I. Lý do chọn sáng kiến:
Người xưa thường dùng thành ngữ: “Văn hay chữ tốt” để khen những học trò chữ đẹp, học giỏi và cũng chê những học trò dốt bằng câu: “Văn dài như chão, chữ vuông như hòm”.
Như vậy, rõ ràng là từ xưa, chữ viết cũng được coi trọng chẳng kém gì nội dung văn chương. Chữ viết đẹp, dễ xem đã gây được thiện cảm cho người đọc. Chữ viết phần nào cũng phản ánh ý thức rèn luyện, óc thẩm mỹ và tính nết người viết.
“Chữ viết cũng là một sự biểu hiện của nết người. Dạy cho HS viết đúng, viết cẩn thận, tính kỷ luật, lòng tự trọng đối với mình cũng như đối với thầy và bạn đọc bài vở của mình”.
(Phạm Văn Đồng)
Chính vì vậy, việc rèn chữ viết cho HS không những có quan hệ mật thiết tới chất lượng học tập ở các môn học khác mà còn góp phần vào việc rèn luyện một trong những kỹ năng hàng đầu của việc học Tiếng việt trong nhà trường- kỹ năng viết chữ.
Nếu viết chữ đúng mẫu, rõ ràng, tốc độ nhanh thì HS có điều kiện ghi chép bài học tốt, nhờ vậy kết quả học tập sẽ cao hơn. Viết xấu, tốc độ chậm sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng học tập.
Lâu nay, nhiều thế hệ thầy cô giáo đã trăn trở góp nhiều công sức cải tiến kiểu chữ, nội dung và phương dạy tập viết. Tuy vậy, học sinh vẫn viết sai, viết xấu và viết rất chậm. Điều đó ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng học Tiếng Việt nói riêng và học các môn học khác nói chung.
Xuất phát từ những lý do trên đã thôi thúc tôi chọn đề tài này với mục đích sẽ góp phần tích cực vào việc nâng cao chất lượng giáo dục nói chung.
Phòng gd&đt Yên Dũng Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Trường T h Đồng Phúc Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Họ và tên: Nguyễn Thị Hằng Sinh ngày: 15/02/1974 Chức vụ: Giáo viên. Năm vào ngành: 1993 Đơn vị: Trường Tiểu học Đồng Phúc- Yên Dũng. Sinh hoạt tổ chuyên môn: 4 + 5 Tên sáng kiến: cho học sinh Tiểu học. Đồng Phúc, tháng 5 năm 2009. Tài liệu tham khảo Phương pháp dạy Tập viết ở Tiểu học. (Nhà xuất bản Giáo dục) Tạp chí Giáo dục. (Các số) Mục lục. Tên mục Trang Tài liệu tham khảo- Mục lục. Phần thứ nhất: Những vấn đề chung. Phần thứ hai: Nội dung sáng kiến. Phần thứ ba: Kết luận và bài học kinh nghiệm. Phần thứ nhất: Những vấn đề chung. I. Lý do chọn sáng kiến: Người xưa thường dùng thành ngữ: “Văn hay chữ tốt” để khen những học trò chữ đẹp, học giỏi và cũng chê những học trò dốt bằng câu: “Văn dài như chão, chữ vuông như hòm”. Như vậy, rõ ràng là từ xưa, chữ viết cũng được coi trọng chẳng kém gì nội dung văn chương. Chữ viết đẹp, dễ xem đã gây được thiện cảm cho người đọc. Chữ viết phần nào cũng phản ánh ý thức rèn luyện, óc thẩm mỹ và tính nết người viết. “Chữ viết cũng là một sự biểu hiện của nết người. Dạy cho HS viết đúng, viết cẩn thận, tính kỷ luật, lòng tự trọng đối với mình cũng như đối với thầy và bạn đọc bài vở của mình”. (Phạm Văn Đồng) Chính vì vậy, việc rèn chữ viết cho HS không những có quan hệ mật thiết tới chất lượng học tập ở các môn học khác mà còn góp phần vào việc rèn luyện một trong những kỹ năng hàng đầu của việc học Tiếng việt trong nhà trường- kỹ năng viết chữ. Nếu viết chữ đúng mẫu, rõ ràng, tốc độ nhanh thì HS có điều kiện ghi chép bài học tốt, nhờ vậy kết quả học tập sẽ cao hơn. Viết xấu, tốc độ chậm sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng học tập. Lâu nay, nhiều thế hệ thầy cô giáo đã trăn trở góp nhiều công sức cải tiến kiểu chữ, nội dung và phương dạy tập viết. Tuy vậy, học sinh vẫn viết sai, viết xấu và viết rất chậm. Điều đó ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng học Tiếng Việt nói riêng và học các môn học khác nói chung. Xuất phát từ những lý do trên đã thôi thúc tôi chọn đề tài này với mục đích sẽ góp phần tích cực vào việc nâng cao chất lượng giáo dục nói chung. II. Mục đích yêu cầu của sáng kiến: - Góp phần nâng cao chất lượng chữ viết của HS Tiểu học. - Giúp cho bản thân tôi rút ra được những bài học kinh nghiệm cho bản thân trong quá trình giảng dạy. - Tìm những biện pháp tối ưu để quá trình rèn chữ cho HS đạt kết quả cao nhất. III. Phương pháp, địa bàn và thời gian nghiên cứu: Phương pháp nghiên cứu: Thực hiện - Tổng kết - Rút kinh nghiệm. Địa bàn nghiên cứu: Lớp 4A - Trường Tiểu học Đồng Phúc. Thời gian nghiên cứu: Năm học 2008- 2009. Phần thứ hai: Nội dung sáng kiến: Với tình hình thực tiễn nơi tôi đang công tác và cụ thể là lớp do tôi phụ trách trong năm học này, tôi nhận thấy có một số thuận lợi và khó khăn với việc rèn chữ viết cho HS. Chính những yếu tố này cũng đã ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng chữ viết của HS. I. Những thuận lợi và khó khăn: Thuận lợi: Hầu hết HS trong lớp có đủ sách vở, dụng cụ học tập cần thiết như thước, bút Phòng học có đủ ánh sáng để HS học tập. Khó khăn: Có đủ bàn ghế cho HS ngồi, tuy nhiên kích thước của bàn ghế chưa phù hợp. HS mất nét rất nhiều do không được chú ý và do bản thân HS cẩu thả. Đồng thời các em là con nhà nông dân, gia đình chưa quan tâm thực sự tới việc học của con em mình ở nhà, nhất là việc rèn chữ viết của các em. Với những thuận lợi và khó khăn nêu trên, tôi đã vạch ra kế hoạch cụ thể cho việc rèn chữ viết đối với HS Tiểu học. Cụ thể tôi được phân công chủ nhiệm lớp 4A, với những đặc điểm cụ thể của lớp, tôi đã phải có những phương pháp rèn chữ cụ thể cho các em. II. Biện pháp giải quyết: Đối với giáo viên: - Khi nhận lớp, tôi đã nắm bắt ngay tình hình chữ viết của HS trong lớp để có biện pháp phù hợp với từng đối tượng HS. - Tự mình có ý thức: Trước tiên người GV phải có kỹ năng viết chữ thành thạo, phải có khả năng viết chữ mẫu cho HS noi theo trong mỗi tiết học. - Giáo dục HS để có các em thấy, để có một chữ viết đúng, đều, đẹp và nhanh là một công phu, đòi hỏi tính kiên trì, lòng say mê và ý thức tự học, tự rèn. - Quan tâm tới mọi đối tượng HS trong lớp, thường xuyên kiểm tra việc rèn chữ của HS. Đối với HS: Yêu cầu HS chuẩn bị vở rèn chữ, có đủ dụng cụ học tập. Luôn có ý thức tự học, tự rèn, tự giác trong học tập. III. Những việc làm cụ thể: Đối tượng HS của tôi là HS lớp 4. Trong chương trình của các em không có giờ tập viết. Vì vậy tôi đã xây dựng kế hoạch rèn chữ viết cho HS ở các giờ Chính tả và Tập làm văn, các giờ học mà tôi có thể sắp xếp thời gian ở lớp. Thuận lợi cho HS là các em có thêm các giờ ôn tập ở các buổi chiều. Thực trạng chữ viết của HS lớp 4A ở đầu năm học là: Tổng số HS: 30 em. Trong đó: Loại A: 5 em Loại B:16 em. Loại C: 9 em. Là HS lớp 4 nhưng với chất lượng chữ viết như trên quả là rất thấp. Với ý thức về ảnh hưởng của chữ viết tới việc thực hành, thói quen và nhân cách của HS, nên tôi đã xây dựng kế hoạch rèn chữ cho các em ngay từ đầu năm học. Qua việc điều tra và tìm hiểu, tôi nhận thấy chất lượng chữ viết của HS chưa cao do nhiều nguyên nhân: - Khi các em học ở các lớp dưới chưa được quan tâm uốn nắn rèn chữ nhiều. - Cha mẹ HS chưa quan tâm tới việc học tập và rèn chữ ở nhà của con em mình. - Kích thước của bàn ghế chưa phù hợp với các em. - Tư thế ngồi, cách cầm bút của HS còn sai. - HS còn ham chơi, chưa tự giác học tập. Khi nắm bắt được những nguyên nhân trên, tôi đã có nhiều biện pháp cụ thể để rèn chữ cho các em. Muốn chữ viết của các em đẹp thì chữ viết của các em phải đạt tiêu chuẩn là chữ viết đúng. Do thói quen cẩu thả nên có nhiều HS viết chữ còn sai mẫu. Ví dụ như các phụ âm: tr, h, ng, th,. Chính vì vậy mà tôi phải cho các em rèn viết lại từng chữ cái cho đúng mẫu bằng cách cho các em tranh thủ giờ ra chơi hoặc giờ luyện thêm ở các buổi chiều. Bên cạnh đó thì việc cầm bút chưa đúng cách và tư thế ngồi sai cũng là những yếu tố làm cho chữ viết của các xấu đi và nó còn ảnh hưởng đến sức khoẻ của các em. Hầu như các em đều phạm phải thói quen cúi quá thấp khi viết bài. Trong giờ Chính tả và giờ Tập làm văn là những giờ hay phải viết nhiều nên các em càng dễ mắc lỗi này. Giáo viên cần quan tâm nhắc nhở HS thường xuyên trong giờ học. Đối với việc rèn chữ thì kỹ năng của các em được hình thành và củng cố chủ yếu qua quá trình luyện viết chữ của bản thân HS. Vì vậy sau mỗi buổi học cần đưa ra yêu cầu về việc rèn chữ ở nhà cho HS. Theo tôi tốt nhất nên cho các em viết theo nội dung các bài tập đọc trong sách giáo khoa Tiếng Việt. Không nên cho các em viết quá dài bởi nếu viết quá dài sẽ làm cho các em dễ chán nản và sinh ra viết cẩu thả. Khi đã giao bài viết cho HS thì GV cần phải kiểm tra, chấm chữa bài viết của HS để có đánh giá chính xác việc rèn chữ của HS. Hơn nữa, GV cũng cần có những khen ngợi, động viên kịp thời tới từng HS để khuyến khích các em. Việc sửa lỗi chính tả cho HS trong giờ Chính tả và giờ Tập làm văn cũng có ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng chữ viết của các em. Việc rèn chữ viết cho HS phải là việc làm thường xuyên, liên tục và có thể là ở trong các giờ học chứ không chỉ trong giờ viết chính tả hay tập làm văn. Cần hướng dẫn HS viết chữ theo các yêu cầu: chữ viết phải liền mạch, khoảng cách giữa các tiếng phải đều nhau, viết đúng cỡ và mẫu chữ theo quy định. Lưu ý HS cách đặt dấu thanh, dấu câu, cách viết hoa các chữ cái (nếu có). Qua quá trình giảng dạy, cùng với sự quan tâm tới việc rèn chữ cho HS thì cuối năm học này chất lượng chữ viết của lớp tôi đã có sự chuyển biến rõ rệt. Cụ thể là: Tổng số HS: 30 em. Trong đó: Loại A: 17 em. Loại B: 13 em. Không có HS xếp loại chữ viết C. Tôi rất mừng bởi số HS có chữ viết xếp loại A tăng lên, đặc biệt là không còn HS có chữ viết xếp loại C. Tôi thiết nghĩ, mình sẽ cố gắng nhiều hơn nữa trong những năm học tới để việc rèn chữ cho HS sẽ thu được những kết quả cao hơn. Phần thứ ba: Kết luận và bài học kinh nghiệm. I. Bài học kinh nghiệm: Qua quá trình thực hiện sáng kiến của mình với những kết quả thu được, tôi tự rút ra bài học kinh nghiệm cho bản thân: - Việc quan tâm rèn chữ viết cho HS Tiểu học là việc làm cần thiết đối với mỗi GV. Nó góp phần hình thành những thói quen tích cực cũng như những kỹ năng cơ bản của HS Tiểu học. Việc nâng cao chất lượng giáo dục nói chung, đồng thời tạo nên sự vững chắc cho cấp học nền tảng. - Để việc rèn chữ viết cho HS đạt kết quả tốt thì người GV cũng cần có đức tính kiên trì, lòng tận tình. Sự nhiệt tâm, chu đáo của người GV là một trong những yếu tố quan trọng đảm bảo sự thành công. - Người GV luôn có ý thức rèn chữ viết của mình để có thể coi “Thầy cô là tấm gương sáng” để từ đó các em có ý thức phấn đấu. - Người GV cần tạo cho HS thói quen tự giác, tính cẩn thận, tỉ mỉ. - Người GV cần phải quan tâm tới mọi đối tượng HS, khuyến khích động viên kịp thời với những tiến bộ của HS, cần có sự phối hợp với phụ huynh HS. II. Kết luận: Trên đây là tất cả suy nghĩ và những việc tôi đã làm cũng như những kết quả tôi đã thu được trong năm học 2008 – 2009. Tôi thiết nghĩ, việc rèn chữ cho HS Tiểu học là một việc làm cần thiết và rất quan trọng, có ảnh hưởng rất lớn tới kết quả học tập của HS. Với cương vị là một GV lớp 4, tôi luôn mong mỗi GV sẽ có nhiều thời gian rèn chữ cho HS hơn, điều đó sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các em lên khối 5. Việc rèn chữ cho HS đã thu được những kết quả khả quan, song chắc rằng không tránh khỏi những thiếu sót. Vậy, rất mong các bạn đọc đồng nghiệp sẽ cùng tôi khắc phục những thiếu sót để chúng ta cùng nâng cao chất lượng giáo dục nhằm đào tạo một thế hệ trẻ với những con người phát triển toàn diện, đáp ứng với công cuộc Công nghiệp hoá- Hiện đại hoá đất nước. Xin trân thành cảm ơn ! Đồng Phúc, ngày 21 tháng 5 năm 2009. Người viết: Nguyễn Thị Hằng.
Tài liệu đính kèm: