Tài liệu dạy hè lớp lên lớp 5 tiếng Việt 4 – Số 7

Tài liệu dạy hè lớp lên lớp 5 tiếng Việt 4 – Số 7

Bài 1: Chỉ ra chủ ngữ, vị ngữ của mỗi câu kể Ai – làm gì ? trong đoạn văn sau :

 Ở Trường Sơn, mỗi khi trời nổi gió, cảnh tượng thật là dữ dội. Những cây đại thụ có khi cũng bị bật gốc cuốn tung xuống vực thẳm. Cánh chim đại bàng vẫn bay lượn trên nền trời. Có lúc, chim cụp cánh lao vút đi như một mũi tên. Chim lại vẫy cánh, đạp gió vút lên cao.

Bài 2: Chỉ ra chủ ngữ, vị ngữ của mỗi câu kể Ai – thế nào ? trong đoạn văn sau :

 Những đồi tranh vàng óng lao xao trong gió nhẹ. Những đồi đất đỏ như vung úp nối nhau chạy tít tắp tận chân trời. Những cụm rừng xanh thẫm như ốc đảo nổi lên giữa thảo nguyên. Những đồn điền cà phê, chè, tươi tốt mênh mông. Những rẫy lúa, nương ngô bên những mái nhà sàn thấp thoáng trải dài ven bờ suối hoặc quây quần trên những ngọn đồi.

Bài 3: Chỉ ra trạng ngữ, chủ ngữ, vị ngữ của mỗi câu kể trong đoạn văn sau :

a/ Bốn anh em tìm tới chỗ yêu tinh ở. Nơi đây, bản làng vắng teo. Chỉ còn mỗi một bà cụ được yêu tinh cho sống sót để chăn bò cho nó. Thấy anh em Cẩu Khây kêu đói, bà cụ nấu cơm cho ăn. Ăn no, bốn cậu bé lăn ra ngủ. Tờ mờ sáng, yêu tinh về đập cửa. Biết yêu tinh đã đánh hơi thấy thịt trẻ con, bà cụ liền lay anh em Cẩu Khây dậy, giục chạy trốn.

b/ Nguyễn Trãi là con của Nguyễn Phi Khanh, là cháu ngoại của Trần Nguyên Đán. Nguyễn Phi Khanh vốn là học trò thông minh, học giỏi nhưng nhà nghèo. Trần Nguyên Đán là một nhà quí tộc lớn thời Trần.

c/ Thì ra đó là một thứ máy cộng trừ mà Pa-xcan đã đặt hết tình cảm của người con vào việc chế tạo. Đó chính là chiếc máy tính đầu tiên trên thế giới, tổ tiên của những chiếc máy tính hiện đại.

 

doc 4 trang Người đăng thuthuy90 Lượt xem 941Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Tài liệu dạy hè lớp lên lớp 5 tiếng Việt 4 – Số 7", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu dạy hè lớp lên lớp 5
Tiếng Việt 4 – Số 7
Ngày tháng năm 2009
I - Luyện từ và câu
Chủ ngữ, vị ngữ của câu kể
Bài 1: Chỉ ra chủ ngữ, vị ngữ của mỗi câu kể Ai – làm gì ? trong đoạn văn sau :
 ở Trường Sơn, mỗi khi trời nổi gió, cảnh tượng thật là dữ dội. Những cây đại thụ có khi cũng bị bật gốc cuốn tung xuống vực thẳm. Cánh chim đại bàng vẫn bay lượn trên nền trời. Có lúc, chim cụp cánh lao vút đi như một mũi tên. Chim lại vẫy cánh, đạp gió vút lên cao.
Bài 2: Chỉ ra chủ ngữ, vị ngữ của mỗi câu kể Ai – thế nào ? trong đoạn văn sau :
 Những đồi tranh vàng óng lao xao trong gió nhẹ. Những đồi đất đỏ như vung úp nối nhau chạy tít tắp tận chân trời. Những cụm rừng xanh thẫm như ốc đảo nổi lên giữa thảo nguyên. Những đồn điền cà phê, chè,  tươi tốt mênh mông. Những rẫy lúa, nương ngô bên những mái nhà sàn thấp thoáng trải dài ven bờ suối hoặc quây quần trên những ngọn đồi. 
Bài 3: Chỉ ra trạng ngữ, chủ ngữ, vị ngữ của mỗi câu kể trong đoạn văn sau :
a/ Bốn anh em tìm tới chỗ yêu tinh ở. Nơi đây, bản làng vắng teo. Chỉ còn mỗi một bà cụ được yêu tinh cho sống sót để chăn bò cho nó. Thấy anh em Cẩu Khây kêu đói, bà cụ nấu cơm cho ăn. Ăn no, bốn cậu bé lăn ra ngủ. Tờ mờ sáng, yêu tinh về đập cửa. Biết yêu tinh đã đánh hơi thấy thịt trẻ con, bà cụ liền lay anh em Cẩu Khây dậy, giục chạy trốn. 
b/ Nguyễn Trãi là con của Nguyễn Phi Khanh, là cháu ngoại của Trần Nguyên Đán. Nguyễn Phi Khanh vốn là học trò thông minh, học giỏi nhưng nhà nghèo. Trần Nguyên Đán là một nhà quí tộc lớn thời Trần.
c/ Thì ra đó là một thứ máy cộng trừ mà Pa-xcan đã đặt hết tình cảm của người con vào việc chế tạo. Đó chính là chiếc máy tính đầu tiên trên thế giới, tổ tiên của những chiếc máy tính hiện đại.
II - Cảm thụ văn học 
Tập phát hiện những hình ảnh, chi tiết có giá trị gợi tả
Đề : Đọc đoạn văn sau :
Những chiếc bánh màu rêu xanh lấp ló trong áo xôi nếp trắng được đặt vào những miếng lá chuối hơ qua lửa thật mềm, trông đẹp như những bông hoa. Nhân bánh là một viên đậu xanh giã nhỏ vàng ươm, xen một thỏi mỡ xinh xắn, pha hạt tiêu. Cắn một miếng bánh thì như thấy cả hương đồng, cỏ nội gói vào trong đó.
(Chiếc bánh khúc - Ngô Văn Phú)
Hãy nêu cảm nhận của em về hình ảnh chiếc bánh khúc qua đoạn văn trên.
III – Tập làm văn : Tả con vật
1 - Tìm hiểu chung về tả loài vật
a/ Loài vật có những nét riêng biệt khác cây cối, đồ vật như thế nào ?
b/ Con vật có những bộ phận nào ?
c/ Có mấy kiểu bài tả loài vật ?
d/ Khi quan sát một con vật, em cần quan sát như thế nào ? 
e/ Bài văn tả loài vật có mấy ý lớn (mấy đoạn) ?
2 - Mở bài tả loài vật
Cho đề văn sau : Nhà em có nuôi một đàn gà, trong đó có một con gà trống rất hiếu chiến. Em hãy tả lại con gà trống đó.
a/ Viết đoạn mở bài trực tiếp giới thiệu con gà trống đó.
(Đoạn văn khoảng 2 dòng, thời gian 5 phút)
b/ Viết đoạn mở bài gián tiếp giới thiệu con gà trống đó.
(Đoạn văn khoảng 5 - 6 dòng, thời gian 10 phút)
Tiếng Việt 4 – Số 8
Ngày tháng năm 2009
I - Luyện từ và câu : ôn tập từ chủ điểm
Bài 1 : Xếp các từ và thành ngữ sau đây thành 3 nhóm và đặt tên cho mỗi nhóm : tài hoa, đẹp gan dạ, xinh xán, tài giỏi, anh hùng, thẳng thắn, huy hoàng, đôn hậu, táo bạo, tài nghệ, thướt tha, anh dũng, đẹp đẽ, can đảm, hùng vĩ, gan góc, tài năng, lộng lẫy, thuỳ mị, dịu dàng, ngay thẳng, tài ba, qủa cảm, hiền dịu, vào sinh ra tử, đẹp người đẹp nết, học rộng tài cao, cái nết đánh chết cái đẹp, gan lì tướng quân, gan như cóc tía, non sông gấm vóc, biển rộng trời cao, tài cao chí cả, đẹp như tiên.
Bài 2 : Nhà văn Tô Hoài đã tả chuyến du lịch trên sông đầy thú vị của Dế Mèn và Dế Trũi như sau :
 Bè chúng tôi theo dòng trôi băng băng. Mùa thu mới chớm nhưng nước đã trong vắt. Trông thấy cả hòn cuội trắng tinh nằm dưới đáy. Nhìn hai bên ven sông, phong cảnh đổi thay đủ điều ngoạn mục. Cỏ cây và những làng gần núi xa luôn luôn mới. Những anh Gọng Vó đen sạm, gầy và cao, nghênh cặp chân gọng vó đứng trên bãi lầy nhìn theo hai tôi, ra lối bái phục. Đàn Săn Sắt và cá Thầu Dầu thoáng gặp đâu cũng lăng xăng cố bơi theo bè hai tôi, hoan nghênh váng cả mặt nước. 
a/ Tìm các từ ngữ có liên quan đến chủ đề Du lịch - Thám hiểm trong đoạn văn.
b/ Giải nghĩa các từ sau : trong vắt, ngoạn mục.
Bài 3 : Tìm 15 từ ghép, từ láy trong đó có tiếng “vui” rồi chia thành 3 nhóm : Từ ghép phân loại, từ ghép tổng hợp, từ láy.
Bài 4 : Nghĩa của từ “khoẻ” trong mỗi tập hợp từ sau khác nhau thế nào ?
a/ Một người rất khoẻ.
b/ Uống cốc nước dừa thấy khoẻ cả người.
c/ Chúc chị mau khoẻ.
Bài 5 : Giải nghĩa mỗi từ sau đây:
Siêng năng, thân ái, khiêm tốn, nhường nhịn, nhiệt tình.
Bài 6: Em hiểu mỗi thành ngữ, tục ngữ sau thế nào ?
a/ Ăn ở như bát nước đầy. 
b/ Ăn cỗ đi trước, lội nước đi sau
c/ Ăn chưa nên đọi, nói chưa nên lời
d/ Bán anh em xa mua láng giềng gần. 
II - Cảm thụ văn học 
Tập phát hiện những hình ảnh, chi tiết có giá trị gợi tả
Đọc đoạn thơ sau :
 “Hiên tây xanh mát bóng râm
 Đơn sơ cây ổi cứ ngầm đơm hoa
 Quả tơ nấp dưới lá già
 Để sang thu bỗng oà ra ngọt ngào.”
 (Vườn nhà - Tố Hữu)
 Nêu nhận xét của em về nghệ thuật miêu tả trong đoạn thơ trên. Với cách miêu tả ấy, nhà thơ đã giúp em cảm nhận được hình ảnh cây ổi đẹp như thế nào ?
III – Tập làm văn : Tả con vật
Đề : Em hãy tả một con vật nuôi trong nhà em mà em có nhiều kỉ niệm với nó.
1. Gợi ý cách làm bài: 
+ Lựa chọn con vật em sẽ tả : con vật nuôi trong nhà em có thể là con chó, mèo, gà, chim, lợn, trâu, bò, Nên chọn con vật mà em thường gần gũi và thân thiết vì con vật đó có nhiều kỉ niệm với em.
+ Em nhớ lại các đặc điểm về hình dáng bên ngoài, thói quen, tính nết của con vật đó để tả.
+ Em nhớ lại một vài kỉ niệm của em với con vật ấy (có thể là kỉ niệm vui hay buồn) để kể lại gắn với tình cảm của con vật đó đối với em.
2. Viết bài văn khoảng 20 dòng, thời gian 30 phút.
Tiếng Việt 4 – Số 9
Ngày tháng năm 2009
Làm bài vào giấy kiểm tra
Bài 1 : Chỉ ra bộ phận trạng ngữ,chủ ngữ, vị ngữ trong mỗi câu sau : 
a/ Trong những năm đi đánh giặc, nỗi nhớ đất đai, nhà cửa, ruộng vườn thỉnh thoảng lại cháy lên trong lòng anh.
b/ Từ những ngôi trường xa xôi trên miền tuyết phủ của nước Nga cho đến ngôi trường hẻo lánh núp dưới hàng cọ của xứ ả -rập, hàng triệu, hàng triệu trẻ em cùng đi học.
c/ ở mảnh đất ấy, những ngày chợ phiên, dì tôi lại mua cho tôi vài cái bánh rợm.
Bài 2 : Mỗi trạng ngữ ở bài tập 1 chỉ ý nghĩa gì ?
Bài 3 : Em hiểu nghĩa của từ “ thám hiểm” nghĩa là gì ?
 Nghĩa của thành ngữ “Vào sinh ra tử” có nghĩa thế nào ? 
Bài 4 : Đoạn thơ Khúc hát ru của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm (Tiếng Việt 4, tập 1) nói về tâm tình của một người mẹ miền núi vừa nuôi con, vừa tham gia công tác kháng chiến có hai câu 
 Mẹ giã gạo, mẹ nuôi bộ đội, 
 Nhịp chày nghiêng, giấc ngủ em nghiêng.
 Em hiểu câu thơ Nhịp chày nghiêng, giấc ngủ em nghiêng là như thế nào ?
***********
I - Luyện từ và câu 
Bài 1 : Tìm các danh từ, động từ, tính từ trong đoạn văn sau :
 Bè chúng tôi theo dòng trôi băng băng. Mùa thu mới chớm nhưng nước đã trong vắt. Trông thấy cả hòn cuội trắng tinh nằm dưới đáy. Nhìn hai bên ven sông, phong cảnh đổi thay đủ điều ngoạn mục. Cỏ cây và những làng gần núi xa luôn luôn mới. Những anh Gọng Vó đen sạm, gầy và cao, nghênh cặp chân gọng vó đứng trên bãi lầy nhìn theo hai tôi, ra lối bái phục. Đàn Săn Sắt và cá Thầu Dầu thoáng gặp đâu cũng lăng xăng cố bơi theo bè hai tôi, hoan nghênh váng cả mặt nước. 
Bài 2 : Cho các từ sau : lạc hậu, lạc điệu, lạc đề, lạc quan, lạc thú, sai lạc, thất lạc, liên lạc, mạch lạc.
Hãy chia các từ trên thành 3 nhóm và đặt tên cho mỗi nhóm.
Bài 3 : Cho các từ sau : quan tâm, quan hệ, quan văn, quan võ, lạc quan, sĩ quan, quan lại, quan sát, quan khách, tham quan, chủ quan, khách quan.
Hãy chia các từ trên thành 3 nhóm và đặt tên cho mỗi nhóm.
II – cảm thụ văn học 
Đề : Trong bài thơ “Tiếng hát mùa gặt” ( Tiếng Việt 5 – tập 2) khi tả cảnh bà con nông dân tuốt lúa dưới đêm trăng sáng, nhà thơ Nguyễn Duy viết :
“ Mảnh sân trăng lúa chất đầy
Vàng tuôn trong tiếng máy quay xập xình.”
 Theo em, ở dòng thơ thứ nhất, trong 2 cách ngắt nhịp dưới đây 
Mảnh sân/ trăng lúa chất đầy.
Mảnh sân trăng / lúa chất đầy.
 Em chọn cách ngắt nhịp nào ? Vì sao ?
III – Tập làm văn : Tả con vật
Đề : Dựa vào ý của bài thơ sau, em hãy tả ngoại hình của một con vẹt :
Chân mà biết nắm. Sắc mạ xanh rờn
Cần lên cành trên Mượn làm quần áo.
Mỏ thành tay vịn. Mỏ như đôi chân
Mỏ làm móng tay Màu hồng cánh pháo.
Mỗi lần tỉa hạt. Quả ngọt quả ngon
áo mỏng áo dày Nhường phần người khác
Tinh vi bóc hết. Còn mình đơn sơ
 Khế vàng bới hạt.
 ( Con vẹt - Trần Thanh Địch)
Đoạn văn khoảng 15 dòng

Tài liệu đính kèm:

  • docDạy hè TV4 lên 5.doc