Sáng kiến kinh nghiệm Xâydựng nề nếp giáo viên chủ nhiệm

Sáng kiến kinh nghiệm Xâydựng nề nếp giáo viên chủ nhiệm

A. Đặt vấn đề

Đi đôi với chất lượng – kết quả học tập, công tác xây dựng nề nếp cho học sinh là một trong những nhiệm vụ trọng yếu hàng đầu của người giáo viên tiểu học. Thực tế nếu học sinh không có nề nếp thì việc giáo dục và dạy học trên lớp sẽ không đạt hiệu quả cao.

Tuy nhiên việc hình thành cho các em nề nếp tốt ở các mặt là một điều khó thực hiện đối với giáo viên. Với tình hình xã hội hiện nay, một số giáo viên đến trường chỉ quan tâm nhiều đến việc dạy, chưa thực sự quan tâm đến việc hình thành nề nếp và tìm hiểu tình cảm cuộc sống của các em Việc để nề nếp tốt cho học sinh chúng ta phải làm như thế nào cho có hiệu quả?

 

doc 5 trang Người đăng minhduong20 Lượt xem 698Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Xâydựng nề nếp giáo viên chủ nhiệm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GIÁO DỤC HUYỆN THỚI BÌNH
TRƯỜNG TIỂU HỌC BIỂN BẠCH
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI
XÂYDỰNG NỀ NẾP GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM
Họ và tên người thực hiện:	Phan Thị Thín
Đề tài thuộc : 	Lĩnh vực quản lý
Chức vụ: 	Giáo viên 
Nơi công tác: 	Trường tiểu học Biển Bạch
Tân Bằng, ngày 10 tháng 4 năm 2009
XÂY DỰNG NỀ NẾP GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM
A. Đặt vấn đề
Đi đôi với chất lượng – kết quả học tập, công tác xây dựng nề nếp cho học sinh là một trong những nhiệm vụ trọng yếu hàng đầu của người giáo viên tiểu học. Thực tế nếu học sinh không có nề nếp thì việc giáo dục và dạy học trên lớp sẽ không đạt hiệu quả cao.
Tuy nhiên việc hình thành cho các em nề nếp tốt ở các mặt là một điều khó thực hiện đối với giáo viên. Với tình hình xã hội hiện nay, một số giáo viên đến trường chỉ quan tâm nhiều đến việc dạy, chưa thực sự quan tâm đến việc hình thành nề nếp và tìm hiểu tình cảm cuộc sống của các em  Việc để nề nếp tốt cho học sinh chúng ta phải làm như thế nào cho có hiệu quả?
B. Giải quyết vấn đề
1. Thực trạng
- Học sinh từ lớp 1 lên lớp trên thường có sự thay đổi lớp như một số em từ trường khác chuyển đến  Chính sự thay đổi đó mà nề nếp lớp cũng ảnh hưởng ít nhiều: Xếp hàng lộn xộn không theo thứ tự, ra vào lớp tự do, đi học không đúng giờ 
- Về tâm lý, trẻ ở lứa tuổi lớp 1 còn rất ngây ngô dễ tin và rất nghe lời thầy cô giáo. Nhưng đối với các em ở lớp 2, lớp 3 các em có thay đổi một chút: Biết phân biệt đúng sai, biết suy nghĩ xử lý tình huống đơn giản, biết nói lên ý kiến của mình, nhận ra hành vi chuẩn mực qua bài học 
+ Với thực trạng trên để xây dựng nề nếp cho học sinh đòi hỏi người giáo viên phải có bản lĩnh, tính dứt khoát, sự quan tâm đồng đều đến học sinh mình phụ trách. Bên cạnh đó người giáo viên cẩn phải có tấm lòng bao dung, nhân hậu, biết yêu thương học sinh như con mình.
2. Một số biện pháp thực hiện
-Xây dựng nề nếp trật tự kỉ luật:
+Ngày đầu tiên mới nhận bàn giao lớp học sinh từ dưới lên, giáo viên cần thể hiện sự nghiêm khắc nhưng cũng phải biết kết hợp dạy học với các trò chơi tạo sự thân mật giữa thầy và trò.
+Giáo viên vừa cứng rắn, vừa cương quyết, vừa thể hiện tình cảm dịu dàng yêu thương chăm sóc các em.
+Giáo viên càng kiên trì huấn luyện một số học sinh có phong thái tự tin làm lớp trưởng, lớp trưởng phải được cả lớp tin tưởng, phải học giỏi chăm ngoan và luôn nghiêm túc trong công việc mà cô giao.
Ví dụ:
Học sinh xếp hàng ra vào lớp. Lớp trưởng là người điều khiển các bạn sao cho thật nhanh ngay ngắn.
-Sau mỗi tuần giáo viên cần tổ chức những buổi sinh hoạt lớp để nhận xét công việc tuần qua: Cả lớp cùng nhận xét việc mà lớp mình thực hiện, nhận xét dược mặt tốt cần phát huy cho lớp trong thời gian tới.
Ví dụ:
Lớp thường xuyên có học sinh đi học trễ nên nhắc nhở bạn đi học đúng giờ tuyên dương học sinh gương mẫu.
+Giáo viên ghi nhận ý kiến đóng góp của các em và qua đó giáo dục các em biết được hành vi đúng sai. Giúp các em phát huy những mặt sẵn có
Song song với việc xây dựng nề nếp trật tự, kỉ luật cho học sinh giáo viên còn rèn luyện cho học sinh nề nếp tự quản.
Ví dụ:
Vào đầu giờ mỗi ngày lớp trưởng yêu cầu mỗi em lấy sách ra đọc bài, ôn lại những bài đã học trong tuần qua, ôn lại bảng nhân, bảng chia. Dần dần đưa các em vào nề nếp tự quản, tự học khi vắng cô giáo trên cơ sở đó giáo viên an tâm quản lý học sinh theo hướng chỉ đạo từ xa.
Với những việc các em làm được giáo viên cần kịp thời khen thưởng, tuyên dương nhằm nhân rộng điển hình trong lớp, giúp nhiều học sinh học hỏi theo.
Với những em vi phạm khuyết điểm, giáo viên tìm kĩ nguyên nhân, nêu chính xác em vi phạm khuyết điểm giáo viên hướng dẫn các em sữa chữa, tuỳ mức độ giáo viên có thể phê bình, nhắc nhở, tuyệt đối không được nói nhiều, không được xỉ vả các em trước tập thể lớp. Giáo viên có thái độ ân cần, động viên các em tránh vi phạm.
- Xây dựng nề nếp học tập:
+ Giáo viên phải biết năng lực học tập của mỗi học sinh để từ đó phân các em thành nhóm, giáo viên có kế hoạch phương pháp cụ thể nhằm giúp học sinh học tốt hơn
+Giáo viên cần đến lớp sớm cùng kiểm tra việc học của các em. Công việc này cần được kiểm tra thường xuyên vào đầu giờ học để có hiệu quả hơn.
+Nếu trong lớp có học sinh chưa tốt, giáo viên phải liên hệ với phụ huynh hoặc ghé thăm gia đình để tìm hiểu nguyên nhân.
+Đối với học sinh có hoàn cảnh khó khăn. Giáo viên cần tìm hiểu tận tình đến gia đình thăm hỏi và có biện pháp hỗ trợ giúp đỡ các em.
+Giáo viên thường xuyên chấm bài tập ở nhà để nắm được tình hình sức học của các em kịp thời uốn nắn, giúp các em thấy được lỗi của mình từ đó có hướng khắc phục. Giáo viên cần học hỏi phương pháp giảng dạy tích cực để giảng dạy có hiệu quả hơn.
Trong quá trình dạy học giáo viên là người điều khiển, tổ chức hướng dẫn học sinh học tập, học sinh phải biết tự giác học tập để chiếm lĩnh kiến thức, vì vậy giáo viên cần phải áp dụng các hình thức học tập nhằm phát huy tính tích cực của học sinh.
Ví dụ:
Trong phân môn Tập đọc giáo viên cho học sinh về nhà đọc bài trước tìm hiểu nội dung và các câu hỏi  
+Giáo viên sử dụng phương pháp “ Học mà chơi – chơi mà học” nhưng không vì thế mà ảnh hưởng đến lớp học xung quanh.
*Tóm lại:
Nếu giáo viên xây dựng tốt nề nếp học tập thì hiệu quả giảng dạy rất cao, học sinh lĩnh hội đầy đủ những kiến thức. Người giáo viên ngoài việc giảng dạy cho học sinh nắm kiến thức cơ bản còn là người mẹ hiền luôn tận tuỵ với những đứa trẻ coi như con mình.
-Nói cách khác song song với việc dạy học còn có các khâu giáo dục hành vi đạo đức cho học sinh qua các môn học
Ví dụ :
Qua bài “ Giữ sạch môi trường xung quanh” qua bài học các em biết giữ vệ sinh thân thể, vệ sinh lớp học, sân trường  Tự giác bỏ rác và thùng rác, biết nhắc nhở các bạn cùng thực hiện.
+ Giáo viên luôn là người gương mẫu cho các em noi theo. Người thầy tốt sẽ sản sinh ra học trò tốt.
+ Việc động viên khen thưởng phê bình kịp thời chính xác sẽ tạo cho học sinh tính hăng say, tích cực tham gia vào các hoạt động của lớp, của trường.
*Tóm lại: Người giáo viên ngoài việc dạy chữ, còn dạy người sao cho các em trờ thành những người có ích cho xã hội và đất nước sau này.
3.Kết quả đạt được:
-Nề nệp kỉ luật trật tự:
So với đầu năm các em thực hiện tốt các nề nếp.
-xếp hàng ra vào lớp:
Các em đến lớp đúng giờ, xin phép cô khi ra vào lớp.
-Nề nếp học tập:
Tất cả các em đều có nề nếp. Hợp tác trao đổi cùng bạn, đôi bạn học tập, nhóm học tập tích cực, biết giơ tay khi muốn phát biểu, tập trung trong giờ học, thực hiện đúng các luật chơi. Các trò chơi học tập không gây ảnh hưởng đến lớp bạn.
-Nề nếp hành vi đạo đức:
Các em thực hiện tốt hành các hành vi đạo đức, thói quen chào hỏi ông bà cha mẹ, thầy cô và mọi người xung quanh, giữ vệ sinh lớp học biết bỏ rác vào thùng rác khi ăn quà, giúp bạn vượt khó. Tham gia các phong trào kế hoạch nhỏ giúp bạn nghèo, chơi vui với bạn bè không đánh bạn.
C. Kết luận
Những biện pháp nêu trên chúng ta nhận thấy nó không quá nặng nề với các em, giáo viên cần thường xuyên theo dõi, nhắc nhở làm gương nhằm giúp các em hình thành thói quen hành vi văn minh trong cuộc sống. Nếu bản thân giáo viên xem nhẹ việc làm trên thì nề nếp kỉ cương khó hình thành trong đầu óc các em (Gắn liền từ gia đình – nhà trường – xã hội). Bước đầu giúp các em trở thành chủ nhân tương lai của đất nước theo lời Bác Hồ : “Non sông Việt Nam có trở nên vẻ vang sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không chính là nhờ phần lớn ở công học tập của các cháu”.
Tân Bằng, ngày 10 tháng 04 năm 2009
Người thực hiện
Phan Thị Thín
PHẦN NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ
 XẾP LOẠI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Tên đề tài : XÂY DỰNG NỀ NẾP GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM
Tác giả : Phan Thị Thín
Trường tiểu học Biển Bạch – Thới Bình – Cà Mau	Phòng giáo dục và đạo tạo huyện Thới Bình – Cà Mau
Nội dung	Xếp loại	Nội dung	Xếp loại
-Đặt vấn đề-Biện pháp -Kết quả phổ biến, ứng dụng-Tính khoa học-Tính sáng tạo	-Đặt vấn đề-Biện pháp -Kết quả phổ biến, ứng dụng-Tính khoa học-Tính sáng tạo	
Xếp loại chungNgày tháng năm 2009Hiệu trưởng	Xếp loại chungNgày tháng năm 2009Thủ trưởng đơn vị
Căn cứ kết quả xét, thẩm định của Hội đồng khoa học ngành GD & ĐT cấp tỉnh; Giám đốc sở GD & ĐT Cà Mau thống nhất công nhạn SKKN và xếp loại 	
Ngày tháng năm 2009
GIÁM ĐỐC

Tài liệu đính kèm:

  • docPhan Thi Thin.doc