Sáng kiến kinh nghiệm Một số phương pháp hỗ trợ trong bài Vẽ tượng chân dung - Nguyễn Thị Quỳnh Vân

Sáng kiến kinh nghiệm Một số phương pháp hỗ trợ trong bài Vẽ tượng chân dung - Nguyễn Thị Quỳnh Vân

1. CƠ SỞ LÍ LUẬN

Luật Giáo dục 2005 (Điều 5) quy định: “Phương pháp giáo dục phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người học; bồi dưỡng cho người học năng lực tự học, khả năng thực hành, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên”. Chính vì thế, những giáo viên như chúng tôi, trực tiếp giảng dạy học sinh luôn luôn phải tìm hiểu các phương pháp dạy học sao cho kiến thức đến với học sinh bằng con đường ngắn nhất.

Việt Nam chúng ta đã và đang tiến lên bằng các con đường về kinh tế, văn hoá, xã hội. Trong những năm vừa qua, nước chúng ta đã gặt hái được những thành công to lớn trên nhiều mặt, trong đó phải kể đến Giáo dục. Phải nói rằng, nền giáo dục của chúng ta đã bước sang một ngưỡng cửa mới, và bước đầu có hướng đi khả quan. Việc dạy học không phải là công việc đơn giản, nó đòi hỏi phải có những năng lực sư phạm thực sự. Theo tôi, điều quan trọng nhất của một nhà giáo khi dạy học đó là việc sử dụng phương pháp nào cho hợp lí để truyền đạt tới học sinh.

 

doc 10 trang Người đăng lilyphan99 Ngày đăng 01/03/2022 Lượt xem 203Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số phương pháp hỗ trợ trong bài Vẽ tượng chân dung - Nguyễn Thị Quỳnh Vân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
a. Lý do chọn đề tài
1. Cơ sở lí luận 
Luật Giáo dục 2005 (Điều 5) quy định: “Phương pháp giáo dục phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người học; bồi dưỡng cho người học năng lực tự học, khả năng thực hành, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên”. Chính vì thế, những giáo viên như chúng tôi, trực tiếp giảng dạy học sinh luôn luôn phải tìm hiểu các phương pháp dạy học sao cho kiến thức đến với học sinh bằng con đường ngắn nhất.
Việt Nam chúng ta đã và đang tiến lên bằng các con đường về kinh tế, văn hoá, xã hội. Trong những năm vừa qua, nước chúng ta đã gặt hái được những thành công to lớn trên nhiều mặt, trong đó phải kể đến Giáo dục. Phải nói rằng, nền giáo dục của chúng ta đã bước sang một ngưỡng cửa mới, và bước đầu có hướng đi khả quan. Việc dạy học không phải là công việc đơn giản, nó đòi hỏi phải có những năng lực sư phạm thực sự. Theo tôi, điều quan trọng nhất của một nhà giáo khi dạy học đó là việc sử dụng phương pháp nào cho hợp lí để truyền đạt tới học sinh.
Hiện nay, giáo dục phổ thông yêu cầu sát sao đối với các nhà giáo dục là phải đổi mới phương pháp dạy học sao cho phù hợp với đối tượng học sinh và quan trọng là phương pháp đó phải mang tính tích cực, học sinh chủ động làm việc. Nhưng chắc rằng, không ít bộ phận giáo viên vẫn chưa hình dung rõ đổi mới phương pháp là như thế nào? Nhiều giáo viên chưa hiểu sâu sắc bản chất của đổi mới phương pháp là: “Giáo viên phát huy tính tích cực chủ động của học sinh” thậm chí hiểu chỉ cần dạy khác trước là được.
Vậy nên trong môn học Mĩ thuật cũng vậy, đây là một môn năng khiếu, đòi hỏi các em phải có tính sáng tạo, độc lập trong học tập. Vì thế, làm thế nào để các em chủ động trong học tập là điều mà những giáo viên như tôi luôn trăn trở. 
Như chúng ta biết là trong môn Mỹ thuật có tất cả 4 phân môn. Mỗi phân môn đều có những đặc trưng riêng, mang tính chất riêng. Tuy nhiên, một trong những phân môn khó và hầu hết học sinh không thích học bằng các phân môn khác đó là Vẽ theo mẫu. Vẽ theo mẫu là một phân môn rất hay, nếu hiểu rõ về đặc trưng của môn này thì chắc rằng các em học sinh rất thích thú học. Bởi môn này, đòi hỏi các em phân tích, so sánh, tổng hợp và từ đó cảm nhận vẻ đẹp bằng tất cả các giác quan, thể hiện bài vẽ bằng tình cảm, cảm xúc của mình.
2. Cơ sở thực tiễn
Sách giáo khoa Mĩ thuật ở bậc THCS về phân môn Vẽ theo mẫu rất cơ bản. Chủ yếu các bài học vẽ về Tĩnh vật lọ, hoa và quả. Đây là mẫu vật đơn giản nhất nhằm giúp các em bắt đầu biết so sánh, phân tích, tổng hợp. Các em biết phân biệt độ sáng tối, cảm nhận rõ mẫu vật đứng trong một không gian tĩnh vật. Các em cũng bắt đầu làm quen với các hình khối đơn giản như hình vuông, tròn, chữ nhật hay hình trụVới cách làm quen như thế, học sinh sẽ tiếp thu được kiến thức cơ bản nhất. Nếu chỉ dừng lại ở việc vẽ tĩnh vật các loại hoa, quả thì học sinh của tôi đã hiểu rất rõ. Tuy nhiên, điều mà tôi băn khoăn nhất đó là bài học “Vẽ tượng chân dung” ở lớp 9. 
Vẽ tượng là một mẫu vật mà lần đầu tiên học sinh được tìm hiểu ở lớp 9. Vậy nên, đại đa số các em còn rất bỡ ngỡ, chưa hình dung ra cách thể hiện như thế nào cho đúng nhất, giống mẫu vật nhất. Vẽ tượng ở lớp 9 mới chỉ dừng lại ở mức độ làm quen thôi, tuy nhiên bản thân tôi không nghĩ chỉ dừng lại ở đó. Mà các em còn phải phát triển cao hơn nữa, điều quan trọng là nắm bắt được cái thần ở trong tượng đó. Vậy nên tôi quyết định sẽ thể nghiệm một vài phương pháp nhằm giúp các em nắm bắt được đặc điểm của tượng rõ nhất và thể hiện được mẫu vật tượng mà bài học yêu cầu vẽ. 
Qua quá trình dạy- học, tôi thấy rằng, giáo viên không chỉ chú ý đến phương pháp dạy(truyền đạt) mà còn phải tạo dựng cho học sinh phương pháp học (tiếp nhận) để cuối cùng kiến thức “vào” học sinh dễ dàng, nhanh và sâu sắc hơn.
Phải nói rằng để có thể vẽ được một bài về tượng chân dung không phải là khó nhưng bằng cách nào để học sinh hiểu và thể hiện được thì quả là không đơn giản. ở lớp 8, học sinh được học về vẽ chân dung bạn nên phần nào hỗ trợ cho các em khi lên lớp 9. Tuy nhiên, vẽ người khác với vẽ tượng. Người có cảm xúc, là cơ thể sống nên tình cảm cũng dễ được nắm bắt. Còn tượng là vật thể tĩnh, được làm bằng chất thạch cao, được đúc theo khuôn, các em phải diễn tả không nhất thiết phảI giống tượng hoàn toàn nhưng cũng phải nắm bắt được đặc điểm nổi bật và thể hiện được không gian cho vật mẫu, độ sáng tối và hơn cả là cảm xúc của các em qua bài vẽ đó.
Mĩ thuật là môn học không giống như các môn khoa học khác, không có đáp số chính xác, mà đáp số của bài học chính là sự cảm nhận cái đẹp thông qua tác phẩm như thế nào. Thực tế cho thấy, học sinh học Vẽ theo mẫu không hứng thú mấy nên cũng ảnh hưởng đến chất lượng bài học. Vậy làm thế nào cho học sinh hứng thú học hơn? 
Vì thế, tôi quyết định lấy tên cho đề tài của tôi là “Một số phương pháp hỗ trợ trong bài Vẽ tượng chân dung lớp 9”.
I. Nhiệm vụ của đề tài:
Tổng hợp các cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn để tìm ra các phương pháp hỗ trợ trong bài Vẽ theo mẫu- Vẽ tượng chân dung.
Tìm hiểu thực trạng việc học và tiếp thu bài của học sinh trường THCS Diễn Bích
Rút ra kết luận và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả cho bài học Vẽ tượng chân dung ở lớp 9
II. Phương pháp tiến hành
Tham khảo tài liệu, phân tích, tổng hợp các vấn đề liên quan
Điều tra thực tiễn
Dạy thực nghiệm và nghiên cứu kết quả
III. Cơ sở và thời gian nghiên cứu đề tài
Thực nghiệm và nghiên cứu tại trường THCS Diễn Bích
Thời gian: từ ngày 15/10/2007 đến 15/11/2007
b. Nội dung
1. Phương pháp cũ- Biện pháp cũ:
Mĩ thuật 9 mới chỉ áp dụng 4 năm trở lại đây nên nội dung của các bài học còn mới mẻ đối với những giáo viên. Mĩ thuật là môn học được áp dụng theo phương pháp đồng tâm nên cùng nội dung như vậy nhưng được phát triển dần lên. Vẽ theo mẫu cũng vậy, Bài 7-8: Vẽ tượng chân dung ở lớp 9 là bài học đầu tiên học sinh được làm quen về tượng nên còn rất mới đối với các em. 
Bản thân tôi khi mới ra trường, luôn luôn nghĩ một điều rằng mình phải dạy theo những gì thầy cô truyền đạt khi còn trên ghế nhà trường. Nhưng thực tế cho thấy, mỗi học sinh có những khả năng riêng, không thể áp dụng phương pháp mình được học để dạy lại cho học sinh. Mà bản thân tôi thấy việc vẽ tượng của các em còn yếu. Các em hầu như chưa nắm bắt được dáng tượng, đặc điểm nổi bật của tượng, mà chỉ diễn tả theo cảm tính, thấy gì vẽ nấy. Lúc đầu, tôi cũng nghĩ vẽ tượng cũng đơn giản thôi, nên tôi chỉ áp dụng các phương pháp thông thường như: phương pháp quan sát, phương pháp gợi mở, phát vấn, phương pháp luyện tập. Nhưng áp dụng các hình thức dạy như thế này, tôi thấy chưa hiệu quả, chưa phát triển đồng đều.
Các em đã học vẽ chân dung ở lớp 8 nên tôi nghĩ chắc các em sẽ vẽ tượng cũng tốt. Bởi các trường chuyên nghiệp, bao giờ vẽ tượng trước, sau đó mới vẽ người. Nhưng tôi không nghĩ tới việc Bài Vẽ chân dung ở bậc THCS chỉ đơn thuần vẽ bằng những nét giản đơn, diễn tả được một vài đặc điểm và vẽ theo ý thích của bản thân, chứ không nhất thiết diễn tả đúng về mảng khối, chuẩn mực về đường nét
Tôi đã thử nghiệm dạy ở các lớp 9 với bài học Vẽ tượng chân dung này với các hoạt động dạy như sau:
* Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét:
- Giáo viên cho học sinh lên đặt tượng và tiến trình học theo sơ đồ lớp sau:
 Tượng chân dung
 Bàn học sinh
- Sau khi đặt tượng, cho học sinh quan sát và nhận xét mẫu vật về: Hình dáng, kích thước, tỉ lệ các phần, độ đậm nhạt (Tôi đã sử dụng phương pháp gợi mở, vấn đáp)
* Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh cách vẽ hình- đậm nhạt
- Giáo viên treo ĐDDH lên bảng, các bước tiến hành vẽ
- Yêu cầu học sinh nhận xét các bước vẽ, giáo viên chỉ dẫn các bước trên đồ dùng trực quan.
- Cho học sinh xem nhưng bài của các học sinh lớp trước để các em thấy được kết quả của các anh chị (Chọn những bài tốt nhất)
* Hoạt động 3: Học sinh làm bài:
- Giáo viên cho làm theo cá nhân học sinh
- Hướng dẫn các em cách vẽ hợp bố cục tờ giấy
- Cách vẽ độ đậm nhạt giáo viên cũng hướng dẫn từng học sinh
Qua cách dạy như vậy tôi thu được kết quả như sau:
Tổng số học sinh
Loại giỏi
Loại khá
Loại trung bình
Loại yếu
259
15: 5.8%
98: 37.8%
103: 39.8%
43: 16.6%
Tỉ lệ học sinh đạt điểm giỏi còn rất ít và chủ yếu là rơi vào lớp khá giỏi của khối, còn các lớp khác tỉ lệ giỏi rất hạn chế. Vì thế tôi nghĩ mình phải tìm ra một hướng mới cho phân môn này. Ngoài việc học sinh nắm được đặc điểm hình dáng, cấu trúc của vật mẫu thì các em cũng phải biết so sánh, phân tích, tổng hợp khái quát hoá, phải rèn luyện được kĩ năng miêu tả vật mẫu bằng đường nét hình khối, đậm nhạt và nắm bắt được “cái thần” ở trong vật mẫu.
2. Phương pháp mới- Biện pháp mới:
Để đạt được hiệu quả giảng dạy cao, tôi quyết định tìm một cách thức dạy học khác để củng cố xem tỉ lệ học sinh đạt điểm khá gỏi có tăng lên không và tôi đã làm được điều đó. Việc thể nghiệm bài học này tôi thấy rất thú vị và rút cho mình được nhiều kinh nghiệm. Bởi lẽ, phân môn Vẽ theo mẫu cần hình thành và phát triển cho các em những kĩ năng:
Quan sát
Xác định bố cục
Vẽ hình
Chỉnh hình
Vẽ đậm nhạt
Quá trình dạy của tôi đã sử dụng một số phương pháp như sau:
Phương pháp quan sát
Phương pháp gợi mở, phát vấn
Phương pháp học theo nhóm
Phương pháp luyện tập
Tiến trình dạy học:
* Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét:
- Giáo viên cho học sinh lên đặt tượng và tiến trình học theo sơ đồ lớp sau:
 Tượng chân dung
 Bàn học sinh
- Học sinh quan sát và nhận xét bạn đặt mẫu đã hợp lí hay chưa.
- Nhận xét về hình dáng mẫu, so sánh tỉ lệ các phần, phân tích các bộ phận, tìm ra đặc điểm nổi bật của tượng
- Phần này, tôi cho các nhóm tự quan sát mẫu trong vòng 5 phút và đưa ra các ý kiến của nhóm. Như thế là các em làm việc theo tập thể, tỉ lệ hiểu bài sẽ cao hơn và rèn luyện được tính đoàn kết trong lớp.
- Sau khi các nhóm nhận xét mẫu, tôi cho các nhóm khác nhận xét xem bạn trả lời như thế đúng chưa. Nếu các em tự nhận xét sẽ giúp cho việc tư duy trong học tập cao, và chủ động trong học tập, tự nhận ra cái đúng, cái chưa đúng để điều chỉnh.
- Nhận xét độ đậm nhạt của mẫu vật, hướng ánh sáng chạy như thế nào. Nếu để các em tự quan sát mẫu sẽ giúp cho việc cảm nhận vẻ đẹp của mẫu sẽ tốt hơn.
* Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh cách vẽ hình- đậm nhạt
- Yêu cầu các nhóm tự nêu ra các bước tiến hành vẽ của mình, giáo viên không treo ĐDDH lên bảng.
- Sau khi mỗi nhóm đưa ra ý kiến rồi, thì tiếp tục cho các em tự nhận xét các bước tiến hành của bạn đã hợp lí hay chưa.
- Cuối cùng giáo viên mới tổng hợp ý kiến và đưa ra ý cuối cùng
- Giáo viên treo ĐDDH lên bảng, các bước tiến hành vẽ
- Tiết dạy này, tôi không chỉ là hướng dẫn cách vẽ trên đồ dùng trực quan, mà tôi còn trực tiếp thể hiện các bước trên bảng. Có như vậy các em mới hình dung được cách thể hiện như thế nào. Tôi nghĩ mình kết hợp giữa lí thuyết và thực hành cùng lúc sẽ giúp cho học sinh của mình nắm bắt nhanh hơn.
- Về phần đậm nhạt cũng vậy, tôi cũng hướng dẫn cụ thể bằng cách vẽ đậm nhạt lên bảng cho các em quan sát. Bởi hầu hết các em vẽ đậm nhạt bằng cách di bút chì đến lúc lì cả tờ giấy mà không hiểu được rằng diễn tả đậm nhạt cũng phải có độ tơi xốp, không gian rõ ràng. Với cách hướng dẫn như vậy tôi thấy đạt hiệu quả hơn, vì áp dụng phương pháp cũ, giáo viên rất mệt vì phải đến từng em hướng dẫn, rất mất thời gian mà không hiệu quả.
- Sau cùng cho học sinh xem những bài của các học sinh lớp trước để các em thấy được kết quả của các anh chị (Chọn những bài tốt nhất)
- Hướng dẫn học sinh cách sắp xếp sao cho cân xứng với bố cục tờ giấy, không vẽ to quá hay nhỏ quá.
* Đặc thù của bài này là 2 tiết nên thời gian cho nhận xét, phân tích mẫu nên nhiều một chút sẽ giúp các em hiểu bài sâu hơn.
* Hoạt động 3: Học sinh làm bài:
- Giáo viên cho làm học sinh làm bài
Qua cách dạy như vậy tôi thu được kết quả như sau:
Tổng số học sinh
Loại giỏi
Loại khá
Loại trung bình
Loại yếu
259
45: 17.4%
118: 45.6%
80: 30.9%
16: 6.2%
Trong quá trình làm bài, tôi nhận thấy học sinh của mình làm rất nhanh và tốt nữa. Những gì tôi truyền đạt có vẻ các em hiểu hơn và làm bài rất tốt. Các em nắm bắt được cấu trúc của hình tương đối đúng và thể hiện đậm nhạt cũng rõ ràng.
3. Kết quả đạt được
Qua quá trình thử nghiệm tôi đã thu được kết quả tương đối khả quan. Một khi sự truyền đạt của giáo viên có hiệu quả thì đó là thành công của chính mình. Tuy vậy, tôi cũng đã rút cho mình được một số kinh nghiệm quý báu.
* Ưu điểm:
- Học hỏi và tìm hiểu được một số phương pháp hay, phù hợp. Tôi học hỏi qua quá trình tự học Bồi dương thường xuyên. Hiểu biết thêm về phương pháp học theo nhóm, phương pháp tổ chức và một số phương pháp khác.
- Học sinh tiếp thu nhanh, hứng thú học phân môn Vẽ theo mẫu.
- Học sinh nắm bắt được đặc điểm của tượng một cách chính xác hơn, so sánh, phân tích, tổng hợp.
- Ren luyện cho học sinh tính tự lập, tư duy nhanh hơn và có trách nhiệm với nhóm, tập thể.
- Học vẽ theo mẫu vẽ tượng góp phần bổ trợ cho các em trong các phân môn khác như Vẽ tranh, Vẽ trang trí với tỉ lệ chính xác hơn.
* Hạn chế:
Bên cạnh những ưu điểm còn có những mặt hạn chế sau:
- Đặc thù của môn học là khô khan nên việc thu hút sự đam mê cho các em còn hạn chế. Các em chưa thể thích phân môn này bằng những phân môn như Trang trí, Vẽ tranh.
- Vẽ tượng ở bậc THCS quá ít (Chỉ có một bài) nên việc phát triển cho các em trong vẽ tượng không được phát triển cao.
Trên đây là những ưu, nhược điểm mà trong quá trình dạy bản thân tôi rút ra được cho mình. Hy vọng rằng, qua đây các đồng nghiệp cùng góp ý để đề tài của tôi được hoàn chỉnh hơn.
c. Kết luận
Môn Mĩ thuật được đưa vào giảng dạy ở bậc THCS cách đây không lâu nhưng đã có những bước chuyển mình rất đáng công nhận. Bản thân tôi là một giáo viên trẻ mới ra trường, nên cần phải học hỏi rất nhiều, đặc biệt là phương pháp dạy học. Giáo viên kiến thức có vững vàng bao nhiêu đi chăng nữa mà phương pháp truyền đạt không phù hợp thì kết quả cũng không phải là tốt.
Dạy một bộ môn nào cũng có nghệ thuật của nó. Không có giáo viên nào muốn học trò của mình ghet môn học của chính mình. Vậy nên để làm cho các em yêu thích môn học của mình quả không đơn giản chút nào. Trong phân môn Vẽ theo mẫu- đặc biệt là bài Vẽ tượng, tôi cảm thấy mình đã lay chuyển được một phần nào việc yêu thích môn học của các em. 
Qua đề tài này, tôi cũng mong các đồng nghiệp và chuyên môn góp ý cho tôi để hoàn thành một cách khả quan hơn, thành công hơn cho tiết dạy về Bài vẽ tượng chân dung này. Những đóng góp ý kiến của mọi người là những điều mà bản thân tôi cần học hỏi và rút kinh nghiệm.
Tôi xin chân thành cảm ơn.
Người viết
Nguyễn Thi Quỳnh Vân 
Tài liệu tham khảo
Sách giáo khoa Mĩ thuật lớp 9 - Bộ GD và ĐT
Sách giáo viên Mĩ thuật lớp 9 - Bộ GD và ĐT
Bồi dướng thường xuyên chu kì III 2004- 2007- Bộ GD và ĐT
Những vấn đề chung về đổi mới giáo dục Trung học cơ sở – Bộ giáo dục và Đào tạo

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_phuong_phap_ho_tro_trong_bai_ve.doc