Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng một số thói quen tốt cho học sinh

Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng một số thói quen tốt cho học sinh

Giáo dục tiểu học là bậc học nền tảng của hệ thống giáo dục quốc dân “có nhiệm vụ xây dựng và phát triển trí tuệ, tình cảm, đạo đức,thể chất của trẻ, nhằm hình thành cơ sở ban đầu cho sự phát triển toàn diện nhân cách của các em sau này”.

Như chúng ta đã biết, hiện nay tình trạng thiếu niên, nhi đồng chưa ngoan rất nhiều, vì vậy giáo dục hành vi, thói quen mang tính đạo đức cho học sinh không chỉ là trách nhiệm của nhà trường mà đó là nhiệm vụ của toàn xã hội.

Qua thực tế đã chứng minh hiện nay có nhiều em có những thói quen, hành vi chưa tốt trong xã hội nói chung và ở huyện Bù Đốp nói riêng và trong đó có những em là học sinh của trường tiểu học Thiện Hưng B.

Vì vậy nhiệm vụ xây dựng thói quen tốt cho học sinh trong nhà trường nói chung và đặc biệt ở các lớp đầu cấp nói riêng là một nhiệm vụ hết sức quan trọng, vì vậy mà từ xưa ông cha ta đã nói “tiên học lễ, hậu học văn” vì thế mà nhà trường là môi trường tốt nhất để từng bước rèn luyện cho các em trở thành những con người phát triển toàn diện cả về năng lực lẫn đạo đức. Đây là yêu cầu quan trọng của quá trình thực hiện chiến lược phát triển giáo dục trong thời kỳ công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước.

 

doc 21 trang Người đăng lilyphan99 Lượt xem 222Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng một số thói quen tốt cho học sinh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 MỤC LỤC
A/ ĐẶT VẤN ĐỀ:
I/ LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
II/ MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
III/ GIỚI HẠN ĐỀ TÀI
IV/ ĐỐI TƯỢNG VÀ KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU
V/ GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU
VI/ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
VII/ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
B/ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
I/ THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN
II/ CÁC GIẢI PHÁP
C/ KẾT LUẬN:
	I/ KẾT QUẢ
	II/ BÀI HỌC RÚT KINH NGHIỆM
	III/ KIẾN NGHỊ
A/ ĐẶT VẤN ĐỀ
I/ LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Giáo dục tiểu học là bậc học nền tảng của hệ thống giáo dục quốc dân “có nhiệm vụ xây dựng và phát triển trí tuệ, tình cảm, đạo đức,thể chất của trẻ, nhằm hình thành cơ sở ban đầu cho sự phát triển toàn diện nhân cách của các em sau này”.
Như chúng ta đã biết, hiện nay tình trạng thiếu niên, nhi đồng chưa ngoan rất nhiều, vì vậy giáo dục hành vi, thói quen mang tính đạo đức cho học sinh không chỉ là trách nhiệm của nhà trường mà đó là nhiệm vụ của toàn xã hội. 
Qua thực tế đã chứng minh hiện nay có nhiều em có những thói quen, hành vi chưa tốt trong xã hội nói chung và ở huyện Bù Đốp nói riêng và trong đó có những em là học sinh của trường tiểu học Thiện Hưng B. 
Vì vậy nhiệm vụ xây dựng thói quen tốt cho học sinh trong nhà trường nói chung và đặc biệt ở các lớp đầu cấp nói riêng là một nhiệm vụ hết sức quan trọng, vì vậy mà từ xưa ông cha ta đã nói “tiên học lễ, hậu học văn” vì thế mà nhà trường là môi trường tốt nhất để từng bước rèn luyện cho các em trở thành những con người phát triển toàn diện cả về năng lực lẫn đạo đức. Đây là yêu cầu quan trọng của quá trình thực hiện chiến lược phát triển giáo dục trong thời kỳ công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước. 
Để thực hiện được mục tiêu này phải có một phương pháp tối ưu để giáo dục học sinh. Đây là một giai đoạn bắt đầu hình thành nhân cách của con người là quan trọng nhất trong cuộc đời của các em. Bác Hồ đã từng nói “Dạy trẻ cũng như trồng cây non” vì trồng cây non mà chăm sóc tốt thì sau này câây sẽ lên tốt. Vì thế dạy trẻ tốt ngay từ lúc đầu thì sau này các em sẽ trở thành những người tốt, có ích cho gia đình và xã hội.
Là một giáo viên làm công tác Đội, nên luôn tâm niệm rằng: Xây dựng thói quen tốt cho các em là một việc làm hết sức quan trọng. Nó góp phần hình thành nhân cách cho các em, để xây dựng những thói quen tốt cho học sinh không phải là công việc có thể làm trong một ngày, một tháng mà cả là một quá trình lâu dài, liên tục, có sự kết hợp khéo léo giữa nhiều mặt giáo dục, nhằm giúp các em làm quen với các chuẩn mực, hành vi đạo đức và làm theo những chuẩn mực đó, dần dần hình thành những thói quen tốt, chính vì vậy mà việc suy nghĩ làm sao để xây dựng cho các em có được những thói quen tốt, để sau này các em trở thành những người có đủ đức, đủ tài góp phần xây dựng nước nhà ngày một giàu đẹp ! nên phải có những biện pháp để thực hiện những điều mà mình đã suy nghĩ. 
II/ MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:
Mục đích nghiên cứu của đề tài là xác định một số nguyên nhân chủ yếu dẫn đến học sinh có những thói quen không tốt đặc biệt là học sinh khối tiểu học của trường tiểu học Thiện Hưng B. Trên cơ sở đó để đưa ra những biện pháp khắc phục nhằm hình thành những thói quen tốt cho học sinh.
III/ GIỚI HẠN ĐỀ TÀI:
Về phạm vi nội dung: phạm vi nghiên cứu chủ yếu là về các thói quen chưa tốt của học sinh như nói tục, chửi thề, thói quen làm việc chưa có khoa học.... Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến những thói quen chưa tốt nói trên và đưa ra những biện pháp khắc phục để hình thành những thói quen tốt cho học sinh.
Đối tượng và không gian nghiên cứu: đối tượng nghiên cứu là học sinh trường tiểu học Thiện Hưng B năm học 2007-2008.
IV/ ĐỐI TƯỢNG VÀ KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU:
Tôi luôn đi sâu vào nghiên cứu tìm hiểu những nguyên nhân dẫn đến học sinh có những thói quen chưa tốt thì nguyên nhân chủ yếu là do ảnh hưởng từ môi trường bên ngoài như bạn bè, phim ảnh,...
Sự quan tâm của gia đình chưa thực sự sâu sát đến các vấn đề về đạo đức của con em mình. Đó là nguyên nhân chủ yếu nhưng bên cạnh đó còn có những nguyên nhân khác. Từ đó tìm ra những biện pháp để nhằm khắc phục và hình thành những thói quen tốt cho học sinh, tìm hiểu và nghiên cứu quá trình học tập vui chơi của học sinh ở trường và ở nhà, sự phối hợp giữa phụ huynh học sinh với giáo viên, sự quan tâm của phụ huynh đến các mối quan hệ của các em trong và ngoài nhà trường.
V/ GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU:
Đề tài này đã được áp dụng ở trường tiểu học Thiện Hưng B mang lại kết quả rất tốt.Nếu được đưa vào áp dụng rộng rải cho các trường trong huyện sẽ mang lại hiệu quả và bớt một phần nào nỗi băn khoăn của nhiều giáo viên, của các nhà quản lý giáo dục và xã hội hiện nay. 
VI/ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU:
Tìm hiểu thực trạng về và những thói quen, hành vi đạo đức chưa tốt của học sinh trường tiểu học Thiện Hưng B.
Tìm hiểu những nguyên nhân dẫn đến học sinh trường tiểu học Thiện Hưng B có những thói quen chưa tốt.
Đưa ra biện pháp phù hợp để hình thành thói quen tốt cho học sinh.
VII/ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
Để thực hiện được đề tài này phải thực hiện các biện pháp sau:
Phương pháp nghiên cứu tài liệu.
Phương pháp điều tra thực tế.
Phương pháp tổng hợp kinh nghiệm của đồng nghiệp.
phương pháp phân tích số liệu.
phương pháp phân tích sản phảm hoạt động.
B/ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
I/ THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN:
1/ Thuận lợi:
Trong quá trình giáo dục luôn được các cấp, các ngành, chi bộ và các lực lượng xã hội ... quan tâm tạo điều kiện giúp đỡ.
Được sự chỉ đạo sâu sát, kịp thời của lãnh đạo cấp trên, của ban giám hiệu nhà trường.
Được sự hỗ trợ của hội cha mẹ học sinh, của các đoàn thể trong và ngoài nhà trường.
Là một tổng phụ trách Đội nên thường xuyên được tiếp xúc với các em học sinh trong toàn trường và sự giúp đỡ của các giáo viên chủ nhiệm lớp. 
2/Khó khăn:
Trong tình hình hiện nay nói chung và địa phương nói riêng, tình trạng thanh thiếu niên có hành vi xấu cũng còn nhiều. Xã hội còn là một điểm nóng về tệ nạn xã hội, do dân di cư đến đông, địa bàn rộng. Vì vậy không ít học sinh bị ảnh hưởng những hành vi xấu như: nói tục, chửi thề, đánh nhau...
Rất nhiều em nơi khác chuyển đến nên chưa quen với nề nếp của trường, lớp.
Học sinh trong trường thuộc nhiều thành phần gia đình như: nông dân, công nhân, buôn bán, làm thuê...
Kinh tế gia đình các em còn nhiều khó khăn.Cha mẹ lo làm lụng vất vả, không có thời gian kèm cặp con cái.
Trường nằm trên địa bàn rộng, các em đi học xa, phải qua nhiều đoạn đường gập ghềnh, lầy lội nên tạo tâm lý ngại khó cho các em từ đó cũng ảnh hưởng đến việc hình thành thói quen cho học sinh.
Ở lứa tuổi này đặc điểm tâm sinh lý của các em chưa ổn định. Tính khí thất thường, các em rất giàu cảm xúc, dễ xúc động, thích tìm hiểu khám phá. Khó kìm hãm, làm chủ được tình cảm của mình thường hành động theo thói quen nên dễ bắt chước các hành vi của người khác. Các em chưa có thể tự mình vượt qua được những ảnh hưởng xấu... 
* Qua những khó khăn trên, nên việc xây dựng cho học sinh trường tiểu học Thiện Hưng B những thói quen tốt thực sự cần thiết. Vì thế mà việc đưa ra những giải pháp nhằm giúp các em vượt qua những ảnh hưởng xấu của các hành vi tiêu cực, hướng tới những hành vi tích cực và sự phát triển nhân cách của các em là việc làm hết sức quan trọng.
II/ CÁC GIẢI PHÁP:
1/ Thăm dò nắm tình hình học sinh:
Để nắm được các mối quan hệ, các thói quen, cũng như hành vi ứng xử của các em ngay từ đầu năm thì phải có sự kết hợp chặt chẽ giữa giáo viên và phụ huynh nhằm tìm ra những biện pháp thực hiện có hiệu quả việc hình thành những thói quen tốt cho học sinh.
Thăm dò qua cuộc họp phụ huynh đầu năm để nắm được những thói quen của các em ở nhà và sự quan tâm của mỗi gia đình đến các em.
Qua đó hiểu và phân loại học sinh một cách dễ dàng hơn rất nhiều: Những học sinh nào có hướng tích cực, học sinh nào có hướng chưa tích cực. Để có hướng tìm giải pháp thực hiện tốt hơn.
2/ Xây dựng thói quen tốt thông qua môi trường giáo dục :
a/ Với các phong trào của Đoàn – Đội:
Khi đưa ra các phong trào của Đoàn – Đội phải trao đổi với giáo viên chủ nhiệm và các em một cách rõ ràng cụ thể để các em nhận thức được rằng: không phải làm để lấy thành tích, mà là vì trách nhiệm, vì sự tương thân tương ái, là tấm lòng, phải làm hết mình, phải tự giác.
Đừng ra lệnh cho các em mà phải giúp các em hiểu rõ mình cần phải làm gì.
Ví dụ: Trong phong trào “ giúp bạn vượt khó” phải đặt ra câu hỏi cho các em suy nghĩ: Nếu trong trường hợp của bạn, em suy nghĩ như thế nào? Em có cần sự giúp đỡ hay không? Em cảm thấy thế nào khi nhận được sự giúp đỡ của các bạn và mọi người... . Từ đó giúp các em hiểu rằng mình cần thông cảm, chia sẽ khó khăn với người khác. Vậy nên các phong trào của trường đều được các em tham gia một cách tích cực và luôn đạt được kết quả cao.Trong năm học các em đã tự giác quyên góp 29 bộ sách giáo khoa, 75 cây thước, 21 cây viết và nhiều dụng cụ học tập khác để giúp đỡ những bạn học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.
b/ Tạo môi trường thi đua:
*  ... 00%
Khối III
Năm học
Học kì
Tốt
Khá
Cần cố gắng
2005-2006
Có 76 học sinh
HKI
HKII
100%
100%
2006-2007
Có 83 học sinh
HKI
HKII
100%
100%
2007-2008
Có 62 học sinh
HKI
100%
Khối IV
Năm học
Học kì
Tốt
Khá
Cần cố gắng
2005-2006
Có 88 học sinh
HKI
HKII
100%
100%
2006-2007
Có 70 học sinh
HKI
HKII
100%
100%
2007-2008
Có 78 học sinh
HKI
100%
Khối V
Năm học
Học kì
Tốt
Khá
Cần cố gắng
2005-2006
Có 83 học sinh
HKI
HKII
70%
77,1%
30%
22,9%
2006-2007
Có 81 học sinh
HKI
HKII
100%
100%
2007-2008
Có 63 học sinh
HKI
87,3%
12,7%
Bảng kết quả minh hoạ trên đây thực sự cũng chưa phản ánh dược hết các thói quen tốt của học sinh. Mà phải dựa trên cơ sở thực tế, qua sự phản hồi của cha mẹ, bạn bè, người thân của các em,... mới thấy được những thói quen tốt của các em mang tính chuẩn mực đạo đức này.
II/ BÀI HỌC KINH NGHIỆM:
Trong quá trình thực hiện đã có những kinh nghiệm được rút ra như sau:
Phải điều tra phân loại học sinh ngay từ đầu năm học, để có hướng đưa ra các giải pháp cụ thể phù hợp với từng học sinh.
Hình thành cho học sinh thói quen xây dựng kế hoạch làm việc.
Giáo viên phải luôn kiểm tra việc thực hiện của học sinh trên thực tế (bằng nhiều hình thức).
Luôn tôn trọng học sinh. Đừng quá quan trọng lỗi lầm của các em, vì ở lứa tuổi này các em chưa thể tự mình phân biệt hết hành vi nào là đúng, hành vi nào là sai. Khi các em làm sai nên giúp các em tự nhận ra lỗi để sửa chữa, tránh sỉ nhục, đánh đập các em, ép các em phải nhận lỗi.
Biết cảm ơn và xin lỗi các em, lắng nghe ý kiến của các em. Đặt mình vào vị trí của các em để suy xét, tránh lối suy nghĩ rằng các em chẳng biết gì, rồi ta muốn nói gì thì nói, muốn làm gì thì làm.
Phải lập và kí giao ước với phụ huynh, kết hợp chặt chẽ với phụ huynh trong mọi hành động. Thông báo mọi việc làm tốt của phụ huynh và học sinh để làm gương. Huy động tuyệt đối sự hỗ trợ của phụ huynh kể cả về vật chất lẫn tinh thần, để có điều kiện giúp đỡ các em trong học tập, cũng như xây dựng thói quen tốt cho học sinh.
Chúng ta nên động viên khen thưởng kịp thời. Đây chính là động lực lớn giúp các em phấn chấn tinh thần. Khuyến khích các em tích cực thi đua trong mọi hành động.
* Đó chính là những gì được rút ra qua quá trình thực tiễn. Tuy còn nhiều thiếu sót nhưng qua đó cũng nêu ra đây để chia sẽ được phần nào khó khăn, vất vả của các bạn đồng nghiệp cũng như quý thầy cô trong việc hình thành những thói quen tốt cho học sinh. Qua đó mong muốn sẽ nhận được những ý kiến đóng góp chân thành của quý thầy, cô để sáng kiến trên mỗi ngày được hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn!
III/ KIẾN NGHỊ:
Để công tác giáo dục đạo đức cho học sinh trong toàn ngành được phát triển xin có một số đề xuất sau:
Qua sáng kiến kinh nghiệm trên thì rất mong các cấp lãnh đạo tạo điều kiện để phổ biến các kinh nghiệm trên một cách rộng rải tới các trường... 
Vì hạnh phúc của trẻ em, rất mong các cơ quan cần quan tâm nhiều hơn, giúp đỡ tạo mọi điều kiện chân các em được hưởng trọn hạnh phúc, ước mơ của mình là;”Tạo mọi điều kiện về các trang thiết bị dạy học, tài liệu tham khảo, phim ảnh mang tính giáo dục liên quan đến nội dung môn học cho học sinh và giáo viên tham khảo thêm, giúp cho việc dạy học để hình thành những thói quen tốt cho học sinh. 
 Người viết
NHẬN XÉT CỦA TỔ KHỐI
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC NHÀ TRƯỜNG
.............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. 
 NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC PHÒNG GD& ĐT
..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC SỞ GD & ĐT
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_xay_dung_mot_so_thoi_quen_tot_cho_hoc.doc