Thiết kế bài dạy các môn học khối 4 - Tuần 16 năm 2007

Thiết kế bài dạy các môn học khối 4 - Tuần 16 năm 2007

Đạo đức

YÊU LAO ĐỘNG ( T1)

I.Mục tiêu: Học xong bài này, học sinh có khả năng:

- Bước đầu biết được giá trị của lao động.

- Tích cực tham gia các công việc lao động ở lớp, ở trường, ở nhà phù hợp với khả năng của bản thân.

- Biết phê phán những biểu hiện chây lười lao động.

- Giáo dục học sinh biết yêu lao động.

II.Đồ dùng dạy học:

- Một số đồ dùng, đồ vật phục vụ trò chơi đóng vai.

III.Các hoạt động dạy học:

A.Kiểm tra bài cũ:

- Một học sinh đọc ghi nhớ bài học.

- Em đã làm gì để tỏ lòng kính trọng, biết ơn thầy giáo, cô giáo?

B.Dạy bài mới:

.Giới thiệu bài:

Hoạt động 1: Đọc truyện Một ngày của Pê- chi-a.

- Giáo viên đọc lần thứ nhất. Gọi 1 học sinh đọc lại lần thứ hai.

- Giáo viên cho cả lớp thảo luận nhóm theo 3 câu hỏi sách giáo khoa.

- Đại diện nhóm trình bày.

 

doc 32 trang Người đăng thuthuy90 Lượt xem 738Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế bài dạy các môn học khối 4 - Tuần 16 năm 2007", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai ngày 10 tháng 12 năm 2007
Tiết 2 	 	
Đạo đức
YÊU LAO ĐỘNG ( T1)
I.Mục tiêu: Học xong bài này, học sinh có khả năng:
- Bước đầu biết được giá trị của lao động.
- Tích cực tham gia các công việc lao động ở lớp, ở trường, ở nhà phù hợp với khả năng của bản thân.
- Biết phê phán những biểu hiện chây lười lao động. 
- Giáo dục học sinh biết yêu lao động.
II.Đồ dùng dạy học: 
- Một số đồ dùng, đồ vật phục vụ trò chơi đóng vai.
III.Các hoạt động dạy học: 
A.Kiểm tra bài cũ: 
- Một học sinh đọc ghi nhớ bài học.
- Em đã làm gì để tỏ lòng kính trọng, biết ơn thầy giáo, cô giáo?
B.Dạy bài mới: 
.Giới thiệu bài:
Hoạt động 1: Đọc truyện Một ngày của Pê- chi-a.
- Giáo viên đọc lần thứ nhất. Gọi 1 học sinh đọc lại lần thứ hai.
- Giáo viên cho cả lớp thảo luận nhóm theo 3 câu hỏi sách giáo khoa.
- Đại diện nhóm trình bày.
H1 : Hãy so sánh một ngày của Pê-chi-a với những người khác trong truyện ? (Trong khi mọi người trong truyện làm việc như : người lái máy cày xới đất; người công nhân lái máy gặt lúa,...không làm việc gì?)
H2 :Theo em Pê-chi-a sẽ thay đổi như thế nào sau chuyện xảy ra? (Pê-chi-a sẽ cảm thấy hối hận, nuối tiếc vì đã phí hoài một ngày. Có thể Pê-chi-a sẽ bắt tay vào làm việc một cách chăm chỉ sau đó).
H3: Nếu em là Pê-chi-a em sẽ làm gì? (. ..em sẽ không bỏ phí một ngày như bạn. )
3. Kết luận: Cơm ăn, áo mặc, sách vở,...đều là sản phẩm của lao động. Lao động đem lại cho con người niềm vui và giúp con người sống tốt hơn.
4.Ghi nhớ: Học sinh đọc sách giáo khoa (Bỏ câu: Lười lao động là đáng chê trách.)
Hoạt đông2: Thảo luận nhóm ( Bài tập 1 sách giáo khoa).
1.Giáo viên chia nhóm và yêu cầu các nhóm làm việc.
- Đại diện nhóm trình bày.
2.Giáo viên kết luận.
Hoạt động3: Đóng vai (Bài tập 2 sách giáo khoa)
	- Giáo viên chia nhóm giao nhiệm vụ cho các nhóm thảo luận và đóng vai một tình huống như vậy đã phù hợp chưa? Vì sao? Ai có cách ứng xử khác.
- Giáo viên nhận xét và kết luận về cách ứng xử trong mỗi tình huống.
Củng cố- dặn dò: 
- Nhận xét tiết học.Chuẩn bị bài tiết học sau bài tập 3,4 5,6.
* Rút kinh nghiệm:
Tiết 3:	 
Tập đọc
KÉO CO
I.Mục tiêu :
- HS yếu đọc được tên bài và 1, 2 câu ngắn.
- HS đọc còn sai dấu đọc đúng các tiếng , từ khó.
- HS trung bình đọc trôi chảy toàn bài, ngắt nghỉ hơi tự nhiên sau các dấu câu.
- HS khá giỏi đọc trôi chảy toàn bài, ngắt nghỉ hơi tự nhiên sau các dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn giọng những từ ngữ gợi tả. Biết đọc bài văn kể về trò chơi kéo co của dân tộc với giọng sôi nổi, hào hứng.
- Hiểu các từ ngữ trong bài. Hiểu tục chơi kéo co ở nhiều địa phương trên đất nước ta rất khác nhau.Kéo co là một trò chơi thể hiện tinh thần thượng võ của dân tộc.
 - Bồi dưỡng học sinh ham thích trò chơi có ích.
II.Đồ dùng dạy- học:
- Tranh minh họa nội dung bài học sách giáo khoa.
III.Các hoạt động dạy- học:
A.Kiểm tra bài cũ: 
Kiểm tra hai học sinh đọc thuộc lòng bài thơ tuổi ngựa và trả lời câu hỏi :
- Trong khổ thơ cuối,"Ngựa con" nhắn nhủ mẹ điều gì?
- Nếu vẽ một bức tranh minh họa bài thơ này, em sẽ vẽ như thế nào?
B.Bài mới:
1.Giới thiệu bài: 
2.Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài : 
a.Luyện đọc: Học sinh nối tiếp nhau đọc 3 đoạn của bài 2-3 lượt .
Đoạn 1:Năm dòng đầu 
Đoạn 2: Bốn dòng tiếp.
Đoạn 3: Sáu dòng còn lại.
Riêng HS yếu gv chỉ yêu cầu các em đọc đúng tên bài học và 1, 2 câu ngắn.
Giáo viên hướng dẫn học sinh nghỉ hơi đúng(nhanh, tự nhiên) trong câu sau: Hội làng Hữu Trấp...bên nữ thắng. Giúp học sinh hiểu các từ mới (giáp).
- Học sinh luyện đọc theo cặp.
- Một, hai học sinh đọc cả bài.
- Gv kiểm tra việc luyện đọc của HS yếu.
b.Tìm hiểu bài:
- Câu hỏi 1:Học sinh đọc đoạn ,quan sát tranh minh họa bài đọc trong sách giáo khoa, trả lời:Qua phần đầu bài văn, em hiểu cách chơi kéo co như thế nào?
(Kéo co phải có hai đội, thường thì số người hai đội phải bằng nhau, thành viên mỗi đội ôm chặt lưng nhau, hai người đứng đầu mỗi đội ngoắc tay vào nhau, thành viên hai đội cũng có thể nắm chung một sợi dây thừng dài.Kéo co phải đủ 3 keo.Mỗi đội kéo mạnh đội mình về sau vạch ranh giới ngăn cách hai đội.Đội nào kéo tuột được đội kia ngả sang vùng đất của đội mình nhiều keo hơn là thắng ).
 Ý1: Cách thức chơi kéo co.
- Câu hỏi 2:Học sinh đọc thành tiếng đoạn 2, thi giới thiệu về cách chơi kéo co ở làng Hữu Trấp.Cả lớp và giáo viên bình chọn bạn giới thiệu tự nhiên, sôi động, đúng nhất trong không khí lễ hội.
 Ý2: Giới thiệu cách thức chơi kéo co ở làng Hữu Trấp .
- Câu hỏi 3: Học sinh đọc đoạn văn còn lại, trả lời:
+Cách chơi kéo co ở làng Tích Sơn có gì đặc biệt?(Đó là cuộc thi giữa trai tráng hai giáp trong làng. Số lượng người mỗi bên không hạn chế.Có giáp thua keo đầu,keo sau đàn ông trong giáp kéo đến đông hơn thế là chuyển bại thành thắng.) 
+Vì sao trò chơi kéo co bao giờ cũng vui?(Vì có rất đông người tham gia, vì không khí ganh đua rất sôi nổi, vì những tiếng hò reo khích lệ của rất nhiều người xem.)
- Câu hỏi 4:Ngoài kéo co,em còn biết những trò chơi dân gian nào khác ?(đấu vật, múa võ,đá cầu, đu quay, thổi cơm thi,...)
 Ý3:Cách chơi kéo co ở làng Tích Sơn .
c.Hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm: 
- Ba học sinh nối tiếp nhau đọc 3 đoạn của bài văn. Giáo viên hướng dẫn để các em có giọng đọc phù hợp với diễn cảm của bài.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh cả lớp luyện đọc và thi đọc diễn cảm một đoạn tiêu biểu trong bài ;Có thể chọn đoạn sau:
 Hội làng Hữu Trấp ... xem hội.
 Ý nghĩa: Bài này giới thiệu kéo co là một trò chơi thú vị và thể hiện tinh thần thượng võ của người Việt Nam ta.
3.Củng cố-dặn dò:
- Giáo viên nhận xét tiết học.Yêu cầu học sinh về nhà đọc lại bài văn, kể lại cách chơi kéo co rất đặc biệt trong bài cho người thân nghe.Chuẩn bị bài tiết học sau Trong quán ăn" Ba cá bống."
* Rút kinh nghiệm:
Tiết 4 	
Toán
LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu: Giúp học sinh rèn luyện kỹ năng.
- HS yếu yêu cầu thực hiện được các phép chia cho số có hai chữ số đơn giản với các số bị chia có 2 hoặc 3 chữ số.
- HS trung bình trở lên:
+ Biết cách thực hiện phép chia cho số có 2 chữ số.
+ Vận dụng để giải toán có lời văn.
- GD HS cẩn thận khi làm bài tập 
II. Các hoạt động dạy- học:
A. Kiểm tra bài cũ: 
- Hai học sinh lên bảng làm bài 1b, 2.
B. Bài mới:
Bài 1: Đặt tính rồi tính- Học sinh tự làm vào vở.
a)	4725	15	4674	82	4935	44 
 	 22	315	 574	57	 53	112
	 75 	 00	 95
	 00 07
Bài 2: Tóm tắt. Bài giải: 
	25 viên gạch : 1m2 Số mét vuông nền nhà lát được là: 
1050 viên gạch : ?....... m2 1050 : 25 = 42 (m2 ) 
	Đáp số: 42 m2
 Bài 3:	 Tóm tắt. Bài gải
	Có 25 người. Số sản phẩm cả đội làm trong 3 tháng là:
 Tháng 1 : 855 sản phẩm 855 + 920 + 1350 =3125 ( sản phẩm )
	 Tháng 2 : 920 sản phẩm Trung bình mỗi người làm được là:
	 Tháng 3 : 1350 sản phẩm 3.125 : 25 = 125 ( sản phẩm)
 1người 3 tháng: ? sản phẩm Đáp số : 125 sản phẩm
Bài 4: Yêu cầu học sinh đọc đề bài và hỏi" muốn biết phép tính sai ở đâu chúng ta phải làm gì? "Yêu cầu học sinh thực hiện phép chia.
Củng cố- dăn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài tiết học sau: Thương có chữ số 0.
* Rút kinh nghiệm:
Tiết 5	
Kĩ thuật
THỬ ĐỘ NẢY MẦM CỦA HẠT GIỐNG RAU, HOA
I.Mục tiêu:
- Học sinh biết mục đích của việc thử độ nảy mầm của hạt giống.
- Thực hiện được các thao tác thử độ nảy mầm của hạt giống.
- Có ý thức làm việc cẩn thận, ngăn nắp, đúng qui trình.
II.Đồ dùng dạy học:
- Mẫu: Đĩa hạt giống đã thử độ nảy mầm.
- Vật liệu và dụng cụ:+Hạt giống (rau, hoa, đỗ,..)
	+Giấy thấm nước, bông hoặc vải mềm.
	+Đĩa đựng hạt giống (bằng thuỷ tinh, nhựa hoặc bằng tráng men,..)
III.Các hoạt động dạy- học: 
A.Kiểm tra bài cũ: 2 HS 
- Lên luống trồng rau, hoa được thực hiện như thế nào?
- Đọc ghi nhớ bài học.
B. Bài mới:
*Giới thiệu bài:
Hoạt động 1: Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát, nhận xét mẫu
- Thế nào là thử độ nảy mầm của hạt giống?Giáo viên giới thiệu mẫu thử độ nảy mầm của hạt giống để học sinh dựa vào đó trả lời (đem hạt giống gieo vào đĩa có lớp vải, bông hoặc giấy thấm có độ ẩm trải trong lòng đĩa để hạt nảy mầm).
- Giáo viên nhận xét và giải thích: Hạt nảy mầm được khi có đủ điều kiện vềđộ ẩm, nhiệt độ, nhiệt độ thích hợp cho hạt nảy mầm để theo dõi, quan sát thời gian nảy mầm, số hạt nảy mầm được gọi là thử độ nảy mầm của hạt giống.
- Tại sao phải thử độ nảy mầm của hạt giống?(...xem hạt giống nảy mầm nhiều hay ít).
*Kết luận: Thử độ nảy mầm của hạt giống để biết hạt giống tốt hay xấu.Nếu hạt giống tốt thì thời gian nảy mầm nhanh, số hạt giống nảy mầm nhiều (95% đến100%) mầm mọc khoẻ.Ngược lại, hạt giống xấu thì số hạt nảy mầm ít, nảy mầm không đều, mầm nhỏ và yếu.
- Giáo viên yêu cầu học sinh dựa vào mẫu để nêu những vật liệu và dụng cụ cần chuẩn bị khi thử độ nảy mầm của hạt.
Hoạt động 2: Giáo viên hướng dẫn thao tác kĩ thuật
- Học sinh đọc sách giáo khoa và nêu các bước thử độ nảy mầm của hạt giống.
- Giáo viên nhận xét và làm mẫu. Khi thực hành học sinh chú ý:
+ Đĩa dùng thử độ nảy mầm của hạt giống phải có đáy, bằng phẳng.
+ Nên dùng bông thấm nước để thử độ nảy mầm. Nếu dùng vải và giấy thấm thì phải xếp thành 3-4 lượt.
+ Xếp các hạt cách đều nhau một khoảng cách nhất định.
- Giáo viên vừa nêu vừa thực hiện.
- Gọi 1-2 em lên bảng thực hiện, HS khác quan sát và nhận xét, GV nhận xét.
Hoạt đông 3: Học sinh thực hành thử độ nảy mầm 
- Giáo viên kiểm tra sự chuẩn bị vật liệu và dụng cụ thực hành.
- Mỗi học sinh thử độ nảy mầm của hạt giống phải theo các bước của qui trình
- Học sinh thực hành thử độ nảy mầm của hạt giống rau, hoa.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh cách bổ sung nước hàng ngày và cách theo dõi ghi các nội dung quan sát hạt nảy mầm vào vở theo mẫu sách giáo khoa.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh về nhà thử độ nảy mầm 2-3 loại hạt giống để so sánh, một đĩa tưới nước thường xuyên, một đĩa không tưới nước, giờ sau mang lên lớp để báo cáo kết quả thực hành.
Củng cố-dặn dò:
 - Nhận xét tiết học. Chuẩn bị bài tiết học sau.
* Rút kinh nghiệm:
BUỔI CHIỀU
Tiết 1. 
ÔN TẬP: TOÁN
Mục tiêu: 
- Giúp HS yếu củng cố cách thực hiện phép chia cho số có hai chữ số ở mức độ đơn giản.
- HS trung bình trở lên củng cố cách thực hiện phép chia cho số có hai chữ số và dạng toán chia một số cho một tích.
- HS khá giỏi áp dụng vào giải một số bài tập nâng cao.
Nội dung và cách tiến hành:
- Gv chia lớp thành hai nhóm đối tượng chính, đồng thời chia bảng thành hai phần. Ghi bài tập lên bảng yêu cầu cá ... m hiểu một số thành phần khác của không khí 
Mục tiêu:HS quan sát và trả lời trong không khí còn có những thành phần khác
Bước 1: Học sinh quan sát hình 3a sách giáo khoa. 
 Bứớc 2: HS thảo luận và trả lời:Sau vài giờ lọ nước vôi còn trong nữa hay không?
- Đại diện nhóm báo cáo kết quả 
- Giáo viên đặt vấn đề :Trong những bài học về nước, chúng ta đã biết trong không khí có chứa hơi nước, yêu cầu học sinh nêu ví dụ chứng tỏ trong không khí chứa hơi nước( Ví dụ vào những hôm trời nồm, độ ẩm không khí cao, quan sát sàn nhà em thấy gì?...
- Học sinh quan sát hình 4, 5 trang 67 sách giáo khoa và kể thêm những thành phần khác có trong không khí (bụi, khí độc, vi khuẩn).
- Giáo viên có thể cho học sinh nhìn thấy bụi trong không khí bằng cách che tối phòng học và để một lỗ nhỏ cho tia nắng lọt vào phòng. Nhìn vào tia nắng đó, các em sẽ thấy rõ những hạt bụi lơ lửng trong không khí.
- GV gọi một số HS trả lời câu hỏi: Không khí gồm những thành phần nào?
Kết luận: Không khí gồm có hai thành phần chính là ô xy và ni tơ. Ngoài ra còn chứa khí các- bô- níc, hơi nước, bụi, vi khuẩn...
Củng cố- Dặn dò:
- Nhận xét tiết học. Chuẩn bị bài tiết sau "Ôn tập".
* Rút kinh nghiệm:
Thứ sáu ngày 14 tháng 12 năm 2007
Tiết 1 	
Luyện từ và câu
CÂU KỂ
 I. Mục tiêu:
- Học sinh hiểu thế nào là câu kể, tác dụng của câu kể.
- Biết tìm câu kể trong đoạn văn; biết đặt một vài câu kể để kể, tả trình bày ý kiến.
- Bồi dưỡng cho học sinh ham thích học luyện từ và câu.
II. Đồ dùng dạy học:
 - Giấy khổ to viết lời giải bài tập 1, 2 và 3.
- Một số tờ phiếu khổ to viết những câu văn để học sinh làm bài tập III.1.
III. Các hoạt động dạy- học:
A.Kiểm tra bài cũ: Giáo viên kiểm tra 2 HS làm lại bài tập 2, 3.
B.Bài mới:
1. Giới thiệu bài
2. Phần nhận xét:
Bài tập 1: Một học sinh đọc yêu cầu của bài.
- Cả lớp đọc thầm doạn văn, suy nghĩ, phát biểu ý kiến.
Giáo viên nhận xét chốt lại: Câu được in đậm trong đoạn văn đã cho là câu hỏi về một điều chưa biết. Cuối câu có dấu chấm hỏi.
Bài tập 2: Một học sinh đọc yêu cầu cuả bài.
- Giáo viên nhắc HS đọc lần lượt từng câu xem những câu đó được dùng làm gì?
- HS suy nghĩ phát biểu ý kiến. GV nhận xét, dán tờ phiếu ghi lời giải, chốt lại ý kiến đúng.
- Những câu còn lại trong đoạn văn dùng để giới thiệu ( Bu- ra- ti- nô là một chú bé bằng gỗ), miêu tả (chú có cái mũi rất dài) hoặc kể về một sự việc (chú người gỗ được bác rùa tốt bụng Toóc- ti- la tặng cho chiếc chìa khoá vàng để mở một kho báu). Cuối các câu trên có dấu chấm. Giáo viên chốt lại đó là câu kể.
Bài tập 3: Học sinh đọc yêu cầu của bài suy nghĩ, phát biểu ý kiến. Giáo viên nhận xét, dán tờ phiếu ghi lời giải, chốt lại ý kiến đúng:
Ba-ra-ba uống rượu đã say Kể về Ba-ra-ba
Vừa hơ bộ râu, lão vừa nói: Kể về Ba-ra-ba
- Bắt được thằng người gỗ, ta sẽ Nêu suy nghĩ của Ba-ra-ba
tống nó vào lò sưởi này. 
3.Phần ghi nhớ:
4.Phần bài tập: 
- HS yếu gv yêu cầu các em chép bài tập đã chữa trên bảng vào vở.
Bài tập1: Học sinh đọc yêu cầu của bài, trao đổi theo cặp. Giáo viên phát phiếu đã ghi sẵn các câu văn cho mỗi nhóm.
Đại diện nhóm trình bày kết quả. Cả lớp và giáo viên nhận xét, chốt lại lời giải:
- Chiều chiều, trên bãi thả, đám trẻ mục đồng... thả diều thi Kể sự việc
- Cánh diều mềm mại như cánh bướm Tả cánh diều.
- Tiếng sáo diều vi vu trầm bổng. Tả tiếng sáo diều.
- Sáo đơn rồi sáo kép, sáo bè...những vì sao sớm Nêu ý kiến nhận định
Bài tập 2: Học sinh đọc yêu cầu của bài .
- HS làm bài cá nhân- mỗi em viết khoảng 3 - 5 câu kể theo một trong bốn đề bài đã nêu.
- Học sinh nối tiếp nhau trình bày. Cả lớp và giáo viên nhận xét .
5.Củng cố- dặn dò:
 	- Giáo viên nhận xét tiết học.
- Yêu cầu học sinh về nhà hoàn chỉnh bài tập III.2, viết lại vào vở.Chuẩn bị bài học tiết sau "Câu kể ai làm gì?"
* Rút kinh nghiệm:
Tiết 2 	
Toán
CHIA CHO SỐ CÓ BA CHỮ SỐ (Tiếp theo)
I.Mục tiêu: 
- HS yếu tiếp tục thực hiện các phép chia số có ba, hoặc bốn chữ số cho số có ba chữ số ở mức độ đơn giản.
- Giúp học sinh thực hiện phép chia cho số có năm chữ số cho số có ba chữ số.
- Bồi dưỡng học sinh làm toán nhanh nhẹn .
II.Các hoạt động dạy học:
A.Kiểm tra bài cũ: Hai học sinh lên bảng làm
 8970 : 365 660 : 156 
B.Bài mới: 
1.Trường hợp chia hết: 41535 : 195
a)Đặt tính
b)Tính từ trái sang phải
2.Trường hợp chia có dư: 80120 : 245 =?
Tiến hành tương tự như trên
3.Thực hành: 
Bài 1:HS đặt tính rồi tính - HS làm bài vào bảng con, hai em lên bảng làm.
a) 62321 307	b) 81350 187 
 	 00921 203 	 0655 435
 000	 0940 
 	 005
Bài 2:Tìm x (Học sinh nhắc lại qui tắc tìm một thừa số chưa biết;tìm số chia chưa biết. ) 
- Học sinh làm vào vở, hai em lên bảng làm.
b) 89658 : x = 293
 	 x = 89658 : 293 
	 x = 306
Bài 3: Tóm tắt 	 Bài giải
 305 ngày : 49410 sản phẩm Trung bình mỗi ngày nhà máy sản là: 
 1ngày : ? sản phẩm 49410 : 305 = 162 (sản phẩm)
	 Đáp số: 162 sản phẩm
4.Củng cố- dặn dò:
- Giáo viên nhận xét tiết học, bài tập về nhà bài 1. 
- Chuẩn bị bài học sau Luyện tập.
* Rút kinh nghiệm:
Tiết 3	
Âm nhạc
ÔN TẬP 3 BÀI HÁT
I.Mục tiêu :
	- Ôn tập 3 bài hát : Trên ngựa ta phi nhanh; Khăn quàng thắm mãi vai em; Cò lả
	- Hát đúng giai điệu , lời ca và tập hát diễn cảm 
	- GD HS yêu thích môn âm nhạc
II.Đồ dùng dạy học :
	- Nhạc cụ :Phách, máy nghe nhạc
III.Hoạt động dạy học :
1.Bài cũ : 2 HS. 
 - Gọi HS hát bài : " Vầng trăng cổ tích "
	- GV nhận xét - Đánh giá 
2.Bài mới :
a.Giới thiệu bài - Ghi bảng
b.Hướng dẫn HS ôn tập
Hoạt động 1 :
	- GV cho HS cả lớp khởi động giọng 
Hoạt động 2 :Ôn tập 3 bài hát 
	- GV lần lượt cho lớp hát mỗi bài 2 lần + Vận động phụ họa
	- Cả lớp hát kết hợp gõ phách
	- Gọi HS hát cá nhân - Đánh giá 
Hoạt động 3 : Luyện tập 
	- GV cho HS hát theo từng dãy bàn 
	- HS thi hát giữa các dãy bàn với nhau 
	- HS cùng GV nhận xét
	- Tổ chức cho HS thi hát cá nhân + Phụ họa 
	- HS lớp cùng GV nhận xét - Đánh giá
3.Củng cố - Dặn dò :
	- Về nhà tập hát thuộc và hay 3 bài vừa ôn 
	- Nhận xét tiết học
* Rút kinh nghiệm:
Tiết 4 	
Tập làm văn
LUYỆN TẬP MIÊU TẢ ĐỒ VẬT
I.Mục tiêu: 
- Dựa vào dàn ý đã lập dàn bài tập làm văn tuần 15, em hãy viết được một bài văn miêu tả đồ chơi mà em thích với đủ 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài.
- Bồi dưỡng cho học sinh ham thích học tập làm văn.
II.Đồ dùng dạy học: 
A.Kiểm tra bài cũ: Giáo viên kiểm tra một học sinh đọc bài giới thiệu một trò chơi hoặc lễ hội ở quê em.
B.Bài mới:
1.Giới thiệu bài:
2.Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài viết: 
a)Hướng dẫn học sinh nắm vững yêu cầu của bài
- Một học sinh đọc đề bài 
- Bốn học sinh nối tiếp nhau đọc 4 gợi ý trong sách giáo khoa.Cả lớp theo dõi.
- Học sinh mở vở, đọc thầm dàn ý bài văn tả đồ chơi mình đã chuẩn bị tuần trước.
- Giáo viên mời 1-2 học sinh khá dõi đọc lại dàn ý của mình.
b)Hướng dẫn học sinh xây dựng kết cấu 3 phần của một bài: 
- Chọn cách mở bài trực tiếp hay gián tiếp:
+ Học sinh đọc thầm lại M :mẫu avà b trong sách giáo khoa.
+ Một học sinh trình bày cách mở đầu bài viết- kiểu trực tiếp của mình.
+ Một học sinh trình bày làm mẫu cách mở đầu bài viết- kiểu gián tiếp của mình.
- Viết từng đoạn trong bài( mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn).
+ Một học sinh đọc thầm M: trong sách giáo khoa, giáo viên nhắc các em trong M: câu mở đoạn là bọn con trai thì cho là anh lính này nom rất oách.
+ Một học sinh dựa vào dàn ý, nói thân bài của mình.
- Chọn cách kết bài 
+ Một học sinh trình bày mẫu cách kết bài không mở rộng
+ Một học sinh trình bày mẫu cách kết bài mở rộng.
3.Học sinh viết bài: Giáo viên tạo không khí yên tĩnh cho học sinh viết bài.
4.Củng cố- dặn dò: 
- Giáo viên thu bài. Nhắc HS nào chưa hài lòng với bài viết có thể về nhà viết lại
bài nộp cho cô tiết học tới. Chuẩn bị bài tiết học sau "Đoạn văn trong bài văn miêu tả đồ vật."
* Rút kinh nghiệm:
Tiết 5: 	
Sinh hoạt lớp tuần 16
I. Mục tiêu :
 - Nhận xét các hoạt động tuần qua.
 	- Đề ra phương hướng hoạt động tuần tới. 
 	- GD các em thực hiện tốt nội quy trường, lớp.
 II. nội dung sinh hoạt:
1) Đánh giá hoạt động trong tuần.
- Lớp trưởng diều khiển lớp sinh hoạt.
- Các tổ trưởng đánh giá hoạt động của tổ mình trong tuần.
- Ý kiến các thành viên trong lớp.
 GV: Nhận xét chung.
* Đạo đức:
* Học tập:
- Các em có ý thức học tập tương đối tốt, học bài và chuẩn bị bài trước khi đến lớp.
- Giữ gìn sách vở tương đối cẩn thận.
* Các hoạt động khác:
 - Thực hiện nghiêm túc nội qui trường lớp. 
 - Vệ sinh cá nhân trường lớp sạch sẽ.
 2) Phương hướng hoạt động tuần tới:
 - Đi học đầy đủ, đúng giờ.
 - Chuẩn bị bài đầy đủ trước khi đến lớp.
 	 - Giữ gìn và bảo quản sách vở cẩn thận.
 - Nộp tiền quỹ đội, hội theo quy định.
 - Tự giác học tập tốt, nâng cao chất lượng học tập. 
 - Tham gia tốt phong trào hoạt động đội.
 - Đôn đốc HS dân tộc đi học phụ đạo đầy đủ
 	 - Nhắc nhở các em luyện đọc nhiều 
 - Tập luyện nghi thức đầy đủ 
 - Lao động vệ sinh sạch sẽ 
 	 - Chăm sóc bồn hoa trước lớp tươi tốt 
3) Biện pháp:
 - Thường xuyên ra bài làm ở nhà và kiểm tra hàng ngày để có biện pháp kèm cặp kịp thời.
 	- Phân công HS khá kèm cặp HS yếu kém để nâng cao chất lượng.
 - Luôn khuyến khích và động viên kịp thời.
4) Nhận xét, tuyên dương:
KIỂM TRA CUỐI TUẦN
ĐỀ BÀI
Câu 1. Đặt tính rồi tính.
1175 : 235 = .? 1476 : 123 = .? 215250 : 875 = .?
Câu 2. Giải bài toán. Có 24 hộp kẹo, mỗi hộp đựng được 120 gói kẹo. Hỏi nếu mỗi hộp đựng được 160 gói kẹo thì phải cần bao nhiêu hộp để đựng hết số kẹo đó ?
Câu 3. Tính bằng hai cách. 4725 : ( 5 x 21 ) 
ĐÁP ÁN VÀ CÁCH CHẤM ĐIỂM.
* Đối với học sinh yếu chỉ yêu cầu các em làm bài tập 1. Mỗi phép tính đúng được 3 điểm, 1 điểm dành cho trình bày.
* Đối với HS trung bình làm bài tập 1 và 2. Bài 1: 6 điểm. Bài 2: 3 điểm. 1 điểm dành cho trình bày.
* Đối với HS giỏi làm cả 3 bài tập. Bài 1: 6 điểm. Bài 2: 2 điểm. Bài 3: 1 điểm. 1 điểm dành cho trình bày.
* Lưu ý: Làm đúng các bước, kết quả sai được 1/2 số điểm của bài đó. Ngược lại, các bước làm sai, kết quả đúng thì không có điểm.
MÔN: TIẾNG VIỆT
ĐỀ BÀI.
Câu 1: Viết đoạn mở bài giới thiệu đồ chơi của em hoặc của bạn em.
Câu 2. Trong đoạn văn em vừa viết ở câu 1 câu nào là câu kể, câu nào dùng để tả về đồ chơi.
CÁCH CHẤM ĐIỂM.
* Hs yếu chỉ yêu cầu các em làm câu 1. ( 6 điểm )
* Hs trung bình trở lên làm cả 2 câu hỏi. ( 4 điểm )
* Dựa vào bài làm cụ thể của Hs gv cho điểm phù hợp.

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 16 LOP 4doc.doc