Phần I. (6 điểm). Khoanh tròn chữ cái đặt trước ý trả lời đúng:
1). Tính chất nào sau đây không phải là của nước?
A. Trong suốt B. Có hình dạng nhất định C. Không mùi D. Hòa tan được một số chất
2) Vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên là:
A. Hiện tượng nước bay hơi thành nước.
B. Từ hơi nước ngưng tụ thành nước.
C. Hiện tượng nước bay hơi thành hơi nước, rồi từ hơi nước ngưng tụ thành nước xảy ra lặp đi lặp lại.
3. Các bệnh thường gặp do nước bị ô nhiễm gây ra:
A. Tả, lị, thương hàn, tiêu chảy B. Bệnh tim mạch, huyết áp cao. C. viêm phổi, bướu cổ, còi xương.
4. Nguyên tắc chung của việc bảo quản thức ăn là gì?
A. Làm cho thức ăn khô. B. Đóng hộp thức ăn. C. Làm lạnh thức ăn.
D. Ngăn không cho vi sinh vật xâm nhập vào thức ăn hoặc không có môi trường để vi sinh vật hoạt động.
5. Cần phải ăn uống như thế nào để phòng tránh được bệnh suy dinh dưỡng?
A. Ăn đủ chất dinh dưỡng, đặc biệt ăn muối có bổ sung i-ốt.
B. Ăn uống hợp lý, rèn thói quen ăn uống điều độ, ăn chậm nhai kĩ, năng rèn luyện, vận động, đi bộ và tập thể dục, thể thao.
C. Ăn uống đầy đủ, đề phòng các bệnh truyền nhiễm, bện tiêu chảy và các bệnh đường ruột khác.
6. Nối ô ở cột A với cột B cho phù hợp:
Trường tiểu học Nguyễn Văn Bé Thứ ...ngàytháng 12 năm 2011 Lớp: 4. Họ và tên: .. THI CUỐI HỌC KÌ I Điểm MÔN KHOA HỌC (Thời gian: 35 phút) Phần I. (6 điểm). Khoanh tròn chữ cái đặt trước ý trả lời đúng: 1). Tính chất nào sau đây không phải là của nước? A. Trong suốt B. Có hình dạng nhất định C. Không mùi D. Hòa tan được một số chất 2) Vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên là: Hiện tượng nước bay hơi thành nước. B. Từ hơi nước ngưng tụ thành nước. C. Hiện tượng nước bay hơi thành hơi nước, rồi từ hơi nước ngưng tụ thành nước xảy ra lặp đi lặp lại. 3. Các bệnh thường gặp do nước bị ô nhiễm gây ra: A. Tả, lị, thương hàn, tiêu chảy B. Bệnh tim mạch, huyết áp cao. C. viêm phổi, bướu cổ, còi xương. 4. Nguyên tắc chung của việc bảo quản thức ăn là gì? A. Làm cho thức ăn khô. B. Đóng hộp thức ăn. C. Làm lạnh thức ăn. D. Ngăn không cho vi sinh vật xâm nhập vào thức ăn hoặc không có môi trường để vi sinh vật hoạt động. 5. Cần phải ăn uống như thế nào để phòng tránh được bệnh suy dinh dưỡng? A. Ăn đủ chất dinh dưỡng, đặc biệt ăn muối có bổ sung i-ốt. B. Ăn uống hợp lý, rèn thói quen ăn uống điều độ, ăn chậm nhai kĩ, năng rèn luyện, vận động, đi bộ và tập thể dục, thể thao. C. Ăn uống đầy đủ, đề phòng các bệnh truyền nhiễm, bện tiêu chảy và các bệnh đường ruột khác. 6. Nối ô ở cột A với cột B cho phù hợp: Cột B Cột A Thiếu chất dinh dưỡng 1. Chất đạm, vitamin D 2. Vitamin A 3. Thiếu I-ốt Bị bệnh a. Mắt nhìn kém. b. Suy dĩnh dưỡng, còi xương. c. Bướu cổ, cơ thể chậm phát triển. Phần II. (4 điểm) 1. Hãy điền các từ “ngưng tụ, bay hơi, mưa, các đám mây” để điền vào các chỗ chấm trong các câu cho phù hợp: - Nước ở sông, hồ, suối, biển thường xuyên vào không khí. - Hơi nước bay lên cao, gặp lạnh ...thành những hạt nước nhỏ tạo nên .... - các giọt nước có trong các đám mây rơi xuống đất tạo thành 2. Nêu ví dụ chứng tỏ con người đã vận dụng các tính chất của nước vào cuộc sống(Mỗi tính chất 1 ví dụ): a) Nước có thể hòa tan một số chất . b) Nước chảy từ cao xuống thấp: 3. Nêu ứng dụng một số tính chất của không khí vào trong đời sống ? 4. Nêu cách phòng tránh một số bệnh lây qua đường tiêu hóa? ĐÁP ÁN MÔN KHOA HỌC (Thời gian: 35 phút) Phần I (6 ĐIỂM). Khoanh tròn chữ cái đặt trước ý trả lời đúng: 1). Tính chất nào sau đây không phải là của nước? B. Có hình dạng nhất định 2) Vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên là: C. Hiện tượng nước bay hơi thành hơi nước, rồi từ hơi nước ngưng tụ thành nước xảy ra lặp đi lặp lại. 3. Các bệnh thường gặp do nước bị ô nhiễm gay ra: A. Tả, lị, thương hàn, tiêu chảy 4. Nguyên tắc chung của việc bảo quản thức ăn là gì? Ngăn không cho vi sinh vật xâm nhập vào thức ăn hoặc không có môi trường để vi sinh vật hoạt động. 5. Cần phải ăn uống như thế nào để phòng tránh được bệnh suy dinh dưỡng? A. Ăn đủ chất dinh dưỡng, đặc biệt ăn muối có bổ sung i-ốt. 6. Nối ô ở cột A với cột B cho phù hợp. Thiếu chất dinh dưỡng 1. Chất đạm, vitamin D 2. Vitamin A 3. Thiếu I-ốt Bị bệnh a. Mắt nhìn kém. b. Suy dĩnh dưỡng, còi xương. c. Bướu cổ, cơ thể chậm phát triển. Cột B Cột A Phần II (4 ĐIỂM). 1. Hãy điền các từ “ngưng tụ, bay hơi, mưa, các đám mây” để điền vào các chỗ chấm trong các câu cho phù hợp. - Nước ở sông, hồ, suối, biển thường xuyên bay hơi vào không khí. - Hơi nước bay lên cao, gặp lạnh ngưng tụ thành những hạt nước nhỏ tạo nên các đám mây. - các giọt nước có trong các đám mây rơi xuống đất tạo thành mưa. 2. Nêu ví dụ chứng tỏ con người đã vận dụng các tính chất của nước vào cuộc sống(Mỗi tính chất 1 ví dụ):: a) Nước có thể hòa tan một số chất: Pha nước chanh có đường. b) Nước chảy từ cao xuống thấp: Lợp mái nhà. 3. Nêu ứng dụng một số tính chất của không khí vào trong đời sống ? Ví Dụ : bơm xe, nén khí để bơm nước, bơm bóng đá, .. 4. Nêu cách phòng tránh một số bệnh lây qua đường tiêu hóa? - Giữ vệ sinh cá nhân, giữ vệ sinh ăn uống và giữ vệ sinh môi trường.
Tài liệu đính kèm: