Thiết kế bài dạy các môn học khối 4 - Tuần 12 năm 2007

Thiết kế bài dạy các môn học khối 4 - Tuần 12 năm 2007

Đạo đức

Hiếu thảo với ông bà cha mẹ ( T 1 )

I.Mục tiêu : Học xong bài này , HS có khả năng :

- Hiểu công lao sinh thành dạy dỗ của ông bà , cha mẹ và bổn phận của con cháu đối với ông bà cha mẹ

- Biết thực hiện những hành vi , những việc làm thể hiện lòng hiếu thảo với ông bà cha mẹ trong cuộc sống

- Kính yêu ông bà cha mẹ

II.Đồ dùng dạy học :

Đồ dùng hóa trang để biểu diễn tiểu phẩm " Phần thưởng "

- Bài hát " Cho con " của nhạc sĩ Phạm Trọng Cầu

III.Hoạt động dạy học :

1.Bài cũ :

H1 : Thế nào là tiết kiệm thời giờ ?

H2 : Em đã thực hiện tiết kiệm thời giờ như thế nào ?

- GV nhận xét ghi điểm

 

doc 33 trang Người đăng thuthuy90 Lượt xem 769Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế bài dạy các môn học khối 4 - Tuần 12 năm 2007", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOACH DẠY HỌC TUẦN 12
Thứ hai ngày 12 tháng 11 năm 2007
Tiết 2 
Đạo đức
Hiếu thảo với ông bà cha mẹ ( T 1 )
I.Mục tiêu : Học xong bài này , HS có khả năng :
- Hiểu công lao sinh thành dạy dỗ của ông bà , cha mẹ và bổn phận của con cháu đối với ông bà cha mẹ 
- Biết thực hiện những hành vi , những việc làm thể hiện lòng hiếu thảo với ông bà cha mẹ trong cuộc sống 
- Kính yêu ông bà cha mẹ 
II.Đồ dùng dạy học :
Đồ dùng hóa trang để biểu diễn tiểu phẩm " Phần thưởng "
- Bài hát " Cho con " của nhạc sĩ Phạm Trọng Cầu 
III.Hoạt động dạy học :
1.Bài cũ : 
H1 : Thế nào là tiết kiệm thời giờ ?
H2 : Em đã thực hiện tiết kiệm thời giờ như thế nào ?
- GV nhận xét ghi điểm
2.Bài mới 
a.Giới thiệu bài - Ghi bảng - HS nhắc lại 
b.Tìm hiểu bài :
Hoạt động 1 : Cả lớp hát bài" Cho con "nhạc và lời Phạm Trọng Cầu 
H:Bài hát nói về điều gì ?
+ Em có cảm nghĩ gì về tình yêu thương che chở của cha mẹ với mình ?
+ Là người con trong gia đình , em có thể làm gì để cha mẹ vui lòng ?
- HS trả lời - HS khác nhận xét 
- GV nhận xét chung 
Hoạt động 2: Thảo luận tiểu phẩm "Phần thưởng "
- HS xem tiểu phẩm do một số bạn trong lớp đóng 
- GV phỏng vấn các HS vừa đóng tiểu phẩm 
H:Vì sao em lại mời " bà " ăn những chiếc bánh mà em vừa được thưởng ?
H:Bà cảm thấy như thế nào trước việc làm của đứa cháu đôí với mình ?
- Lớp thảo luận , nhận xét về cách ứng xử
- GV kết luận : Hưng yêu kính bà , chăm sóc bà .Hưng là một đứa cháu hiếu thảo 
Hoạt động 3 : Thảo luận nhóm ( BT 1 SGK bỏ tình huống d)
- GV nêu yêu cầu của bài tập - HS trao đổi trong nhóm 
- Đại diện nhóm trình bày các nhóm khác nhận xét bổ sung 
- GV kết luận : Việc làm của bạn Loan ( tình huống b ) , Nhâm ( tình huống đ ) thể hiện lòng hiểu thảo của ông bà cha mẹ .Việc làm của bạn Sinh ( tình huống a ) , bạn Hoàng ( tình huống c ) ;là chưa quan tâm đến ông bà cha mẹ 
Hoạt động 4 : Thảo luận bài tập 2 SGK
- HS các nhóm thảo luận 
- Đại diện các nhóm trình bày ý kiến - Các nhóm khác trao đổi
- GV kết luận : về nội dung các bức tranh và khen các nhóm HS đã đặt tên tranh phù hợp 
*GV mời 1-2 HS đọc phần ghi nhớ trong SGK
3.Củng cố - dặn dò :
- Về nhà học bài 
- Nhận xét tiết học 
Rút kinh nghiệm
Tiết 3
Tập đọc
"Vua tàu thủy " Bạch Thái Bưởi
I.Mục tiêu :
F HS yếu đánh vần đọc đúng tên bài và 1 – 3 câu ngắn.
F HS trung bình trở lên:
- Đọc lưu loát trôi chảy toàn bài .Biết đọc diễn cảm bài văn với lòng khâm phục nhà kinh doanh Bạch Thái Bưởi
- Đọc diễn cảm toàn bài phù hợp với cảm hứng ca ngợi , khâm phục Bạch Thái Bưởi
- GD HS có ý chí vương lên trong học tập 
II.Đồ dùng dạy học :
- Bảng phụ ghi sẵn câu , đoạn cần luyện đọc 
III.Hoạt động dạy học :
1.Bài cũ : ( Thành , Nhân , YBúp )
- Gọi 3 HS lên bảng đọc thuộc lòng 7 câu tục ngữ trong bài " Có chí thì nên " và nêu ý nghĩa của một số câu tục ngữ
- GV nhận xét , ghi điểm 
2.Bài mới :
a.Giới thiệu bài - Ghi bảng
b.Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài 
*Luyện đọc 
- 1 HS đọc toàn bài 
H:Bài này chia làm mấy đoạn ? ( 4 đoạn )
Đoạn 1 : Bưởi mồ côi cha...cho ăn học 
Đoạn 2 : Năm 21 tuổi ...không nản chí 
Đoạn 3 : Bạch Thái Bưởi ...Trưng Nhị
Đoạn 4 : Còn lại 
- HS đọc chú giải 
- HS luyện đọc theo cặp
- 2 HS đọc toàn bài 
- GV đọc mẫu 
*Tìm hiểu bài 
- Yêu cầu HS đọc đoạn 1 ,2 
H:Bạch Thái Bưởi xuất thân như thế nào ?
Đ:...mồ côi cha từ nhỏ theo mẹ gánh hàng rong .Sau được họ nhà Bạch nhận 
làm con nuôi
H:Trước khi chạy tàu thủy Bạch Thái Bưởi đã làm những công việc gì ?
Đ:Năm 21 tuổi ông làm thư kí cho một hãng buôn , sau buôn gỗ , buôn ngô...
H:Những chi tiết nào chứng tỏ ông là người rất có chí?
Đ:Có lúc mất trắng tay nhưng Bưởi không nản chí 
H:Đoạn 1 ,2 cho em biết điều gì ?
*Đoạn 1 ,2 nói lên Bạch Thái Bưởi là người rất có chí 
- Yêu cầu HS đọc đoạn còn lại
H:Bạch Thái Bưởi mở công ty vào thời điểm nào ?
Đ:Vào lúc những con tàu của người hoa đã đọc chiếm các đường sông miền Bắc 
H:Bạch Thái Bưởi đã làm nghề gì để cạnh tranh với các chủ tàu người nước ngoài ?
Đ:Cho người đến các bến tàu để diễn thuyết , trên mỗi tàu dán chữ" Người ta thì đi tàu ta "
H:Thành công của bạch Thái bưởi trong cuộc cạnh tranh ngang sức với chủ tàu người nước ngoài là gì ? 
Đ:Khách đi tàu của ông ngày một đông .Tàu ngươ3ì Hoa , người Pháp thì bán tàu ...H:Theo em nhờ đâu mà Bạch Thái Bưởi đã thắng trong cuộc cạnh tranh với chủ tàu người nước ngoài ?
Đ:Do ông biết khơi dậy lòng tự hào dân tộc của người Việt Nam 
H:Em hiểu thế nào là " Một bặc anh hùng kinh tế "?
Đ:Là những người giành được thắng lợi to lớn trong kinh doanh
H:Theo em nhờ đâu mà Bạch Thái Bưởi đã thành công ?
Đ:Nhờ ý chí , nghị lực , có chí trong kinh doanh...
H:Em hiểu " Người cùng thời là gì "?
Đ:Là những người sống cùng thời đại với ông
H:Nội dung chính của phần còn lại là gì ?
- Ý 3 , 4 :Nói về sự thành công của Bạch Thái bưởi 
- 1 HS đọc toàn bài - Nêu nội dung chính của bài ?
* Ca ngợi Bạch Thái Bưởi giàu nghị lực , có ý chí vươn lên đã trở thành vua tàu thủy
*Đọc diễn cảm 
- 4 HS nối tiếp nhau đọc và tìm giọng đọc 
- GV treo bảng phụ viết đoạn 1 và 2 - Tổ chức HS đọc diễn cảm ( 3 HS )
- Tổ chức cho HS thi đọc toàn bài ( 3 - 5 HS ) 
- GV nhận xét , ghi điểm
3.Củng cố - dặn dò :
H:Qua bài tập đọc em học được điều gì ở Bạch Thái Bưởi ?
- Dặn về nhà đọc bài 
- Nhận xét tiết học 
Rút kinh nghiệm
Tiết 4
Toán
Nhân một số với một tổng
I.Mục tiêu : 
F Giúp HS yếu
 Biết thực hiện phép nhân một số với một tổng và làm được bài tập số 1, 2 bằng 1 cách. 
F Giúp HS trung bình trở lên:
- Biết thực hiện phép nhân một số với một tổng, nhân một số với một số 
- Áp dụng nhân một số với một tổng , một tổng với một số để tính nhẩm , tính nhanh 
- GD HS tính cẩn thận khi làm toán 
II.Đồ dùng dạy học :Bảng phụ kẻ sẵn nội dung bài tập 1 
III.Hoạt động dạy học :
1.Bài cũ :
- Gọi HS lên bảng làm bài tập 3 SGK / 65 
- GV chấm một số vở bài tập 
- GV nhận xét ghi điểm 
2.Bài mới 
a.Giới thiệu bài - Ghi bảng 
b.Tìm hiểu bài 
*Tính và so sánh giá trị của hai biểu thức 
GV ghi bảng : 4x( 3 + 5 )và 4x3 + 4x5
GV cho HS tính giá trị của hai biểu thức , so sánh giá trị của hai biểu thức để rút ra kết luận 
4x3 ( 3 + 5 ) = 4x8 = 32
4x3 + 4x5 = 12 + 20 = 32
Vậy : 4x ( 3 + 5 ) = 4x3 + 4x5
*Nhân một số với một tổng 
- GV chỉ vào biểu thức : 4 x ( 3 + 5 ) :là nhân một số với một tổng 
 4 x 3 + 4 x 5 : là tổng giữa các tích của số đó với từng số hạng của tổng 
- Hướng dẫn HS rút ra kết luận : Khi nhân một số với một tổng ta có thể nhân số đó với từng số hạng của tổng rồi cộng các kết quả với nhau 
Viết dưới dạng biẻu thức : a x ( b + c ) = a x b + a x c
c.Thực hành 
Bài 1 :
- GV treo bảng phụ viết sẵn nội dung bài tập và yêu cầu HS đọc các cột trong bảng 
- GV hướng dẫn - 1 HS lên bảng làm - Cả lớp làm vào VBT
Bài 2 : yêu cầu HS làm theo 2 cách -1 HS lên bảng làm - Cả lớp làm vào VBT
C1: 36 x ( 15 + 5 ) = 36 x 20 = 720
207 x ( 21 + 9 ) = 207 x 30 = 6210
C2 : 36 x ( 15 + 5 ) = 36 x 15 + 36 x5
=540 + 180
=720
207 x ( 21 + 9 ) = 207 x 21 + 207 x 9
=4347 + 1863
=6210
- HS cùng GV nhận xét , ghi điểm 
2b.GV cho HS làm theo 2 cách 
Bài 3 : Gọi 2 HS lên bảng tính - Cả lớp làm VBT
( 3 + 5 ) x 4 = 8 x 4 = 32
3 x 4 + 5 x 4 = 12 + 20 = 32
H:Khi thực hiện nhân một tổng với một số ta làm như thế nào ? 
Đ:...ta có thể lấy từng số hạng của tổng nhân với số đó rồi cộng các két qủa lại với nhau
3.Củng cố - Dặn dò :
- HS nêu lại t/c một số nhân với một tổng , một số nhân với một số 
- Dặn về nhà làm bài tập thêm ở VBT
- Nhận xét tiết học 
Rút kinh nghiệm
Tiết 5:	
Kĩ thuật
Khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột 	( T2 )
I.Mục tiêu :
- HS thực hành được khâu viền đường gấp mép vải thành thạo
- HS thực hành thao tác gấp mép vải khá thành thạo 
- GD HS khéo tay chăm lao động để phục vụ cho bản thân
II.Đồ dùng dạy học :
- Vải , kim ,chỉ , kéo , bút chì , thước 
III.Hoạt động dạy học :
1.Bài cũ :
H:Nêu cách khâu lược đường gấp mép vải ?
- Nêu lại ghi nhớ
- GV nhận xét , ghi điểm
2.Bài mới
a.Giới thiệu bài - Ghi bảng - HS nhắc lại
b.Hướng dẫn HS thực hành 
- GV nêu yêu cầu của tiết thực hành
- GV kiểm tra vật liệu , dụng cụ thực hành của HS 
- Nêu thời gian hoàn thành sản phẩm 
- HS thực hành tiếp tục gấp mép vải và khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột 
- GV quan sát , uốn nắn thao tác chưa đúng hướng dẫn thêm cho HS còn lúng túng 
c.Đánh giá kết quả học tập của HS 
- GV tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm thực hành
- GV nêu các tiêu chuẩn đánh giá sản phẩm
+ Gấp được mép vải .đường gấp mép vải tương đối thẳng , phẳng , đúng kĩ thuật
+ Khâu viền được đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột 
+ Mũi khâu tương đối đều thẳng , không bị dúm
+ Hoàn thành sản phẩm đúng thời gian quy định
- HS dựa vào các tiêu chuẩn trên để tự đánh giá sản phẩm thực hành 
3.Củng cố - dặn dò :
- GV nhận xét sự chuẩn bị , tinh thần , thái độ học tập và kết quả thực hành của HS 
- Hướng dẫn HS đọc trước bài mới và chuẩn bị vật liệu dụng cụ cho bài sau 
	Rút kinh nghiệm
Thứ ba ngày 13 tháng 11 năm 2007
Tiết 1.
Thể dục
Học động tác thăng bằng 
Trò chơi " Mèo đuổi chuột "
I.Mục tiêu :
- Trò chơi "Mèo đuổi chuột" .Yêu cầu HS nắm được luật chơi , chơi tự giác , tích cực và chủ động - Học động tác thăng bằng 
- HS nắm được kĩ thuật động tác và thực hiện tương đối đúng 
 	- GD HS chăm tập thể dục 
II.Địa điểm , phương tiện :
- Trên sân trường , vệ sinh nơi tập , còi 
III.Nội dung và phương pháp lên lớp 
Nội dung
Định lượng
P2và hoạt động tổ chức hoạt động
I.Phần mở đầu 
- GV phổ biến nội dung và yêu cầu giờ học 
- Xoay các khớp cổ chân , gối , hông , vai
- Chạy nhẹ nhàng trên địa hình tự nhiên quanh sân tập 
-Trò chơi "Thụt thò "
II.Phần cơ bản 
1.Bài thể dục phát triển chung 
- Ôn 5 động tác đã học 2 lần , mỗi động tác 2x8 nhịp 
+ Lần 1 : GV điều khiển 
+ Lần 2 :Cán sự điều khiển -GV đi lại quan sát sửa sai cho HS
- Học động tác thăng bằng :Sau khi nêu tên động tác -GV vừa làm mẫu , vừa giải thích cho HS tập bắt chước theo 
- Dần dần GV không làm mẫu mà chỉ hô cho HS tập , GV nhận xét
- HS tập từ đầu đến động tác thăng bằng 
+ Thi đua giữa các tổ 
2.Trò chơi vận động 
- Trò chơi "Mèo đuổi chuột "-GV nêu tểntò chơi , cách chơi và luật chơi .GV điều khiển HS chơi 
III.Phần kết thúc 
- Đứng vỗ tay hát 
- Thực hiện các động tác thả lỏng 
- GV cùn ... óm nghiên cứu mục bạn cần biết trong SGK / 50 và ác tư liệu được phát rồi cùng nhau bàn cách trình bày trên giấy Ao
- Đại diện các nhóm lên trình bày .Các nhóm khác nhận xét , bổ sung 
- Cả lớp cùng thảo luận về vai trò của nước đối với sự sống của sinh vật nói chung 
Kết luận :Như mục bạn cần biết / 50 SGK
*Tìm hiểu vai trò của nước trong sản xuất nông nghiệp , công nghiệp và vui chơi giải trí 
H:Con người còn sử dụng nước vào những việc nào khác ?
- HS trả lời GV ghi các ý kiến của HS lên bảng 
- GV cùng HS phân loại các ý kiến đó vào các nhóm khác nhau 
VD: Con người sử dụng nước trong việc làm vệ sinh thân thể , nhà cửa , môi trường...
- Sử dụng nước trong việc vui chơi giải trí
- Sử dụng nước trong sản xuất nông nghiệp 
- 	 " 	 công nghiệp
- GV lần lượt hỏi về từng vấn đề và yêu cầu HS cho VD minh họa 
- HS cùng GV nhận xét , bổ sung 
3.Củng cố - dặn dò :
- GV liện hệ giáo dục 
- Dặn về nhà học bài 
- Nhận xét tiêt học 
Rút kinh nghiệm
Thứ sáu ngày 16 tháng 11 năm 2007
Tiết 1 
Luyện từ và câu
Tính từ ( tt )
I.Mục tiêu : 
- Nắm được một số cách thể hiện mức độ của đặc điểm , tính chất
- Biết dùng các từ ngữ biểu thị mức độ của đặc điểm , tính chất 
- GD HS yêu thích môn học 
II.Đồ dùng dạy học :
- Bảng lớp viết sẵn 6 câu ở bài tập 1 ,2 phần nhận xét 
- Bảng phụ viết BT 1 phần luyện tập
III.Hoạt động dạy học :
1.Bài cũ :
2.Bài mới 
a.Giới thiệu bài - Ghi bảng 
b.Tìm hiểu bài 
*Phần nhận xét 
Bài tập 1 :Yêu cầu HS đọc bài , suy nghĩ phát biểu ý kiến 
- HS cùng GV nhận xét chốt lại ý đúng 
a.Tờ giấy trắng Mức độ trung bình Tính từ : trắng 
b.Tờ giấy này trăng trắng Mức độ thấp Từ láy : trăng trắng 
c.Tờ giấy này trắng tinh Mức độ cao Từ ghép : trắng tinh
GV kết luận :Mức độ đặc điểm của các tờ giấy có thể được thể hiện bằng cách tạo ra các từ ghép ( trắng tinh ) hoặc từ láy ( trăng trắng ) từ tính từ ( trắng ) đã cho
Bài 2 :HS đọc yêu cầu của bài -Làm việc cá nhân -Phát biểu ý kiến :
- Ý nghĩa mức độ được thể hiện bằng cách :
+ Thêm từ" rất " vào trước tính từ "trắng " rất trắng 
+ Tạo ra phép so sánh với các từ hơn , nhất trắng hơn , trắng nhất 
c.Ghi nhớ :
 - Gọi 3-4 HS đọc ghi nhớ 
- Gọi HS cho một số ví dụ 
- HS cùng GV nhận xét 
d.Luyện tập 
Bài 1 
- 1 HS đọc nội dung bài tập 1 - Cả lớp đọc thầm - Làm VBT
- GV phát giấy , bút dạ để 1 số HS làm 
- HS làm trên giấy trình bày kết quả
(Những từ HS gạch chân : đậm , ngọt , rất , lắm , ngà , ngọc , ngà ngọc , hơn , hơn , hơn )
Bài 2 :HS đọc yêu cầu bài -HS tự làm vào vở theo nhóm 
- Các nhóm trình bày kết quả 
VD:Đỏ
- C1: Đo đỏ , đỏ rực , đỏ hồng , đỏ chót ,đỏ loét , đỏ chon chót 
- C2: Rất đỏ , đỏ lắm , đỏ vô cùng , quá đỏ 
- C3: Đỏ như son , đỏ hơn son ,đỏ nhất
VD : Cao
- Cao vút , cao cao , cao chót vót , cao vợi...
- Rất cao , cao quá , cao lắm , quá cao...
- Cao hơn ,cao nhất , cao như núi , cao hơn núi ....
VD : Vui
- Vui vui , vui vẻ , vui sướng , mừng vui...
- Rất vui , vui lắm , vui quá...
- Vui hơn , vui nhất , vui như tết , vui hơn tết ...
Bài 3 :HS đọc yêu cầu của bài , suy nghĩ , tiếp nối nhau đọc câu mình đặt 
- HS cùng GV nhận xét nhanh 
3.Củng cố- dặn dò :
- Về nhà làm bài tập 
- Nhận xét tiết học
Rút kinh nghiệm
	 -------------------OOOO----------------------
Tiết 2 
Toán
Luyện tập
I.Mục tiêu:Giúp HS :
- Rèn kĩ năng nhân với số có hai chữ số 
- Giải bài toán có phép nhân với số có hai chữ số
- GD HS cẩn thận khi tính toán 
F HS yếu yêu cầu làm được bài tập 1, 2.
II.Đồ dùng dạy học :
Phiếu học tập BT 2 SGK / 70
III.Hoạt động dạy học :
1.Bài cũ :
- Gọi 2 HS lên bảng làm bài tập số 4 VBT / 69
- GV chấm một số VBT
- GV nhận xét ghi điểm 
2.Bài mới 
a.Giới thiệu bài - Ghi bảng 
b.Hướng dẫn HS luyện tập 
Bài 1 : 
 	- Gọi HS lên bảng làm - HS ở lớp làm VBT
- GV yêu cầu HS nêu cách tính của mình 
- HS cùng GV nhận xét ghi điểm 
Bài 2 :
- GV phát phiếu BT 2 SGK - GV hướng dẫn HS làm bài 
- HS làm bài .Sau đó đổi chéo bài để kiểm tra bài của nhau 
- HS cùng GV chữa bài - GV nhận xét , ghi điểm
Bài 3 :
- Gọi HS đọc đề bài - Gọi 2 Hs lên bảng làm - Lớp làm VBT
Trong 1 giờ tim người đó đập số lần là :
75 x 60 = 4500 ( lần )
Trong 24 giờ tim người đó đập số lần là :
4500 x 24 = 108000 ( lần )
Đáp số : 108000 lần
3.Củng cố - dặn dò :
- Dặn về nhà làm bài tập số 4 SGK / 70
- Nhận xét tiết học 
Rút kinh nghiệm
	 -------------------OOOO----------------------
Tiết 3 	
Âm nhạc
Học hát bài :Cò lả
I.Mục tiêu : 
- HS cảm nhận được tính chất âm nhạc vui tươi , trong sáng , mượt mà của bài Cò lả dân ca đồng bằng Bắc Bộ và tinh thần lao động lạc quan , yêu đời của người nông dân được thể hiện ở lời ca
- HS hát đúng giai điệu và lời ca , biết thể hiện những chỗ có luyến trong bài hát 
- GD HS yêu quý dân ca và trân trọng người lao động
II.Đồ dùng dạy học :
- Nhạc cụ quen dùng 
- Tranh , ảnh phong cảnh làng quê đồng bằng Bắc Bộ , bản đồ Việt Nam 
III.Hoạt động dạy học :
1.Bài cũ :
- 1 HS lên bảng hát bài :Khăn quàng thắm mãi vai em 
- 2 HS gõ tiết tấu 
- GV nhận xét 
2.Bài mới 
a.Giới thiệu bài - Ghi bảng 
b.Hướng dẫn HS hát :
- GV cho HS xem tranh ảnh , phong cảnh làng quê 
- GV cho Hs chỉ trên bản đồ khu vực đồng bằng Bắc Bộ ở đâu ?
- GV nhận xét 
*Nội dung :Dạy hát bài Cò lả 
Hoạt động 1 : Dạy hát 
- GV trình bày bài hát
- HS đọc lời ca theo tiết tấu 
- GV dạy từng câu hát 
Hoạt động 2 : Luyện tập 
- Luyện tập theo tổ nhóm - GV theo dõi nhận xét 
- Luyện tập cá nhân - GV cùng HS nhận xét 
3.Củng cố- dặn dò :
 - Cả lớp hát lại bài Cò lả
 - Cho HS kể tên một số bài dân ca 
- Nhận xét tiết học 
Rút kinh nghiệm
	 -------------------OOOO----------------------
Tiết 4 	
Tập làm văn
Kể chuyện ( Kiểm tra viết )
I.Mục tiêu : HS thực hành viết 1 bài văn kể chuyện 
- Bài viết đúng nội dung, yêu cầu của đề bài, có nhân vật, sự kiện, cốt truyện 
- Lời kể tự nhiên, chân thật, dùng từ hay, giàu trí tưởng tượng và sáng tạo.
- HS yếu chỉ yêu cầu kể được câu chuyện ngắn có 2, 3chi tiết. 
II.Đồ dùng dạy học 
- Bảng lớp viết dàn ý vắn tắt của bài văn kể chuyện 
III.Hoạt động dạy học :
1.Bài cũ : GV kiểm tra giấy , bút của HS 
2.Thực hành viết :
Đề bài1 : Kể một câu chuyện em đã được nghe hoặc đã được đọc về một người có tấm lòng nhân hậu
Đề bài 2 : Kể lại câu chuyện " Nỗi dằn vặt của An - Đrây - Ca " bằng lời của cậu bé An - Đrây - Ca 
Đề bài 3 : Kể lại câu chuyện " Vua tàu thủy " Bạch Thái Bưởi bằng lời của một chủ tàu người Pháp hoặc người Hoa 
- HS viết bài 
- GV thu chấm một số bài
- GV nhận xét chung tiết học 
Rút kinh nghiệm
	 -------------------OOOO----------------------
Tiết 5 : 	
An toàn giao thông
An toàn khi đi trên các
phương tiện giao thông công cộng ( T2 )
I.Mục tiêu :
- HS biết được những điều qui định khi lên xuống và ngồi trên các phương tiện giao thông để đảm bào an toàn cho bản thân và cho mọi người 
- Có kĩ năng thức hiện các động tác cài dây an toàn , bám vào tay vịn khi lên , xuống và ngồi trên xe , tránh những hành vi nguy hiểm 
- Có ý thức tôn trọng người khác , giữ gìn trật tự nơi công cộng 
II.Đồ dùng dạy học :
- Hình ảnh trên tàu , thuyền : Có nhiều người ngồi yên đúng vị trí và cũng có người ngồi chắc chắn trên mạn thuyền . đứng trên mạn thuyền
III.Hoạt động dạy học :
1.Bài cũ :
H:Trên đường thủy có cần thực hiện ATGT không ? Vì sao ?
H:Khi muốn đi tàu xe ...thì phải đến phòng bán vé để làm gì ? Và ta phải giữ trật tự như thế nào ?
- GV nhận xét 
2.Bài mới 
a.Giới thiệu bài - Ghi bảng
b.Tìm hiểu bài :
Hoạt động 1 :Lên xuống tàu xe
- GV gọi HS đã được bố mẹ cho đi chơi xa , gợi ý để HS kể lại các chi tiết về lên xuống xe, ngồi trên xe...
1.Đi xe ôtô con 
H:Xe đỗ bên lề đường thì lên xuống xe phía nào ? ( Phía hè đường )
H:Ngồi vào trong xe động tác đầu tiên phải nhớ là gì ?(Đeo dây an toàn )
2.Đi ôtô buýt , xe khách
- Xếp hàng thứ tự ở phía hè đường hoặc ởửtong sân bến xe 
- Bám chắc tay vịn mới bước lên xe
- Lên xe phải tìm ghế ngồi nếu đứng phải bám chắc vào tay vịn trên xe 
3.Đi tàu hỏa 
- Lên theo thứ tự , bám chăc stay vịn ở cửa toa xe rồi đu người lên vì bậc toa xe rất cao ( Em còn nhỏ phải có người lớn kéo lên )
- Vào trong toa đi tìm đúng số ghế, số giường
- Xếp hành lý gọn gàng
4.Đi thuyền , ca nô, tàu
- Đi từ từ ,vững chắc lên ván nối giữa thành tàu và bờ
- Vào trong khoang tìm đúng chỗ và xếp gọn hành lý
- Đi thuyền phải ngồi boong khoang thuyền hoặc ván sàn
*GV kết luận :
+ Chỉ lên xuống tàu xe khi đã dừng hẳn 
+ Khi lênn xuống phải tuần tự không chen lấn, xô đẩy
+ Phải bám vịn chắc vào thành xe , tay vịn , nhìn xuống chân
+ Xuống xe ôtô buýt không được chạy sang đường ngay
- GV yêu cầu 1 - 2 HS nhắc lại 
Hoạt động 2 : Ngồi ở trên tàu xe 
- GV gọi HS kể về việc ngồi trtên tàu , trên xe 
- GV nêu các tình huống yêu cầu HS đánh dấu đúng sai :
+ Đi tàu chạy nhảy trên các toa , ra ngồi ở bậc lên xuống o
+ Đi tàu ca nô đứng tựa ở lan can tàu , cúi nhìn xuống nước o
+ Đi thuyền thò chân xuống nước hoặc cúi xuống nghịch nước o
+ Đi ô tô thò đầu , thò tay qua cửa sổ	 o
+ Đi ôtô buýt không cần bám vịn vào tay vịn	 o
- GV phân tích đó là những hành vi nguy hiểm không an toàn .
* Ghi nhớ : GV hướng dẫn HS nêu
- Nhắc lại những quy định khi đi trên các phương tiện GTCC
+ Không thò đầu , tay ra ngoài cửa sổ
+ Không ném các đồ vật ra ngoài cửa sổ
+ Hành lí xếp ở nơi quy định không để chắn lối đi, cửa lên xuống
3. Củng cố - Dặn dò :
- HS nêu lại bài học
- Liên hệ đi học đúng quy định 
- Nhận xét tiết học.
Rút kinh nghiệm
	 -------------------OOOO----------------------
Tiết 5 
Sinh hoạt
Sinh hoạt tập thể tuần 12
I .Mục tiêu :
- Đánh giá tình hình hoạt động tuần 13 và đề ra kế hoạch tuần 14.
- HS tự kiểm điểm lại bản thân mình 
- GD HS tính tự giác và thực hiện tốt 4 nhiệm vụ của người HS 
 II.Chuẩn bị 
 	 Nội dung sinh hoạt lớp
 	Mỗi HS viết 1 bản kiểm điểm .
 III.Các hoạt động dạy học chủ yếu :
 *Sinh hoạt lớp .
 1. Nhận xét tình hình hoạt động tuần 11
 2.Kế hoạch tuần 12
- Đẩy mạnh phong trào tự học tự rèn 
- Đôn đốc các bạn đi học đầy đủ 
- Học bài và làm bài đầy đủ trước khi đến lớp .
- Tác phong nề nếp ,gọn gàng .
- Tham gia luyện tập nghi thức đầy đủ 
- Tham gia tổng dọn vệ sinh trường lớp sạch đẹp 
*Sinh hoạt văn nghệ 
--------------------------------------&&-------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 12 LOP 4doc.doc