Sáng kiến kinh nghiệm Ứng dụng công nghệ thông tin để thiết kế bài soạn phân môn Tập viết Lớp 2 - Trần Thị Giang

Sáng kiến kinh nghiệm Ứng dụng công nghệ thông tin để thiết kế bài soạn phân môn Tập viết Lớp 2 - Trần Thị Giang

Từ những kết quả mà tôi đã nêu trên, trong quá trình giảng dạy tôi tự nhận thấy rằng: để có việc ứng dụng rộng rãi công nghệ thông tin trong trường học, để nâng cao chất lượng học tập của học sinh giáo viên cần phải thực hiện tốt những vấn đề sau:

+ Trước hết người giáo viên phải thực sự yêu nghề, mến trẻ, phải hết lòng vì sự nghiệp giáo dục, vì học sinh thân yêu. Từ đó có ý thức học hỏi, tìm tòi các phương pháp, biện pháp tối ưu, vận dụng linh hoạt các hình thức tổ chức dạy học, tránh sự nhàm chán, buồn tẻ cho học sinh.

+ Các hiệu ứng hình ảnh, màu sắc, âm thanh, chuyển động được sử dụng có mức độ, hợp lý, không bị lạm dụng, không quá tải đối với học sinh, không gây nhiễu loạn làm mất tập trung vào bài học. Các hiệu ứng không làm học sinh phân tán chú ý, không quá nhiều, sử dụng có cân nhắc đến ảnh hưởng bất lợi của nó.

+ Không ngừng tìm tòi, học hỏi ở bạn bè, sách vở, mạng internet để trau dồi thêm vốn hiểu biết của mình, nắm bắt được các thủ thuật tin học phục vụ cho công tác giảng dạy.

+ Chuẩn bị các giải pháp phụ đề phòng khi mất điện, hay khi máy móc bị hư hỏng bất ngờ mà không khắc phục được để có thể bảo đảm được tiết dạy cho đúng với chương trình theo qui định chung.

 

doc 19 trang Người đăng lilyphan99 Ngày đăng 01/03/2022 Lượt xem 96Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Ứng dụng công nghệ thông tin để thiết kế bài soạn phân môn Tập viết Lớp 2 - Trần Thị Giang", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO KRÔNG BUK
TRƯỜNG TIỂU HỌC NGUYỄN CHÍ THANH
=========T]T========
Ứng dụng công nghệ thông tin 
để thiết kế bài soạn phân môn Tập viết lớp 2
	Người thực hiện : Trần Thị Giang
	Đơn vị : Trường Tiểu học Nguyễn Chí Thanh
Năm học : 2011 - 2012
PHẦN MỞ ĐẦU
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI .
Đi học là một bước ngoặt lớn trong đời trẻ. Năm đầu tiên cắp sách đến trường, trẻ vô cùng bỡ ngỡ với việc chuyển hoạt động chủ đạo từ vui chơi sang học tập. Người ta thường nói: Một trong những hạnh phúc lớn nhất của trẻ là được đến trường, được học đọc, học viết. Biết đọc, biết viết thì cả một thế giới mới rộng lớn mênh mông sẽ mở ra trước mắt các em. Học chữ chính là công việc đầu tiên khi các em đến trường. Vì vậy dạy chữ chính là dạy người nên đã được nhiều thế hệ thầy cô và cả xã hội quan tâm.
Tập viết là một trong những phân môn có tầm quan trọng đặc biệt ở Tiểu học, nhất là đối với các lớp đầu cấp. Phân môn Tập viết trang bị cho học sinh bộ chữ La Tinh và những yêu cầu về kỹ thuật để sử dụng bộ chữ cái này trong học tập và giao tiếp. Tiểu học là bậc học nền tảng, dạy Tiếng Việt và tập viết Tiếng Việt là chúng ta đã trao cho các em chìa khóa để mở ra những cánh cửa bước vào tương lai, là công cụ để các em vận dụng suốt đời. Với ý nghĩa này, Tập viết không những có quan hệ mật thiết tới chất lượng học tập của các môn học khác mà còn góp phần rèn luyện một trong những kỹ năng hàng đầu của việc học Tiếng Việt trong nhà trường - kỹ năng viết chữ. Nếu viết đúng, viết đẹp, tốc độ nhanh thì học sinh có điều kiện ghi chép bài học tốt, nhờ vậy kết quả học tập sẽ cao hơn.
	Ngoài ra Tập viết còn góp phần quan trọng vào việc rèn luyện cho học sinh những phẩm chất đạo đức tốt như tính cẩn thận, tính kỷ luật và khiếu thẩm mỹ.
	Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng nói: “Chữ viết cũng là một biểu hiện của nết người. Dạy cho học sinh viết đúng, viết cẩn thận, viết đẹp là góp phần rèn luyện cho các em tính cẩn thận, lòng tự trọng đối với mình cũng như đối với thầy và bạn đọc bài vở của mình”.
	Bộ chữ hoa trong chương trình Tiểu học hiện hành bắt đầu thực hiện từ năm học 2002 - 2003, được ban hành theo Quyết định số 31/2002/QĐ-BGD&ĐT ngày 14/6/2002 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Bộ chữ này trông mềm mại, đẹp, đặc biệt tạo nhiều thuận lợi cho việc liên kết với các con chữ khác. Chữ hoa theo mẫu hiện hành là chữ hoa đẹp nhưng lại rất khó viết không những đối với học sinh mà còn cả đối với giáo viên.
Từ năm học 2008 – 2009 Bộ GD&ĐT có chủ trương “Tin học hoá trường học”, tức là áp dụng tin học vào trong công tác giảng dạy, học tập của giáo viên và học sinh trong nhà trường. 
Đây là một chủ trương hoàn toàn đúng đắn, phù hợp với sự phát triển của đất nước, của thời đại.
Trường Tiểu học Nguyễn Chí Thanh là một trong những trường đưa ứng dụng tin học vào giảng dạy cho học sinh sớm trong huyện. Từ năm học này nhà trường đã từng bước áp dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy các môn học. Đặc biệt trong 3 năm trở lại đây được sự quan tâm của Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Krông Buk đã mở rất nhiều lớp tuận huấn soạn giáo án điện tử như PowerPoint, Viôlét, Elearing  trình độ soạn giảng của giáo viên đã được cải thiện.Tuy nhiên việc thiết kế nội dung (Soạn giáo án) và cách thức dạy học là một khâu đột phá quan trọng để đổi mới nội dung, phương pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy. Để việc dạy học có hiệu quả, người giáo viên bao giờ cũng dành một thời gian thích đáng để thiết kế bài. Muốn dạy học có kết quả cần thiết kế chu đáo bài học. Khi thiết kế bài học cần chú trọng đến nhiều khía cạnh tác động đến quá trình dạy học như: Đặc điểm lứa tuổi học sinh, nhu cầu, hứng thú, các phương tiện kỹ thuật đồ dùng trực quan, cơ sở vật chất trường lớp... Đặc biệt đối với môn Tập Viết thì càng khó khăn hơn.
Để giải quyết những vấn đề khí khăn hơn đã đặt ra nhiệm vụ tìm ra những giải pháp nào để nâng cao chất lượng Thiết kế kế hoạch bài học và giờ dạy là vấn đề cấp bách phải giải quyết, giúp cho anh chị em giáo viên ở trường Tiểu học đổi mới tư duy vào việc làm trong công tác soạn giảng của mình đem lại hiệu quả thiết thực phù hợp với trình độ nhận thức của tập thể giáo viên trong đơn vị nhằm từng bước nâng cao hiệu quả giáo dục. Chính vì lý do đó tôi chọn đề tài “Ứng dụng công nghệ thông tin để thiết kế bài soạn phân môn Tập viết lớp 2” để nghiên cứu, áp dụng vào công tác giảng dạy của đơn vị, mong góp phần nhỏ bé vào sự nghiệp giáo dục ở địa phương.
II/ MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU :
Với mục đích nghiên cứu chính là giúp giáo viên khắc phục được nhược điểm của mình là chữ chưa đẹp, chưa đúng mẫu đã làm giảm sự tự tin của mình khi dạy tiết tập viết và viết mẫu bài cho học sinh .
 Hơn nữa Thực tế hiện nay, chữ viết của các em học sinh tiểu học chưa được đẹp, chưa đúng mẫu, sự liên kết giữa các nét chữ hoặc liên kết giữa các chữ cái chưa chuẩn, tốc độ viết còn chậm . Nâng cao chất lượng giờ dạy để học sinh viết đúng, viết nhanh, viết đẹp thì phong trào “vở sạch - chữ đẹp” mới có chất lượng.
III/ PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU :
- Dạy tập viết cho học sinh khối 2 Trường Tiểu học Nguyễn Chí Thanh Huỵện Krông Buk Tỉnh Đăk Lăk.
- Thời gian thực hiện: Năm học 2011 - 2012
IV. / PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Phương pháp nghiên cứu lí luận.
a. Nghiên cứu các tài liệu có liên quan đến đề tài .
 b. Hệ thống hóa những vấn đề có liên quan đến phân môn Tập Viết 
Phương pháp điều tra, khảo sát : Thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin ở tiểu học.
Thực nghiệm sư phạm: Trực tiếp dạy và dự giờ. 
Tổng kết kinh nghiệm. 
PHẦN NỘI DUNG
I/ CƠ SỞ LÝ LUẬN
	Trường Tiểu học Nguyễn Chí Thanh được tách ra từ trường Phổ thông cơ sở Ea Ngai, từ tháng 8 năm 2006, trải qua 6 năm xây dựng và phát triển, kế thừa phát huy truyền thống nhiều năm liền là trường tiên tiến. Trường Tiểu học Nguyễn Chí Thanh đóng trên địa bàn Công ty cà phê 15 là địa phương có nhiều mặt thuận lợi về giao lưu kinh tế. Tuy vậy kinh tế của địa phương còn chậm phát triển, trình độ dân trí thấp, chưa tương xứng với tiềm năng sẵn có của mình. Điều đó ảnh hưởng không nhỏ tới sự nghiệp giáo dục nói chung và giáo dục Tiểu học nói riêng.
	Quy mô nhà trường vào loại trung bình so với các đơn vị bạn : Với tổng số cán bộ giáo viên, nhân viên trong năm học 2011 - 2012 là 30 người.
	Năm học 2011 – 2012 có 17 lớp. Nhìn chung điều kiên học tập của học sinh khá tốt, chỉ có một bộ phận nhỏ còn gặp khó khă do phụ huynh chưa quan tâm đúng mức vì nhà nghèo. Tuy vậy đa số học sinh ngoan ngoãn, lễ phép có ý thức học tập tốt.
	Với tình hình như trên đã nêu nhà trường đứng trước những thử thách vô cùng to lớn: Đó là làm gì và làm như thế nào để việc soạn giảng của giáo viên đạt được kết quả cao, đáp ứng được ngày một cao của xã hội. 
Soạn bài là việc chuẩn bị quan trọng nhất của giáo viên cho giờ lên lớp. Đồng thời với việc soạn bài là sự chuẩn bị đồ dùng dạy học, thí nghiệm. Đó là hai loại công việc chủ yếu trước giờ lên lớp của giáo viên.
 Phần lớn các giáo viên ngại sử dụng giáo án điện tử, nghĩ rằng sẽ tốn thời gian để chuẩn bị một bài giảng. Để có một bài giảng như thế đòi hỏi phải mất nhiều thời gian chuẩn bị mà đó chính là diều mà các giáo viên thường hay tránh. Việc sử dụng phương pháp mới đòi hỏi một giáo án mới. Thực ra, muốn “click” chuột để tiết dạy thực sự hiệu quả thì giáo viên phải vất vả gấp nhiều lần so với cách dạy truyền thống. Ngoài kiến thức căn bản về vi tính, sử dụng thành thạo giáo viên cần phải có niềm đam mê thật sự với công việc thiết kế đòi hỏi sự sáng tạo, sự nhạy bén, tính thẩm mỹ để săn tìm tư liệu từ nhiều nguồn. Người dạy cũng phải chịu bỏ công tìm
 hiểu, làm quen với cách giảng bài mới này. Cụ thể, người thầy cần phải :
Có một ít kiến thức về sử dụng máy tính.
Biết sử dụng phần mềm trình diễn PowerPoint.
Biết cách truy cập Internet.
	Tại sao tôi lại đặt ra các yêu cầu như trên ? Chúng ta thử tưởng tượng xem nếu một người không có khái niệm gì về Công nghệ thông tin liệu họ có bật máy tính lên và chọn cho mình một chương trình làm việc ? Liệu họ có biết được tài liệu của mình ở đâu trên máy tính ? Cách copy tài liệu từ nơi này sang nơi khác hay xoá một tài liệu nào đó khi không còn dùng ?... Nghĩa là dù ít hay nhiều họ cũng phải sử dụng được chiếc máy tính theo ý muốn của mình.
	Thứ hai, từ những giáo án được soạn sẵn trên giấy và được trình bày lại trên bảng đen làm thế nào để chúng trở thành các bài được trình bày trên màn chiếu ? Điều này đòi hỏi người thầy phải biết sử dụng PowerPoint. Đây là một phần mềm nằm trong bộ MS Office dùng để tạo các trình diễn đa dạng trên máy tính. Nếu chỉ dừng ở mức độ gõ những nội dung cần thiết cộng thêm một ít định dạng về màu sắc, font chữ, chúng tôi thiết nghĩ giáo viên nào cũng có thể làm được. Tuy nhiên nếu chỉ có thế thì chúng ta chưa thực sự thấy được sức mạnh của PowerPoint cũng như chưa phát huy hiệu quả của phương pháp giảng dạy mới này.
I. THỰC TRẠNG VỀ VIỆC DẠY HỌC TẬP VIẾT Ở TIỂU HỌC:
	Tập viết là phân môn có tính chất thực hành. Tính chất thực hành có của việc dạy học Tập viết cũng góp phần khẳng định vị trí quan trọng của phân môn này ở trường Tiểu học.
	Hiện nay, việc thiết kế bài soạn gần như 100% được soạn thảo trên máy, điều này đảm bảo về tính thẩm mỹ cũng như chính xác và nhanh chóng. Tuy nhiên với những giáo viên mới sử dụng máy tính thì việc tạo các bài soạn phân môn Tập viết sẽ gặp khó khăn đó là: không có font chữ chuẩn như trong vở tập viết và nhiều người đã phải làm thủ công (viết tay), hoặc là viết vào bài soạn bằng font chữ khác. Đối với bài giảng điện tử thì nhiều người phải scan mẫu chữ, các dòng chữ mẫu trong vở Tập viết để trình chiếu. Điều này khó đảm bảo tính chính xác cũng như thẩm mĩ của bài soạn.
	Đối với hầu hết giáo viên Tiểu học, họ rất sợ khi dạy tiết Tập viết, đơn giản vì chữ mẫu thì đẹp, mà chữ của giáo viên thì chưa đẹp, khi hướng dẫn các em Tập viết, buộc phải viết lên dòng kẻ li của bảng. Nhiều người đã phải nhờ đồng nghiệp viết bằng bút chì lên bảng, sau đó khi hướng dẫn học sinh viết họ tô phấn theo những đường chì mờ đó.
	Đứng trước thực trạng đó, tôi đã ứng dụng công nghệ thông tin để thiết kế bài soạn giáo án điện tử phân môn Tập viết.
II. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH KHI THIẾT KẾ BÀI SOẠN.
	Font chữ Tiểu học hiện hành không phải cứ tải về máy là sử dụng được như các font chữ khác. Để sử dụng được phải chuyển mã. Nếu như chỉ chọn font chữ, không chuyển mã sẽ xảy ra hiện tượ ... a kiểu 1 ( Ă, Â, B, C, D, Đ, E, Ê, ύ, ƿ, I, Ǎ, L, M, N, O, Ô, Ơ, P, Q, R, S, T, U, Ư, V, X, Y ) và 5 chữ cái viết hoa kiểu 2 ( ȱ, Ȓ, ȓ, Ȳ, Ƚ ), tôi tạo 2 file văn bản với font chữ Times New Roman viết các chữ hoa và câu ứng dụng chứa chữ hoa trong bài, sau đó chuyển mã và chọn font HP001 tôi có hệ thống các chữ hoa và câu ứng dụng theo font Tiểu học hiện hành. Khi soạn bài phân môn Tập viết, tôi copy và paste vào bài soạn tiết Tập viết là xong. Bài soạn đảm bảo tính thẩm mĩ và tính chính xác của từng con chữ.
* Chữ cái và câu ứng dụng theo tuần:
Tuần 1 : A Aζ ΄m hoà κuɩȰ
Tuần 2 : Â Ă Ăn εậm ηai kĩ 
Tuần 3 : B BɝȰ χǩ Ȩʤʎ hĤ
Tuần 4 : C CȄia ngĠ Ȩƕ λǽi 
Tuần 5 : D DɤȰ giàu ǻưϐ Ǻɝʏ
Tuần 6 : Đ Đẹp trường đẹp lớp
Tuần 7 : E EȘ ΐǘu LJrường ΄m
Tuần 8 : ύ Gģ Ȩẁɖ εɶȰg LJay
Tuần 10 : ƿ Hai ȨΰΩg ǺŎ ǻɇȰg
Tuần 11 : I Íε ǻưϐ l◦ ηà
Tuần 12 : Ǎ τȵ ȩai Ȥát cɁʏ
Tuần 13 : Lá lɂʏ đɸʎ lá ǟáε
Tuần 14 : M MΗệng ǻĀ LJaσ lɂʎ
Tuần 15 : N Nθĩ LJrưϐ ǻθĩ Ȥau
Tuần 16 : Ô Oǻg baσ λΰĥ lưŖ
Tuần 17 : O Ơ Ơn Ȩâʤ nghĩa nặng
Tuần 19 : P Phong cɛʏ hấp dɨȰ
Tuần 20 : Q Qρɐ hưΩg LJưΠ Αʲp
Tuần 21 : R Ríu ǟít εɪʎ ca
Tuần 22 : S Sáo LJɇʎ κì Ǻưa
Tuần 23 : T TȆɉȰg ηư ǟuŎ ǻgựa
Tuần 24 : U Ư ƯΧ câσ câσ ǟɾȰg
Tuần 25 : V VŔĜ ȨίĒ bɞȰg ǟɾȰg
Tuần 27 : X ǥίċ Έϝo Ǻát Ǻái
Tuần 28 : Y όǘu luŚ LJΛ; lɂȰg
Chữ hoa viết theo kiểu 2:	Tuần 29 : ȱ ȱo lΗền ǟuųg cả	
Tuần 30 : Ȓ Ȓắt ȤɁȰg ηư Ȥao 	Tuần 31 : ȓ ȓgưƟ LJa là hΞ đất,`\ 
Tuần 32 : Ȳ ȲuɤȰ dɤȰ ǺŎ lòΪg	Tuần 33: Ƚ Ǧμʸt ȓȯʎ κɤȰ ΐǘu
Tuần 34 : Ǧμʸt ȓȯʎ, ȓguΏǜn ƌi ȲuǬ, Hồ CȄí Ȓɪʏ
Để đảm bảo bài soạn thể hiện được như ở vở Tập viết lớp 2. tôi kẻ dòng kẻ ô li như trong vở và chèn chữ vào. Ví dụ:
M
M
MΗİnƑ nĀ LJaσ làm 
4. Đối với bài giảng điện tử:
	Bài giảng điện tử cho học sinh thấy rõ từng nét bút mà giáo viên không cần phải viết mẫu lên bảng lớp. Điều này giúp cho những giáo viên viết chữ chưa đẹp vững tâm hơn khi dạy tiết tập viết. Khi thiết kế bài giảng tôi viết chữ cái viết hoa, chèn khung, chọn màu cho chữ cái viết hoa và nét vẽ của khung chữ. Ví dụ khi dạy bài CȄữ hΞ: M
Sau khi đã có chữ mẫu, tôi chọn hiệu ứng cho từng nét và lựa chọn cách xuất hiện. 
Để tạo được đường cong mềm mại như nét viết của chữ, tôi rê chuột vẽ theo đường cong, đồng thời bấm giữ phím Alt. Khi trình chiếu bàn tay cầm bút sẽ chuyển động theo từng nét vẽ, giáo viên không cần phải viết mẫu nữa.
	Khi cho học sinh quan sát, nhận xét chữ mẫu, tôi yêu cầu học sinh nhớ lại xem chữ hoa M có nét nào giống với chữ cái viết hoa ta đã được viết. Học sinh phát hiện ra nét 2 của chữ hoa A giống nét 4 của chữ hoa M, tôi cho xuất hiện cả 2 chữ, chọn hiệu ứng cho nét 4 của chữ hoa M bay sang trùng khít lên nét 2 của chữ A.
Hoặc khi dạy bài CȄữ hΞ: ȱ (kiểu 2), tôi cũng cho học sinh nhớ lại và so sánh chữ hoa ȱ với các chữ hoa đã viết. Học sinh phát hiện ra: Nét 1 cả chữ hoa ȱ giống nét chữ O. Nét 2 của chữ ȱ giống nét 2 của chữ hoa A (kiểu 1), tôi cho chữ hoa O bay sang trùng khít với nét 1 chữ hoa ȱ , tiếp tục cho nét 2 chữ hoa A bay sang trùng khít với nét 2 chữ hoa ȱ:
Khi thực hiện hướng dẫn viết câu ứng dụng tôi kẻ khung chữ và thực hiện chèn chữ vào. Muốn có chữ cỡ vừa thì tôi chọn tăng cỡ chữ lên.
	Soạn giảng bằng giáo án điện tử tiết học Tập viết khi thực hiện theo cách sử dụng font chữ Tập viết hiện hành giúp cho giáo viên tiết kiệm được thời gian và công sức rất nhiều (không phải quét tranh chữ mẫu, câu ứng dụng; sử dụng được màu sắc sinh động). Bản thân tôi đã thực hiện nhiều tiết dạy trình chiếu giáo án điện tử bằng chương trình PowerPoint được các bạn đồng nghiệp dự giờ và đánh giá cao, học sinh hứng thú học tập, trông chờ đến hôm có tiết Tập viết để được học trên "máy chiếu".
	Một điểm quan trọng không thể quên khi thiết kế xong bài giảng là: nhúng font chữ để khi đưa sang máy khác in hoặc trình chiếu thì vẫn hiển thị được font chữ HP001 này mặc dù máy tính đó không cài font HP001. Thực hiện lệnh sau:
Tools\Options, xuất hiện hộp thoại Options, chọn lớp Save.
Đánh dấu chọn vào mục Embed TrueType fonts, chọn thêm mục Embed characters in use only để tiết kiệm dung lượng đĩa cần lưu. (như hình dưới đây):
PHẦN KẾT LUẬN
I. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC :
	Được sự quan tâm của Ban giám hiệu nhà trường, các thiết bị phục vụ cho việc trình chiếu được mua sắm đồng bộ, phục vụ tốt nhất cho việc giảng dạy theo đúng yêu cầu.
	Nhà trường tạo điều kiện mở các lớp tập huấn (ngoài giờ) cho cán bộ, giáo viên về việc sử dụng máy chiếu, máy scan, cách soạn giáo án bằng phần mềm PowerPoint ngay tại trường.
Bên cạnh đó BGH nhà trường đã mở hội thảo cấp trường về việc áp dụng công nghệ thông tin vào trường học dạy trình chiếu giáo án điện tử bằng chương trình PowerPoint được đánh giá cao.
Trải qua quá trình áp dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy, bản thân tôi vừa làm vừa học vừa rút kinh nghiệm, cho đến nay bản thân và đơn vị chúng tôi đạt được một số kết quả khả quan sau:
+ Việc áp dụng giảng dạy bằng máy chiếu của bản thân tôi đã làm cho phong trào giảng dạy bằng máy chiếu của nhà trường trở nên sôi nổi, tích cực hơn. Có nhiều giáo viên đã mạnh dạn áp dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy, khắc phục và vượt qua được những khó khăn, 
trở ngại ban đầu. 
+ Đặc biệt, việc áp dụng dạy bằng trình chiếu làm cho học sinh vô cùng thích thú học phân môn Tập viết, tình cảm thầy trò ngày càng trở nên thân thiện hơn. Tất cả các học sinh được hỏi đều thích được học trên máy chiếu, thậm chí một số lớp giáo viên chưa kịp áp dụng học sinh còn so bì, còn yêu cầu được học... như thế làm cho phong trào học tập của đơn vị sôi nổi hơn trước rất nhiều.
+ Chữ viết của học sinh có nhiều tiến bộ, các em viết đúng mẫu quy định, chữ viết sạch đẹp, rõ ràng, thao tác viết chính xác, khoa học.
	+ Phát huy được tác dụng nổi bật của công nghệ thông tin mà bảng đen và các đồ dùng dạy học khác khó đạt được (so sánh các nét của chữ cái viết hoa, tạo hiệu ứng cho nét chữ bay sang trùng khít với nét của chữ hoa khác).
	+ Ngoài việc sử dụng trong trình chiếu giáo án điện tử phân môn Tập viết 2, khi sử dụng font HP001 này chuyên môn trường tôi đã thiết kế bài kiểm tra định kì môn Tiếng Việt cho học sinh lớp 1, ra đề thi viết chữ đẹp cho học sinh thi viết chữ đẹp cấp trường đảm bảo tính khoa học, tính thẩm mĩ và chính xác.
2. BÀI HỌC KINH NGHIỆM :
Từ những kết quả mà tôi đã nêu trên, trong quá trình giảng dạy tôi tự nhận thấy rằng: để có việc ứng dụng rộng rãi công nghệ thông tin trong trường học, để nâng cao chất lượng học tập của học sinh giáo viên cần phải thực hiện tốt những vấn đề sau:
+ Trước hết người giáo viên phải thực sự yêu nghề, mến trẻ, phải hết lòng vì sự nghiệp giáo dục, vì học sinh thân yêu. Từ đó có ý thức học hỏi, tìm tòi các phương pháp, biện pháp tối ưu, vận dụng linh hoạt các hình thức tổ chức dạy học, tránh sự nhàm chán, buồn tẻ cho học sinh.
+ Các hiệu ứng hình ảnh, màu sắc, âm thanh, chuyển động được sử dụng có mức độ, hợp lý, không bị lạm dụng, không quá tải đối với học sinh, không gây nhiễu loạn làm mất tập trung vào bài học. Các hiệu ứng không làm học sinh phân tán chú ý, không quá nhiều, sử dụng có cân nhắc đến ảnh hưởng bất lợi của nó.
+ Không ngừng tìm tòi, học hỏi ở bạn bè, sách vở, mạng internet để trau dồi thêm vốn hiểu biết của mình, nắm bắt được các thủ thuật tin học phục vụ cho công tác giảng dạy.
+ Chuẩn bị các giải pháp phụ đề phòng khi mất điện, hay khi máy móc bị hư hỏng bất ngờ mà không khắc phục được để có thể bảo đảm được tiết dạy cho đúng với chương trình theo qui định chung.
3. NHỮNG KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT :
Để không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục cần có sự quan tâm hỗ trợ đúng mức của toàn xã hội đối với nhà trường cùng với sự cố gắng chung của tập thể cán bộ giáo viên trong nhà trường, trong đó vai trò tổ chức chỉ đạo Ban giám hiệu là một yếu tố quan trọng. Để có khả năng áp dụng thành công kinh nghiệm nêu trên vào công tác dạy học của mình, tôi có một số đề xuất như sau :
- Đối với ngành : Đề nghị chính sách đào tạo và nâng cao trình độ tin học cho đội ngũ giáo viên phù hợp hơn nữa.
- Đối với chính quyền các cấp: Đề nghị tập trung đầu tư cơ sở vật chất cho các đơn vị trường học đặc biệt nên trang bị thêm cho các truờng Tiểu học một phòng học máy tính có kết nối Internet, Phòng máy chiếu.
- Đối với các đơn vị trường học: Mở thêm nhiều hơn nữa các buổi sinh hoạt chuyên đề, hội thảo, có thể mời cán bộ tin học về tập huấn cho cán bộ giáo viên.
Cần coi trọng đúng mức bồi dưỡng để nâng cao chất lượng soạn bài và thi công trên lớp của giáo viên, coi đây là biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục bởi hai vấn đề này thực chất có tác động tương hỗ lẫn nhau nếu không muốn nói là một.
	Tổ chức khảo sát thẩm định thực tế các sáng kiến, giải pháp có giá trị thực tiễn nhằm áp dụng phổ biến, nhân rộng.
Đối với giáo viên trực tiếp đứng lớp: 
Luôn tự học hỏi bồi dưỡng tự nâng cao trình độ chuyên môn, trình độ tin học của mình.
Cần coi việc “Soạn bài” là một công việc quan trọng không thể thiếu của người giáo viên, 
tránh tư tưởng chỉ cần làm chiếu lệ, có tính đối phó. Chuẩn bị kỹ lưỡng và chu đáo mọi vấn đề 
của bài giảng, các tình huống có thể xảy ra... 
Trên đây là một vài suy nghĩ của bản thân tôi trong việc ứng dụng công nghệ thông tin để thiết kế bài soạn phân môn Tập viết lớp 2. Rất mong nhận được sự góp ý giúp đỡ của bạn bè đồng nghiệp.
 Ea ngai, ngày 29 tháng 3 năm 2012 
	 Người viết
	 Trần Thị Giang 
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình phương pháp dạy học Tiếng Việt 1.
(Đại học Quốc gia Hà Nội – Trường đại học sư phạm)
2. Tiếng Việt 2 tập một, tập hai.
(Bộ giáo dục và đào tạo)
3. Tập viết 2 tập một, tập hai.
(Nhà xuất bản giáo dục)
4. Chuyên đề giáo dục tiểu học tập 6, tập 7.
(Thạc sỹ Trần Mạnh Hưởng)
5. Trang Website : 
+ 
+ 
	+ 
+ 
MỤC LỤC
	PHẦN MỞ ĐẦU	Trang 2
	I. Lý do chọn đề tài	Trang 2
	II. Mục đích nghên cứu	Trang 3
	III. Phạm vi và đối tượng nghên cứu	Trang 3
	IV. Phương pháp nghiên cứu	Trang 4
	PHẦN NỘI DUNG	Trang 4
	I. Cơ sở lý luận	Trang 4
	II. Thực trạng về việc dạy học tập viết ở Tiểu học	Trang 5
	III. Các bước tiến hành soạn bài	Trang 6
1. Tải font chữ, file chuyển mã offline về máy.	Trang 6
2. Làm việc với file văn bản.	Trang 6
	3. Thực tế với bài soạn file Word.	Trang 10
4. Đối với bài giảng điện tử.	Trang 11
PHẦN KẾT LUẬN	Trang 15
I. Kết quả đạt được.	Trang 16
II. Bài học kinh nghiệm.	Trang 16
III. Những kiến nghị, đề xuất.	Trang 17
	TÀI LIỆU THAM KHẢO	Trang 18

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_ung_dung_cong_nghe_thong_tin_de_thiet.doc
  • docBIA SKKN.doc