Tham luận về phong trào thi đua “Dạy tốt-Học tốt”

Tham luận về phong trào thi đua “Dạy tốt-Học tốt”

 Thế nào là dạy tốt?

 Cần phải nói ngay rằng, người GVDT không những phải truyền thụ cho học sinh những kiến thức cần thiết thuộc nội dung chương trình mà còn cả một phương pháp tư duy khoa học, sáng tạo để áp dụng ngay và rất có thể cả cho những cấp học cao hơn, thậm chí trong công tác sau này.

 GVDT phải là người có phương pháp giảng dạy riêng của chính mình miễn là phương pháp đó có sức thuyết phục cao đối với đồng nghiệp và được chính đối tượng mà mình truyền thụ kiến thức xác nhận.

 GVDT phải là người có khả năng liên hệ nội dung bài giảng với thực tiễn, hướng cho học sinh biết suy nghĩ độc lập không lệ thuộc hoàn toàn vào thầy giáo, cô giáo.

 GVDT là người phân biệt được rõ ràng thế nào là “lan man, lạc đề” với “mở rộng” bài giảng và “tạo sức hấp dẫn” của bài giảng. Với những môn cần giáo cụ, GVDT phải là người có những sáng kiến khắc phục khó khăn để đạt yêu cầu cao nhất.

 GVDT là người luôn luôn đặt cho mình nhiệm vụ không ngừng nâng cao trình độ để “biết ba, dạy một” ngay cả khi đã được mang danh hiệu “giáo viên dạy giỏi”.

 Việc đánh giá chất lượng giảng dạy của một GVDT không gì bằng chất lượng học sinh mà giáo viên đó được phân công phụ trách. Hoàn toàn không nên chỉ căn cứ vào việc chuẩn bị giáo án hoặc thông qua các kỳ thi GVDG vì trong thực tiễn khi thực hiện chủ trương này ở nơi này, nơi khác vẫn đang tồn tại nhiều khiếm khuyết như nể nang, gửi gắm, cơ hội.

 Tóm lại, người GVDT phải là người có năng lực đích thực, có đầy đủ nhân cách với cách hiểu “trong văn có lễ, trong lễ có văn” chứ không phải hai yếu tố tách rời.

 

doc 2 trang Người đăng haiphuong68 Lượt xem 2918Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Tham luận về phong trào thi đua “Dạy tốt-Học tốt”", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
THAM LUẬN
 VỀ PHONG TRÀO THI ĐUA “DẠY TỐT-HỌC TỐT”
 Thế nào là dạy tốt?
 Cần phải nói ngay rằng, người GVDT không những phải truyền thụ cho học sinh những kiến thức cần thiết thuộc nội dung chương trình mà còn cả một phương pháp tư duy khoa học, sáng tạo để áp dụng ngay và rất có thể cả cho những cấp học cao hơn, thậm chí trong công tác sau này. 
 GVDT phải là người có phương pháp giảng dạy riêng của chính mình miễn là phương pháp đó có sức thuyết phục cao đối với đồng nghiệp và được chính đối tượng mà mình truyền thụ kiến thức xác nhận. 
 GVDT phải là người có khả năng liên hệ nội dung bài giảng với thực tiễn, hướng cho học sinh biết suy nghĩ độc lập không lệ thuộc hoàn toàn vào thầy giáo, cô giáo. 
 GVDT là người phân biệt được rõ ràng thế nào là “lan man, lạc đề” với “mở rộng” bài giảng và “tạo sức hấp dẫn” của bài giảng. Với những môn cần giáo cụ, GVDT phải là người có những sáng kiến khắc phục khó khăn để đạt yêu cầu cao nhất. 
 GVDT là người luôn luôn đặt cho mình nhiệm vụ không ngừng nâng cao trình độ để “biết ba, dạy một” ngay cả khi đã được mang danh hiệu “giáo viên dạy giỏi”. 
 Việc đánh giá chất lượng giảng dạy của một GVDT không gì bằng chất lượng học sinh mà giáo viên đó được phân công phụ trách. Hoàn toàn không nên chỉ căn cứ vào việc chuẩn bị giáo án hoặc thông qua các kỳ thi GVDG vì trong thực tiễn khi thực hiện chủ trương này ở nơi này, nơi khác vẫn đang tồn tại nhiều khiếm khuyết như nể nang, gửi gắm, cơ hội... 
 Tóm lại, người GVDT phải là người có năng lực đích thực, có đầy đủ nhân cách với cách hiểu “trong văn có lễ, trong lễ có văn” chứ không phải hai yếu tố tách rời.
 Thế nào là học tốt?
 Trước hết, HS học tốt phải là HS nắm vững những kiến thức cần đạt trong sách giáo khoa, có kĩ năng thực hành dựa trên cơ sở những điều được học.
 HS học tốt là HS biết vận dụng những tri thức học được vào cuộc sống, biết cách học, học sinh biết tự đặt cho mình những câu hỏi “Tại sao?”, “Có cách nào tốt hơn không?” và tự tìm được câu trả lời là một biểu hiện sinh động họ đã được học.
 Ngoài ra , học tốt còn được thể hiện ở việc giao tiếp với những người xung quanh (Kĩ năng sống) , kĩ năng ứng xử. tự giác, tích cực vận dụng những điều học được vào giao tiếp.
 Phong trào Thi đua “Dạy tốt – Học tốt” 
 Thực hiện lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh "Dù khó khăn đến đâu cũng phải thi đua dạy thật tốt, học thật tốt", mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương sáng về tinh thần tự học, tự sáng tạo, trường học cần chú trọng tới việc nâng cao chất lượng đội ngũ, bởi “muốn trò học tốt trước hết phải có thầy dạy tốt”. 
- Để “Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương sáng cho học sinh noi theo”, Ban giám hiệu luôn quan tâm đến việc bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, giáo viên, tất cả đều có trình độ đạt chuẩn và trên chuẩn. Các thầy cô giáo tâm huyết với nghề và luôn nỗ lực thi đua dạy tốt, học tốt. 
 Để bảo đảm chất lượng  dạy và học, các thầy cô giáo đã dạy đúng, dạy đủ nội dung chương trình bộ môn, theo quy định trong chương trình của Bộ GD&ĐT. Nhà trường chăm lo công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, giáo viên. Các tổ chuyên môn  tổ chức sinh hoạt, trao đổi về phương pháp giảng dạy, bồi dưỡng kiến thức ở tất cả các khối lớp. Giáo viên nghiên cứu nắm vững nội dung sách giáo khoa, sách giáo viên, nắm được yêu cầu cơ bản về kiến thức, kỹ năng của các môn học để giúp học sinh dễ tiếp thu bài học và rèn luyện tính chủ động và sáng tạo. Giáo viên chú trọng đổi mới phương pháp giảng dạy; có cách tổ chức được các hoạt động học tập cho học sinh hợp lý; sử dụng linh hoạt các phương pháp giảng dạy nhằm phát huy tính tích cực của học sinh trong giờ học, đồng thời đổi mới về hình thức kiểm tra bằng phương pháp trắc nghiệm và tự luận. Nhà trường luôn chú trọng nâng cao ý thức tự học, tự bồi dưỡng, nâng cao chuyên môn nghiệp vụ và tay nghề cho đội ngũ giáo viên bằng cách cử đi tập huấn và khuyến khích giáo viên học nâng cao trình độ. 
 Ban giám hiệu nhà trường chủ động xây dựng kế hoạch, chương trình thực hiện Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” với những nội dung sát thực phù hợp với đặc điểm của nhà trường. Một số nhiệm vụ trọng tâm cần thực hiện là: xây dựng “Trường học thân thiện- học sinh tích cực”; đội ngũ cán bộ, giáo viên của trường có đạo đức trong sáng, tâm huyết với nghề, giỏi về chuyên môn nghiệp vụ, thực sự là tấm gương sáng về đạo đức, tự học và sáng tạo cho học sinh noi theo; xây dựng môi trường học tập, vui chơi lành mạnh cho học sinh
 Khi nói về “ Dạy Tốt –Học Tốt”, tức là nói sâu về chất lượng mũi nhọn. Vì vậy, theo tôi tổ chuyên môn cần đổi mới về xây dựng kế hoạch như xây dựng mô hình GV điển hình dạy tốt, giao lưu nhóm HS học giỏi theo từng khối lớp. Kết hợp CM nhà trường xây dựng tiết dạy điển hình, giúp đội ngũ HS khá giỏi có điều kiện cọ xát kiến thức mới, hay qua các buổi sinh hoạt. Ngoài ra, tăng cường GD kĩ năng sống cho HS trong từng môn, bài học.
 Đối với học sinh, nhà trường phát động mỗi lớp có 1 sổ sưu tầm tranh ảnh về Bác Hồ, mỗi em học sinh có 1 sổ ghi chép các việc làm tốt của mình, hàng tuần có tổng hợp để tuyên dương, khen thưởng kịp thời vào các đợt thi đua, tổ chức cho học sinh tham gia các hoạt động văn hoá-văn nghệ “Hát về Đảng, Bác”, “Chúng em kể chuyện về Bác Hồ”, “Giữ gìn mái trường xanh-sạch-đẹp” Nhà trường còn phối hợp với các đoàn thể, tổ chức chính trị-xã hội như Đoàn thanh niên, Hội Cựu chiến binh, tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, nói chuyện về truyền thống hiếu học, lịch sử địa phương, đất nước Thông qua đó khơi dạy niềm tự hào, động lực phấn đấu trong học tập và rèn luyện của mỗi học sinh, góp phần giáo dục kỹ năng sống và tinh thần yêu thương con người cho các em. 
 Người viết 
 Trần Thị Liên Hương

Tài liệu đính kèm:

  • docTham luan ve phong trao day to hoc tot.doc