Thiết kế bài dạy các môn học khối 4 - Tuần 18 năm 2007

Thiết kế bài dạy các môn học khối 4 - Tuần 18 năm 2007

Đạo đức

ÔN TẬP VÀ THỰC HÀNH KĨ NĂNG CUỐI KÌ I

I.Mục tiêu: Học sinh ôn tập và thực hành kĩ năng:

- Biết hiếu thảo với ông bà, cha mẹ.

- Biết ơn thầy giáo và cô giáo.

- Biết yêu lao động.

II.Các hoạt động day- học:

A.Kiểm tra bài cũ: 2 HS

- Nêu ghi nhớ bài học.

- Em hãy kể lại các công việc mà em đã tham gia ở nhà.

B.Ôn tập và thực hành kĩ năng:

1.Hiếu thảo với ông bà, cha mẹ:

- Cả lớp đọc thầm truyện "Phần thưởng" và thảo luận:

+ Em có nhận xét gì về việc làm của bạn Hưng? (Hưng kính mến và hiếu thảo với bà).

+ Theo em, bà của bạn Hưng sẽ cảm thấy thế nào trước việc làm của bạn? (Bà rất vui mừng và khen cháu).

- Học sinh đọc ghi nhớ bài học.

- Em hãy kể những việc làm cụ thể hàng ngày để bày tỏ lòng hiếu thảo với ông bà, cha mẹ.

 

doc 21 trang Người đăng thuthuy90 Lượt xem 667Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế bài dạy các môn học khối 4 - Tuần 18 năm 2007", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai ngày 24 tháng 12 năm 2007
Tiết 2 	
Đạo đức
ÔN TậP Và THựC HàNH Kĩ NĂNG CUốI Kì I
I.Mục tiêu: Học sinh ôn tập và thực hành kĩ năng:
- Biết hiếu thảo với ông bà, cha mẹ.
- Biết ơn thầy giáo và cô giáo.
- Biết yêu lao động.
II.Các hoạt động day- học:
A.Kiểm tra bài cũ: 2 HS 
- Nêu ghi nhớ bài học.
- Em hãy kể lại các công việc mà em đã tham gia ở nhà.
B.Ôn tập và thực hành kĩ năng:
1.Hiếu thảo với ông bà, cha mẹ: 
- Cả lớp đọc thầm truyện "Phần thưởng" và thảo luận: 
+ Em có nhận xét gì về việc làm của bạn Hưng? (Hưng kính mến và hiếu thảo với bà).
+ Theo em, bà của bạn Hưng sẽ cảm thấy thế nào trước việc làm của bạn? (Bà rất vui mừng và khen cháu).
- Học sinh đọc ghi nhớ bài học.
- Em hãy kể những việc làm cụ thể hàng ngày để bày tỏ lòng hiếu thảo với ông bà, cha mẹ.
2.Biết ơn thầy giáo và cô giáo:
- Đọc tình huống. Thảo luận.
- Em hãy đoán xem các bạn nhỏ trong tình huống trên sẽ làm gì khi nghe Vân nói? (Bạn sẽ đến thăm cô).
- Nếu em là HS của lớp đó, em sẽ làm gì? Vì sao? (Em sẽ đến thăm cô , biết ơn cô đã dạy )
- Học sinh đọc ghi nhớ bài học.
- Em hãy kể lại các việc em đã làm để tỏ lòng kính trọng, biết ơn thầy giáo, cô giáo?
3.Biết yêu lao động: Cả lớp đọc thầm truyện "Một ngày của Pê-chi-a".
Thảo luận: 
- Hãy so sánh một ngày của Pê-chi-a với những người khác trong câu chuyện. (Pê-chi-a một ngày không làm việc gì cả,còn những người khác đã làm được việc...).
- Theo em Pê-chi-a sẽ thay đổi như thế nào? (Pê-chi-a sẽ làm việc hàng ngày) 
- Nếu em là pê-chi-a em sẽ làm gì? Vì sao? (Em sẽ làm theo lời mẹ , vì em đã yêu lao động).
- Học sinh đọc phầ ghi nhớ bài học.
- Em hãy kể những công việc mà hàng ngày em đã làm để tự phục vụ bản thân, các công việc ở nhà, ở trường, ngoài xã hội.
4.Củng cố- dặn dò: 
- Nhận xét tiết học. 
- Chuẩn bị bài tiết học sau “Biết kính trọng, biết ơn người lao động.”
-------------------------OOOOO-------------------------
Tiết 3.
Tập đọc
ÔN TậP
I.Mục tiêu:
- HS yếu đọc thành tiếng ( phát âm rõ không sai lỗi chính tả ) một hoặc hai đoạn của bài tập đọc tự chọn.
- Kiểm tra lấy điểm tập đọc và học thuộc lòng, kết hợp kiểm tra kĩ năng đọc- hiểu (Học sinh trả lời 1- 2 câu hỏi về nội dung bài đọc).
 	+ Yêu cầu kĩ năng đọc thành tiếng: Học sinh đọc trôi chảy các bài tập đọc đã học kỳ I của lớp 4 (phát âm rõ, tốc độ đọc tối thiểu 120 chữ/ 1 phút, biết ngừng nghỉ sau các dấu câu, giữa các cụm từ, biết đọc diễn cảm thể hiện đúng nội dung văn bản nghệ thuật).
-Hệ thống được một số điều cần ghi nhớ về nội dung, về nhân vật của các 
 bài tập đọc là truyện kể thuộc hai chủ điểm "Có chí thì nên" và "Tiếng sáo diều" 
II.Đồ dùng dạy- học:
- Phiếu viết tên từng bài tập đọc và học thuộc lòng trong17 tuần sách Tiếng Việt 4, tập I (gồm cả văn bản thông thường): 
+ Một tờ phiếu khổ to kẻ sẵn bảng ở bài tập 2 để học sinh điền vào ô trống.
III.Các hoạt động dạy- học:
A.Kiểm tra bài cũ:
- Hai học sinh đọc bài "Rất nhiều mặt trăng" và trả lời câu hỏi:
- Vì sao một lần nữa các vị đại thần và các nhà khoa học lại không giúp được nhà vua?
- Chú hề đặt câu hỏi với công chúa về hai mặt trăng dể làm gì?
B.Bài mới: 
1.Giới thiệu bài: 
2.Kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng (Khoảng số học sinh trong lớp).
- Cách kiểm tra như sau :
+ HS yếu đọc bài tự chọn không cần bốc thăm.
+ Từng học sinh lên bốc thăm chọn bài (xem lại bài khoảng 1-2 phút).
- HS đọc sách giáo (hoặc đọc thuộc lòng) 1 đoạn hoặc cả bài theo chỉ dẫn trong phiếu.
- Giáo viên đặt câu hỏi, học sinh trả lời.
- Giáo viên ghi điểm. Học sinh đọc chưa đạt yêu cầu về nhà đọc lại tiết học sau kiểm tra lại.
3.Bài tập 2: Một học sinh đọc yêu cầu của bài.Cả lớp đọc thầm bài.
- Giáo viên nhắc các em lưu ý: Chỉ ghi lại những điều cần nhớ về các bài tập đọc là truyện kể (Có một chuỗi sự việc liên quan đến một hay một số nhân vật, nói lên một điều có ý nghĩa.)
- Giáo viên phát bút dạ và phiếu cho các nhóm.Học sinh các nhóm đọc thầm truyện kể trong hai chủ điểm, điền nội dung vào bảng.
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả.Cả lớp và giáo viên nhận xét .
 - Học sinh điền đầy đủ nội dung vào bảng tổng kết trong vở bài tập.
4.Củng cố-dặn dò:
- Nhận xét tiết học. Học sinh chưa có điểm kiểm tra hoặc kiểm tra chưa đạt yêu cầu về nhà tiếp tục luyện đọc.
Tiết 4	 
Toán
DấU HIệU CHIA HếT CHO 9
I.Mục tiêu: Giúp học sinh:
- Biết dấu hiệu chia hết cho 9.
- Vận dụng dấu hiệu chia hết cho 9 để làm các bài tập.
- Bồi dưỡng cho học sinh ham thích học toán.
II.Các hoạt động dạy- học:
A.Kiểm tra bài cũ: 
- Hai học sinh làm bài tập 2, 3 trang 96.
B.Bài mới: 
1.Phát hiện ra dấu hiệu chia hết cho 9:
- Học sinh nêu ví dụ về các số chia hết cho 9, các số không chia hết cho 9.
- Giáo viên viết thành hai cột để tìm ra đặc điểm của các số chia hết cho 9 (có tổng các chữ số chia hết cho 9) và rút ra nhận xét "Các số có tổng các chữ số chia hết cho 9 thì chia hết cho 9". Chẳng hạn xét bảng chia 9 có các số: 9, 18, 27; 36; 45; 54; 63; 72; 8; 90;đều chia hết cho 9. Học sinh trao đổi cặp và đi đến kết luận: Tổng các chữ số là 9. Học sinh khác tìm các có 3 chữ số mà tổng các chữ số chia hết cho 9, rút ra dấu hiệu chia hết cho 9: " Các số có tổng các chữ số chia hết cho 9 thì chia hết cho 9" 
- Xét các số không chia hết cho 9 có đặc điểm gì?
- Học sinh nhẩm các số không chia hết cho 9 và nhận xét: "Các số có tổng các chữ số không chia hêt cho 9 thì không chia hết cho 9".
- Muốn biết một số chia hết cho 2; cho 5 hay không , ta căn cứ vào chữ số tận cùng bên phải của số đó; muốn biết một số chia hết cho 9 hay không, ta căn cứ vào tổng các chữ số đó. 
2.Thực hành: 
Bài 1: Học sinh tự làm vào vở. Một học sinh lên bảng làm.
số chia hết cho 9 là: 9; 108; 5643; 29385.
Bài 2: Học sinh tự làm bài vào vở. Một học sinh lên bảng làm.
Các số không chia hết cho 9 là: 96; 7853; 5554; 1097.
Bài 3: Học sinh tự làm – nêu kết quả, cả lớp nhận xét, bổ sung.
Bài 4: Giáo viên hướng dẫn học sinh làm bài đầu, sau đó học sinh tự làm.
 31 5 1 35 2 2 5
3.Củng cố-dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài tiết học sau" Dấu hiệu chia hết cho 3."
-------------------------OOOOO-------------------------
Tiết 5.
Kĩ thuật
Trồng cây rau , hoa
I.Mục tiêu :
- HS biết cách chọn cây con rau hoặc hoa đem trồng 
- Trồng được cây rau , hoa trên luống hoặc trong bầu đất 
- Ham thích trồng cây , quý trọng thành quả lao động và làm việc chăm chỉ , đúng kĩ thuật 
II.Đồ dùng dạy học :
- Một số cây con: rau, hoa đạt & không đạt tiêu chuẩn
- Một số túi bầu chứa đầy đất 
III.Các hoạt động dạy - học chủ yếu :
1.Bài cũ: HS nêu quy trình thử độ nảy mầm của hạt giống ?
2.Bài mới :
a.Giới thiệu bài - Ghi bảng
b.Tìm hiểu bài :
Hoạt động 1 :GV hướng dẫn HS tìm hiểu quy trình kĩ thuật trồng cây con 
- GV hướng dẫn HS đọc nội dung bài trong SGK 
- Đặt câu hỏi yêu cầu HS nhắc lại các bước gieo hạt và so sánh các công việc chuẩn bị gieo hạt với chuẩn bị trồng cây con .
- Yêu cầu HS nêu cách thực hiện các công việc chuẩn bị trước khi trồng rau, hoa và gợi ý để HS trả lời câu hỏi sau :
+Tại sao phải chọn cây con khỏe, không cong queo, gầy yếu, không bị sâu bệnh, đứt rễ, gãy ngọn ?
+ Nhắc lại cách chuẩn bị đất trước khi gieo hạt ?
- Cần chuẩn bị đất trồng cây con như thế nào ?
- GV nhận xét và giải thích: Cũng như khi gieo hạt, muốn trồng cây rau, hoa đạt kết quả cần phải tiến hành chọn cây giống và chuẩn bị đất.Cây con đem trồng phải mập, khỏe, không bị sâu bệnh thì sau khi trồng mới nhanh bén rễ và phát triển tốt .Nếu trồng bằng cây con đứt rễ, cây sẽ chết vì không hút được nước và thức ăn ( GV cho HS quan sát cây đủ tiêu chuẩn và không đủ tiêu chuẩn để HS hiểu rõ cách chọn cây ).Đất trồng cây con cần được làm nhỏ , tơi xốp , sạch cỏ dại và lên luống để tạo điều kiện cho cây con phát triển thuận lợi , đi lại chăm sóc dễ dàng
-GV hướng dẫn HS quan sát hình trong SGK để nêu các bước trồng cây con và trả lời các câu hỏi .
-GV nhận xét và giải thích một số yêu cầu khi trồng cây con :
+Giữa các cây trồng trên luống cần phải có một khoảng cách nhất định ( Ví dụ :Cây hoa hồng khoảng cách cây 30 cm - 40 cm , cây cà chua 40 cm , cây bắp cải 40 cm , cây rau cải 15 cm , cây hoa cúc vàng 50 cm ...) .Do vậy , muốn trồng bất cứ loại cây nào cũng phải biết được khoảng cách thích hợp đối với loại cây đó để xác định vị trí trồng trên luống 
+Hốc trồng cây :Đào hốc trồng giữa cây to , có bầu đất bằng cuốc , còn đào hốc trồng những cây nhỏ , rễ trần bằng dầm xới .Độ sâu của hốc tùy thuộc vào kích thước bộ rễ hoặc bầu đất của cây đem trồng .Không đào hốc quá sâu , rộng đối với cây giống nhỏ và ngược lại , không đào hốc quá nông , hẹp đối với cây giống to 
*Nên cho một ít phân chuồng đã ủ hoai bụt vào hốc và lấp một ít đất lên trước khi trồng cây con để khi cây bén rễ sẽ có ngay các chất dinh dưỡng cung cấp cho cây 
+Đặt cây vào giữa hốc và một cây giữ cây cho thẳng đứng , một tay vun đất vào gốc cây , ấn chặt cho đến khi cây tự đứng vững được .Trồng cây lần lượt vào từng hốc , từng hàng 
+Tưới nước cho cây sau khi trồng xong toàn bộ cây con trên luống để đất không bị ướt khi trồng .Nếu trời nắng nên che phủ cho cây khỏi bị héo trong vòng 3-5 ngày ( Vì trong thời gian này cây chưa bén rễ ).Dùng tàu lá chuối , lá cọ hoặc liếp ...để che phủ .
-ấn chặt đất và tưới nước sau khi trồng giúp cho cây không bị nghiêng ngã và không bị héo 
-Yêu cầu HS nhắc lại cách trồng cây con 
*Hoạt động 2 :GV hướng dẫn thao tác kĩ thuật 
-GV hướng dẫn HS chọn đất , cho đất vào bầu và trồng cây con trên bầu đất ( Lấy đất ruộng hoặc đất vườn đã phơi khô , đập nhỏ cho vào túi bầu . Sau đó chọn cây con và tiến hành trồng cây con vào bầu đất .)
-GV hướng dẫn cách trồng cây con theo các bước trong SGK .Cần làm mẫu chậm và giải thích kĩ các yêu cầu kĩ thuật của từng bước một ( Theo nội dung ở hoạt động 1 )
*Hoạt động 3 :Đánh giá kết quả học tập 
-GV gợi ý cho HS tự đánh giá kết quả thực hiện :
+Trồng cây con vào bầu đất 
+Trưng bày sản phẩm học sinh đã trồng cây con trong bầu đất .
-GV nhận xét , đánh giá kết quả học tập của HS
3.Nhận xét - dặn dò :
-GV nhận xét thái độ học tập của HS 
-Dặn về nhà trồng cây con theo các thao tác
------------------------------OOOOO------------------------------
Thứ ba ngày 25 tháng 12 năm 2007
Tiết 1 	 Thể dục 
Đi nhanh chuyển sang chạy
Tc : " chạy theo hình tam giác"
I.Mục tiêu: 
- Ôn tập hợp hàng ngang, dóng hàng, đi nhan ...  đội hình, đội ngũ và một số động tác thể dục rèn luyện tư thế và kĩ năng vận động cơ bản đã học ở các lớp 1, 2 và 3.
+ Quay sau: Đi đều, vòng trái, vòng phải và đổi chân khi đi đều sai nhịp.
+ Bài thể dục phát triển chung 8 động tác.
6- 10/
18- 22/
X
X
X
X
X
X X X X X X X X
 X X X X X X X 
X X X X X X X X 
-GV nhận xét, đánh giá kết quả học tập của HS trong lớp, khen ngợi những em và tổ, nhóm làm tốt
b) Trò chơi vận động: 
Trò chơi" Chạy theo hình tam giác" hoặc trò chơi học sinh ưa thích.
3/ Phần kết thúc: 
- Đứng tại chỗ vỗ tay, hát 
- Giáo viên cùng học sinh hệ thống bài và nhận xét
- Về tập bài thể dục RLTT
5- 6 /
4- 6 /
--------------------------OOOO----------------------------
Tiết 2.
Tập đọc
ÔN TậP
I. Mục tiêu:
- Tiếp tục kiểm tra lấy điểm Tập đọc và Học thuộc lòng theo yêu cầu như ở tiết 1.
- Ôn luyện về danh từ, động từ, tính từ. Biết đặt câu hỏi cho các bộ phận của câu.
- Bồi dưỡng cho học sinh ham thích học Tập đọc.
II. Đồ dùng dạy- học:
- Phiếu( học tập) viết tên từng bài tập đọc và học thuộc lòng (như tiết 1)
- Một số tờ phiếu khổ to kẻ hai bảng để học sinh làm bài tập 2.
III. Các hoạt động dạy- học:
1. Giới thiệu bài: 
2. Kiểm tra: Tập đọc và học thuộc lòng( số học sinh trong lớp)
(Các bước tiến hành như ở tiết 1)
3. Bài tập 2: HS đọc yêu cầu của bài, làm bài vào vở, HS phát phiếu cho một số học sinh.
- Học sinh phát biểu ý kiến. Cả lớp và giáo viên nhận xét. Giáo viên mời những học sinh làm bài trên phiếu có lời giải đúng trình bày kết quả, chốt lại lời giải:
a) Các danh từ, động từ, tính từ trong đoạn văn:
Danh từ :buổi chiều, xe, thị trấn, nắng, phố, huyện, em bé, mắt, mí, cổ,móng, hổ, quần áo, sân, Hmông, Tu dí, Phù lá
Động từ : Dừng lại,chơi đùa.
Tính từ: Nhỏ, vàng hoe, sặc sỡ.
b) Đặt câu hỏi cho các bộ phận câu được in đậm :
- Buổi chiều xe làm gì?
- Nắng phố huyện như thế nào?
- Ai đang chơi đùa trước sân?
4. Củng cố- Dặn dò:
- Giáo viên nhận xét tiết học. 
- Yêu cầu học sinh nhớ những kiến thức vừa ôn luyện bài tập 2. 
- Chuẩn bị bài sau ôn tập.
--------------------------OOOO----------------------------
Tiết 3	
Toán
LUYệN TậP CHUNG
I.Mục tiêu: Giúp học sinh:
- Củng cố về các dấu hiệu chia hết cho 2; 3; 5; 9.
- Vận dụng dấu hiệu để viết các số chia hết cho 2; 3 ; 5; 9 và giải toán.
- Bồi dưỡng cho học sinh ham thích học toán.
II. Các hoạt động dạy- học:
A. Kiểm tra bài cũ: Hai học sinh lên bảng làm bài 2, 3.
B. Bài mới:
Bài 1: Học sinh tự làm vào vở.
a) Các số chia hết cho 2 là: 4568; 2050; 35766.
b) Các số chia hết cho 3 là:2229; 35766.
c) Các số chia hết cho 5 là: 7435; 2050.
d) Các số chia hết cho 9 là: 35766.
Bài 2: Học sinh tự làm - GV chấm 1 số vở BT
a) Số chia hết cho cả 2 và 5 là:64620; 5270.
b) Số chia hết cho cả 3 và 2 là: 57234; 64620.
c) Số chia hết cho cả 2; 3; 5 và 9 là:64620.
Bài tập 3:Học sinh tự làm vào vở rồi kiểm tra chéo lẫn nhau.
 	a) 5 2 8 	 b) 6 9 3 Chia hết cho 9
 	 5 5 8 Chia hết cho 3 	6 0 3
 	 5 8 8
c) 2 4 0 Chia hết cho cả 3 và 5 d) 3 5 4 Chia hết cho cả 2 và 3
Bài 5: Học sinh đọc đề toán. Học sinh phân tích: Nếu xếp thành 3 hàng không thừa, không thiếu bạn nào thì số bạn chia hết cho 3. Nếu xếp thành 5 hàng không thừa, không thiếu bạn nào thì số bạn chia hết cho 5. Các số vừa chia hết cho 3, vừa chia hết cho 5 là các số: 0; 15; 30; 45...Lớp ít hơn 35 học sinh và nhiều hơn 20 học sinh. Vậy số học sinh của lớp là 30.
C.Củng cố- Dặn dò: 
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài tiết học sau: Ki- lô- mét- vuông.
--------------------------OOOO----------------------------
Tiết 4 	
Tập làm văn
ÔN TậP 
I.Mục tiêu:
- Tiếp tục kiểm tra lấy điểm tập đọc và học thuộc lòng.( Như yêu cầu tiết 1)
- Ôn tập về văn miêu tả đồ vật: quan sát một đồ vật, chuyển kết quả quan sát thành dàn ý. Viết mở bài kiểu gián tiếp và kiểu mở rộng cho bài văn.
II.Đồ dùng dạy-học: 
- Phiếu viết tên từng bài tập đọc và học thuộc lòng.
- Bảng phụ viết sẵn nội dung cần ghi nhớ khi viết bài văn miêu tả đồ vật (sách giáo khoa trang 145, 70)
- Một tờ giấy khổ to để học sinh lập dàn ý cho bài tập 2a.
III.Các hoạt động dạy- học:
1.Giới thiệu bài:-Nêu mục đích, yêu cầu tiết học.
2.Kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng (số học sinh còn lại. Cách tiến hành như tiết 1).
3.Bài tập 2: Học sinh đọc yêu cầu bài tập.Giáo viên hướng dẫn học sinh thực hiện:
a) Quan sát một đồ dùng học tập, chuyển kết quả quan sát thành dàn ý.
- Đây là bài văn tả đồ vật rất cụ thể của em.
- Một học sinh đọc lại nội dung cần ghi nhớ về bài văn miêu tả đồ vật trên bảng.
- HS chọn đồ dùng học tập để quan sát kết quả ghi vào vở nháp, sau đó chuyển thành dàn ý.
- Học sinh trình bày dàn ý của mình. Cả lớp và giáo viên nhận xét.
Ví dụ bài văn tả cái bút:
 Mở bài : Giới thiệu cây bút quí do ông em tặng nhân ngày sinh nhật.
Thân bài:
+ Hình dáng thon, mảnh, vót lên ở cuối như đuôi máy bay.
+ Chất liệu gỗ, rất thơm, chắc tay.
+ Màu nâu đen, không lẫn với bút chì của ai.
+Nắp bút cũng bằng gỗ, đậy rất kín.
+ Hoa văn trang trí là hình những chiếc lá tre.
+ Cái cài bằng thép trắng.
Tả bên trong:
+ Ngòi bút rất thanh, sáng loáng.
+ Nét bút thanh đậm.
Kết luận: Em giữ gìn cây bút rất cẩn thận, không bao giờ quên đậy nắp,quên bút .Em luôn cảm thấy có ông em ở bên mình mỗi khi dùng cây bút.
b)Học sinh làm bài vào vở.Lần lượt từng học sinh nối tiếp nhau đọc các mở bài. Cả lớp nhận xét, khen ngợi những học sinh mở bài hay
4.Củng cố- dặn dò: 
- Giáo viên nhận xét tiết học.
- Yêu cầu học sinh nhớ nội dung bài tập 2. Về nhà sửa lại dàn ý, hoàn chỉnh phần mở bài, kết bài viết vào vở. Chuẩn bị bài tiết học sau Luyện tập xây dựng mở bài trong bài văn miêu tả đồ vật.
--------------------------OOOO--------------------------
Tiết 5	
Khoa học
KHÔNG KHí CầN CHO Sự CHáY
I.Mục tiêu: Sau bài học sinh biết :
- Làm thí nghiệm chứng minh:
+ Càng có nhiều không khí càng có nhiều ô xi để duy trì sự cháy được lâu hơn.
+ Muốn sự cháy diễn ra liên tục, không khí phải được lưu thông.
- Nói về vai trò của khí ni tơ đối với sự cháy diễn ra trong không khí: tuy không duy trì sự cháy nhưng nó giữ cho sự cháy xảy ra không quá mạnh, quá nhanh 
- Nêu ứng dụng thực tế liên quan đến vai trò của không khí đối với sự cháy.
II.Đồ dùng dạy- học: 
- Hình 70, 71 sách giáo khoa.
- Chuẩn bị các đồ dùng thí nghiệm theo nhóm:
+ Hai lọ thuỷ tinh không (một lọ to, một lọ nhỏ) 2 cây nến bằng nhau.
+ Một lọ thuỷ tinh không có đáy (Hoặc ống thuỷ tinh), nến, đế kê (như hình SGK).
III.Các hoạt động dạy- học:
A.Nhận xét bài kiểm tra học kì.
B.Bài mới:
Hoạt động1: Tìm hiểu vai trò của ô xi đối với sự cháy:
*Mục tiêu: Làm thí nghiệm chứng minh càng có nhiều không khí càng có nhiều ôxi để duy trì sự cháy được lâu hơn.
Bước 1:
- Các nhóm báo cáo việc chuẩn các đồ dùng để làm thí nghiệm.
- Học sinh đọc mục thực hành trang 70.
Bước 2: 
- Các nhóm làm thí nghiệm và quan sát sự cháy các ngọn nến.
- Những nhận xét và ý kiến giải thích của thí nghiệm thư kí các nhóm ghi vào mẫu sau:
Kích thước lọ thuỷ tinh
Thời gian cháy
Giải thích 
1.Lọ thuỷ tinh to.
2.Lọ thuỷ tinh nhỏ.
Bước 3: Đại diện các nhóm trình bày kết quả làm việc.
 - Giáo viên giúp học sinh rút ra kết luận chung.
Giảng vai trò của khí ni tơ: Giúp cho sự cháy trong không khí xảy ra không quá nhanh và quá mạnh.
*Kết luận: Càng có nhiều không khí thì càng có nhiều ô xi để duy trì sự cháy lâu hơn. Hay nói cách khác: Không hí có ô xi nên cần không khí để duy trì sự cháy.
Hoạt động2: Tìm hiểu cách duy trì sự cháy và ứng dụng trong cuộc sống 
*Mục tiêu:
 - Làm thí nghiệm chứng minh muốn sự cháy diễn ra liên tục, không khí phải được lưu thông.
- Nêu ứng dụng thực tế liên quan đến vai trò của không khí đối với sự cháy.
Bước 1:
- Các nhóm báo cáo việc chuẩn bị đồ dùng thí nghiệm
- Học sinh đọc mục thực hành, thí nghiệm trang 70, 71.
 Bước 2:
- Học sinh làm thí nghiệm như mục 1 trang 70 sách giáo khoa và nhận xét kết quả.
- Học sinh tiếp tục làm thí nghiệm mục 2 trang 71 sách giáo khoa và thảo luận trong nhóm, giải thích nguyên nhân cho ngọn lửa cháy liên tục sau khi lọ thuỷ tinh không có đáy được kê lên đế không kín?
- Học sinh có thể liên hệ việc làm thế nào để tắt ngọn lửa.
Bước 3: Đại diện nhóm trình bày kết quả làm việc.
*Kết luận: Để duy trì sự cháy, cần liên tục cung cấp không khí. Nói cách khác, không khí cần được lưu thông.
Củng cố- dặn dò: 
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài tiết học sau Không khí cần cho sự sống.
--------------------------OOOO--------------------------
Thứ sáu ngày 28 tháng 12 năm 2007
Tiết 1 	 
Luyện từ và câu
KIểM TRA ĐịNH Kì
( Kiểm tra theo đề chung của phòng )
--------------------------OOOO--------------------------
AA
A
+
+
+
Tiết 2.
Âm nhạc
Tập biểu diễn
I. Mục tiêu :
- HS tập biểu diễn các bài hát :
+ Trên ngựa ta phi nhanh
+ Khăn quàng thắm mãi vai em
+ Cò lả
II. Chuẩn bị :
- GV :1 số nhạc cụ quen dùng : Máy nghe nhạc , dụng cụ gõ ...
- HS : Mỗi tổ tập trình diễn 1 bài hát ( 3 tổ 3 bài hát trên ) 
III. Các hoạt động dạy - học :
1. Lập chương trình biểu diễn 
2. Cử 1 HS giới thiệu chương trình 
3. Lần lượt các tổ biểu diễn :
- Tổ 1 : Biểu diễn bài hát : Trên ngựa ta phi nhanh 
- Tổ 2 : Biểu diễn bài hát : Khăn quàng thắm mãi vai em 
- Tổ 3 : Biểu diễn bài hát : Cò lả 
* Tất nhiên các em đã chuẩn bị quần áo đẹp , đạo cụ . 
+ Lần 1 - Mở máy hát và kết hợp múa phụ họa 
+ Lần 2 - Vừa hát , vừa múa 
- Sau mỗi lần các tổ thực hiện
- GV cùng cả lớp nhận xét
- tuyên dương 
- Cuối cùng cho lớp bình chọn tổ biểu diễn ấn tượng nhất - tuyên dương 
4. Củng cố - dặn dò :
- GV nhận xét tiết biểu diễn 
- Về tập hát kết hợp biểu diễn hay 
--------------------------OOOO--------------------------
Tiết 3 	
Toán
KIểM TRA ĐịNH Kì
( Kiểm tra theo đề chung của PGD)
--------------------------OOOO--------------------------
Tiết4	
Tập làm văn
KIểM TRA ĐịNH Kì
( Kiểm tra theo đề chung của PGD)
Tiết 5 
Sinh hoạt
Sinh hoạt tuần 18
I.Mục tiêu:
- HS thấy được những ưu điểm , khuyết điểm trong tuần qua để phấn đấu và khắc phục 
- Nắm được kế hoạch tuần tới để thực hiện thật tốt 
- GD HS tích cực hơn nữa trong mọi hoạt động
II.Các hoạt động chủ yêu trên lớp: 
1.Nhận xét hoạt động tuần qua 
2.Kế hoạch tuần tới 
3. Tuyên dương HS có tiến bộ trong học tập 
4.Lớp sinh hoạt văn nghệ
---------------------------OOO-------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 18 LOP 4doc.doc