Thiết kế bài dạy các môn học khối 4 - Tuần học 8

Thiết kế bài dạy các môn học khối 4 - Tuần học 8

Đạo đức

TIẾT KIỆM TIỀN CỦA ( T2 )

I. Mục tiêu

 - Học sinh có ý thức tốt về việc tiết kiệm tiền của và biết được vì sao phải biết tiết kiệm tiền của

 - HS biết tiết kiệm, giữ gìn sách vở và một số đồ dùng, đồ chơi trong sinh hoạt hàng ngày.

 - HS biết đồng tình với việc làm tiết kiệm và không đồng tình với việc lãng phí tiền của.

II. Đồ dùng dạy học:

 - Vở bài tập đạo đức lớp 4

 - Đồ dùng để chơi đóng vai

III. Hoạt động dạy học chủ yếu

 1. Bài cũ

 - Gọi 2 HS lên bảng nêu phần ghi nhớ

 - GV nhận xét, ghi điểm

 2. Bài mới

 a. Giới thiệu bài – GV ghi bảng – HS nhắc lại

 b. Tìm hiểu bài

 Hoạt động 1 : Học sinh làm việc cá nhân

 - GV yêu cầu HS làm bài tập 4

 - Gọi một số HS chữa bài tập và giải thích . Cả lớp trao đổi nhận xét

 - GV kết luận:+ Các việc làm a, b, g, h, k, là tiết kiệm tiền của

 + Các việc làm c, d, đ, e, i, là lãng phí tiền của

 - HS tự liên hệ bản thân về việc làm tiết kiệm của mình

 - GV nhận xét khen những HS biết tiết kiệm tiền của và nhắc nhở những HS khác thực hiện việc tiết kiệm tiền của trong sinh hoạt hàng ngày

 

doc 45 trang Người đăng thuthuy90 Lượt xem 698Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế bài dạy các môn học khối 4 - Tuần học 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai ngày ....tháng ... năm 200..
Tiết 2: 
Đạo đức
TIẾT KIỆM TIỀN CỦA ( T2 )
I. Mục tiêu
 - Học sinh có ý thức tốt về việc tiết kiệm tiền của và biết được vì sao phải biết tiết kiệm tiền của
 - HS biết tiết kiệm, giữ gìn sách vở và một số đồ dùng, đồ chơi  trong sinh hoạt hàng ngày.
 - HS biết đồng tình với việc làm tiết kiệm và không đồng tình với việc lãng phí tiền của.
II. Đồ dùng dạy học:
 - Vở bài tập đạo đức lớp 4
 - Đồ dùng để chơi đóng vai
III. Hoạt động dạy học chủ yếu
 1. Bài cũ
 - Gọi 2 HS lên bảng nêu phần ghi nhớ
 - GV nhận xét, ghi điểm
 2. Bài mới 
 a. Giới thiệu bài – GV ghi bảng – HS nhắc lại
 b. Tìm hiểu bài
 Hoạt động 1 : Học sinh làm việc cá nhân
 - GV yêu cầu HS làm bài tập 4
 - Gọi một số HS chữa bài tập và giải thích . Cả lớp trao đổi nhận xét
 - GV kết luận:+ Các việc làm a, b, g, h, k, là tiết kiệm tiền của
 + Các việc làm c, d, đ, e, i, là lãng phí tiền của
 - HS tự liên hệ bản thân về việc làm tiết kiệm của mình
 - GV nhận xét khen những HS biết tiết kiệm tiền của và nhắc nhở những HS khác thực hiện việc tiết kiệm tiền của trong sinh hoạt hàng ngày
 Hoạt động2: Bài tập sử lí tình huống ( Bài tập 5 )
 - GV chia nhóm , giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm thảo luận một tình huống trong bài tập 5 SGK
 - Các nhóm thảo luận và đại diện nhóm trình bày kết quả của nhóm 
 - Các nhóm khác nhận xét về từng cách ứng sử
 + Cách ứng xử như vậy đã phù hợp chưa ? Có cách ứng xử nào khác không? 
 Vì sao? 
 + Em cảm thấy thế nào khi ứng xử như vậy?
 - GVkết luận về cách ứng xử phù hợp trong mỗi tình huống
3. Củng cố – Dặn dò
 - Gọi mọt vài HS đọc to phần ghi nhớ trong SGK
 - Liên hệ giáo dục HS . Chuẩn bị bài học sau
 - Nhận xét tiết học
 Tiết 3: 
Tập đọc
NẾU CHÚNG MÌNH CÓ PHÉP LẠ
I. Mục tiêu:
 - Đọc toàn bài; đọc đúng các tiếng, từ khó: Hạt giống nảy mầm, ngủ dậy, đáy biển, mãi mãi.
 - Đọc ngắt nghỉ nhịp đúng theo ý thơ. Đọc toàn bài diễn cảm phù hợp với nội dung bài thơ.
 - Giáo dục HS có những ước mơ tốt đẹp
II. Đồ dùng dạy học 
 Bảng phụ chép sẵn khổ thơ 1 và khổ thơ4
III.Hoạt động dạy học chủ yếu
 1. Bài cũ:
 - Gọi HS lên bảng đọc phân vai bài: Ở vương quốc Tương lai
 - Nếu ở vương quốc Tương Lai em sẽ làm gì?
 - GV nhận xét, ghi điểm
 2. Bài mới
 a. Giới thiệu bài- Ghi bảng – Nhắc lại
 b. Luyện đọc và tìm hiểu bài
 * Luyện đọc
 - Gọi 1 HS đọc toàn bài thơ
 - Gọi HS đọc nối tiếp theo từng khổ thơ ( 3 lượt ). GV sửa lỗi phát âm, hướng dẫn đọc nhấn mạnh các từ thể hiện ước mơ, niềm vui thích của trẻ em:
phép lạ, nảy mầm nhanh, chớp mắt, tha hồ, lặn, hái, triệu vì sao, mặt trời mới, mãi mãi, trái bom, toàn kẹo, bi tròn
 - 1 HS đọc chú giải
 - HS đọc theo cặp
 - Gọi 3 HS đọc toàn bài thơ
 - GV đọc mẫu – Lớp theo dõi
 * Tìm hiểu bài
 - 1 hs đọc toàn bài thơ - Cả lớp đọc thầm
 H: Câu thơ nào được lặp lại nhiều lần trong bài?
 Đ: ..“ Nếu chúng mình có phếp lạ”
 H: Việc lặp lại nhiều câu thơ ấy nói lên điều gì?
 Đ: Mỗi khổ thơ nói lên một điều ước của các bạn nhỏ
 H: Các bạn nhỏ mong ước điều gì qua từng khổ thơ?
 Đ: + Khổ1: Ước cây mau lớn để cho quả ngọt
 + Khổ2: Ước trở thành người lớn để làm việc
 + Khổ3: Ước mơ không còn mùa đông giá rét
 + Khổ4: Ước không còn chiến tranh
 H: Em hiểu câu thơ “ Mãi mãi không còn mùa đông” ý nói gì?
 Đ:Nói lên ước muốn của các bạn thiếu nhi: Ước không còn mùa đông giá lạnh, thời tiết lúc nào cùng dễ chịu, không còn thiên tai gây bão lụt đe doạ con người
 H: Câu thơ “ Hoá trái bom thành trái ngon” có nghĩa là mong ước điều gì?
 Đ:..Mong ước không có chiến tranh, con người luôn sống trong hoà bình, không còn bom đạn
 H: Em thích ước mơ nào của các bạn thiếu nhi tong bài thơ? Vì sao?
 - Gọi 1 HS đọc toàn bài
 H: Bài thơ nói lên diều gì ?
 Nội dung: Bài thơ nói về ước mơ của các bạn nhỏ muốn có những phép lạ để làm cho thế giới tốt đẹp hơn
 * Đọc diễn cảm và học thuộc lòng
 - GV treo bảng phụ, yêu cầu HS tìm giọng đọc khổ thơ1 và khổ thơ4
 - HS luyện đọc theo cặp toàn bài
 - 2 HS đọc diễn cảm toàn bài- GV nhận xét, ghi điểm
 - GV yêu cầu HS đọc thuộc lòng theo cặp
 - Gọi lần lượt từng HS đọc thuộc lòng từng khổ thơ
 - 5 HS thi đọc thuộc lòng toàn bài - Chọn HS đọc hay nhất - Nhận xét, ghi điểm
3. Củng cố – Dặn dò
 - Nếu chúng mình có phép lạ em sẽ ước điều gì? Vì sao?
 - Về nhà học thuộc lòng bài thơ. Chuẩn bị bài sau
 - Nhận xét tiết học
* Rút kinh nghiệm:
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................-------------------o0o--------------------
Tiết 4: 
Toán
LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu: Giúp HS củng cố về:
 - Tính tổng của các số và vận dụng một số tính chất của phép cộng để tính tổng bằng cách thuận tiện nhất.
 - Tìm thành phần chưa biết của phép cộng, phép trừ; tính chu vi hình chữ nhật; giải bài toán có lời văn
 - Giáo dục HS tính cẩn thận
II. Đồ dùng dạy học: Phiếu bài tập số4 SGK/ 46
III. Hoạt động dạy học chủ yếu
 1. Bài cũ:
 - GV yêu cầu HS nêu tính chất kết hợp của phép cộng
 - 1 HS lên bảng làm bài .
 - GV chấm một số VBT. Nhận xét, ghi điểm
 2. Bài mới 
 a. Giới thiệu bài- GV ghi bảng – HS nhắc lại
 b. Hướng dẫn HS luyện tập
 Bài 1
 - HS nêu yêu cầu của bài tập
 - GV hướng dẫn HS làm bài.
 - 4 HS lên bảng làm bài. lớp làm vào vở
 2814 3925 26387 54293
 + 1429 + 618 +14075 + 61934
 3046 535 9210 7652 
 7289 5078 49672 123879
 - HS cùng GV nhận xét, ghi điểm
 Bài 2 
 - HS nêu yêu cầu của bài.
 - GV hướng dẫn: Ta áp dụng tính chất giao hoán hoặc tính chất kết hợp của phép cộng
 - Gọi 2HS lên bảng làm bài. Lớp làm vào vở
 a/ 96 + 78 + 4 = ( 96 + 4 ) + 78 b/ 789 + 285 + 15 = 789 + ( 285 + 15) 
 = 100 + 78 = 789 + 300
 = 178 = 1089
 67 + 21 + 79 = 67 + ( 21 + 79 ) 448 + 594 + 52 = ( 448 + 52 ) +594 
 = 67 + 100 = 500 + 594
 = 167 = 1904 
 408 + 85 + 92 = (408 + 92) + 85 677 + 969 = 123 = (677 + 123) + 969
 = 500 +85 = 800 + 969
 = 585 = 1769
 - GVcùng HS nhận xét, sửa sai, ghi điểm
 Bài3 
 - HS nêu yêu cầu bài tập
 - HS cả lớp làm bài. HS lên bảng làm bài
 a/ x – 306 = 504 b/ x + 254 = 680
 x = 504 + 306 x = 680 - 254
 x = 810 x = 426
 - GVnhận xét, ghi điểm
 Bài4 
 - Gọi HS đọc đề bài
 - GV phát phiếu bài tập. HS làm theo nhóm
 - Sau khi làm xong các nhóm dán phiếu bài tập lên bảng
 - Gọi HS nhận xét, bổ xung. GV nhận xét, ghi điểm
Bài giải
Sau hai năm số dân ở xã đó tăng thêm là
79 + 71 = 150 ( người )
Sau hai năm số dân của xã đó có là:
5256 + 150 = 5406 ( người )
ĐS: 150 người ; 5406 người
Bài 5
 - HS đọc đề bài
 - GVhướng dẫn HS làm bài
 H: Muốn tính chu vi hình chữ nhật ta làm thế nào?
 - 2 HS lên bảng làm bài – Lớp làm vào VBT
 - Nhận xét, ghi điểm
 a. Chu vi hình chữ nhật là: ( 16 + 12 ) x 2 = 56 ( cm )
 b. Chu vi hình chữ nhậtlà: ( 45 + 15 ) x 2 = 120 ( cm )
3. Củng cố – Dặn dò
 - Về nhà làm bài tập. Chuẩn bị bài sau
 - Nhận xét tiết học
* Rút kinh nghiệm:
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
-------------------o0o--------------------
Tiết 5: 
Kỹ thuật
KHÂU ĐỘT THƯA ( T2)
I/ Mục tiêu :
- Học sinh nắm được các thao tác khâu đột thưa 
- Học sinh thực hành khâu đột thưa thành thạo, đều , đẹp
- Giáo dục học sinh khéo tay, chăm làm
II/ Đồ dùng dạy học:
- Vải, kim, chỉ, phấn, kéo, thước, phấn vạch
- Mộu đường khâu đột thưa được khâu bằng len hoặc sợi
III/ Hoạt động dạy học chủ yếu:
 1/ Bài cũ:
- Muốn khâu được các mũi khâu đột thưa thẳng đều em phải làm như thế nào?
- Khâu đột thưa được áp dụng khi nào?
 Nhận xét, ghi diểm
2/ Bài mới:
 a/ Giới thiệu bài – Ghi bảng – Học sinh nhắc lại
 b/ Hướng dẫn học sinh thực hành
- Gv yêu cầu học sinh nhắc lại phần ghi nhớ và các thao tác khâu đột thưa 
- Gv nhận xét và củng cố kĩ thuật khâu mũi đột thưa theo 2 bước
 Bước 1: Vạch dấu dường khâu
 Bước2 : Khâu đột thưa theo đường vạch dấu 
 GV hướng dẫn thêm:
 + Khâu đột thưa theo chiều từ phải sang trái
 + Khi khâu thực hiện theo qui tắc lùi1 tiến 3
 + Không rút chỉ chặt quá hoặc lỏng quá
 + Khâu đến cuối đường khâu thì xuống kim để kết thúc đường khâu
- Học sinh thực hành khâu, Gv quan sát, hướng dẫn thêm cho HS
- Gv thu một số sản phẩm chấm, sau đó đánh giá kết quả bài làm của học sinh
3/ Củng cố – Dặn dò :
- Về nhà tập khâu cho đẹp. Chuẩn bị bài sau
- Nhận xét tiết học
* Rút kinh nghiệm:
............................................................................................................................................................................................................... ... ình MNPQR có các cặp cạnh vuông góc với nhau là:
 MN và NP ; NP và PQ 
 P Q
 M N R
Bài4: Một học sinh lên bảng làm bài – Lớp làm vở bài tập.
- GV chấm một số VBT. A B
- Nhận xét chung bài làm của học sinh.
 a/ AB vuông với AD ; AD vuông góc với DC 
 b/ Các cặp cạnh cắt nhau mà không vuông 
góc nhau là: AB và BC ; DC và BC D C
3/ Củng cố – Dặn dò:
- Về nhà học bài. Chuẩn bị bài sau.
- Nhận xét tiết học. 
* Rút kinh nghiệm:
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ 
-------------------------0O0------------------------
Tiết 3: 
Âm nhạc
HỌC HÁT BÀI: TRÊN NGỰA TA PHI NHANH
I/ Mục tiêu: Học sinh biết nội dung bài hát, cảm nhận tính chất vui tươi và những hình ảnh đẹp, sinh động được thể hiện trong lời ca.
- Hát đúng giai điệu và lời ca, biết thể hiện tình cảm của bài hát.
- Qua bài hát, giáo dục học sinh lòng yêu quê hương, đất nước.
II/ Đồ dụng dạy học: SGK
- Tranh minh hoạt nội dung bài hát.
III/ Hoạt động dạy học chủ yếu:
1/ Bài cũ:
- Gọi học sinh hát lại bài hát: Em yêu hoà bình – Bạn ơi lắng nghe kết hợp phụ hoạ.
- GV nhận xét.
2/ Bài mới:
a/ Giới thiệu bài – Ghi bảng – Học sinh nhắc lại:
b/ Tập hát:
* Phần mở đầu
- Cho học sinh xem tranh và hỏi trong bức tranh, ảnh có những gì?
- Học sinh miêu tả cảnh trong tranh.
- GV giới thiệu sơ qua về nội dung bài hát và đôi nét về nhạc sĩ Phong Nhã.
* Phần hoạt động:
 * Nội dung 1: Dạy hát bài : Trên ngựa ta phi nhanh.
 Hoạt động 1: Dạy hát.
 + GV hát bài: Trên ngựa ta phi nhanh ( 2 lần ).
 + Học sinh đọc lời ca theo hướng dẫn của GV.
 + GV cho học sinh khởi động giọng : Đồ . Rê . Mi . Fa . Son . La . Xi . Đố
 + GV dạy hát từng câu – Học sinh hát theo – GV hướng dẫn học sinh hát đúng giai điệu.
 Hoạt động 2: Luyện tập.
 + Học sinh hát theo tổ, nhóm – GV theo giỏi uốn nắn
 + Học hát cá nhân 
 - Học sinh cùng GV nhận xét.
 * Nội dung 2: Hát kết hợp gõ đệm.
 - Học sinh hát kết hợp gõ đệm theo tiết tấu lời ca.
 - Học sinh hát kết hợp gõ đệm theo phách.
 - GV theo dõi - Uốn nắn học sinh, Sữa sai cho học sinh.
3/ Củng cố – Dặn dò :
- Cả lớp hát lại bài hát 2 lần.
H: Em hãy kể tên một vài bài hát của nhạc sĩ Phong Nhã.
- GV hát lại bài hát 1 lần.
- Dặn về nhà học thuộc lời và tập biễn diễn bài hát.
- Nhận xét tiết học.
* Rút kinh nghiệm:
................................................................................................................................................................................................................................................................................................
 Tiết 4: 
Tập làm văn
LUYỆN TẬP PHÁT TRIỂN CÂU CHUYỆN
I/ Mục tiêu:
- Củng cố kỹ năng phát triển câu chuyện theo trình tự thời gian.
- Biết cách phát triển câu chuyện theo trình tự không gian.
- Có ý thức dùng từ hay, viết câu văn trau chuốt, giàu hình ảnh.
II/ Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ ghi sẵn cách chuyển thể một lời thoại trong văn bản kịch thành lời kể.
- Bảng phụ ghi sẵn bản so sánh 2 cách kể chuyện.
III/ Hoạt động dạy học chủ yếu:
1/ Bài cũ: Gọi 3 học sinh lên bảng kể 1 câu chuyện mà em thích nhất.
- Gọi học sinh nhận xét xem câu chuyện bạn kể đã đúng trình tự thời gian chưa? - Lời kể của bạn như thế nào?
- GV nhận xét, ghi điểm.
2/ Bài mới:
a/ Giới thiệu bài – Ghi bảng – Học sinh nhắc lại:
b/ Tìm hiểu bài:
Bài 1: Gọi học sinh đọc yêu cầu.
H: Câu chuyện trong công xưởng xanh là lời thoại trực tiếp hay lời kể?
Đ:... Lời thoại trực tiếp của các nhân vật với nhau.
- Gọi 1 học sinh giỏi kể mẫu lời thoại giữa Tin Tin và em bé thứ nhất .
- Nhận xét tuyên dương.
- GV treo bảng phụ đã viết sẵn cách chuyện lời thoại thành lời kể chuyện – Học sinh đọc.
- Gv treo tranh minh họa truyện “ ở Vương quốc Tương Lai” 
- Yêu cầu học sinh kể chuyện trong nhóm theo trình tự thời gian ( Học sinh kể nhóm đôi ).
- Gọi 3 học sinh thi kể từng người – Lớp nhận xét, GV nhận xét, ghi điểm.
Bài 2: Học sinh đọc yêu cầu .
H: ở Vương quốc Tương Lai hai bạn Tin Tin và Mi tin có đi thăm cùng nhau không?
Đ: Tin Tin và Mi Tin cùng đi thăm công xưởng xanh và khu vườn kỳ diệu cùng nhau.
H: Hai bạn đi thăm nơi nào trước, nơi nào sau? ( công xưởng xanh trước, khu vườn sau ).
- Yêu cầu học sinh kể chuyện trong nhóm đôi – Nhận xét bổ sung cho nhau.
- Ba học sinh thi kể về từng nhân vật – Học sinh nhận xét đã theo đúng trình tự không gian chưa, hấp dẫn, sáng tạo chưa?
- Học sinh kể – GV nhận xét, ghi điểm.
- GV treo bảng phụ, yêu cầu học sinh đọc và trao đổi để trả lời câu hỏi.
Kể theo trình tự thời gian
Kể theo trình tự không gian
Mở đầu đoạn 1: Trước hết hai bạn rủ nhau đến công xưởng xanh.
Mở đầu đoạn 2: Rời công xưởng xanh, Tin Tin và Mi Tin đến khu vườn kỳ diệu
Mở đầu đoạn 1:Mi Tin đến khu vườn kỳ diệu.
Mở đầu đoạn 2: Trong khi Mi Tin đang ở khu vườn kỳ diệu thì Tin Tin đến công xưởng xanh.
H: Về trình tự sắp xếp?
Đ: có thể kể đoạn “ Trong công xưởng xanh” trước đoạn “ trong khu vườn kỳ diệu” và ngược lại.
H: Về từ ngữ nối hai đoạn?
Đ: Từ ngữ nối được thay đổi bằng các từ ngữ chỉ địa điểm.
3/ Củng cố – Dặn dò:
Những cách đó có gì khác nhau.
Về nhà viết lại màn 1 hoặc màn 2 theo hai cách vừa học
Chuẩn bị bài sau.
Nhận xét tiết học.
* Rút kinh nghiệm:
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ 
-------------------------0O0------------------------
Tiết 5: 
An toàn giao thông
LỰA CHỌN ĐƯỜNG ĐI AN TOÀN ( T2 )
I/ Mục tiêu: Học sinh biết vận dụng kiến thức về con đường an toàn để lựa chọn con đường đi học hay đi chơi được an toàn, chỉ ra những điểm không an toàn.
- Luyện cho học sinh biết vạch cho mình con đường đi học an toàn, hợp lý nhất.
II/ Đồ dùng dạy học: Sơ đồ giả định con đường từ nhà đến trường.
III/ Hoạt động dạy học chủ yếu:
1/ Bài cũ:
H: Theo em con đương hay đoạn đường có điều kiện như thế nào là an toàn?
H: Theo em con đương hay đoạn đường như thế nào là con đường kém an toàn?
- GV nhận xét.
2/ Bài mới:
a/ Giới thiệu bài – Ghi bảng – Học sinh nhắc lại:
b/ Tìm hiểu bài:
* Hoạt động 1: Chọn con đường an toàn đến trường.
- Dùng sơ đồ giả định về con đường từ nhà đến trường có hai hặoc ba đường đi, trong đó có những đoạn đường tình huống khác nhau.
- GV chọn hai điểm trên sơ đồ ( Ví dụ: 2 điểm A và B )
- Gọi 1, 2 học sinh chỉ ra con đường từ A đến B đảm bảo an toàn hơn.
- Yêu cầu học sinh có thể phân tích được có đường đi khác nhưng không an toàn. Vì lý do gì?
- Cả lớp theo dõi, thảo luận, bổ sung.
GV chỉ ra và phân tích cho các em hiểu cần chọn con đường nào là an toàn, dù có phải đi xa hơn.
* Hoạt động 2: Hoạt động bổ trợ.
- GV cho học sinh tự vẽ con đường từ nhà đến trường, xác định được phải đi qua mấy điểm hoặc đoạn đường an toàn và mấy điểm không an toàn.
- Gọi 1,2 học sinh lên bảng giới thiệu – Các bạn ở gần hoặc cùng đường đi, nhận xét , bổ sung. GV hỏi thêm.
H:Em có thể đi đường nào khác đến trường? Vì sao em không chọn con đường đó?
- GV kết luận: Nếu đi bộ hoặc đi xe đạp, các em lựa chọn con đường đi tới trường hợp lý và bảm đảm an toàn, ta chỉ nêu đi theo con đường an toàn, có phải đi xa hơn.
3/ Củng cố – Dặn dò:
- Giáo viên liên hệ giáo dục học sinh. Chuẩn bị bài sau.
- Nhận xét tiết học.
------------------------------0O0----------------------------
 Tiết 6: 
SINH HOẠT LỚP TUẦN 08
I/ Mục tiêu :
 - Đánh giá tình hình hoạt động tuần 2 và đề ra phương hướng tuần tới 
- Rèn thói quen tự đánh giá bản thân của từng cá nhân .
- Giáo dục HS đoàn kết, biết thương yêu giúp đỡ bạn ,thực hiện tốt nội quy
trường lớp .
II/Chuẩn bị :
- Nội dung sinh hoạt 
- Tự đánh giá bản thân mình 
III/Các hoạt động dạy học trên lớp .
 1/ Nhận xét tuần qua:
 * ưu điểm: 
	- Các em đã thực hiện tương đối tốt nội qui trường lớp.
	- Đi học đúng giờ, ăn mặc gọn gàng, sạch sẽ.
	- Chuẩn bị dụng cụ học tập tương đối tốt.
	- Tham gia lao động dọn vệ sinh, trường lớp sạch sẽ.
	- Đã có ý thức tốt trong học tập , hăng hái phát biểu xây dựng bài.
	- Tham gia trực nhật đúng theo sự phân công.
	- Các em ngoan, lễ phép.
 * Tồn tại: Một số em chưa có sự chuẩn bị bài tốt trước khi đến lớp như: Tuyền, Tài, Vũ.
 2/ Kế hoạch tuần tới:
	- Đi học chuyên cần đúng giờ, ra vào lớp đúng nội qui.
 - Đoàn kết giúp đỡ nhau trong học tập
	- Giữ gìn sách vở sạch sẽ.
	- Bổ sung đầy đủ dụng cụ học tập
	- Thi vở sạch chữ đẹp cấp trưòng
	- Giữ gìn vệ sinh , tác phong thật tốt khi đi học.
	- Tham gia lao động theo sự phân công, nghiêm túc đầy đủ.
 3/ Lớp sinh hoạt văn nghệ.

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 08 LOP 4doc.doc