Thiết kế bài dạy các môn học khối 4 - Tuần 10 năm 2007

Thiết kế bài dạy các môn học khối 4 - Tuần 10 năm 2007

Đạo đức

Tiết kiệm thời giờ (tt)

I.Mục tiêu :

Học xong bài này HS có khả năng :

- Hiểu được :Thời giờ là cái quý nhất ,cần phải tiết kiệm .Cách tiết kiệm thời giờ

- Rèn thói quen làm việc đúng giờ giấc

- GDHS biết quý trọng và sử dụng thời giờ một cách tiết kiệm

II.Đồdùngdạyhọc:SGK,VBT.

III. Các hoạt động dạy học chủ yếu :

 A/ Kiểm tra bài cũ :

H: Vì sao chúng ta phải tiết kiệm thời giờ ?

 Cả lớp + GV nhận xét tuyên dương.

B/ Dạy học bài mới :

1. Giới thiệu bài :

2. Thực hành :

Hoạt động 1.Làm việc cá nhân(BT1 SGK)

*HS nêu đề bài , GV nêu bài 1 ý a là : Thay từ " tranh thủ " bằng từ " liền "

*HS trao đổi , trình bày trước lớp

* GV kết luận :

- Các việc làm :(a,c,d) là tiết kiệm thời giờ.

- Các việc làm b,đ,e không phải là tiết kiệm thời giờ .

 

doc 35 trang Người đăng thuthuy90 Lượt xem 606Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế bài dạy các môn học khối 4 - Tuần 10 năm 2007", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai ngày 29 tháng 10 năm 2007
Tiết 2 	
	Đạo đức
Tiết kiệm thời giờ (tt)
I.Mục tiêu :
Học xong bài này HS có khả năng :
- Hiểu được :Thời giờ là cái quý nhất ,cần phải tiết kiệm .Cách tiết kiệm thời giờ
- Rèn thói quen làm việc đúng giờ giấc 
- GDHS biết quý trọng và sử dụng thời giờ một cách tiết kiệm 
II.Đồdùngdạyhọc:SGK,VBT.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu :
 A/ Kiểm tra bài cũ :
H: Vì sao chúng ta phải tiết kiệm thời giờ ?
 Cả lớp + GV nhận xét tuyên dương.
B/ Dạy học bài mới :
1. Giới thiệu bài :
2. Thực hành :
Hoạt động 1.Làm việc cá nhân(BT1 SGK)
*HS nêu đề bài , GV nêu bài 1 ý a là : Thay từ " tranh thủ " bằng từ " liền " 
*HS trao đổi , trình bày trước lớp 
* GV kết luận :
- Các việc làm :(a,c,d) là tiết kiệm thời giờ.
- Các việc làm b,đ,e không phải là tiết kiệm thời giờ .
Hoạt động 2.Thảo luận theo nhóm đôi.(BT4)
HS thảo luận về việc bản thân đã sử dụng thời giờ như thế nào ? Và dự kiến thời gian biểu của mình trong thời gian tới .GV mời 1 vài HS trình bày trước lớp 
- Lớp trao đổi & nhận xét 
- GV nhận xét , khen ngợi những HS đã biết sử dụng tiết kiệm thời giờ và nhắc nhở những HS còn sử dụng lãng phí thời giờ .
Hoạt động 3: Em hãy lập thời gian biểu & trao đổi với các bạn trong nhóm về thời gian biểu của mình .(BT6)
 	GV gọi 1 số HS nêu - GV cùng lớp nhận xét - tuyên dương
* Kết luận chung 
Thời giờ là quý nhất ,cần phải sử dụng ,tiết kiệm 
Tiết kiệm thời giờ là sử dụng thời giờ vào các việc có ích một cách hợp lý ,có hiệu quả .
C/Hoạt động nối tiếp .
Thực hiện tiết kiệm thời giờ sinh hoạt hàng ngày.
Dặn HS về nhà học bài
* Rút kinh nghiệm:
.....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 3: 
 Tập đọc: Ôn tập
I.Mục tiêu ;Kiểm tra đọc ( lấy điểm )
Gồm các bài tập đọc từ tuần 1-9.
F HS yếu: Đọc đánh vần, đọc thàng tiếng được tên và học và 1, 2 câu ngắn.
F HS TB: Đọc trôi chảy, phát âm rõ, biết ngắt nghỉ sau các dấu câu, giữa các cụm từ. Bước đầu biết đọc diễn cảm 1 hoặc 2 đoạn.
F HS Khá giỏi: Đọc trôi chảy phát âm rõ, tốc độ tối thiểu 120 chữ /1 phút . Biết ngắt nghỉ hơi sau các dấu câu, giữa các cụm từ, đọc diễn cảm thể hiện được nội dung bài, cảm xúc của nhân vật 
- Đọc hiểu trả lời được 1-2 câu hỏi về nội dung & hiểu ý nghĩa của bài học .Tìm đúng các đoạn văn có giọng như yêu cầu .Đọc diễn cảm được đoạn văn đó 
 -Viết được những điểm cần ghi nhớ về tên bài ,tên tác giả ,nội dung chính , nhân vật của các bài tập đọc là truyện kể từ tuần 1-3
GDHS yêu thương mọi người
II.Đồ dùng dạy học :
-Phiếu ghi sẵn các bài tập đọc từ tuần 1-9.
-Phiếu kẻ sẵn bảng ở BT2 và bút dạ 
 III.Các hoạt động dạy học chủ yếu :
A.Kiểm tra bài cũ : GV kiểm tra SGK của lớp
B. Dạy học bài mới :
1. Giới thiệu bài 
GV nêu mục đích tiết học và cách bốc thăm bài đọc .
2.Kiểm tra tập đọc .
Cho HS bốc thăm bài đọc .Sau đó HS đọc bài và trả lời 1câu hỏi về nội dung bài đọc 
Gọi HS lớp nhận xét bạn vừa đọc 
GV cho điểm trực tiếp từng HS. 
3.HDHS làm bài tập .
Bài 1. 
Gọi HS đọc yêu cầu và trả lời câu hỏi 
H: NHững bài tập đọc như thế nào là truyện kể ?
Đ: Là những bài có 1 chuỗi các sự việc liên quan đến 1 hay 1 số nhân vật , mỗi truyện đều nói lên 1 điều có ý nghĩa .
Hãy tìm & kể tên những bài tập đọc là truyện kể thuộc chủ điểm "Thương người như thể thương thân ".Các truyện kể :Dế Mèn bênh vực kẻ yếu ; Người ăn xin 
GV phát phiếu cho từng nhóm .Yêu cầu HS trao đổi ,thảo luận và hoàn thành phiếu *Nhóm nào xong trước dán lên bảng ; Các nhóm khác nhận xét bổ sung 
Kết luận về lời giải đúng .
Tên bài 
Tác giả 
Nội dung chính 
 Nhân vật 
Dế Mèn bênh vực kẻ yếu 
Người ăn xin 
Tô Hoài 
Tuốc -giê- nhép 
Dế Mèn thấy chị Nhà Trò yếu đuối bị bọn nhện ức hiếp đã ra tay bênh vực
Sự thông cảm sâu sắc giữa cậu bé qua đường và ông lão ăn 
Dế Mèn ,Nhà Trò ,bọn nhện .
Tôi (chú bé ),ông lão ăn xin 
Bài 3 .Gọi HS đọc yêu cầu 
Yêu cầu HS đọc đoạn văn có giọng như yêu cầu 
Gọi HS phát biểu ý kiến 
Nhận xét kết luận đoạn văn đúng .GV cho HS đọc diễn cảm các đoạn văn đó .Nhận xét , khen ngợi những HS đọc tốt .
a/Đọc đoạn văn có giọng đọc thiết tha ,trìu mến 
b/Đoạn văn có giọng đọc thảm thiết 
c/ Đoạn văn có giọng đọc mạnh mẽ ,răn đe. 
Là đoạn cuối truyện người ăn xin 
Từ :Tôi chẳng biết làm cách nào ...của ông lão
Là đoạn Nhà Trò kể nổi khổ của mình 
Từ : Năm trước ...ăn thịt em 
 Đoạn Dế Mèn đe doạ 
Phần 2
Từ :Tôi thét ...Các ngươi có của ăn của để ...không.
4/ Củng cố - dặn dò :
GV nhận xét tiết học .Yêu cầu những HS đọc chưa đạt về nhà luyện đọc 
-Dặn HS về nhà ôn lại các bài tập đọc.
* Rút kinh nghiệm:
.....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
 Tiết 4 
Toán
Luyện tập
I.Mục tiêu :
- Giúp HS củng cố:
F HS yếu: Nhận biết góc tù ,góc nhọn ,góc bẹt ,góc vuông ,đường cao hình tam giác 
- Cách vẽ hình vuông ,hình chữ nhật 
F HS TB trở lên: Nhận biết góc tù ,góc nhọn ,góc bẹt ,góc vuông ,đường cao hình tam giác. 
- Cách vẽ hình vuông ,hình chữ nhật 
- HS vận dụng các kiến thức đã học vào giải các bài tập 
 II.Đồ dùng dạy học :Bảng phụ ,thước kẻ ,êke.
 III. Các hoạt động dạy học chủ yếu 
A.Kiểm tra bài cũ :Gọi em Hạnh lên bảng làm bài tập 3 
-GV cùng HS nhận xét ghi điểm 
B.Bài mới :
1. Giới thiệu bài :
2. Thực hành :
Bài 1.Yêu cầu HS nêu được các góc : vuông , nhọn , tù , bẹt có trong mỗi hình .
 	A/ Chẳng hạn : Góc đỉnh A : Cạnh AB , AC là góc vuông 
 A 	 Góc đỉnh B : Cạnh BA , BM là góc nhọn .
 M 	 Góc đỉnh B : Cạnh BM,BC là góc nhọn 
 	 Góc đỉnh B : Cạnh BA,BC là góc nhọn .
 	 Góc đỉnh C : Cạnh CB,CM là góc nhọn 
 B 	 
 C Góc đỉnh M : Cạnh MA,MB là góc nhọn 
 	 Góc đỉnh M : Cạnh MB,MClà góc tù 
 A B 	 Góc đỉnhM : Cạnh MA,MC là góc bẹt
	B/ Góc đỉnh A : Cạnh AB , AD là góc vuông .
	 Góc đỉnh B : Cạnh BD,BC là góc vuông .
	 Góc đỉnh D : Cạnh DB,DC là góc nhọn .
 D	 	 C	 Góc đỉnh B : Cạnh BA ,BC làgóc tù .
Bài 2: Yêu cầu HS giải thích được;
AD không phải là đường cao hình tam giác ABC vì :AD không vuông góc với cạnh đáy BC , AB là đường cao của hình tam giác ABC vì AB vuông góc với cạnh đáy BC.
Bài 3:Yêu cầu HS vẽ hình vuông ABCD có cạnh 3 cm GV theo dõi nhận xét 
Bài 4 :Yêu cầu HS vẽ hình chữ nhật ABCD có chiều dài AB=6cm ,chiều rộng AD=4 cm (Theo cách vẽ như SGK.)
C/ Củng cố - dặn dò : Cho HS nêu lại các góc 
-Dặn HS về nhà làm BT trong VBT.
 * Rút kinh nghiệm:
.....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 5 	
Kĩ thuật
Khâu đột mau ( t 2 )
I.Mục tiêu :
- HS biết cách khâu đột mau và ứng dụng của khâu đột mau .
- Khâu được các mũi khâu đột mau theo đường vạch dấu .
- Rèn luyện tính kiên trì , cẩn thận 
II.Đồ dùng dạy học 
- Tranh quy trình khâu đột mau . Mẫu khâu đột mau đựơc khâu bằng len 
- Vật liệu dụng cụ cần thiết :Một mảnh vải sợi bông, len , kim khâu len .thước kẻ , phấn vạch .
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu :
A.Kiểm tra sự chuẩn bị của HS . 
B . Dạy học bài mới :
1. Giới thiệu bài :
2.Thực hành :
GV gọi HS nhắc lại phần ghi nhớ và thực hiện thao tác khâu 3- 4 mũi khâu đột mau .GV nhận xét và hệ thống lại các bước khâu đột mau 
Bước 1: Vạch dấu đường khâu 
Bước 2:Khâu các mũi khâu đột mau theo đường vạch dấu 
- GV nhắc lại 1 số điểm cần lưu ý khi khâu đột mau đã nêu ở tiết 1 để HS thực hiện đúng theo yêu cầu kĩ thuật 
GV kiểm tra sự chuẩn bị thực hành của HS và yêu cầu HS thực hành trong 30 phút .
Hoạt đông 2: Đánh giá kết quả học tập của HS .
- GV tổ chức HS trưng bày sản phẩm thực hành 
- GV nêu các tiêu chuẩn đánh giá sản phẩm :
+ Khâu được các mũi khâu đột theo đường vạch dấu 
+ Các mũi khâu tương đối bằng nhau và khít nhau 
+ Đường khâu thẳng theo đường vạch dấu và không bị dúm 
+ Hoàn thành sản phẩm đúng thời gian quy định 
- HS dựa vào các tiêu chuẩn để tự đánh giá sản phẩm thực hành 
- GV nhận xét , đánh giá kết quả học tập của HS .
C.Củng cố -dặn dò :
- Nhận xét tiết học 
* Rút kinh nghiệm:
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... ... :
HS hiểu khái niệm "Hình dạng nhất định ".Biết dự đoán , nêu cách tiến hành và tiến hành làm thí nghiệm tìm hiểu hình dạng của nước 
Cách tiến hành :
 *GV yêu cầu các nhóm đem dụng cụ đã chuẩn bị để trên bàn các nhóm tập trung quan sát .
GV nêu câu hỏi : Khi ta thay đổi vị trí của chai hoặc cốc ,hình dạng của chúng có thay đổi không ? ( có)
GV đưa ra kết luận : Chai cốc là những vật có hình dạng nhất định 
	H: Vậy nước có hình dạng nhất định không ? 
HS Thảo luận để đưa ra dự đoán về hình dạng của nước .
- Tiến hành thí nghiệm để kiểm tra dự đoán của nhóm mình 
- Quan sát và rút ra kết luận về hình dạng của nước 
* Các nhóm thảo luận 
* Làm việc cả lớp GV gọi đại diện các nhóm nói về cách tiến hành thí nghiệm của nhóm mình và nêu lên kết luận về hình dạng của nước 
Kết luận :Nước không có hình dạng nhất định 
Hoạt động 3:Tìm hiểu xem nước chảy như thế nào ?
Mục tiêu :Biết làm thí nghiệm để rút ra tính chất nước chảy từ cao xuống thấp , lan ra khắp mọi phía 
 Nêu được ứng dụng thực tế của tính chất này 
*Cách tiến hành. 
- GV kiểm tra các vật liệu để làm thí nghiệm "Tìm hiểu xem nước chảy thế nào?"do các nhóm đã đem đến lớp.
- Nhóm trưởng điều khiển các nhóm lần lượt thực hiện các bước trên .GV theo dõi sửa sai .
-Làm việc cả lớp :GV gọi đại diện nhóm báo cáo kết quả - Cả lớp theo dõi sửa sai.
GV kết luận : Nước chảy từ cao xuống thấp , lan ra mọi phía .
Hoạt động 4. 
Phát hiện tính thấm hoặc không thấm của nước đói với một số đồ vật.
 	Mục tiêu :Làm thí nghiệm phát hiện nước thấm qua và không thấm qua một số vật 
- Nêu ứng dụng thực tế của tính chất này .
* Cách tiến hành :
- GV nêu nhiệm vụ và kiểm tra các dụng cụ thí nghiệm 
- HS tự bàn nhau cách làm và làm thí nghiệm theo nhóm .
VD.Đổ nước vào túi ni lông, nhận xét nước có chảy qua không ? Rút ra kết luận 
- Nhúng các vật như :Vải ,giấy báo ,bọt biển ... vào nước hoặc đổ nước vào chúng nhận xét và kết luận .
 -Làm việc cả lớp :Đại diện các nhóm báo cáo kết quả thí nghiệm và rút ra kết luận 
* Nước thấm qua một số vật 
Hoạt động 5: Phát hiện nước có thể hoặc không thể hoà tan một số chất 
- GV nêu nhiệm vụ và HDHS làm thí nghiệm 
- HS làm thí nghiệm theo nhóm 
- Cho một ít đường ,muối , cát vào 3 cốt nước khác nhau , khuấy đều lên . Cho HS nhận xét rút ra kết luận 
- Làm việc cả lớp :Đại diện các nhóm báo cáo kết quả thí nghiệm và rút ra kết luận về tính chất của nước qua các thí nghiệm này 
 *Kết luận : Nước có thể hoà tan một số chất 
Gọi 3 HS nêu mục bạn cần biết .
 C. Củng cố - dặn dò :
 	- GV nhận xét tiết học 
 	 - Dặn HS về nhà học bài và làm thí nghiệm hiểu rõ hơn
Thứ sáu ngày 02 tháng 11 năm 2007
Tiết 1
Toán
Tính chất giao hoán của phép nhân
I.Mục tiêu :
F Giúp HS yếu: Nhận biết được tính chất giao hoán của phép nhân và làm được bài tập 1, 2. 
F Giúp HS TB trở lên: Rèn kĩ năng thực hiện tính chất giao hoán của phép nhân một cách thành thạo 
- HS vận dụng những kiến thức đã học vào làm tính và giải toán .
 II.Đồ dùng dạy học :Bảng phụSGK
 III. Các hoạt động dạy học chủ yếu 
 A. Kiểm tra bài cũ :
 Gọi HS lên bảng giải bài tập 3b .
 1306 x 8 +24573 609 x9 -4845
 	Cả lớp + GV nhận xét ghi điểm .
 B. Dạy học bài mới :
 1. Giới thiệu bài .
 2. Tìm hiểu bài :
 	a/ So sámh giá trị của hai biểu thức 
 	- Gọi 1 số HS đứng tại chỗ tính và so sánh kết quả của phép tính 
 3 x 4 và 4 x3 ; 2 x 6 và 6 x 2 
 - Gọi HS nhận xét các tích
 3 x 4 = 12 , 4 x 3 =12 2 x 6 =12 , 6 x 2 =12
 	 3 x 4 = 4 x 3 2 x 6 = 6 x 2
 - GV treo bảng phụ có các cột ghi giá trị của :a,b, a x b ,b x a
 	- Gọi 3 HS tính kết quả của a x b và b x a với mỗi giá trị cho trước của a,b.
 	 a=4, b=8 vậy a x b = 4 x 8 =32 
 	 b x a = 8 x 4 =32
 	 a x b = b x a
 a=6, b =7 vậy a x b= 6 x7 =42 
 	 b x a = 7 x6 =42
 a x b = b x a.
 	Từ các VD trên GV cho HS nêu nhận xét 
 	Khi đổi chỗ các thừa số trong một tích thí tích không thay đổi .
3.Thực hành :
Bài 1 . Cho HS giải vào vở 
Viết số thích hợp vào ô trống 
a. 4 x 6 = 6 x b. 3 x 5 = 5 x 
207 x 7 = 7 x 207 2138 x 9 = 9 x 2138 
Bài 2.
Cho HS nêu yêu cầu bài toán 
Tính :
a. 1357 x 5 = 6785 b. 40263 x 7 = 281841 
 	 7 x 853 = 853 x 7 =5791 5 x 1326 = 1326 x 5 =6630 
Bài 3: HS hoạt động nhóm - HS giải bằng 2 cách 
 	 Cách 1. HS có thể tính giá trị của biểu thức rồi so sánh các kết quả để chỉ ra các biểu thức có giá trị bằng nhau 
Cách 2. Không cần tính chỉ cộng nhẩm rồi so sánh các thừa số, vận dụng tính chất giao hoán để rút ra kết quả . Chẳng hạn :
 	 b.(3+2)x10287 = 5 x 10287
 	 = 10287 x 5 = 51435.
 	 g. (4+2) X 3000 +964 = 6 x 3964
 	 = 3964 x6 = 23784
Bài 4: Nếu chỉ xét a x = x a thì có thể viết vào ô trống 1 số bất kì chẳng hạn ax 5 = 5 xa , a x 2 = 2 xa ,a x 1= 1 x a
Nhưng a x = x a nên chỉ có 1 số hợp lí vì a x 1 = 1 x a = a 
Tương tự a x o = o x a = o.
C Củng cố -dặn dò : 
- Cho HS nêu lại tính chất giao hoán của phép nhân 
- Nhận xét tiết học 
- Dặn HS về nhà làm bài tập VBT.
 * Rút kinh nghiệm:
.....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
 Tiết 2 
Tiếng Việt
Thi kiểm tra chất lượng giữa học kì I
( Phần viết : Nhà trường ra đề)
Tiết 3 	
Âm nhạc
Khăn quàng thắm mãi vai em
I.Mục tiêu :
- HS nắm được giai điệu ,tính chất nhịp nhàng vui tươi của bài hát 
- Hát đúng giai điệu cùng lời ca , tập thể hiện tình cảm của bài hát 
- Qua bài hát giáo dục HS vươn lên trong học tập , xứng đáng là thế hệ tương lai của đất nước.
II.Chuẩn bị :
GV : Máy nghe ,băng nhạc 
Một số tranh ảnh minh hoạ theo nội dung bài hát 
HS : SGK và một số nhạc cụ gõ như thanh phách ,song loan , mõ .
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu : 
1.Phần mở đầu .
* Ôn tập bài cũ ,giới thiệu bài hát mới 
- Ôn tập: Gọi 2HS đọc bài TĐN Số 2 Nắng vàng 
- Gọi 1 nhóm khoảng 6 em hát bài "Trên ngựa ta phi nhanh "
- Giới thiệu bài mới .
H: Em hãy kể tên và hát 1bài hát viết về khăn quàng đỏ .
GV Giới thiệu bài và ghi bảng .
2. Phần hoạt động 
*Nội dung. Dạy hát bài :"Khăn quàng thắm mãi vai em "
Hoạt động 1 :Dạy hát 
- HS nghe băng nhạc - khởi động giọng 
- HS học từng câu hát 
Hoạt động 2.Luyện tập 
 - Luyện tập hát theô dãy bàn ,theo nhóm 
- Luyện tập cá nhân 
3.Phần kết thúc
 Cả lớp hát lại bài hát 2 lần - GV theo dõi sửa sai .
 	Dặn HS về nhà tập hát nhiều lần cho thuộc bài hát .
Tiết 4 	
An toàn giao thông
Giao thông đường thuỷ và
 phương tiện giao thông đường thuỷ (T.2)
I.Mục tiêu : HS hiểu
- HS biết mặt nước cũng là một loại đường giao thông .Nước ta có bờ biển dài ,có nhiều sông hồ ,kênh ,rạch nên GTĐT thuận lợi và có vai trò rất quan trọng 
- HS biết tên gọi các loại phương tiện GTĐT.
- GDHS thưc hiện đúng luật ATGT.
II. Chuẩn bị : 
6 biển báo hiệu giao thông đường thuỷ .Bản đồ tự nhiên VN .
 III.Các hoạt động dạy học chủ yếu :
A .Kiểm tra bài cũ :
 Hãy nêu các phương tiện giao thông nội địa ?
GV nhận xét tuyên dương
B. Dạy học bài mới :
1.Giới thiệu bài:
2. Tìm hiểu bài:
Hoạt động 3: Biển báo hiệu giao thông nội địa
1. Biển báo cấm đậu :GV hỏi HS nhận xét về hình dáng , màu sắc hình vẽ trên biển 
*Hình vuông 
+Màu sắc : Viền đỏ, có đường chéo đỏ 
+Hình vẽ: Giữa có chữ P màu đen 
Biển này có ý nghĩa cấm các loại tàu thuyền đỗ ở khu vực cấm biển 
2. Biển báo cấm phương tiện thô sơ đi lại .
GV cho HS nhận xét về hình dáng , màu sắc , hình vẽ bên trong như trên .
*Hình vuông viền màu đỏ ,có cạnh chéo màu đỏ trên hình người chèo thuyền 
Biển báo này có ý nghĩa cấm thuyền (Phương tiện thô sơ không được qua )
3.Biển cấm rẽ phải (hoặc rẽ trái )
GV cho HS nhận xét về :
*Hình vuông nền trắng ,viền đỏ có hình vẽ mũi tên quặt bên phải (Hoặc bên trái )
 Biển báo này có ý nghĩa cấm tàu thuyền rẽ phải (Hoặc trái ).
4. Biển báo được phép đỗ .GV cho HS nhận xét như trên .
*Hình vuông , nền màu xanh lam ,có chữ P ở giữa màu trắng 
 Biển báo này báo hiệu tàu thuyền được phép đỗ ,an toàn .
5. Biển báo phía trước có bến đò ,bến phà .
*Hình vuông ,nền xanh lam .Có hình vẽ tượng trưng con thuyền trên mặt nước màu trắng 
+ý nghĩa : báo cho tàu thuyền biết phía trước có bến đò ,bến phà chở khách sang sông , phải cẩn thận .
 C. Kết luận :Đường thuỷ cũng là một lọai đường giao thông ,có rất nhiều phương tiện qua lại ,do đó cần có chỉ huy giao thông để tránh tai nạn 
*Biển báo hiệu giao thông đường thuỷ cũng cần thiết và có tác dụng như biển báo hiệu giao thông đường bộ .
D. Củng cố - Dặn dò :
-Nhận xét tiết học 
-Dặn HS thực hiện đúng luật ATGT 
Tiết 5 	
Sinh hoạt
Sinh hoạt lớp tuần 10
I.Mục tiêu :
-Đánh giá tình hình hoạt động tuần 10 và đề ra kế hoạch tuầnsau 
- HS tự kiểm điểm lại bản thân mình trong tuần qua .
- GDHS thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy & 4 nhiệm vụ người HS
III.Các hoạt động trên lớp :
 A. Nhận xét tuần 10 .
- Đại đa số các em chuẩn bị bài và làm bài đầy đủ trước khi đến lớp .
- Thực hiện tốt các phong trào: Văn nghệ ,đá bóng....
- Nề nếp lớp duy trì tốt .Sĩ số HS đảm bảo 
- Học tập trong tuần có nhiều tiến bộ , nhiều em đạt điểm 10 .
- Tham gia tốt các buổi sinh hoạt đội TNTPHCM
- Tổng dọn vệ sinh trường lớp sạch ,đẹp .
- Các em tham gia tốt đợt thi kiểm tra chất lượng giữa HKI
* Tồn tại : 
- Còn 1 số em chưa thực hiện tốt công tác vệ sinh lớp học
B.Kế hoạch tuần 11.
- Tiếp tục duy trì nề nếp và sĩ số HS
- Thực hiện từng cặp HS kèm nhau học cùng tiến bộ
- Nhắc nhở HS đi học chuyên cần 
- Phát động phong trào thi đua:
+ Học tốt dành nhiều điểm 10 dâng thầy cô nhân ngày 20/11.
- Tham gia tốt các phong trào do nhà trường phát động :
+ Thi bóng đá mi -ni ,cờ vua ,văn nghệ,cờ tướng.
 	Tổng dọn vệ sinh trường lớp sạch ,đẹp 
*Sinh hoạt văn nghệ .
- Nhắc HS chuẩn bị bài tốt trước khi đến lớp 

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 10 LOP 4doc.doc