là nơi thư giản sau những bài học căng thẳng, từ đó chất lượng học tập cũng được nâng cao , đó thật sự là tổ chức của tuổi thơ. Chính nơi đây , những cảm xúc , những tài năng của các của các em được bộc lộ và phát triển bước đầu . Điều cần thiết là chúng ta phải biết dùng những hình thức phong phú của hoạt động Đội để tác động , giáo dục tuổi thơ. Một buổi cắm trại , một cuộc thi vui , một lần sinh hoạt câu lạc bộ ... đều tạo nên bầu không khí trong lành , thiết thực cho các em . Tính kỷ luật , tình bạn , tình đồng đội , lòng yêu quê hương và những nét đẹp của con người dần kết tụ , chung đúc trong tâm hồn các em. Từ những hoạt động tưởng chừng để vui chơi, các em sẽ lớn dần lên vươn tới cái đẹp. Đội hoạt động trong nhà trường và trên địa bàn dân cư . Đội lấy 5 Điều Bác Hồ dạy thiếu niên , nhi đồng làm mục tiêu phấn đấu rèn luyện cho đội viên , giúp đỡ thiếu nhi trong học tập , hoạt động vui chơi ; thực hiện quyền và bổn phậntheo Luật bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em. Các hoạt động của Đội đều là những quá trình có mục đích , có tổ chức và có sự hướng dẫn , định hướng của phụ trách Đội . Phương thức giáo dục đặc trưng của Đội TNTP Hồ Chí Minh là giáo dục thông các hoạt động Đội. Nội dung giáo dục toàn diện trên tất cả các mặt như : Giáo dục chính trị , tư tưởng , đạo đức và lối sống ; giáo dục ý thức tinh thần thái độ học tập ; giáo dục lao động - kĩ thuật tổng hợp và hướng nghiệp ; giáo dục thể chất , vệ sinh và bảo vệ môi trường ; giáo dục thẩm mĩ , văn hoá nghệ thuật ; giáo dục tinh thần đoàn kết , hữu nghị giữa các dân tộc. Nhìn chung trong toàn huyện, hoạt động Đội ở một số Liên Đội còn non kém , chưa sâu sắc , mà mới chỉ là những màn ca múa hát đơn giản và kiểm tra bài củ qua Đội Cờ Đỏ ,chưa thực sự đi sâu vào các hình thức học tập thông qua các hoạt động của Đội .Trong đó việc tổ chức lồng ghép các hình thức học tập vào hoạt động Đội được tôi quan tâm nhất trong năm học này . Vì trên thực tế : - Hoạt động Đội gồm rất nhiều mảng hoạt động nhưng mảng học tập nhìn như chưa được chú trọng vì vậy tôi mạnh dạn đưa vào trong hoạt động chung của Đội. - Trong suy nghĩ và nhận thức của phụ huynh nói riêng và của mọi người nói chung , hoạt động Đội chỉ là hoạt động vui chơi , giải trí và ca múa hát thông thường không giúp ích cho con họ trong học tập nên đa số phụ huynh không cho con em mình tham gia vào hoạt động đội . - Đối với các huynh trưởng khi Tổng phụ trách biết lồng ghép các kiến thức cơ bản được học ở lớp vào hoạt động đội thì cũng rất nhiệt tình ủng hộ vì qua hoạt động sẽ mang lại hiệu quả cao trong quá trình lĩnh hội kiến thức của các em. - Đối với các em đội viên việc lĩnh hội những kiến thức ở lớp thường nặng nề hơn, vì vậy chúng ta cần tạo cho các em một số hình thức học tập thoải mái, vui vẻ nhẹ nhàng nhưng cũng đầy hấp dẫn và hồi hộp . Muốn đạt được đều đó thì chúng ta cần một tổng phụ trách nhiệt tình , có kiến thức và sáng tạo trong hoạt động Đội , biết tổ chức các hoạt động học tập , vui chơi , giải trí cho các đội viên của mình . II. Giải quyết vấn đề : 1 . Một số phương pháp và hình thức tổ chức về cách lồng ghép các hình thức học tập vào hoạt động Đội : A . Phương pháp: Là người cán bộ phụ trách Đội TNTP Hồ Chí Minh muốn có được hiệu quả trong hoạt động Đội , thu hút và hấp dẫn các em thiếu nhi , một trong những năng lực quan trọng nhất đó là : Tổ chức hoạt động thực tiễn cho các em, phải biết thiết kế và thực thi các hoạt động . Vậy hiểu thiết kế hoạt động Đội như thế nào cho đúng . - Thiết kế hoạt động Đội chính là sự lựa chọn về nội dung , hình thức và phương pháp giáo dục nhằm tạo ra một mô hình hoạt động và tổ chức thực hiện sáng tạo theo một chủ đề , chủ điểm , một yêu cầu giáo dục nhất định của Đội . - Phải đảm bảo từ A đến Z một cách trình tự khoa học . - Phải xác định được thời gian diễn ra hoạt động . - Thiết kế hoạt động Đội phải phù hợp với đối tượng về kkhả năng trình độ và đặc biệt là sức khoẻ , phải phù hợp với điều kiện kinh . B . Hình thức tổ chức hoạt động Đội : - Tổ chức cuộc thi .( Trên sân khấu hoặc trên máy tính hay trên bài viết tuỳ theo thực tế của từng trường . ) - Tổ chức một buổi sinh hoạt . - Tổ chức các phong trào thi đua theo chủ điểm của tháng . C . Các bước tiến hành , thiết kế một hoạt động Đội : Bước 1 : Công tác chuẩn bị : - Phải lựa chọn hình thức hoạt động . - Phải chọn nội dung đúng chủ điểm, chủ đề (đối với các cuộc thi lớn). - Phải lựa chọn đội ngũ, cán bộ phụ trách hoạt động cho phù hợp . - Phải lựa chọn thời gian và chuẩn bị cơ sở vật chất để hoạt động . Bước 2 : Thiết kế nội dung ,chương trình hoạt động: - Tên bản thiết kế . - Họ tên , chức vụ, đơn vị công tác, người thiết kế. - Mục đích ,yêu cầu của bản thiết kế. - Nội dung và chương trình hoạt động ( Nội dung cụ thể, địa điểm, thời gian, người chịu trách nhiệm ). - Ban tổ chức chỉ đạo thi công và bản thiết kế. - Điều kiện cơ sở vật chất và công tác phối hợp . - Phương án 2. - Những điểm cần chú ý. Bước 3 : Chỉ đạo thực hiện : - Người thiết kế phải nắm được diễn biến của hoạt động . - Bám sát thời gian và những tình huống xẩy ra. - Phải biết đôn đóc , đánh giá , khen ngợi kịp thời . - Phải chỉ đạo thực hiện đúng bản thiết kế. Bước 4 : Tổng kết đánh giá kết quả : - Phải đánh giá được đối tượng tham gia. - Phải rút ra bài học kinh nghiệm sau hoạt động . - Phải tổng kết , đánh giá kết quả kịp thời , chính xác để tuyên dương ,khen thưởng cũng như nhắc nhở , phê bình những cá nhân , tập thể chưa đảm bảo thực hiện đúng yêu cầu đề ra. 2. Một số mô hình hoạt động Đội : Về các phong trào : - Phong trào “Giải toán tuổi thơ ”. - Phong trào “ Đôi bạn cùng tiến ” - Phong trào “ Bông hoa điểm mười ” - Phong trào “ Tuần học tốt , giờ học tốt ” Về tiết sinh hoạt Đội : - Sinh hoạt câu lạc bộ Toán . - Sinh hoạt câu lạc bộ Tiếng Việt . - Sinh hoạt câu lạc bộ Khoa học - Tự nhiên . Về các hội thi : - Hội thi “ Ai là thủ khoa Toán ” - Hội thi “ Ai là thủ khoa Tiếng Việt ” - Hội thi “ Vỡ sạch chữ đẹp ” - Hội thi “ Giải toán khó - Giải toán nhanh ” - Hội thi “ Rung chuông vàng ” - Hội thi “ Nhà sử học nhỏ tuổi ” - Hội thi “ Em là nhà thơ ”. Tất cả các hoạt động trên đều có liên quan đến kiến thức mà các em đã được học và sẽ học , vì vậy sau khi tổ chức cho các em các hoạt động đó thì các em khắc sâu thêm những kiến thức cơ bản của mình . 3. Một số mẫu thiết kế về cách lồng ghép các hình thức học tập vào hoạt động Đội: Tôi xin mạnh dạn đưa ra một số mẫu hoạt động sau : * Về phong trào : Ví dụ : Phong trào : ‘‘ Bông hoa điểm mười ’’ 1. Mục đích của phong trào : - Giúp các em có ý thức hơn trong quá trình tiếp thu bài , chú ý học bài . - Có ý thức phấn đấu trong học tập. - Có tinh thần thi đua trong lớp , trong trường. - Kích thích được ý thức học tập của các em. - Sau khi tham gia phong trào học sinh sẽ có kết quả cao hơn trong học tập . 2. ý nghĩa của phong trào : Chào mừng một ngày lễ trong năm theo chủ điểm , chủ đề của Đội . Ví dụ : Chào mừng ngày 08 - 03 - Ngày Quốc tế phụ nữ Việt Nam. 3 . Thời gian phát động phong trào : - Phát động 1 tuần trước ngày 08 - 03. - Phát động trong buổi lễ chào cờ đầu tuần. 4. Quy mô : Cấp Liên Đội . 5 . Thành phần ban tổ chức : - Tổng phụ trách trưởng ban ( Chịu trách nhiệm chung ) - Liên đội trưởng phó ban ( Chịu trách nhiệm tổng hợp điểm ) - Liên đội phó phụ trách học tập ( Chịu trách nhiệm xếp thứ tự và nhận xét đánh giá cụ thể ) 6 . Nội dung : Trong 1 tuần tất cả các đội viên và sao nhi đồng ở các chi đội và lớp nhi đồng phải thi đua ghi được nhiều điểm mười nhất . Chi đội nào , lớp nhi đồng nào ghi được nhiều điểm mười thì lớp đó được xếp thứ nhất . 7 . Các bước thực hiện : Tổng phụ trách phát cho mỗi lớp 1 bản đăng ký theo dõi phong trào sau : ( bảng trang 5 ) - Mỗi chi đội và lớp nhi đồng cử 2 bạn theo dõi và ghi chép vào bảng . ( Chú ý : Làm việc công bằng , khách quan ) - Cuối tuần các chi đội và lớp nhi đồng nạp số liệu tổng hợp về cho Tổng phụ trách . - Triển khai họp Ban thi đua cuối tuần nhận xét và đánh giá phong ttrào . - Cơ cấu giải thưởng : Khối Đội : 1 giải nhất 2 giải nhì Khối Sao : 1 giải nhất 2 giải nhì - Phần trao giải thưởng phải trước buổi chào cờ , phải nhận xét và đánh giá được mặt ưu và tồn tại khi phát động phong trào . ( Lưu ý : Phải được sự trợ giúp của các anh chị huynh trưởng ) Sau đây là mẫu theo dõi phong trào “ Bông hoa điểm mười ” Đội TNTP Hồ Chí Minh Liên Đội trường Tiểu học ................................. Chi đội ( Lớp nhi đồng ) ................................... Phong trào “ Bông hoa điểm mười ” (Hưởng ứng chào mừng ngày Quốc tế phụ nữ 08 - 03) TT Họ và Tên Điểm 10 Ghi chú Thứ 2 (SLđiểm) Thứ 3 (SLđiểm) Thứ 4 (SL điểm) Thứ 5 ( SLđiểm) Thứ 6 (SLđiểm) 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 Tổng hợp kết quả : Tổng số đội viên ( Sao nhi đồng ) : ..................................................... Tổng số điểm 10 đạt trong tuần là : ..................................................... Người tổng hợp : .................................................................................. Xác nhận của giáo viên chủ nhiệm Xác nhận của lớp trưởng * Về tiết sinh hoạt Đội : Ví dụ: Một tiết sinh hoạt Đội : ‘Em yêu câu lạc bộ Toán ’ ( Thời gian vào tiết sinh hoạt Đội ) 1. Mục đích của buổi sinh hoạt : - Giúp các em hiểu sâu hơn các kiến thức về Toán . - Có ý thức trong học tập. - Có tính mạnh dạn khi phát biểu hoặc giảng giải trước bạn bè. - Kích thích hứng thú học tập của các em. - Sau khi tham gia sinh hoạt Đội các em sẽ có kết quả cao hơn trong học tập . 2. ý nghĩa của buổi sinh hoạt : Sinh hoạt Đội thường kỳ. 3 . Thời gian sinh hoạt Đội : Thời gian 30 - 40 phút . 4. Quy mô : Cấp Chi Đội .( Khối 5 ) 5 . Thành phần tham gia : - Tổng phụ trách theo dõi sinh hoạt ( Chịu trách nhiệm chung ) - Ban cố vấn : 2 Giáo viên giỏi toán khối 5. - Bạn đội trưởng Câu lạc bộ Toán của chi đội phụ trách buổi sinh hoạt . 6 . Nội dung và các bước thực hiện : Các bước được tiến hành như sau : Bước 1 : ổn định tổ chức : Cho các bạn hát một bài . Bước 2 : Sơ kết tuần : -Trong tuần qua ai được nhiều điểm 9 , điểm 10 ? - Ai được cô giáo khen ngợi ? - Ai làm được nhiều việc tốt ? - Ai còn chưa ngoan , còn vi phạm kỷ luật ? Bước 3 : Sinh hoạt theo chủ đề : Nội dung sinh hoạt Đội tuần này là : “ Em yêu câu lạc bộ Toán ” Bài toán 1 : Trên miếng đất hình vuông người ta đào một cái hồ cũng hình vuông , biết cạnh của hồ kém cạnh của miếng đất 26 m . Khi đào hồ xong diện tích còn lại để trồng trọt của miếng đất là 884 m2 . Tìm diện tích của hồ ? - Bạn đội trưởng đọc đề toán cho các bạn .( Có thể sử dụng trên đầu chiếu ) - Các bạn thi nhau giải ( Tìm cách giải hay ? Tìm nhiều cách giải khác nhau ? ...) - Sau khi thống nhất các bạn xung phong lên trình bày cách giải của mình . Bạn A : Giải cách 1. Bạn B : Giải cách 2. Bạn C : Giải cách 3 . - Bạn đội trưởng tiếp tục đưa ra các bài toán hay và có thể là các bài toán khó. - Các bạn thi nhau giải. - Sau đó chi đội thảo luận xem cách nào giải hay , dễ hiểu và nhanh thì chỉ ra cho các bạn . - Cũng như những bài toán như cô giáo giảng - dạy như với tiết sinh hoạt này các em được tự làm chủ trong quá trình tranh luận , trong quá trình bày tỏ ý kiến của mình , các em có cảm giác nhẹ nhàng hơn , thích thú hơn và thoải mái hơn. - Trong quá trình giải toán và tranh luận có vấn đề gì vượt ngoài khả năng của các em thì Ban cố vấn sẽ trợ giúp. Bước 4 : Nhận xét và dặn dò : - Tổng phụ trách hoặc giáo viên chủ nhiệm hay Ban cố vấn đều có thể nhận xét sau buổi sinh hoạt . - Dặn dò : * Về các cuộc thi : Ví dụ : Cuộc thi : “ Theo dòng lịch sử ” 1. Mục đích của cuộc thi : - Giúp các em nắm vững các kiến thức đã học về môn lịch sử . - Có ý thức tự học . - Có tinh thần thi đua trong lớp , trong trường. - Kích thích được ý thức học tập của các em. - Sau khi tham gia phong trào học sinh sẽ có kết quả cao hơn trong học tập . 2. ý nghĩa của cuộc thi : Chào mừng ngày 22 tháng 12 - Ngày Quân đội Nhân dân Việt Nam. 3 . Thời gian diễn ra cuộc thi : Trước hoặc trong ngày 22 - 12. 4. Quy mô : Cấp Liên Đội . 5 . Thành phần ban tổ chức : - Tổng phụ trách Đội : Trưởng ban ( Chịu trách nhiệm chung ). - Hiệu trưởng : Phó ban . - Phó hiệu trưởng : Phó ban. - Bí thư Chi Đoàn trường : Phó ban. 6. Thông qua chương trình hội thi : Thông qua các thành viên trong hội thi : - Dẫn chương trình : Nguyễn Thị Huyền - Ban giám khảo : + Cô :Nguyễn Thị Xuân Hoà -Phó bí thư chi bộ - Phó hiệu trưởng nhà trường. + Chị : Nguyễn Thị Ngân - Phụ trách lớp 4C. + Chị : Nguyễn Thị Huệ - Phụ trách lớp 3A. - Ban thư ký : + Chị : Trương Thị Huệ - Phụ trách lớp 4D. + Chị : Nguyễn Thị Loan - Phụ trách lớp 5B. - Giám sát thời gian : Chị : Nguyễn Thị Hương Giang 2. Các đội thi : + Chi đội 5A mang tên : Vừ - A - Dính. ( Đội 1 ) + Chi đội 5B mang tên : Võ Thị Sáu . ( Đội 2 ) + Chi đội 5C mang tên : Phạm Ngọc Đa . ( Đội 3 ) + Chi đội 5D mang tên : Lê Văn Tám . ( Đội 4 ) 7 . Chương trình hội thi : Chương trình hội thi: Phần thứ 1 : Nghi lễ : 1. Chào cờ . 2. Khai mạc hội thi - giới thiệu đại biểu. Phần thứ 2 : Hội thi : Có 3 phần thi : - Phần thứ nhất : Màn chào hỏi. - Phần thứ hai : Rung chuông trả lời. - Phần thứ ba : Trò chơi. Cụ thể : *Phần thi thứ nhất : Màn chào hỏi : - Mỗi đội thi tự giới thiệu về chi Đội của mình .( Cần nhấn mạnh các thành viên tham gia , nêu các thành tích của chi đội mình ) . *Phần thi thứ hai : Rung chuông trả lời : Có 20 câu hỏi trong đó có 6 câu trắc nghiệm cả 4 đội được quyền trả lời các đội chọn đáp án đúng , mỗi câu trả lời đúng được 10 điểm. Và 14 câu trả lời nhanh ( Đội nào rung chuông trước đội đó được quyền trả lời ) , Đội rung chuông trước mà không trả lời được thì 3 đội còn lại sẽ có quyền trả lời nhưng số điểm chỉ còn lại một nữa là 5 điểm. ( Lưu ý : Nội dung 20 câu hỏi ở sách Lịch sử lớp 5 ). *Phần thi thứ ba : Trò chơi “ Nối các mốc lịch sử với các ngày tháng thích hợp ” 4 Đội có 1 phút để nối . Mỗi sự kiện đúng sẽ được cộng 5 điểm . Cuối cùng đội nào nhiều điểm nhất sẽ đạt giải nhất trong cuộc thi. * Phần thi thứ 4 : Dành cho khán giả . Phần thứ 3 : Tổng kết và trao giải : - Cơ cấu giải thưởng : 1 giải nhất . 1 giải nhì . 2 giải ba. III . Kết quả đạt được : Bằng nhiều hình thức lồng ghép các kiến thức cơ bản của các em vào hoạt động Đội trong nhiều năm qua , cùng với hoạt động chung của Đội , Liên Đội mà tôi phụ trách luon đạt Liên Đội xuất sắc cấp huyện và cấp tỉnh. Với cách lồng ghép này tôi đã điều tra thái độ của các bạn đội viên từng đã tham gia các phong trào , các buổi sinh hoạt Đội , các cuộc thi so với các năm trước . Cụ thể kết quả đạt được trong năm học 2008 - 2009 : Chi Đội Tổng số đội viên Không Thích tham gia Thích tham gia Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Vừ - A - Dính 30 3 10 27 90 Phạm Ngọc Đa 31 2 5 29 95 Lê Văn Tám 32 1 3 31 97 Võ Thị Sáu 30 0 0 30 100 Dương Văn Nội 26 0 0 26 100 Kim Đồng 26 0 0 26 100 Lý Tự Trọng 26 2 8 24 92 Nguyễn Bá Ngọc 26 1 4 25 96 IV. Bài học kinh nghiệm: Từ những nội dung nghiên cứu và kết quả cho thấy trên bản thân tôi nhận thấy rằng : Muốn nâng cao chất lượng các hoạt động của Đội thì người Tổng phụ trách cần phải tìm tòi , sáng tạo và đặc biệt là lòng nhiệt tình , sự đam mê của mình với công việc được giao. Trong quá trình nghiên cứu đề tài này tôi đã đúc rút được một số kinh nghiệm sau : - Tổng phụ trách phải xây dựng kế hoạch cho cả một năm học , cho từng tháng , từng tuần hoạt động cụ thể của mình . - Phải biết tham mưu phối hợp với Ban lãnh đạo , các tổ chức khác trong nhà trường . - Phải khuyến khích được sự ủng hộ nhiệt tình của các huynh trưởng. - Lựa chọn nội dung hoạt động phải sát với thực tế cũng như trình độ nhận thức của các em. - Mô hình sinh hoạt phải phong phú, sinh động, hấp dẫn và chất lượng. - Phải xác định đúng mục đích hoạt động. - Phải tham mưu được nguồn kinh phí cho hoạt động. - Phải luôn thay đổi hình thức sinh hoạt. Tóm lại: Cách lồng ghép các hình thức học tập vào hoạt động Đội đã mang lại cho các em một sân chơi đầy lý thú, hấp dẫn, sôi động. Tạo sự thoái mái cho các em và sau cuộc thi đã đem lại cho các em những kiến thức bổ ích cho chính mình. Theo tôi nghĩ mỗi Liên Đội thiết kế được mô hình sinh hoạt như thế này thì sẽ nâng cao được chất lượng hoạt động Đội. Bên cạch đó lại thu hút được sự quan tâm của tất cả mọi người. V . Kết luận: Trên đây là phương pháp, kinh nghiệm, nội dung cách lồng ghép các hình thức vào hoạt động Đội mà tôi đã tìm tòi, đúc rút từ thực tiễn qua nhiều năm làm Tổng phụ trách. Tuy tôi là một giáo viên văn hoá chưa được đào tạo sâu về Đội, chưa có kinh nghiệm nhiều nhưng tôi có sự nhiệt tình và lòng yêu trẻ thơ, điều đó rất quan trọng đối với một Tổng phụ trách . Và tôi hy vọng rằng kinh nghiệm của tôi sẽ góp một phần nhỏ bé vào hoạt động Đội ở các trường Tiểu học của tôi nói riêng và các trường khác trên toàn huyện nói chung. Chắc chắn rằng kinh nghiệm của tôi có nhiều thiếu sót, kính xin các đồng chí bổ sung, góp ý cho tôi để kinh nghiệm này được hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn! Hà Tĩnh, tháng 4 năm 2009
Tài liệu đính kèm: