Đạo đức
Biết bày tỏ ý kiến (T1 )
I. Mục tiêu : Giúp HS hiểu :
- Mọi trẻ em đều có quyền bày tỏ ý kiến về những việc có liên quan đến trẻ em
- Việc bày tỏ ý kiến sẽ giúp cho những quyết đinh có liên quan đến các em phù hợp với các em hơn . Điều đó thể hiện sự tôn trọng các em , tạo điều kiện để các em phát triển tốt .
- Trước những việc có liên quan đến mình các em được phép nêu ý kiến , bày tỏ suy nghĩ và ý kiến đó phải được lắng nghe ,tôn trọng
+ ý thức được quyền của mình , tôn trọng ý kiến của các bạn và tôn trọng ý kiến của người lớn
+ GD các em biết nêu ý kiến của mình đúng lúc , đúng chỗ , biết lắng nghe ý kiến của bạn bè , người lớn
II. Đồ dùng dạy học :
- Bảng phụ ghi tình huống hoạt động 1
- Giấy màu xanh -đỏ - vàng cho mỗi HS (HĐ3)
III. Các hoạt động dạy học
1. Hoạt động 1 : KT bài cũ : 2 em lên TLCH
HS1 : thế nào là vượt khó trong học tập ?
HS2 : Vượt khó trong học tập giúp ta điều gì ?
-GV nhận xét - tuyên dương
Thứ hai ngày 24 tháng 09 năm 2007 Tiết 1 : Đạo đức Biết bày tỏ ý kiến (T1 ) I. Mục tiêu : Giúp HS hiểu : - Mọi trẻ em đều có quyền bày tỏ ý kiến về những việc có liên quan đến trẻ em - Việc bày tỏ ý kiến sẽ giúp cho những quyết đinh có liên quan đến các em phù hợp với các em hơn . Điều đó thể hiện sự tôn trọng các em , tạo điều kiện để các em phát triển tốt . - Trước những việc có liên quan đến mình các em được phép nêu ý kiến , bày tỏ suy nghĩ và ý kiến đó phải được lắng nghe ,tôn trọng + ý thức được quyền của mình , tôn trọng ý kiến của các bạn và tôn trọng ý kiến của người lớn + GD các em biết nêu ý kiến của mình đúng lúc , đúng chỗ , biết lắng nghe ý kiến của bạn bè , người lớn II. Đồ dùng dạy học : - Bảng phụ ghi tình huống hoạt động 1 - Giấy màu xanh -đỏ - vàng cho mỗi HS (HĐ3) III. Các hoạt động dạy học 1. Hoạt động 1 : KT bài cũ : 2 em lên TLCH HS1 : thế nào là vượt khó trong học tập ? HS2 : Vượt khó trong học tập giúp ta điều gì ? -GV nhận xét - tuyên dương 2.Hoạt động 2 : giới thiệu bài - ghi đề - HS nhắc lại - HS nhận xét tình huống : HS làm việc cả lớp + Tình huống 1 : SGK H : Nhà bạn Tâm đang rất khó khăn : bố Tâm nghiện rượu , mẹ Tâm phải đi làm xa nhà ...Theo em bố Tâm làm đúng hay sai ? vì sao ? Đ : Như thế là sai vì việc học tập của Tâm ,bạn phải được biết và tham gia ý kiến . Sai vì đi học là quyền của Tâm H : Điều gì xảy ra nếu em không được bày tỏ ý kiến về những việc có liên quan đến em ? Đ : Khi không được nêu ý kiến về những việc có liên quan đến mình có thể các em sẽ làm những việc không đúng H : Vậy đối vối những việc có liên quan đến mình , các em có quyền gì ? Đ : Trẻ em có quyền bày tỏ ý kiến về những việc có liên quan đến trẻ em . 3.Hoạt động 3 : Em sẽ làm gì ? - HS làm việc theo nhóm ( đọc 4 tình huống ) - từng nhóm trả lời 1/Em được phân công một việc làm không phù hợp với sức khỏe của em . Em sẽ làm gì ? Đ : Em gặp cô xin cô giao cho một việc khác phù hợp với sức khỏe và sở thích của mình . 2/ Em bị cô giáo hiểu lầm và bị phê bình . Đ : Em xin phép cô được kể lại đẻ không bị hiểu lầm . 3/ Em muốn chủ nhật này được bố mẹ cho đi chơi . Đ : Em hỏi xem bố mẹ có thời gian rãnh rỗi không .Nếu được thì bố mẹ cho em đi chơi . 4/ Em muốn tham gia vào một hoạt động của lớp của trường . Đ : Em nói với người tổ chức nguyện vọng và khả năng của mình . KL : GV giải thích cho HS hiểu những tình huống trên đều là những tình huống có liên quan đến các em . H : Vậy trong những chuyện có liên quan đến các em , các em có những quyền gì ? Hoạt động 4 : Bày tỏ thái độ - HS làm việc theo nhóm - GV phát cho các nhóm 3 miếng bìa : xanh - đỏ -vàng - Các nhóm thảo luận về các câu sau : 1/ Trẻ em cần lắng nghe , tôn trọng ý kiến của người khác. 2/ Người lớn cần lắng nghe ý kiến trẻ em . 3/ Mọi trẻ em đều được đưa ra ý kiến và ý kiến đó đều phải được thực hiện . - Câu nào nhóm tán thành thì ghi số câu đó vào bìa đỏ , phân vân thì ghi vào bìa vàng , nếu không tán thành thì ghi vào bìa xanh . - GV khen ngợi nhóm đã trả lời chính xác . Kết luận : Trẻ em có quyền đưịơc bày tỏ ý kiến về việc có liên quan đến mình nhưng cũng phải biết tôn trọng và lắng nghe ý kiến của người khác .Không phải mọi ý kiến của trẻ đều được đồng ý nếu nó không phù hợp . Hoạt động 5 : Hoạt động thực hành - Yêu cầu HS về tìm hiểu những việc có liên quan đến trẻ em và bày tỏ ý kiến của mình về vấn đề đó . - Nhận xét tiết học * Rút kinh nghiệm: ..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... ------------------------o0o--------------------- Tiết 2: Tập đọc Những hạt thóc giống I. Mục tiêu : HS đọc trơn toàn bài . Chú ý : - Đọc đúng các từ ngữ có âm , vần học sinh địa phương dễ phát âm sai - Biết đọc phân biệt lời các nhân vật và lời người kể chuyện đọc đúng ngữ điệu câu kể và câu hỏi. +Hiểu nghĩa các từ ngữ trong bài . Biết tóm tắt câu chuyện và nêu ý chính câu chuyện. + Hiểu ý nghĩa câu chuyện : .Ca ngợi chú bé Chôm trung thực , dũng cảm dám nói ra sự thật . +GD học sinh đức tính trung thực , dũng cảm dám nói ra sự thật II. Đồ dùng dạy học : -Tranh minh họa bài đọc trong SGK -Bảng phụ ghi từ câu cần luyện đọc III. Hoạt động dạy- học 1. ổn định lớp : hát - điểm danh 2. Kiểm tra bài cũ : Hoạt động 1 - 2 em đọc thuộc lòng bài tre Việt Namvà TLCH - GV nhận xét và cho điểm Hoạt động 2 : Giới thiệu bài - ghi đề lên bảng - HS nhắc lại Hoạt động 3 : a .HS luyện đọc -GV chia đoạn : 2 đoạn (Đ1: từ đầu ... trừng phạt. Đ2: phần còn lại ) + Cho HS đọc nối tiếp đoạn + HS luyện đọc từ khó HS dễ sai: gieo trồng , truyền , chẳng thu hoạch , sững sờ , dõng dạc ... +Cho HS đọc cả bài - HS đọc bài theo cặp đôi. b. Cho HS đọc phần chú giải + giải nghĩa từ c. Gv đọc diễn cảm toàn bài 1 lần Hoạt động 4: Tìm hiểu bài * HS đọc thành tiếng đoạn 1 , lớp đọc thầm TLCH H : nhà vua chọn người như thế nào để truyền ngôi ? Đ : Nhà vua muốn tìm 1 người trung thực để truyền ngôi . H : Nhà vua làm cách nào để tìm được người trung thực ? Đ : vua phát cho mỗi người một thúng thóc giống đã luộc kĩ và hẹn : ai thu được nhiều thóc sẽ đươc truyền ngôi , ai không có thóc nộp sẽ bị trừng phạt . H : Theo em thóc đã luộc chín có nảy mấm được hay không ? H : Tại sao vua lại làm như vậy ? Đ : vua muốn tìm người trung thực . Đây là mưu kế chọn người hiền của nhà vua. * Đoạn còn lại : 1 HS đọc thành tiếng , lớp đọc thầm + TLCH H : Hành động của chú bé Chôm có gì khác mọi người? Đ : Chôm giám nói sự thật , không sợ bị trừng phạt. H : Thái độ của mọi người như thế nào khi nghe Chôm nói thật ? Đ : Mọi người sững sờ , sợ hãi thay cho Chôm vì Chôm là người dám nói sự thật , không sợ bị trừng phạt. H : Theo em vì sao người trung thực là người quý ? Đ : Người trung thực là người đáng tin cậy , bao giờ cũng nói thật , đặt quyền lợi của dân , của nước lên trên hết . - Là người yêu sự thật ghét dối trá . - GV đưa tranh minh họa cho HS quan sát . H : Em thử kể tóm tắt nội dung câu chuyện bằng 3,4 câu (1 , 2 HS kể tóm tắt nội dung ) Hoạt động 5: GV đọc diễn cảm toàn bài văn . cần giọng đọc chậm rãi + Lời Chôm tâu vua ; ngây thơ lo lắng + Lời nhà vua lúc giải thích thóc giống đã luộc thì ôn tồn , lúc ca ngợi đức tính trung thực của Chôm thì dõng dạc . - nhấn giọng ở một số từ ngữ : ra lệnh , truyền ngôi , trừng phạt , không làm sao , nảy mầm ,trung thực , quý nhất , dũng cảm . -Luyện đọc câu dài ,khó đọc mà GV ghi trong bảng phụ . Hoạt động 6 : Củng cố - dặn dò . H : câu chuyện này muốn nói với em điều gì ? -GV nhận xét tiết học . * Rút kinh nghiệm: ..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... ------------------------o0o--------------------- Tiết 3 Toán Luyện tập I. Mục tiêu : Giúp HS -Củng cố về số ngày trong các tháng của năm. - Biết năm thường có 365 ngày , năm nhuận có 366 ngày . - Củng cố các mối quan hệ đo thời gian đã học . -Củng cố bài toán tìm một phần mấy của số. -GD HS biết vận dụng kiến thức để làm bài tập một cách thành thạo . II. Đồ dùng dạy học : - Nội dung bảng bài tập 1 - VBT , kẻ sẳn bảng phụ III. Hoạt động dạy học : 1. Kiểm tra bài cũ : GV gọi 3 HS lên bảng làm bài HS1 : 1 phút = 60 giây HS2: 3 phút =180 giây 60 giây = 1 phút 8 phút =480 giây HS3 : 1/6 phút = 10 giây 1/5 thế kỉ = 20 năm - GV nhận xét - sửa sai ghi điểm. 2. Bài mới : a. Giới thiệu bài - ghi đề bài - HS nhắc lại . b. Hướng dẫn luyện tập Bài 1 : HS lên bảng làm , lớp làm VBT - HS đổi cheo vở để kiểm tra bài nhau. H : những tháng nào có 30 ngày , những tháng nào có 31 ngày, tháng 2 có bao nhiêu ngày ? Đ : những tháng có 30 ngày là : 4,6,9,11 . Những tháng có 31 ngày là : 1,3,5,7,8,10,12. tháng 2 có 28 ngày gọi là năm thường . Một năm thường có 365 ngày . Những năm tháng 2 có 29 ngày gọi là năm nhận ( có 366 ngày ) . cứ 4 năm thì có 1 năm nhuận . VD :năm 2000 là năm nhuận thì đến năm 2004 là năm nhuận , năm 2008 là năm nhuận Bài 2 : 3 HS lên bảng làm bài . Mỗi em làm một dòng . Bài 3 : -1 em đọc đề bài -1em nêu cách tính a. Vua Quang Trung đại phá quân Thanh năm 1789 . Năm đó thuộc thế kỉ XVIII - HS thực hiện phép trừ , lấy số năm hiện nay trừ đi năm vua Quang Trung đại phá quân Thanh . VD : 2006-1789= 217 năm b. Nguyễn Trãi sinh năm : 1980- 600 = 1380. Năm đó thuộc thế kỉ XIV 4. Củng cố - dặn dò - Về nhà làm bài 5 SGK và làm bài trong vở bài tập toán - GV tổng kết giờ h ... học 2003 - 2004 Là : 35 x3 = 105 ( HS ) Số HS lớp 1 của trường Hòa Bình năm học 2004 - 2005 là : 32 x 4 = 128 ( HS ) Số HS lớp 1 của trường Hòa Bình năm học 2002 - 2003 ít hơn năm học 2004 - 2005 là : 128 - 102 = 26 ( HS ) ĐS : 3 lớp ;105 HS ; 26 HS -GV chữa bài - ghi điểm 3.Củng cố - dặn dò : -Dặn về nhà làm bài tập . -Nhận xét tiết học * Rút kinh nghiệm: ..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... ------------------------o0o--------------------- Tiết 3 Âm nhạc Ôn tập bài hát : Bạn ơi lắng nghe I. Mục tiêu : - HS hát thuộc và từng nhóm diễn bài hát với một số động tác phụ họa trước lớp - GD HS lòng thích âm nhạc II. Đồ dùng dạy học GV: Một số động tác phụ họa khi hát HS : Nhạc cụ gõ ( phách ), sách vở học nhạc III. Hoạt động dạy - học : 1ổn định lớp : GV cho HS khởi động giọng ( hát 1 bài ) 2. Bài cũ : GV gọi 2 em hát bài " Bạn ơi lắng nghe " - GV nhận xét biểu dương HS 3. Bài mới : a. Phần mở đầu : - GV cho lớp hát toàn bài " Bạn ơi lắng nghe " H : Bài hát này là dân ca của dân tộc nào ? H : Đòng bào ở Tây Nguyên có loại nhạc cụ nào đặt biệt làm từ tre nứa ? b. Phần hoạt động Hoạt động 1 : - GV cho lớp hát với một vài động tác phụ họa - GV hướng dẫn riêng cho từng học sinh thực hiện thuần thục - Vừa hát vừa kết hợp với động tác 3. Phần kết thúc :Dặn dò - GV nhắc HS về nhà hát thuộc toàn bài. * Rút kinh nghiệm: ..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... ------------------------o0o--------------------- Tiết 4 Tập Làm Văn Viết thư ( Kiểm tra viết ) I Mục tiêu : - HS nắm chắc hơn mục đích của việc viết thư , nội dung cơ bản và kết cấu thông thường của một bức thư - Biết vận dụng kiến thức để viết những bức thư thăm hỏi , trao đổi thông tin - GD HS tính trung thực trong khi làm bài II. Đồ dùng dạy - học : - Bảng phụ viết đề văn ( phần luyện tập ) III. Hoạt động dạy - hoc : 1. Kiểm tra bài cũ : 1 HS trả lời câu hỏi : 1 bức th gồm có những nội dung nào ? H : Bức th thờng mở đầu và kết thúc nh thế nào ? - GV nhận xét - Bổ sung 2. Bài mới : giới thiệu bài - ghi đề - HS nhắc lại - 1 HS nhắc lại đề bài " th thăm bạn " - Lớp trả lời câu hỏi trong SGK : H : Bạn Lơng viết th cho bạn Hồng để làm gì ? H : Ngời ta viết th để làm gì ? H : Để thực hiện mục đích trên , một bức th cần có những nội dung gì ? - HS trả lời câu hỏi Đề bài gợi ý : a.Nhân dịp năm mới hãy viết th cho một ngời thân ( ông bà , cô giáo cũ, bạn cũ...) để thăm hỏi và chúc mừng năm mới b.Nhân dịp sinh nhật của ngời thân đang ở xa hãy viết th để thăm hỏi và chúc mừng ngời thân đó c.Nghe tin quê bạn bị thiệt hại do bão , hãy viết th thăm hỏi và động viên bạn em d.Nghe tin gia đình một ngời bạn thân ở xa có chuyện buồn ( có ngời đau ốm , mới mất hoặc gặp tai nạn ...) hãy viết th thăm hỏi và động viên ngời thân đó 3.HS làm bài vào vở -GV thu vở chấm bài -GV trả vở và nhận xét một số bài -Đọc một số bài hay cho lớp nghe 4.Củng cố- Dặn dò : -GV nhắc HS em nào viết cha xong về nhà viết tiếp cho xong -Nhận xét tiết học * Rút kinh nghiệm: ..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... ------------------------o0o--------------------- Tiết 5 An toàn giao thông Đi xe đạp an toàn (T1) I/ Mục tiêu: Học sinh biết xe đạp là phơng tiện giao thông thô sơ, dễ đi, nhng bảo đảm an toàn. - Học sinh biết vì sao đối với trẻ em phải có đủ điều kiện của bản thân và luật GTĐB đối với ngừơi đi xe đạp trên đường. - Có thói quen đi sát lề đường và luôn quan sát khi đi đường, trớc khi đi kiểm tra các bộ phận của xe. - Có ý thức chỉ đi xe cở nhỏ của trẻ em, không đi trên đường phố đông xe cộ và chỉ đi xe đạp khi thật cần thiết. Có ý thức thực hiện các qui định bảo đảm ATGT. II/ Đồ dùng dạy học: - Xe đạp nhỏ. - Một số hình ảnh đi xe đạp đúng và sai. III/ Hoạt động dạy học chủ yếu: 1/ Bài cũ: H1: Cọc tiêu có tác dụng gì trong giao thông? H2: Người ta kẻ những vạch ở trên đừơng để làm gì? - GV nhận xét ghi điểm. 2/ Bài mới: a/ Giới thiệu bài – Ghi bảng – Học sinh nhắc lại: b/ Tìm hiểu bài: * Hoạt động 1: Lựa chọn xe đạp an toàn. + ở lớp ta những ai đã biếtđi xe đạp? + Em có thích đợc đi học bằng xe đạp không? + ở lớp đã có những ai tự đến trờng bằng xe đạp? - GV:Các em sắp lớn có thể đi xe đạp, vậy xe đạp của các em cần phải như thế nào? H: Chiếc xe đạp đảm bảo an toàn là chiếc xe như thế nào? ( GV đ xe đạp cho học sinh thảo luận ) Đ: . Xe phải tốt ( các ốc vít phải chặt, lắc xe không lung lay. ). + Có đủ các bộ phận phanh, đèn chiếu sáng, đèn phản quang, và phải còn tốt. + Có đủ chắn bùn, chắn xích ( trừ loại xe địa hình ). + Làn xe của trẻ ( có vành nhỏ dưới 650 mm ). - GV kết luận: Muốn đảm bảo an toàn khi đi đờng, trẻ em phải đi xe đạp nhỏ, đó là xe của trẻ em, xe đạp phải còn tốt, có đủ các bộ phận, đặc biệt phanh và đèn. * Hoạt động 2: Những qui định để dảm bảo an toàn khi đi đường. - GV hớng dẫn học sinh quan sát tranh và sơ đồ – Yêu cầu thảo luận nhóm: + Chỉ trên sơ đồ phân tích hớng đi đúng và hớng sai. + Chỉ trong tranh những hành vi sai ( phân tích nguy cơ tai nạn ). - Đại diện nhóm trình bày kết quả. - GV nhận xét và tóm tắt ý đúng của học sinh: + Không được lạng lách đánh võng. + Không đèo ba, đi hàng ngang. + Không được đi vào đường cấm, đừơng ngược chiều. + Không buông thả hai tay hoặc cầm ô, kéo theo gia súc. H: Theo em để đảm bảo an toàn người đi xe đạp phải đi như thế nào? Đ: + Đi bên phải, đi sát lề đường, nhừơng đừơng cho xe cơ giới ( ô tô, xe máy ) + Đi đúng hướng đường ( rẽ trái, rẽ phải ) phải giơ ta xin đường. + Đi đêm phải có đèn phát sáng hoặc đèn phản quang. + Nên đội mũ bảo hiểm để đảm bảo an toàn. - Yêu cầu học sinh nhắc lại các qui định trên. 3/ Củng cố - Dặn dò: - Nêu lại các qui định đối với ngừơi đi xe đạp. - Dặn về nhà học bài - Nhận xét tiết học. ------------------------oooo---------------------- Tiết 6 Sinh hoạt Sinh hoạt tập thể tuần 05 I.Mục tiêu : -HS thấy được những ưu , khuyết điểm trong tuần vừa qua -Có hướng khắc phục những tồn tại và phấn đấu tốt hơn nữa trong các hoạt động -Giáo dục HS có tinh thần phê và tự phê II.Hoạt động trên lớp : 1.Nhận xét những hoạt đông trong tuần qua -Các em đi học chuyên cần , đúng giờ -HS đã đi vào nề nếp và đảm bảo sĩ số -Các em ngoan , lễ phép với mọi người -Biết thương yêu , giúp đỡ bạn bè trong học tập cũng như trong các hoạt động khác -Đa số HS chuẩn bị bài trước khi đến lớp -Một số HS đã tiến bộ trong học tập -Bao bọc giữ gìn sách vở sạch sẽ -Đồ dùng học tập tương đối đầy đủ -Chữ viết có tiến bộ hơn trước -Một số em đã có ý thức rất tốt trong học tập -Đa số HS đã tham gia lao động dọn vệ sinh trờng lớp sạch sẽ *Tồn tại : -Còn 1 số em đọc , viết quá yếu :Thành , YHủi , AKhế ,Nam -Một số bạn HS dân tộc thiểu số chưa thuộc bài cũ : ATrôi AHang 2.Kế hoạch tuần tới : -Tiếp tục ổn định sĩ số , nề nếp ra vào lớp -Đi học chuyên cần , đúng giờ -Ăn mặc áo quần đúng tác phong đội viên -Chuẩn bị bài thật kĩ trước khi đến lớp -Giữ gìn sách vở cẩn thận , không làm quăn góc -Vệ sinh cá nhân sạch sẽ - Giúp đỡ bạn và cùng nhau học tiến bộ -Trực nhật đúng theo sự phân công -Tiếp tuc rèn chữ viết -Cố gắng mang giày trong giờ thể dục -Giữ gìn trừơng lớp sạch đẹp -Tiếp tục đóng các khoảng tiền qui định 3.Lớp sinh hoạt văn nghệ
Tài liệu đính kèm: